Friday 30 August 2019

Gm John Shelby Spong: Bài 14: Đồng tính luyến ái là thành-phần sự sống chứ không phải tai-ương


Chương 5
Đồng tính luyến ái là thành-phần sự sống
chứ không phải tai-ương.
(Bài 14)


Kinh nghiệm Giáo hội cho thấy các linh-mục trong Đạo phải sống đời đơn chiếc tách bạch hẳn cuộc sống ngoài đời. Ăn mặc thì, duy nhất chỉ khoác lên mình mỗi chiếc chùng thâm bên ngoài. Kinh kệ, lại chỉ đọc mỗi kinh nhật-tụng giông dài và cứng ngắc. Danh xưng thưa/thốt, vẫn buộc mọi người phải gọi mình bằng cha/cố rất đề huề, cốt tạo cuộc sống cách biệt người thường, tức: rõ một đời độc thân có lời thề nguyền cứ liên tục vi-phạm.

Người chủ trương sinh sống kiểu này, đã biến đời độc-thân thành chuyện bắt buộc cả với người đồng tính nữa. Chấp-nhận sống độc thân, o-ép như thế lâu nay đã trở-thành cái giá khá đắt mà người đồng tính dĩ nhiên phải trả, để nhận được phép lành từ Hội-thánh cho riêng mình.

Hãy cứ tưởng tượng trường-hợp Giáo hội sẽ phải đáp-ứng cách nào, khi cơ-chế này khác lại cứ nhân danh tình-yêu Thiên-Chúa và lòng đạo giáo-dân mà đề ra các thông-tri đại loại bảo rằng: từ nay, 10% dân số thế-giới sống đời tình-dục với người khác phái, nay cũng phải kiêng khem ăn nằm nếu muốn được Giáo hội chúc lành, hay sao đó!

Thật ra, ta không thể khẳng-định rằng: muốn có cuộc sống đúng đắn, hà tất phải nắm chắc là các giám mục, giáo sĩ và/hoặc giáo-dân vẫn chấp-nhận như thế, mới thành sự. Thật ra, cái khó là ở chỗ: ngay các chủng-sinh cùng như bậc thày dạy đều phải cố gắng nhiều hơn nữa mới lướt vượt được thử thách.

Dù sao thì, lập-trường này thêm vào với tính ngây-thơ/mơ-hồ đầy bản sắc, là tình-huống cho thấy phong-trào đây có tiến về phía trước hay không. Nhưng, rõ ràng là: nó không thể ngăn chặn mọi cãi tranh, dành giựt. Cuối cùng thì, nó vẫn đắm chìm trong mâu-thuẫn nội-tại và từ đó trông chờ giải-thoát, cách không tưởng. 

Hiểu được nguồn-gốc mọi sự việc ở nhóm người “đồng tính luyến ái”, ta sẽ không còn mang nặng ưu-tư quá đáng mà đám cháu/con mình từng bị cuốn hút vào đó để rồi buộc phải chống cự. Thành thử, việc săn bắt con mụ phù thủy lăng-xăng, cốt loại-bỏ “lập trường của các đấng bậc từng tạo ảnh hưởng trên sự sống của con/cháu, ta mới nhận ra là: quá-khứ của chúng nay dừng đứng một cách mau lẹ.   

Chẳng mấy chốc, nam-nhân đồng tính luyến ái cứ phải che đậy bộ mặt hiền-từ nhẫn-nại của mình, trong khi đó đám nữ-lưu lại để luột mất tính ganh-đua tình tiết trong thi đấu, ngõ hầu nắm chắc là không ai nghi ngờ mình có khuynh hướng xấu xa, bệ-rạc nữa.

Bước tiếp theo, là: thoạt khi ta khởi-sự nhìn vào xu-hướng đồng tính luyến ái cũng như ngả mình vào khuynh hướng dục tình khác phái nằm ở bên trong hoặc làm đặc-trưng/đặc-thù  coi đó không là hành-xử xấu mà chỉ cần biết đó có là hành-vi đích-thực chân chính không, mà thôi. Cả hai khía-cạnh tình-dục của con người, rồi ra cũng được thẩm-định một cách tự nhiên, thôi.

Nhận-thức này, ngày càng dâng cao để mọi người thấy được rằng: ở ngoài đời, người người hiện có một tầm nhìn rất chung chung về quần chúng, ngay cả khuynh-hướng không mấy thuần-khiết. Tựu trung thì, cả hai khuynh-hướng nói ở đây, đều có vai trò làm giàu cuộc sống con người, thôi. Thay đổi này, với thời-gian, sẽ còn xảy ra nhiều hơn nữa khiến có người hoặc vì không biết hoặc vì sợ sệt và thành-kiến đã phủ lên con người, nên mọi sự mới trở-nên khó khăn đến độ khiến mọi người phải buông lơi, bỏ rời.

Một khi đặc-thù tự-nhiên của quần chúng có khuynh-hướng đồng tính nơi đám thiểu số rồi, thì việc trông chờ người đồng tính phải sống đời độc-thân/đơn chiếc sẽ bị trừ khử ngay lập tức. Và khi ấy, ta lại thấy vấn-đề rõ ràng đặt ra mà hỏi: khi nào thì mọi việc sẽ như thế? Làm sao để người đồng tính luyến ái sống cuộc sống tính-dục tràn đầy trách nhiệm?

Rõ ràng là, luật-lệ của Giáo-hội và xã-hội ngoài đời khi ấy sẽ bảo-vệ và khẳng-định tư thế đồng đều cho nhóm này. Giải-pháp sốt-sắng có tính cột-buộc đạo-đức tính-dục vào với đời sống độc-thân, không cho thấy điều gì lạ ngoài niềm tin không hợp-lý vào một Đức Chúa “bạo dâm”, dưới lằn ánh sáng mới của nhận-thức.

Đức Chúa đây, đã tạo dựng người đồng tính nam/nữ cốt để trừng-phạt họ mà thôi.  Đức Chúa đã dựng nên họ trong một tạo-thành tuyệt-hảo có lòng thèm muốn tình-dục và bảo: đạo-đức/chức-năng buộc niềm ước ao này phải bị đè nén. Một lần nữa, ta đang phải đối đầu với phán-quyết bảo rằng: sinh-lý tồi-tệ cộng với nền-tảng sinh-hóa xấu, rốt cuộc đi vào thứ thần-học tệ-hại.  

Lập-trường truyền-thống chính qui của Giáo-hội, đặt nền-tảng vào cơ-ngơi sai lạc mà cho rằng: mọi tỏ bày dục-tình theo hướng yêu thương giữa những người cùng phái lúc nào cũng xấu buộc ta phải giáp mặt với sự xấu ấy, thì lập-trường này tự nó có thể kiến-tạo chính Giáo hội. Làm sao Giáo hội có được sự sống đầy ắp những là thành-tựu được khi dân con của Chúa gặp trở-ngại do bởi thông-điệp truyền rao bảo rằng họ chính là kẻ vô luân-lý, thiếu đạo đức được cơ chứ?

Thế thì, chuyện xảy ra là: bất cứ ai đứng trước đấng bậc luôn chê-bai/miệt thị người khác, lại có thể phát-triển ảnh-hình về chính mình theo cách tích-cực được? Ta không thể tạo cho mình quyết tâm thực sự yêu thương người khác được, trừ phi ta tin là mình cũng có một ít giá trị nào đó, rất nội-tại. Hai bản ngã đổ gãy, lại dễ vỡ, cứ ngày càng suy-thoái rồi bị coi rẻ ắt không có khả năng hỗ-trợ cho nhau cách dễ dàng trong tương quan một vợ một chồng, thật hỗ tương.

Vì đã mất đi sự tương-trợ do từ cộng đoàn mình chung sống, nên người đồng tính cũng cần phải giấu đi cái tương-quan lạc điệu của mình, không cho người ngoài biết là mình đã bị căng-thẳng rất dễ sợ trên nguồn tâm-lý của đôi lứa.

Bằng hành động quay phắt lại, không để mình tự kiểm-điểm, không cho phép mình có được thiện chí, Giáo-hội lại đã thú-nhận là mình có con tim cứng ngắc qua thưa/thốt với Chúa bằng câu kinh như: “Lạy Chúa, xin đoái thương chúng con và thứ tha cho chúng con về những phán-đoán méo mó xấu xa gây phương hại đến các người dân con nam/nữ của Ngài trong mọi thế-hệ của Giáo hội.”

Tiếp đến, Giáo hội còn phải suy-tư nghĩ lại chất đạo-đức của tính-dục ở con người. Bản thân tôi, nguyện sẽ khai-triển ý-tưởng này một cách đặc biệt hơn ở chương 15 sắp tới. Ở đây, tôi thấy cũng đủ để bảo rằng: tính-cách mật-thiết nơi tình thương, bản-chất hợp-pháp khi quần chúng công-nhận tương quan mình có được, đang là niềm vui kề cận bên nhau và cũng là sự an vui/hài-hòa của cuộc sống không có gì bí mật cả, không thành điều để chối bỏ một ai về sự việc người ấy đang đeo đuổi hạnh-phúc và cuộc sống tràn đầy của họ mà Tin Mừng từng nói đến. (Gioan 10: 10)

Vấn đề hỏi rằng: các hành-xử trong cuộc sống công-khai tương-phản lại cuộc sống riêng tư đã đạt hàng đầu trong Giáo hội vào lúc truyền chức linh-mục. Hỏi rằng: Giáo hội có được phép tấn phong linh mục cho người đồng tính là người chẳng bao giờ dối trá/lọc lừa hoặc độc thân không? Câu hỏi này, tự bản-chất, khi được công-khai tranh-luận, đã cho thấy bước nhảy vọt về phía trước trong tâm-thức đạo-đức của mình.

Tuy nhiên, sự việc còn đó cho thấy lâu nay vẫn có nhiều người đồng tính luyến ái trong hàng giới linh-mục cũng như tu dòng. Hai ngàn năm qua, Giáo-hội cũng từng có nhiều giáo-sĩ đồng tính vượt quá con số mà nhiều người lượng-định. Các giáo-sĩ nói trên đã từng đảm nhiệm mọi vai-trò trong mọi hệ-cấp cầm quyền của Giáo-hội. Các vị này từng giúp đỡ Giáo-hội trong việc định-hình tín-lý, kỷ-luật, phục-vụ và y-phục trong Hội-thánh.

Khi đời sống độc thân được coi như lối sống duy nhất bắt buộc đối với các tiến-chức, vào thế kỷ thứ 20, thì mọi cửa ngõ đều được mở rộng cho nam-nhân đồng tính để có chân trong hàng giáo-sĩ của Hội-thánh như một chỗ đứng hợp pháp trong đó tình-trạng độc-thân sẽ đương từ nghĩa vụ biến thành ưu-điểm và từ đó cuộc sống của họ đã nghiệm sinh được tính sáng-tạo và cộng-đoàn. Giả như người đồng tính luyến ái bị loại trừ không còn đảm-nhiệm chức-năng thừa-tác-vụ của giáo-sĩ ngang qua quá-trình lịch sử của Giáo hội, thì kẽ hở lớn lao sẽ hiện đến, có thời cũng lên đến mức 80% trong nhiều năm tháng lịch sử. Quả thật, đã có lúc tất cả những ai thề hứa sống độc thân đều bị nghi ngờ là người đồng-tính luyến ái. (*12)

Ngày nay, có người lý luận bảo rằng để xem người đồng tính có được phong-chức hay không, thì theo chừng mực nào đó, có vẻ cũng nực cười. Cuối cùng thì kết-cuộc mọi tranh-luận sẽ không tạo được sự thay đổi tình thế mà chỉ đổi thay mỗi bộ mặt công-khai/chính-thức của Giáo-hội mà thôi. Các vị có trọng-trách về luân-lý đạo-đức trong Hội thánh lại muốn “giữ bí mật” mọi chuyện. Hội thánh Công giáo cũng như các giáo-hội này khác, cho đến nay vẫn theo phương-cách đình chỉ, trục xuất hoặc bắt các thành viên nào công khai chọn-lựa cùng một phái tính để sống chung, buộc phải câm nín. (*13)

Đương nhiên là, người đồng tính luyến ái phải được coi như không được phép có thành kiến với tiến-trình đào tạo linh-mục. Các vị này đều bị thanh-lọc như mọi ứng viên khác, đều bị kiểm xem thực tình là mình có ơn gọi, tức: thứ quà tặng mà họ đem đến cho Giáo hội, và trí thông minh, nhạy cảm, tự mình tận hiến bản thân mình cho Chúa, có quyết tâm làm việc và năng-lực vận-dụng năng-lượng tính-dục có trách-nhiệm và quyết tâm hay không?

Dòng tu cá-biệt nào đó có kêu gọi hoặc chấp-nhận một người đồng tính nam/nữ làm mục-vụ là người đã thiết-lập tương quan một vợ một chồng có tình thương yêu và chưa bao giờ muốn từ bỏ người phối-ngẫu mà mình từng chung sống  hoặc sống đời dối trá hay không? 

Hiện nay, đang thấy xảy ra, đặc biệt là ở thành thị và chốn thị tứ trong đó có thể có sự ẩn mình nặc danh trong một cộng đoàn lớn rộng. Bản thân tôi có biết có giáo sĩ tương-tự từng được cộng-đoàn hỗ-trợ hết mình và tôi cũng thấy các vị ấy sống hết mình cho việc giảng rao Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô trong các dòng tu như thế.

Tôi ủng hộ các giáo-sĩ đó, cùng với người phối ngẫu của các vị này và dân con/quần chúng trong Giáo hội có được khả-năng thăng-hoa mối thành-kiến vẫn còn đang vây chặt chúng ta trong mọi địa hạt.

Tiếc thay, cũng có nhiều vị khác lúc này lại cứ sống trong sợ sệt đến độ họ không dám cởi mở cõi lòng mình ra bên ngoài. Những người như thế đang tạo các lớp phủ trùm bảo vệ hoặc che đậy lúc nào cũng tự vấn nạn xem mình có là người đáng tin cậy hay không. Một số vị đang san sẻ câu chuyện đời của họ cho tôi biết. Tôi vẫn hỗ trợ để họ có thể phấn đấu sống trong tình thương và sự toàn vẹn cả hai mặt. Các vị này cũng đã dạy cho tôi nhiều bài học đáng kể. Và, tôi còn nợ họ rất nhiều thứ.

Có thể, một số vị sẽ đọc những điều tôi viết ở đây và sẽ đề nghị là: lập-trường/quan-điểm này đặt tôi như một giám mục chống đối lại thế-đứng của Giáo-hội mà tôi đại-diện, hoặc chống lại thế đứng lịch sử của Giáo hội Công giáo. Họ có lý. Tôi đây chỉ là số người nhỏ có tiếng nói yếu ớt trong cơ-cấu Giáo hội vững chãi bấy lâu nay. Nhưng thiểu số nói đây đang lớn mạnh dần và làn sóng mới ấy đang thẩm thấu toàn thể xã-hội ta ngày hôm nay. Thiểu số nói ở đây sẽ không còn là số ít đến muôn ngàn đời được nữa rồi.

Giáo hội nay đã và đang thay đổi tâm não của mình rất nhiều trong lịch sử và sẽ còn làm thế mãi. Câu hỏi sâu lắng hơn đặt ra, là: câu được đưa ra cho giới có quyền hành đặt ra với Kinh thánh. Phải chăng vấn đề này đang đặt ra với Kinh thánh không?  Phải chăng các vấn-đề đặt ra cho đến nay sẽ được giải quyết một cách có lý lẽ với Sách thánh? Đó là những câu hỏi rất mạnh bạo đối với dân con Đạo Chúa để cứu xét. Các câu hỏi như thế đáng được mọi người lưu tâm và phải được chú ý trong phần tiếp sau đây.

                                                           
Chú thích:


1.    Alfred Kinsey et al., Sexual behaviour in the Human Male (Philadelphia: Saunders, 1948); Sexual Behavior in the Human Female (Philadelphia: Saunders, 1953).
2.    John Fortunato, hould the Church bless and Affirm Committed Gay Relationships?” The Episcopalian, April 1987.
3.    John S. Spong, Into the Whirlwind (San Francisco: Harper & Row, 1983). Chapter 9.
4.    Sigmund Freud, Three Contributions to the Theory of Sex (New York: Dutton, 1962); Totem and Taboo (New York: Vintage Press, 1946).
5.    Rosemary Ruether, “From Machismo to Maturity,” in Edwars Batchelor, Jr Homosexuality and Ethics (New York: Pilgrim Press, 1980), tr. 28ff.
6.    Như trên
7.    Các vấn đề của Ủy Ban Cố Vấn qui chiếu sự việc Đồng tính luyến ái, A Study of Issues Concerning Homosexuality (New York: Division for Mission in North America, Lutheran Church in America, 1986) tr. 21
8.    Jo Durden-Smith và Diane de Simone, Sex and the Brain (New York Arbor House, 1983) tr. 101
9.    Như trên, tr. 128
10.  Như trên, tr. 104-6
11.  A Study of Issues tr. 21
12.  Spong, Into the Whirlwind, chương 8
13.  John J. McNeill, “Homosexuality – The Challenge to the Church.” The Christian Century 104, Số 8 (Tháng Ba 1987) tr. 242-46.


(còn tiếp)



Gm John Shelby Spong biên-soạn
Mai Tá lược dịch.              

No comments: