Wednesday, 26 June 2019

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT : THEO CHÚA: ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU.



Thời gian qua cùng với toàn thể Hội Thánh chúng ta đã cử hành các lễ trọng để tưởng nhớ và làm sống động các mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa. Bầu khí của các ngày đại lễ hẳn nhiên thật tưng bừng; ai ai cũng vui mừng. Dư âm của các ngày lễ vẫn còn để lại âm vang trong tâm trí và cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, giờ đây trở về với cuộc sống thường nhật, chúng ta tiếp tục đón nhận các thách đố của Tin Mừng để cùng với Đức Giê-su hoàn thành sứ vụ đã được trao phó.

Bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ mười ba tuần này nói đến lòng quyết tâm đi lên Giê-ru-sa-lem, đỉnh cao của sứ vụ, nơi Đức Giê-su sẽ bị đóng đinh. 

Trên hành trình đi, Người đã ghé vào làng của người Samaria; nhưng không được họ tiếp nhận; vì thế Gia-cô-bê và Gio-an mới tỏ thái độ. Một thái độ quá khích, cực đoan và bạo động của các môn đệ, sẵn sàng xử chết những ai không thuộc về phe mình. 

Sau đó Đức Giê-su gặp một vài người muốn làm môn đệ của Thày. Nhân cơ hội này, Đức Giê-su đã đưa ra các điều kiện tiên quyết mà các môn đệ cần có để trung tín với ơn gọi theo chân Đức Giê-su.

Căn cứ vào kinh nghiệm sống, chúng ta thường hay chủ quan và tìm mọi cách để biện minh cho quan điểm của mình là đúng, là chính thống. Thậm chí có một số người còn đi xa hơn, có ý muốn dùng bạo lực để khuất phục và bắt đối phương phải nhận ra sai lầm về học thuyết cũng như cách sống của họ. Giả như, chúng ta có một chút sức mạnh quân sự, chúng ta cũng dám dùng nó để trừng phạt họ. 

Nghe đến đây anh chị em sẽ có cảm nghĩ là tôi hơi chủ quan và cũng có phần quá khích khi có giọng điệu nói trên. Thật ra, để có được một Hội Thánh như hôm nay, chúng ta, trong quá khứ, đã trải qua nhiều giai đoạn mà người ta gọi là ‘Hộ Giáo’; có nghĩa là dùng mọi cách để bảo vệ giáo lý đức tin của Hội Thánh. Nếu có người nào dám nói trái ý thì lập tức các đấng bản quyền sẽ nhân danh việc bảo vệ đức tin, sẵn sàng ra hình phạt cho người đó, như tống vào hang thú dữ hay đưa lên dàn hỏa thiêu. 

Đó là chuyện quá khứ, ngày nay nhiều lãnh vực trong cuộc sống đạo của chúng ta đã được canh tân bởi Công Đồng Vatican II; và con người càng ngày càng đối xử với nhau một cách văn minh hơn, sẵn sàng đón nhận sự khác biệt của người khác và tôn trọng nhau hơn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều người có lối suy nghĩ và hành động nói trên.

Hiện nay, Giáo Hội bên các nước Tây Phương phải ứng phó với tệ nạn lạm dụng quyền bính, bao che khiến một số chức sắc phải hầu tòa, nhiều người đã lãnh án tù. Thế mà vẫn có người nhiệt thành, quá khích muốn binh vực Giáo Hôi nên đã nói, nếu họ có quyền thì họ sẽ có biện pháp trừng phạt những ai, theo họ, đang tấn công Giáo Hội! Ý nghĩ như thế mà không mang tính bạo động thì còn là gì nữa?

Mới đây tôi nhớ lại một sự kiện, thái độ nhiệt tình của người trong câu chuyện rất giống với lối dẫn giải nói trên. Số là có một người, sau khi đi tham dự một khóa tĩnh huần về cảm thấy bản thân bị tác động nên muốn truyền lửa cho bạn anh, một Thầy sáu mới chịu chức. Anh nói “Thầy nên tham dự khóa, em bảo đảm, thầy sẽ đổi đời.” 

Nghe hai chữ đổi đời, thầy sáu nhà ta cảm thấy choáng vang. Đổi đời là thế nào? Không lẽ từ trước đến giờ Chúa đã lầm khi mời thầy, đến bây giờ mới sai sứ giả đến để bảo thày thay đổi cách sống! Thật là một cú shock (sốc) khiến thầy lúng túng, chưa kịp đáp trả, thì anh bạn của Thầy nói tiếp “chúng em sẽ lo hết mọi chuyện trong dịp truyền chức linh mục của thày sắp đến,” đương nhiên là với điều kiện thầy phải đi tham dự khóa. 

Thái độ chính thống và xem như chỉ có nhóm mình mới có tiếng nói duy nhất để giúp người khác gặp Chúa là thế đó. Anh ta trói Chúa trong cái nhìn vô cùng thiển cận và hạn hẹp của anh ta. Rõ khổ, cách hành xử này vẫn còn thấy xuất hiện nhan nhản trong các sinh hoạt của các cộng đoàn.

Vì thế, không có gì làm chúng ta ngạc nhiên khi nghe Gia-cô-bê và Gio-an muốn trừng phạt những người Sa-ma-ri-a vì họ dám từ chối đón tiếp Đức Giê-su. Hai ông, có thể coi như là đại diện cho nhóm mười hai, xem ra rất chủ quan và tự tin về ý định của các ông. Binh vực thầy mà! Các môn đệ làm như là những người có quyền lấy lửa từ trời xuống để thiêu sống những người dân trong làng này vậy. 

Cách hành xử của Chúa thì sao? Đức Giê-su đã không sử dụng quyền lực để lên án những ai không đón tiếp Người. Thánh Luca cho biết Đức Giê-su quở trách các môn đệ, sau đó hướng dẫn họ tiếp tục sứ vụ. Thầy trò Đức Giê-su đã đi đến ngôi làng khác. Đức Giê-su tiếp tục vai trò của một vị Thầy, đó là không để cho các ông tiếp tục tranh luận về việc từ chối đón tiếp Người của dân làng Samaria nữa. Đây không phải là một tranh luận để thẩm định ai đúng ai sai, ai là kẻ chiến thắng và ai là người thua cuộc. Hãy tiến về phía trước, chúng ta còn việc phải làm, đó là cùng đi để loan báo Tin Mừng.

Có một chi tiết quả thật rất là thú vị, đó là chính Gio-an sau này được gọi là ‘người môn đệ Chúa yêu’ và cũng là người thầy rao giảng về tình yêu, thế mà ông lại là người đã đưa ra đề nghị quá khích này. Còn Chúa, nơi Người không có bạo động và khép kín. Đức Giê-su đón nhận và mở lòng ra cho tất cả mọi hạng người; ngay cả những ai chống đối, Người tha và đón nhận tất cả. Người không trả thù ai. Trên Thập giá, Đức Giê-su đã cầu nguyện: “Lậy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”

Anh chị em thân mến,
Chúng ta bước sang phần kế tiếp của bài Tin Mừng. Tiếp theo sự cố xẩy ra tại Samaria, Đức Giê-su tiếp tục đi lên Giê-ru-sa-lem. Trên đường đi, Người gặp ba người muốn theo Chúa. Nhưng mỗi người đều có chuyện cần làm trước. Trước cách chọn lựa thiếu ưu tiên của họ, Đức Giê-su đã trả lời như sau:

Đối với người thứ nhất, Chúa nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” Lý do mà người thứ hai đưa ra rất đáng kính phục, anh cần phải báo hiếu. Cha anh vừa chết nên việc chôn cất là bổn phận. Anh cần lo việc chôn cất cha anh trước, rồi mới theo Thầy. Đối với anh, Đức Giê-su bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Ðại Thiên Chúa". Và người thứ ba, Ðức Giêsu bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa".

Dựa trên kinh nghiệm trong cuộc sống, chúng ta đều biết rằng muốn đạt được ước mơ, chúng ta cần hy sinh rất nhiều, nhất là cần đặt trọn tâm tư, ý chí và trung thành với điều mà chúng ta đã cam kết. Không có sự thành công nào mà không đòi buộc sự quyết tâm. Không một ai dấn thân nửa vời mà có kết quả tốt bao giờ. Không một ai cứ chần chừ không dám quyết định mà có thể đạt được điều mình mong ước. 

Vì thế, quyết tâm dấn thân cho lý tưởng đòi buộc chúng ta phải kiên tâm và bền chí. Nói như thế, không có nghĩa là chúng ta sẽ hy sinh đến độ mất hết tự do. Thật ra chúng ta dùng quyền tự do của mình để hạn chế những phần không cần thiết của sứ vụ để dùng sự do đó mà thực hiện điều chúng ta đang mong đợi. 

Như vậy, căn cứ vào lời dậy bảo của Đức Giêsu, chúng ta nhận ra rằng nếu ai có quyết định theo Chúa, thì người đó phải chuẩn bị hy sinh và hao tốn rất nhiều năng lực. Nhưng tất cả những hy sinh này sẽ giúp cho họ đạt được Nước Thiên Chúa. Chính Đức Giê-su là Người cho chúng ta được theo Người, cho nên Người có đủ thẩm quyền để yêu cầu chúng ta làm theo ý của Người.

Trong cuộc sống của người Kitô hữu, chúng ta có hai chọn lựa: hoặc là sống độc thân vì lý tưởng hay lập gia đình. Cả hai chọn lựa đều yêu cầu chúng ta phải ra khỏi vùng an toàn của chính mình, và chấp nhận một lối sống với nhiều hy sinh hơn lối sống ở hiện tại. Nếu họ quyết tâm thực hiện điều họ đã cam kết và chấp nhận mọi hậu quả để hoàn thành ước nguyện thì giả như có gặp khủng hoảng hay khó khăn thì họ cũng dễ dàng đón nhận và tìm ra phương thức để giải quyết ổn thỏa hơn.

Nhưng nếu một người không có định hướng rõ ràng. Anh muốn thử nghiệm mọi hướng, có nghĩa là cái gì anh cũng muốn thử rồi đến khi gặp khó khăn thì lùi bước. Với thái độ như thế, thì dù anh chọn bậc sống nào như đi tu hay lập gia đình, thì kết quả sẽ không tốt và cũng chẳng được bền vững. Thiếu quyết tâm trong việc sắp đặt ưu tiên cho cuộc sống sẽ đưa anh đến một thỏa hiệp mở ra cho hai phía và kết quả mà anh sẽ đón nhận là sự đổ vỡ vì đã không chọn lựa, chỉ muốn đi hai hàng.

Tóm lại, trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã mời gọi các môn đệ hãy mở lòng ra để đón tiếp Chúa và anh em. Trong tiến trình của việc đón tiếp, các môn đệ và chúng ta được yêu cầu hy sinh để thực hiện điều mình đã cam kết khi chọn lựa. 

Vì thế, câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra cho bản thân là mình thuộc về ai, biết nương tựa và gắn bó với ai? Và chỉ có trong Chúa, Người mới ban cho các môn đệ và chúng ta một sự tự do đích thực để chúng ta hoàn thành sứ vụ theo đúng như các yêu cầu mà Đức Giê-su phán trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúng ta hãy cầu nguyện và giúp nhau đạt được nguyện ước này.

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
26/6/2019

Friday, 21 June 2019

Lm Giuse Mai Văn Thịnh DCCT: THẾ LÀ ĐỦ CHO CHÚNG TA RỒI, AMEN!



Để bắt đầu bài suy niệm hôm nay, xin chia sẻ với anh chị em và bà con xa gần một trong những kỷ niệm mà mẹ tôi để lại. Đó chính là tâm tình hiếu khách và lòng quảng đại của mẹ. Khách của mẹ tuy ít, ngoại trừ con cái cháu chắt; nhưng lòng mẹ rất vui khi có người đến thăm, đặc biệt những ai đã quên mình mà sống cho tha nhân thì bao giờ cũng được mẹ đón tiếp một cách chu đáo hơn. Cũng có lúc hoàn cảnh gia đình trải qua những giai đoạn khó khăn, nhưng không vì lý do đó mà làm cho mẹ mất đi thói quen này. Dường như, đây chính là một phần trong huyết quản của mẹ; nó nuôi dưỡng cuộc sống của mẹ. 

Mẹ thường xuyên nhắc nhở cho con cháu của mẹ hãy nhớ ngày hôm nay còn găp họ; ngày mai đâu biết sẽ ra sao! Hãy dành cho họ cả con tim của mình, để khi họ ra về thì lòng mình cũng vui vì đã làm được những điều mình mong muốn. Thú thật với anh chị em, cho đến nay tôi vẫn chưa học và tập thành công thói quen mà mẹ tôi đã để lại. Vui khi cho đi và còn vui hơn khi có cơ hội được đón tiếp tha nhân.

Khi đọc Tin Mừng theo Thánh Luca, chúng ta nhận ra ý định của Thánh sử khi trình bầy về con người và sứ vụ của Đức Giê-su. Sự hiện diện của Đức Giê-su nói lên lòng quảng đại và cuộc viếng thăm vĩ đại của Thiên Chúa dành cho dân Ngài nói riêng và toàn thế giới nói chung. Người đã đến nơi nhà của Người, hầu những ai tiếp nhận Người thì Người ban cho họ quyền làm Con Thiên Chúa. Như vậy, vị trí được hoán chuyển ở đây. Người đã đến như một vị khách quí, như quà tặng cao quí của Thiên Chúa và chúng ta là người có nhiệm vụ đón tiếp. Thế mà sau khi được đón tiếp thì Đức Giê-su lại trở thành kẻ ban ơn còn chúng ta là người tiếp nhận.

Ý nghĩ này được bộc lộ trong câu chuyện nói về việc đón tiếp với tâm tình hiếu khách mà Da-kêu đã dành cho Đức Giê-su. Cuối cùng, chính ông thay vì làm chủ cuộc đón tiếp lại trở thành kẻ được Chúa ban ơn. Người nói với ông rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, …” Ông Da-kêu là người bị xã hội coi là phường tội lỗi. Ông bị cách ly với các sinh hoạt tôn giáo lúc bấy giờ; thế mà ông lại nhận được ơn cứu độ khi tỏ lòng hiếu khách trong việc đón tiếp Chúa.

Trong chương 16, sách Công Vụ Tông Đồ, Thánh Lu-ca kể lại một câu chuyện nói lên tâm tình hiếu khách của bà Ly-đi-a khi đón nhận Lời rao giảng từ Phao-lô. Để tạ ơn vì đã được Lời Chúa cảm hóa và nhất là ơn được làm Con Chúa, bà đã mời các Tông Đồ, sứ giả của Chúa đến ở nhà bà. Chúng ta đừng quên bà Ly-đi-a là tân tòng, trong khi đó các Tông Đồ là người Do Thái. Giữa họ không có mối dây giao tiếp nào cả; thế mà lòng hiếu khách của bà như cánh cửa mở cho đôi bên đến với nhau một cách dể dàng hơn. Việc nói chuyện với người khác phái bên bờ sông xem ra dễ dàng hơn việc đi qua ngưỡng cửa nhà của bà Ly-đi-a, một người mà chiếu theo luật bị liệt vào phường ô uế. Thế mà, tâm tình đại lượng khi đón tiếp các sứ giả đã giúp họ đến với nhau.

Trình thuật mà người ta thường gọi là phép lạ ‘Bánh Hóa Nhiều’ được đặt sau việc Đức Giê-su sai mười hai Tông Đồ ra đi tham dự vào việc truyền giáo của Người; và tiếp theo sau bài Tin Mừng này là việc sai 72 môn đệ ra đi. Xen kẽ giữa hai bài sai này là câu chuyện nói về việc đón tiếp Chúa của hai chị em Martha và Maria. Tuy không rõ nét, nhưng ý định diễn tả các chủ đề có ý nghĩa tương tự nhau như việc đón tiếp, lòng hiếu khách và tâm tình quảng đại cũng được ẩn chứa nơi đây!

Khi sai các Tông Đồ và nhóm 72 môn đệ, Đức Giê-su đã dặn họ nhớ rằng trong khi thi hành sứ vụ, trước tiên họ phải nương tựa vào Chúa và sau đó dựa vào lòng quảng đại của người nghe. Người nói: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo” và “hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, ...”

Bài Tin Mừng ‘Bánh Hóa Nhiều’ hôm nay tuy ý chính nói về việc nuôi ăn và lòng quan tâm của Chúa dành cho những kẻ đi theo Người; nhưng cũng là cơ hội để Chúa huấn luyện các môn đệ của mình về sứ vụ mà họ vừa thực hiện. Tham dự vào sứ vụ giới thiệu Nước Thiên Chúa cho người khác không chỉ bằng lời nói xuông, nhưng cần được thể hiện bằng việc làm nữa. Làm sao người môn đệ của Chúa có thể đặt tay ban bình an cho tha nhân khi những người đến với họ đang lâm vào cảnh thiếu ăn, thiếu mặc và khổ sở tram bề. Hẳn nhiên chúng ta không được huấn luyện trở thành các nhân viên xã hội hay các nhà hoạt động cho nhân quyền, luôn quan tâm đến nhu cầu vật chất của người khác. Tuy là như thế, nhưng chúng ta đừng quên lời yêu cầu của Chúa hôm nay rất đáng được quan tâm là “các con hãy chọ họ ăn đi.” 

Làm thế nào nuôi ăn một số đông như thế khi trời đã chập choạng tối và nơi họ đang tụ họp lại hoang vắng và cách xa thị trấn hay làng mạc; vì thế việc tìm kiếm lương thực quả thật khó khăn cho các môn đệ. Lý do của các Tông Đồ đưa ra quả thật rất đáng thuyết phục. Nhưng khi nại vào các lý do như thế, các Tông đồ cho chúng ta biết rằng các ông tuy là những người bạn hữu thân thiết với Đức Giê-su, nhưng các ông vẫn chưa học được bài học quên mình và quan tâm đến người khác. Dân chúng đã tuôn đến với họ để nghe Thầy rao giảng; còn các ông vừa được Chúa sai đi; giờ đây cơ hội đã đến để các ông thực tập những gì các ông vừa giảng dậy là quan tâm và lo cho đám đông thì các ông lại không nhận ra. Các môn đệ còn bỏ sót một yếu tố thật quan trọng, đó là sự hiện diện của Đức Giê-su, Đấng có thể làm mọi sự, hiện đang ở giữa họ. 

Nhưng các lý do của nhóm mười hai không làm thay đổi ý định của Đức Giê-su. Người biết sẽ phải làm gì. Người có thể yêu cầu đám đông chia thành nhóm rồi ngồi xuống đồng bằng; nhưng Đức Giê-su đã không làm như vậy. Trái lại, Người nhân cơ hội này dậy và mời nhóm 12 giúp, huấn luyện các ông trở thành các thừa tác viên của Người. Đức Giê-su nói với các môn đệ các con hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một. Họ đã làm theo ý Người. 

Sau đó, Đức Giê-su cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá. Thực phẩm chỉ vọn vẹn có bấy nhiêu thì ai ăn ai nhịn đây. Nhưng đó lại là tất cả những gì các môn đệ có. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Kết quả là ai ai cũng hài lòng vì được ăn no. Có lẽ Người hài lòng nhất là chính Đức Giê-su. Giống như dân Is-ra-el khi xưa, trong hoang địa đã được Thiên Chúa nuôi ăn bằng manna và nước uống thế nào thì hôm nay qua việc phân phát bánh, Đức Giê-su cũng nuôi những ai đã bỏ hết mọi sự, vất vả theo chân Người được ăn no nê.

Các cử chỉ như đón nhận, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao ban hôm nay chỉ được ghi lại một lần khác; đó là trong bữa tiệc ly Người đã san sẻ bánh và rượu cho các môn đệ. Bánh và rượu đây là dấu chỉ tượng trưng cho Thịt và Máu của Người như Đức Giê-su đã phán: “Ta là bánh trường sinh và ai đến với Người sẽ không đói bao giờ.

Bánh, của ăn và thực phẩm là những thực vật nhằm nuôi dưỡng và làm cho con người được lớn lên. Con người cần đến nó để duy trì sự sống. Nhưng ý nghĩa của bữa ăn không nhằm đến việc ăn cho đầy bụng. Đói quá thì cũng chết mà ăn no quá thì bội thực và cũng chết. Việc của chúng ta là biết ăn. Bữa ăn là cơ hội để xây dựng tình nghĩa, thể hiện tình yêu, cùng san sẻ và chia vui những thành công trong đời và qua bữa ăn con người còn đến gần và thông cảm nhau hơn; từ đó cộng đoàn được gầy dựng một cách thật tự nhiên.

Đây là một biểu tượng vô cùng phong phú qua mọi thời đại, đến nỗi Đức Giê-su cũng không bỏ quên nó. Người đã dùng nó như một phương tiện để nói lên lòng quan tâm và lo lắng của Người dành cho chúng ta. Trình thuật ‘Bánh hóa Nhiều’ hôm nay là thế. Biến cố này nói lên tình yêu của Người dành cho những ai đã theo Người. Sự kiện này còn nhắc nhở chúng ta nhớ rằng những gì chúng ta có được để duy trì cuộc sống thể lý của chúng ta đều được ban tặng từ Chúa; và sau cùng Người còn là bánh trường sinh nuôi dưỡng toàn bộ con người chúng ta.

Giống như thức ăn có thể dẫn chúng ta đến gần nhau và nhiều việc được bắt đầu và tiến đến thành tựu qua bữa ăn thế nào thì của ăn mà Chúa ban phát cũng làm cho chúng ta trở nên thành viên của một cộng đoàn thuộc về Người, nhất là giúp chúng ta nhận thức rằng qua đó chúng ta nên những người bạn thân tình với Chúa và với nhau. 

Tuy nhiên, họ và chúng ta vẫn còn gặp trở ngại; như hai môn đệ trên đường Em-mau, chúng ta có thể biết kế hoạch của Chúa, chứng kiến việc Chúa chết, nghe các bạn nói rằng Người đã sống lại và hiện ra với họ… Nói chung là giống như họ, chúng ta biết rất nhiều, biết rất rõ những kế hoạch và gần như là biết mọi sự; nhưng lại quên sự hiện diện của Đấng trở thành của ăn cho chúng ta; cho nên chúng ta e ngại vì thấy mình đứng trước những nhu cầu quá lớn lao của con người. Nhìn chung quanh vẫn thấy bao người đói khổ. Hàng giây, hàng phút vẫn còn bao nhiều sinh mạng nhất là các trẻ em bị chết đói trên thế giới này. Thế mà, trong tay chúng ta chỉ vỏn vẹn vài tấm bánh nhỏ, chúng ta lúng túng và thấy mình bất lực. 

Nếu chúng ta dám trao cho Chúa Giêsu tất cả những gì chúng ta có; trao cho Người những cố gắng thật khiêm tốn của chúng ta thì việc làm cho ‘Bánh Hóa Nhiều’ vẫn có thể xảy ra hôm nay. Chúng ta vẫn có thể làm hài lòng người khác bằng lòng quảng đại và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng ta có; thế là quá đủ cho chúng ta rồi. Thế mà chúng ta lại không dám, cứ khư khư giữ làm của riêng cuối cùng mọi người, cả chúng ta nữa, đều bị đói khát. 

Như vậy, hãy nhớ rằng chúng ta còn nhiệm vụ phải chu toàn. Nhiệm vụ đó là được gửi đi, gặp gỡ những người mà chúng ta chưa biết. Đến với nhau bằng tấm lòng rộng mở và cùng nhau chia sẻ một nhịp đập, cùng tiến về một mục tiêu. Mục tiêu đó được phát sinh từ những lần chúng ta cùng nhau tham dự tiệc bẻ bánh và trao ban của ăn cho nhau thì ai trong chúng ta còn bị thiếu thốn và đói khát nữa. Ai ai cũng hài lòng, người hài lòng nhất có lẽ là Chúa và như thế là đủ cho chúng ta rồi, 

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT

Thursday, 13 June 2019

Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT : TÌNH YÊU: MỐI DÂY LIÊN KẾT CỦA THIÊN CHÚA



Trong lúc chuẩn bị viết những dòng suy niệm về tín điều Chúa Ba Ngôi, tâm trí  tôi nhớ lại một mẩu truyện ngắn đã được nghe trong các lớp giáo lý dành cho các em thiếu nhi dạo nào. Truyện đó như sau: 


Một ngày kia, trong lúc đi dạo bên bờ biển, Thánh Augustinô đang suy nghĩ về tín điều này. Cũng vào lúc đó, có một Thiên Thần hiện đến qua hình dạng của một em bé. Chú nhỏ này, như bao đứa trẻ khác, đang ngồi nghịch cát bên bờ biển. Em đào một lỗ trên bãi cát rồi lấy vỏ sò múc nước biển đổ vào lỗ cát đó. Đổ đến đâu nước ngấm vào bãi cát và tuôn trở lại lòng biển cả bấy nhiêu. Thấy thế, ngài mới lên tiếng ngăn cản và khuyên em đừng làm những công việc vô ích như thế. Nghe xong, em bé bèn trả lời cho Thánh Augustinô biết rằng việc làm của em còn dễ thực hiện hơn điều mà ngài đang suy nghĩ. Nghe em bé nói xong, Thánh nhân hiểu ngay sứ điệp mà Chúa muốn gửi đến ngài qua môi miệng và việc làm của em bé.


Vẫn biết câu chuyện nói trên chứa đựng nhiều chi tiết mang tính huyền thoại. Nhưng chúng ta cũng nhìn ra chủ đích của người kể; đó là cho dù con người có uyên bác hay thông minh đến đâu cũng không làm sao có thể hiểu hay giải thích cặn kẽ về Thiên Chúa. Vì vậy, trong khi cử hành mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận đừng bao giờ dựa vào sức riêng và sự khôn ngoan của loài người để diễn tả trọn vẹn mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi cũng như các mầu nhiệm khác trong đạo. 


Do đó, thay vì giải thích về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mà có lẽ không có lời giải thích nào thực sự đầy đủ và trọn vẹn cả; thế thì tại sao chúng ta không nghiệm lại và tìm ra cho mình một cách thức để nhận ra sự mạc khải của Thiên Chúa một cách thực tế hơn. Đó là, hãy giúp nhau nhận ra rằng cách suy nghĩ của chúng ta về Thiên Chúa phải dựa vào đức tin; nhờ niềm tin này mà chúng ta sẽ nỗ lực tìm kiếm để nhận ra các hoạt động và sự tỏ bầy của Thiên Chúa qua cuộc sống của mình nói riêng và Giáo Hội nói chung. 


Và nếu tín điều Chúa Ba Ngôi quan trọng trong lòng Hội Thánh và trong đời sống của chúng ta thì không chỉ là việc cử hành như một nghi lễ phụng vụ hôm nay mà là suốt mọi ngày trong đời sống chúng ta phải cố gắng làm chứng cho thế giới về mầu nhiệm mà chúng ta tuyên xưng. Vì thế, với lòng khiêm tốn và tâm tình cầu nguyện chúng ta sẽ có thể tiếp thu một phần nào về những bí nhiệm của Thiên Chúa.


Dựa trên kinh nghiệm sống và một cuộc đời chìm đắm trong mối tương quan với Chúa Giêsu Kitô, Thầy mình, Thánh sử Gioan đã chia sẻ cho chúng ta một cảm nhận vô cùng sâu sắc về Thiên Chúa. Ngài chính là tình yêu. Khi nói như thế, nghĩa là Ngài không đơn độc một mình. Nếu như Ngài đơn độc một mình thì Ngài sẽ yêu một mình Ngài một cách ích kỷ vô cùng. Nhưng Ngài là ba: Cha, Con và Thánh Thần. Là ba, nhưng cả ba hoàn toàn yêu thương nhau, hiến tặng sự sống cho nhau, hoàn toàn tương quan, hiệp nhất với nhau: Cha hoàn toàn là của Con, Con hoàn toàn là của Cha và mối tương quan tình yêu và sự sống này giữa Cha và Con, chính là Chúa Thánh Thần.


Tình yêu Thiên Chúa không khép kín lại nơi cộng đồng Ba Ngôi, nhưng lan toả trên khắp vũ trụ. Ba ngôi yêu thương nhau và đối tượng tình yêu của Ba Ngôi là toàn thể nhân loại. Từ đó, chúng ta xác tín rằng tất cả mọi người, dù hoàn cảnh và cuộc sống ra sao, mỗi người chúng ta đều có một vị trí thật quan trọng trong trái tim nhân hậu của Thiên Chúa. 


Như vậy, tình yêu là mối dây lên kết trong mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi; và đó cũng là nền tảng của sự hiệp nhất.


Khi nói đến điều này, tôi xin đưa ra một hình ảnh và cũng là lời nhắc nhở cho anh chị em là những người đang sống trong bậc gia đình nói riêng và gia đình nhân loại nói chung. Trong cuộc sống gia đình, anh chị em thật có phúc khi được nếm hưởng phần nào về mầu nhiệm Tình yêu của Thiên Chúa Ba ngôi.


Khi yêu nhau anh chị mong muốn cho gia đình được hiệp nhất. Ước vọng hiệp nhất và nên một của anh chị trước tiên phải được phát sinh từ lòng yêu thương, và ình yêu hiến dâng đó sẽ được thực hiện nơi người con mà Thiên Chúa ban cho anh chị. Nó là của chàng và cũng là của nàng. Nó không chỉ là của chúng ta mà là hiện thân của chúng ta; là tình yêu chung mà anh chị có thể thấy được. Tình yêu giữa hai người đã triển nở thành tình yêu chung trong một ngôi vị thứ ba: Tình yêu của họ được trao ban cho nhau và cho những người con. 


Hình ảnh gia đình ấy có thể giúp chúng ta tiếp cận phần nào với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi - gọi là phần nào - bởi vì mọi hình ảnh đều bất toàn và không thể diễn đạt trọn vẹn về sự vô biên của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa là tình yêu và yêu thương là bản tính chung của Ba Ngôi. Yêu thương cũng là nền tảng của gia đình. Vì vậy, cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa Ba ngôi là sức đẩy cho chúng ta yêu thương nhau.


Trong Thiên Chúa, khởi điểm của tình yêu là mở ra, thông ban, chia sẻ. Thái độ mở ra, thông ban, chia sẻ nầy đòi hỏi chúng ta phải ra khỏi bản thân và đi đến với người khác. Thái độ nầy đòi hỏi chúng ta từ bỏ não trạng ích kỷ để ra đi khỏi chính mình mà quan tâm đến ích lợi và hạnh phúc của người khác.


Tuy nhiên, chúng ta không chỉ mở ra để tạo nên một thứ “tôi và chúng ta” khép kín. Tinh thần bè phái và phe nhóm lại chẳng có mặt trong cuộc sống của chúng ta đó hay sao? Nơi Thiên Chúa Ba Ngôi thì không như thế. Tinh yêu đã chẳng tự khép kín trong gia đình Ba Ngôi, nhưng lan tràn và chan hoà trong vũ trụ bao la, tuôn đổ trong lòng mọi người. 


Thật vậy, niềm tin và tình yêu của chúng ta vào Thiên Chúa Ba Ngội thúc bách chúng ta đi tới, phá đổ mọi bức tường ngăn cách tạo thành sự hiệp nhất để tình yêu hiện diện và lan toả khắp nơi. Vì tình yêu là hơi thở của sự sống.


Tóm lại, Mầu nhiệm mà chúng ta cử hành hôm nay mời gọi chúng ta sống; sống điều mà Thiên Chúa Ba ngôi đã sống là trao ban Tình Yêu cho nhau và cho nhân loại. Chúng ta cũng cầu xin Chúa ban cho chúng ta biết chia sẻ tình yêu cho nhau và cho tha nhân.


Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
14/6/2019



Friday, 7 June 2019

Bắc Kỳ 9 nút là gì ?



Những người Bắc di cư  được gọi là “Bắc Kỳ 9 nút”, số 9 là do 2 con số 4 và 5 cộng lại, nên số 9 được dùng để nói tắt, thay cho số “54″.


Nếu phải nói rõ thêm, Bắc Kỳ 9 nút là gì, thì xin thưa, đó là những người Bắc chưa bị nhiễm độc Cộng sản, với tổng số khoảng gần một triệu người, di cư vào Nam trong thời gian 300 ngày theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ  1954.

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là bản Hiệp định theo đó Việt Nam bị Hồ Chí Minh đồng lõa với cộng sản Tàu, với thực dân Pháp, chia cắt Việt Nam làm 2 miền, tại vĩ tuyến 17.

Miền Bắc được Tàu cộng trao cho Hồ chí Minh Cộng Sản Việt Nam, thay thế quân thực dân Pháp cai trị miền Bắc Việt Nam.

Tại miền Bắc, trong phạm vi từ Ải Nam Quan đến Vĩ tuyến 17, dựa vào súng đạn Tàu cộng, dựa vào sự chống lưng của Tàu cộng, của “đoàn cố vấn Trung quốc vĩ đại” tại Hà Nội năm 1954,  Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam khủng bố người dân miền Bắc, đàn áp trí thức, bắt giam trí thức, bỏ đói trí thức mở miệng  (trái với lời tuyên truyền bịp bợm, nói một đằng, làm một nẻo của Hồ Chí Minh, rằng thì là mà, “dân chủ là để cho dân đuọc mở miệng”), dựng nên chế độ độc tài cộng sản VNDCCH vô sản chuyên chính.

Tại miền Nam vĩ tuyến 17, “Quốc gia Việt Nam”, vốn có lãnh thổ thống nhất từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, đã bị bọn Cộng sản Hồ Chí Minh nô lệ Tàu cộng dựa vào Tàu cộng, cướp mất phần đất phía Bắc từ Ải Nam Quan đến vĩ tuyến 17,  nên “Quốc gia Việt Nam’ trên thực tế chỉ còn thẩm quyền tài phán trên phạm vi lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống Cà Mau.

Tại miền Nam, “Quốc gia Việt Nam” sau đó thay đổi chế độ chính trị, từ quân chủ không tuyệt đối, có Thủ tướng cầm quyền, sang chế độ “Tổng Thống” đổi tên nước thành “Việt Nam Cộng Hòa”.

Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục con đường “kinh tế thị trường”, con đường của tự nhiên, con đường của con người tự phát triển dần nên, con đường của thịnh vương trù phú mà miền Bắc khi còn trong phạm vi nước Việt Nam không Cộng sản cũng đã từng đi, trước khi bị áp đặt dưới ách cai trị Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh chuyên chính vô sản từ 1954 theo con đường kinh tế Nga cộng & Tàu cộng    Xã hội Chủ nghĩa nghèo đói ô nhục.

Về chính trị, Việt Nam Cộng Hòa cũng tiếp tục con đường mà cả nước đã đi theo từ trước 1954 . Là con đường của lý tưởng của cuộc kháng chiến chống Pháp, là lý tưởng của thế hệ vàng Hà Nội trước 1954. Là khuynh hướng dân chủ tự do Tây phương như tại Anh & Pháp & Mỹ, là liên minh với Mỹ.

Hiệp định Giơ ne vơ 1954 có quy định một khoảng thời gian là 300 ngày để mọi người dân ở 2  bên vĩ tuyến 17 có thể tự do đi lại từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Để tùy người dân chọn lựa nơi sinh sống của mình, hoặc ở với Cộng Sản ở miền Bắc vĩ tuyến 17 –  lấy sông Bến Hải làm ranh giới, hoặc ở với nguời Việt tự do ở miền Nam vĩ tuyến 17.

Vô cùng sợ hãi ách cai trị Cộng Sản, hàng triệu người dân miền Bắc đã phải bỏ cả nhà cửa ruộng đất ở lại miền Bắc, tay trắng di cư vào Nam tự do.

Có rất nhiều người miền Bắc muốn di cư vào Nam, nhưng những người dân ở những vùng xa xôi, đã bị Cộng Sản đe dọa, ngăn chặn, thậm chí cả bắn giết, như hàng ngàn người dân Quỳnh Lưu đã bị bộ đội Cộng Sản càn quét, thảm sát, không cho họ di cư vào Nam.

Nếu không có những đe dọa, bắn giết của Cộng Sản, ngăn cản di cư vào Nam, hẳn là con số người di cư vào Nam sẽ còn lớn hơn nhiều lần con số gần 1 triệu, là con số được kết toán sau khi chấm dứt 300 ngày tự do di cư.

Những người Bắc di cư như trên được gọi là “Bắc Kỳ 9 nút”, số 9 là do 2 con số 4 và 5 cộng lại, nên số 9 đuọc dùng để nói tắt, thay cho số “54″.

Trong khi “Bắc Kỳ 75″ là nhóm từ để gọi những người Bắc sau này, di cư vào Nam sau cuộc xâm lăng của cộng sản chiếm đóng VNVCH.

Tuy 2 con số “54″ và “75″ là 2 con số khác biệt nhau rõ ràng để chỉ 2 nhóm, 2 đợt người Bắc di cư vào Nam, nhưng sự khác biệt giữa 2 nhóm trên không thuần túy vì thời điểm di cư, mà sự khác biệt chính giữa 2 nhóm người là ở chỗ:

Nhóm người trước, “Bắc Kỳ 9 nút” là những người Bắc không bị nhiễm độc Cộng Sản.

Nhóm người sau, “Bắc Kỳ 75″ là những người miền Bắc mà đa số đã bị nhiễm độc Cộng Sản, đã bị bọn Cộng Sản Hồ Chí Minh và những tên tương cận, bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian bưng bít thông tin, nhồi sọ thông tin, kích động hận thù “giai cấp”, kích động sự hận thù người miền Nam “tay sai đế quốc Mỹ và liếm bơ thừa sữa cặn của đế quốc Mỹ”…

Nhóm người Bắc trước, “Bắc Kỳ 9 nút”, trong đó có một số là một đa số của thế hệ vàng Hà Nội, những trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc, phần còn lại đa số là những nông dân miền Bắc cần cù nhẫn nại, nói chung là không bị nhiễm độc Cộng Sản, khi vào Nam, hòa mình với người dân miền Nam.  Thế hệ vàng Hà Nội, trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc không Cộng Sản đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng Việt Nam Cộng Hòa về mọi mặt Văn hóa, Giáo dục, Kinh tế, Chính trị, đưa Việt Nam đang từ một quốc gia vừa mới ra khỏi chiến tranh, chẳng bao lâu sau đã trở nên một quốc gia hàng đầu trong khu vực về mọi mặt kinh tế chính trị. Ở thời điểm của nó, trước 1975, VNCH là một quốc gia dân chủ tự do, là một quốc gia dân chủ tự do hơn hẳn nhiều quốc gia trong khu vực.

Nhóm người Bắc sau này, “Bắc Kỳ 75″ cũng là những người thông minh cần cù chăm chỉ. Người Việt Nam, Bắc hay Nam, thì cũng là người Việt Nam.  Cũng một nền dân trí, một trình thông minh, chăm chỉ cần cù như nhau, khác biệt là cái chế độ chính trị Cộng Sản nó ngăn cản sức làm việc & năng suất của người dân. Nên, sau khi vào Nam, (ngoại trừ một thành phần đã làm giàu, xây dựng nên những tài sản kếch sù là do cậy quyền đảng viên Cộng Sản có chức có quyền, ăn cắp & ăn cướp tài sản & quốc khố của miền Nam, trong đó có 16 tấn vàng  (*) của miền Nam đã bị bọn Bộ chính trị Cộng sản Hà Nội Bắc Kỳ của Lê Duẩn chiếm đoạt chia nhau làm tài sản riêng), phần lớn cũng đã ăn nên làm ra, khá giả.

Tuy nhiên, khác với những người Bắc Kỳ 9 nút đã rất yêu quý miền Nam, yêu quý VNCH như người miền Nam, thì lại có một số không nhỏ những người Bắc Kỳ 75, còn nhiễm nhiều độc chất Cộng Sản, nhất là bọn trí thức Cộng Sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, thay vì cám ơn sông nước và con người miền Nam đã tạo cơ hội cho họ trở nên giàu có, tốt đẹp, lại cám ơn “Bác và Đảng” đã cướp đoạt miền Nam cho họ. Bọn “trí thức” này không ngừng dựa vào súng đạn và sự chống lưng của bọn công an Cộng Sản, mà bịp bợm ca ngợi nhà Cộng Sản tội đồ Hồ Chí Minh & Cộng Sản Việt Nam, tai họa của nhân dân đất nước Việt Nam, tai họa của nhân dân đất nước miền Nam, mà bịp bợm với người dân miền Nam là họ đã có công “giải phóng miền Nam”!

Trong khi bản thân những người Bắc Kỳ 75 có thể đã khấm khá hơn nhiều so với thời kỳ còn phải sống dưới chế độ Cộng sản Hồ Chí Minh, Lê Duẩn ở miền Bắc. Ở  đó con người phải sống theo bản năng súc vật.  Thì, nhìn vào thành quả đóng góp cho Quốc gia, cho miền Nam, phải thấy là nhóm Bắc Kỳ 75 thua xa nhóm Bắc kỳ 9 nút.

Trong khi nhóm Bắc Kỳ 9 nút góp phần nâng cao VNCH, khiến VNCH hơn hẳn lân bang Thái lan, Mãlai. ( Singapore thì chỉ mong sao cho đuọc như Sài Gòn của VNCH ). Thì từ khi có Bắc Kỳ 75 tràn vào, Việt Nam Cộng Hòa  bị dính vào với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ( là nước XHCN Việt Nam ) đã trở nên càng ngày càng tụt hậu.  Thua kém lân bang Thái Lan, Mã lai, Singapore từ hàng chục năm đến hàng thế kỷ.

Về mặt chính trị, từ một Quốc gia dân chủ tự do, bị rơi xuống thể chế độc tài, bị áp đặt dưới chế độ độc tài Cộng sản Hồ Chí Minh tội ác, đần độn. Khiến cho miền Nam, cùng với miền Bắc, bị cả thế giới khinh khi. Vì đến hôm nay Việt Nam vẫn còn là môt Quốc gia dưới chế độ độc tài, hơn thế nữa, còn là một chế độ độc tài Cộng sản, đàn em và nô lệ cho Cộng sản Tàu, đang bên bờ   nội thuộc  Tàu cộng.

Nguồn: noileo  


(*): Chuyện 16 tấn vàng, trước đây ĐCS VN phao tin là ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mang theo khi đi tị nạn. Nay báo chính thống ĐCS xác nhận là nó vẫn còn nguyên trong Ngân khố khi họ tiếp quản Sài Gòn.