Tuesday, 30 June 2009

SỐNG CHUNG VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ - Lm Mai Van Thinh

Con người không chỉ là s tng hp được liên kết bi nhng chi th; nhưng là mt hin hu bao gm thân xác và linh hn. Tuy thân xác con người thuc v lãnh vc t nhiên, l thuc vào hòan cnh và môi trung sinh sng, nên con người d b ‘tc hóa’. Nhưng tht ra, nh có t do và ý chí và nht là bị thu hút v phía linh thiêng; vì thế họ đủ kh năng để vut qua lãnh vc t nhiên mà đi vào cnh gii siêu nhiên để ri có kh năng kết hp vi Thiên Chúa và tha nhân. Như thế, t căn bản con người đã là mt mu nhim đuc tim tàng và n du trong mt thân xác tuy yếu hèn; nhưng li có mt năng lc phi thường để vượt qua các gii hn ca chính mình và đến vi tha nhân.

Con người không đựơc to dng như mt sinh vt đơn độc, nhưng để sống liên kết vi người khác. Con người là nn tng ca s hip thông, s hòa hp trong tương quan mt thiết vi chính mình, vi thế gii, vi tha nhân và vi Thiên Chúa. Đây chính là đim quan trng mà con người có th thiết lp và xây dng thm thiết mi tương quan gia mình vi Thiên Chúa và gia mình vi nhau. Tht vy, không ai có th hin hu mà không cn đến người khác; không t mình mà nên người nếu không được hp th và nuôi dung bởi người khác. Trong tiến trình này, con người không da vào nhng kinh nghiệm ca ch nghĩa cá nhân, hoc nhng suy tư ca triết hc; nhưng bng cách cho đi chính mình cho người khác. Vi hành động hiến thân (ch không phi tiến thân) này con người tìm được s sung mãn, s an tòan cho chính bn thân.

Thì ra việc thiết lập tuơng quan ca chúng ta là hu qu ca mi liên h (giao ước) ca Chúa vi ta. Chính Chúa là sc mnh giúp ta thc hin tt các mi liên h vi tha nhân. Tuy nhiên, có nhiu người than th là yêu Chúa thì dễ nhưng thương người li khó. Thánh Gio-an nói: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà li ghét anh em mình, người y là k nói di; vì ai không yêu thuơng người anh em mà h trông thy, thì không th yêu mến Thiên Chúa mà h không trông thy.” (Gio-an 4:20) Vn đề yêu và ghét không đơn gin như thế. Tự thâm tâm nào tôi có dám ghét ai; ghét h cũng chng đem li điu gì b ích cho tôi. Nhưng thuơng anh n ch kia sao mà khó thế. Đây là điu tôi nói tht. Căn c trên kinh nghiệm bn thân, điu làm tôi đau kh không phi là thuơng / ghét ai; hoc người đó thuơng hay ghét tôi. Nhưng chính s lnh lùng ca tôi (tha nhân) đối vi tha nhân (tôi ) khiến tôi đau kh. Phi chăng Chúa ca tôi và Chúa ca tha nhân khác nhau? Có nhiu người nhân danh Chúa th sng th chết. Khi th xong mi biết h dùng Chúa làm b mà th để đem li phn thng v (phe) mình. Chúa ca chúng ta qu tht l lùng; b li dng mà vn yêu thuơng; b xua đui mà vn không lai b mt ai; b giết chết mà vn hy sinh… Tht phi thung và khó hiu. Chính vì khó hiểu nên chúng ta cần chọn thái độ thn phc kính tôn. Và Chúa chng h b rơi mt ai, như li Chúa phán trong sách tiên tri Isaia ‘Thiên Chúa phán thế này… Có ph n nào quên đuc đứa con thơ ca mình, … Cho dù nó có quên đi na, thì Ta, Ta cũng chng quên nguơi bao gi.” (Is 49:8a, 15)

Chúa không hề bỏ rơi ai. Còn chúng ta có để ý và quan tâm đến tha nhân trong cộng đòan của chúng ta không? Hoặc ta nghĩ sao về mối tương quan giữa ta và tha nhân?

Khi nói đến tương quan, thì chúng ta nghĩ ngay đến cộng đòan. Một cộng đòan dù nhỏ bé như gia đình hoặc rộng lớn như Giáo hội hay thế giới sẽ là tòa nhà hạnh phúc nếu tất cả các thành viên đều biết sống cho nhau. Trái lại, nếu họ chỉ nghĩ và sống cho quyền lợi riêng, thì không cần đi tìm ‘hỏa ngục’ nữa; nó hiện diện ngay trong lối sống ích kỷ đó. Vì thế, cũng chẳng ngạc nhiên khi nhìn thấy những va chạm, bất hòa hay đổ vỡ tại các cộng đòan có lối sống như thế. Một điều đáng buồn là chúng ta lại quá dễ dàng hòa hợp với lối sống đó. Và như cơn bịnh ung thư, nó cứ thế lan rộng và ăn dần vào từng bộ phận và giết dần giết mòn các chức năng khác của thân thể.

Đây không phải là chuyện mới mẻ gì; vì ngay từ thủa sơ khai, khi Tin Mừng bắt đầu được rao giảng, các tín hữu tụ họp thành cộng đoàn, một mặt họ chuyên cần nghe giáo huấn của các Tông đồ, hiệp thông với nhau trong việc bẻ bánh và cầu nguyện, làm gương sáng cho người khác (Cvtd 2:42-43). Mặt khác họ lại chia rẽ và gây tổn thương cho cộng đoàn (1Cor 11:17-33). Những nguyên nhân gây ra tình trạng chia rẽ trong cộng đoàn thì nhiều. Thật đáng buồn nhiều lúc mầm mống của sự chia rẽ lại xẩy ra trong giới lãnh đạo; như thỉnh nguyện của Gio-an va Gia-cô-bê: “Xin cho hai anh em chúng con, một người đuợc ngồi bên hữu, một người đuợc ngồi bên tả của thầy, khi Thầy đuợc vinh quang.” (Mk 10:37). Tham vọng quyền bính đã khiến các ông nhìn sai lạc mục tiêu và sứ vụ của Đức Giê-su. Các ông vẫn tin tưởng rằng Đức Giê-su đến để khôi phục vương quyền Israel (Cvtd 1:6). Và một khi vương quyền đã được khôi phục, các ông cũng được chia chác quyền lực. Các tông đồ kia cũng có tham vọng như thế, nhưng không ‘bon chen’ và ‘nhanh miệng’ bằng hai anh em ông Gio-an, vì thế đâm ra tức tối (Mk: 10:41). Đây là một trong những nguyên nhân trọng đại khiến cộng đòan - dù nhỏ bé như gia đình, hay rộng như Giáo hội - bị phân tán. Anh chị em đều có kinh nghiệm này: Gia đình không bị đổ vỡ vì con cái, chúng có thể là nguyên nhân gây ra sự bất đồng trong việc giáo dục. Nhưng nguyên nhân chính yếu thường xẩy ra bởi cha mẹ. Thay vì hỗ tuơng để xây dựng, các bậc cha mẹ lại xử dụng uy quyền để thống trị nhau. không nguời nào chịu thua người nào. (Trong khi đó, thua cũng là nghệ thuật sống chung trong gia đình. Khi bạn thua là lúc bạn thắng. Thắng chính mình để sống cho nguời khác hầu đem lại bầu khí an vui và hạnh phúc cho gia đình.) Như căn nhà bị dột, đã dột thì thuờng dột từ trên nóc. Việc cần làm là hàn hay vít lại những lỗ dột. Nhưng nếu dùng chậu để hứng nuớc chảy ra từ những lỗ hổng. Cuối cùng nhà dột vẫn dột và những lỗ hổng đó sẽ hổng to hơn.

Giáo hội ngày nay lắm phe nhiều phái cũng chỉ vì các đấng có quyền không biết đối thọai, nhường nhịn, sửa lỗi và tha thứ cho nhau. Cuối cùng không còn ai nghe ai nũa, hậu quả là sự phân tán. Cùng tin vào một Chúa, thế mà ngay trong Giáo hội còn có Đông Phuơng với Tây Phuơng; rồi Anh Giáo, Baptist, Lutheran, v.v…

Không cần nhìn những sinh họat công đòan ở các nơi khác, cứ nhìn những gì đã và đang xẩy ra nơi cộng đòan trong thời gian qua. Những biến cố dồn dập xẩy đến khiến cho cộng đòan bị phân tán. Điều đau khổ nhất là sự phân tán đó không xuất phát hay được khởi động bởi tầng lớp giáo dân. Nhưng lại xẩy ra do sự bất hòa nơi hàng ngũ lãnh đạo (khiến cho cả cộng đòan bị lãnh đạn). Nguyên nhân cũng chỉ vì ‘các đấng các bậc không còn đối thọai và làm việc chung được với nhau’. Thay vì quên đi những sai lỗi của nhau, để nếu không tiếp tục làm việc chung được với nhau, thì ít nhất cũng nên tôn trọng vị trí ‘tá điền, là những kẻ được sai’ của mình để tôn trọng công việc mà bề trên đã trao cho người khác. Nhưng chỉ vì nông nỗi nhất thời hoặc tôn thờ chủ nghĩa ‘cái tôi’, chỉ một mình và duy nhất mình ta mới làm nên sự việc. Vì vậy, họ kéo nhau lên gặp bề trên với danh nghĩa là đối thọai; nhưng thật ra là kiện tụng, đổ lỗi cho nhau và tranh phần thắng về mình. Những người được sai lẽ ra phải thực hiện lệnh truyền của Đấng đã sai họ. Trái lại miệng thì nói có, nhưng hành động lại là không. Thật đúng như ý nghĩa của bài Tin Mừng về du ngôn hai người con được cha sai đi làm vườn nho. Câu trả lời của anh thứ nhất là không; nhưng sau đó hối hận lại ra đi làm. Còn anh kia đáp rất lịch sự ‘thưa ngài, con đây’; nhưng cuối cùng anh lại không đi (Mt 21: 28 – 30). Giống như thế, nhiều người trong chúng ta, miệng thì nói ‘có, có, thưa ngài con đây.’ Nhưng hành động thì không… Trong lúc suy niệm bài Tin Mừng này, lòng tôi cảm thấy bị áy náy. Bởi vì, dường như Chúa muốn nhắc cho chúng tôi nhớ lại rằng làm nhân chứng cho Tin Mừng không chỉ là công việc nói về Chúa mà thôi. Nếu muốn cho lời có hiệu quả và sinh nhiều hoa trái; chúng tôi truớc tiên phải biết sống những gì chúng tôi rao giảng. Và một khi chúng tôi chưa sống đều mình nói thì anh em linh mục chúng tôi là những nguời đau khổ nhất. Vì thế, xin anh chị em cầu nguyện cho chúng tôi biết sống những điều chúng tôi giảng dậy. Bởi vì giả như chúng tôi chưa làm đúng thì Chúa sẽ phù trợ; bằng không công lý sẽ được áp dụng theo tinh thần ‘nhận nhiều trả nhiều; nhận ít trả ít’. Nhưng hiệu quả trước mắt là cộng đòan bị phân hóa; dân chúng không tìm được gương sáng. Từ đó, họ chán nản và chạy theo hướng khác. Thậm chí có nhiều người chán quá rồi bỏ tham dự những nghi thức phụng vụ. Hậu quả này ai gánh chịu: cộng đòan.


Như vậy cho chúng ta thấy sống chung, sống hòa hợp, sống đồng tâm nhất trí thật khó khăn. Tuy vậy, vẫn có giải pháp.

Tôi tin chắc rằng tất cả mỗi người chúng ta dù luời đến độ nào, mỗi ngày cũng cầu được một kinh lậy cha. Trong bản kinh của Chúa Giê-su đã dậy có một câu phù hợp với đề tài mà chúng ta đang bàn thảo – Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha cho người mắc nợ chúng con. Tha thứ theo tinh thần của kinh lậy cha vừa là nguyên nhân vừa là hiệu quả để được Chúa tha. Có nghĩa là nếu muốn được Chúa tha thì ta phải tha cho anh chi em ta trước; và muốn thật sự tha cho anh chị em thì bản thân ta phải cảm nghiệm sâu xa sự tha thứ của Chúa. Chính Chúa là nguổn động lực thúc đẩy ta tha cho nhau. Một khi cầu nguyện là mong đuợc Chúa nhận lời. Không biết những ước nguyện khác Chúa có nhận lời hay không? Nhưng điều cầu xin này, tôi tin Chúa sẽ ban cho. Phần còn lại là bổn phận của chúng ta: biến lời cầu nguyện thành hành động.

Nhưng, thực tế thật phũ phàng. Nhiều lúc chúng ta sẵn sàng tha thứ cho nhau. Nhưng kiểu tha của chúng ta chỉ trên môi miệng. Miệng thì tha nhưng tâm trí vẫn ghìm lỗi của người đó. Nhiều lần tôi đã chứng kiến cảnh con cái đuợc cha mẹ tha cho những lỗi lầm của chúng; nhưng khi tha cho con cái mình, cha mẹ vẫn dặn hờ một câu: lần này ba mẹ tha cho con; nhưng nếu còn tái phạm sẽ tính gấp đôi. Và trẻ em thì hay tái phạm, thế là lần sau cha mẹ không chỉ nói lỗi mà chúng vừa phạm, mà con kể lại những lỗi trong quá khứ nữa. Như vậy, đâu phải là tha thứ. Tha thứ đòi hỏi chúng ta phải quên tất cả những lỗi lầm của quá khứ. Người cha trong dụ ngôn tình phụ tử trong Tin Mừng theo thánh Luca đâu có kể tội của anh con thứ, thậm chí ông ta cũng không cho phép cậu kể lễ về những tội của mình. Ông vui vì con trở về, niềm vui đó đã khiến ông quên hết mọi lỗi lầm của con. Tha như thế mới gọi là tha trọn vẹn. Nhờ việc đón nhận sự tha thứ mà người con có thể hòa hợp với niềm vui của cha. Cậu đã vuợt qua được sự mặc cảm để đồng bàn với nỗi vui mừng của cha cậu.

Tha thứ là bước quan trọng để xây dựng sự hiệp nhất trong cộng đòan. Với khí cụ này, những thành viên trong cộng đòan có nhiều cơ hội để gần nhau hơn. Vẫn biết rằng ‘nhân vô thập tòan’. Và nếu mỗi thành viên trong cộng đòan cứ nại vào những khuyết điểm, những thiếu sót trong cuộc sống thì sức sống của cộng đòan cũng bị trì trệ. Không ai nên Thánh một mình. Bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là cùng giúp nhau kiện tòan những thiếu sót. Vì thế, trong yêu thuơng chúng ta còn phải giúp nhau thành tòan và sửa chữa những khuyết điểm của nhau.

Việc sữa chữa này rất tế nhị, đòi hỏi sự khôn ngoan, cần cân nhắc cẩn thận khi góp ý. Đôi khi vì qúa nhiệt tình, thay vì sửa lỗi chúng ta lại lên giọng thầy đời dậy khôn người khác. Như truờng hợp của Thánh Phê-rô: Khi nghe Đức Giê-su loan báo về số phận của Thầy sẽ bị khổ nạn, rồi bị giết chết; Thánh Phê-rô vì quá nhiệt tình lo cho số mạng của Thầy, nên đã kéo Đức Giê-su riêng ra, rồi mới lên tiếng trách Thày: “Xin Thiên Chúa thương đừng để cho Thày gặp phải chuyện ấy!” (Mt 16: 22b) Phêrô lập tức nhận được lời nguyền rủa “Quỉ sứ, lui ra đằng sau Ta”. Sự kiện làm chúng ta chóang váng. Mới vừa được khen là kẻ có phúc vì đã tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa; nay trở thành Satan cản lối Chúa.

Đây là vấn đề cần suy nghĩ để tìm ra câu giải đáp. Như Phê-rô, chúng ta hy vọng đạt đến vinh quang bằng con đuờng thênh thang, không muốn chịu khổ cực, không muốn vào của hẹp. Đó là cái bẫy cực kỳ nguy hiểm. Tước bỏ tất cả những khổ chế, hy sinh ra khỏi tôn giáo và đời sống cá nhân! Chúng ta muốn một tôn giáo hoành tráng, đầy quyền lực huy hoàng để trình diễn hầu thu hút người khác nhìn vào. Đây là một sai lầm dễ sợ, nhưng lại rất phổ thông. Làm sao một tôn giáo như vậy có thể thấm vào lòng người như nước thấm vào đất khô? Chúng ta ước ao một nền phụng vụ gọn gàng, tôn nghiêm với những cộng đồng tín hữu ăn vận chỉnh tề, sạch sẽ, thứ tự nếp nang, nhịp nhàng. Hoàn cảnh ấy giúp cầu nguyện sốt sắng hơn. Nhưng không nên câu nệ vào những hình thức đó như những tiêu chuẩn để lượng định, bắt ép người ta đáp trả tiếng Chúa mời gọi!

Phê-rô không có gì đáng trách, chẳng làm chi nên tội. Tuy nhiên, chính nhờ sự vội vàng và tính bộc trực của Thánh Phê-rô mà chúng ta học đuợc bài học: Nhận rõ Chúa Giê-su là ai, công việc của Ngài làm sao, vai trò của từng người trên thế gian? Sống và họat động ào ào không thể nào nắm bắt được Chúa. Cần ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Sự thiếu hiểu biết của Phê-rô về sứ mạng của Đức Giê-su, và tính bộc trực của ngài nhắc nhở chúng ta bài học: con đường theo Chúa không phải thênh thang mà nhiều cay đắng. Sự sống của chúng ta chỉ có thể đạt tới qua hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa.

Góp ý để sửa chữa những khuyết điểm để kiện tòan là việc tốt. Nhưng ‘vạch lá tìm sâu’ là việc nên tránh. Trên thực tế, chúng ta chỉ nhìn thấy cái xà trên mắt nguời khác, còn cái xà trong mắt ta lại chẳng nhìn thấy. Vậy làm sao đây?

Những phuơng thức sửa lỗi cho nhau đã được trình bày trong Tin Mừng theo thánh Matthew: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi cho người đó, một mình anh với người đó thôi… Còn nếu họ không chịu nghe thì hãy đem theo một hay hai nguời nữa, để mọi công việc đuợc giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu người đó vẫn không nghe họ, thì hãy trình cho công đòan. Nếu cộng đòan mà người ấy cũng chẳng nghe, thì hãy kể họ như một người ngọai hay một người thu thuế.” (Mt 18: 15- 17)

Tác gỉa của Tin mừng thứ nhất quan tâm đến những sinh họat trong cộng đòan. Cộng đòan của ngài chỉ bao gồm khỏang 50 – 60 thành viên. Họ mới trở lại tin vào Chúa; nên những lề lối sống đạo của Do Thái giáo vẫn còn ảnh hưởng trong cách hành xử của họ. Đối nội, họ cần dung hòa những va chạm phát sinh bởi nếp sống mới, nếp sống của Tin Mừng và nếp sống cũ. Đối ngọai, họ sống chung đụng với những người Do Thái chưa tin (bảo thủ, cực đoan) và dân ngọai. Vì thế một việc xấu, dù nhỏ đến đâu, xẩy ra trong cộng đòan cũng chẳng dấu được ai! Chúng ta có thể so sánh họ như một gia đình di dân; một xích mích nhỏ xẩy ra trong gia đình đó cũng chẳng dấu đuợc ai. Bất kỳ chuyện xấu gì xẩy ra tại Cabramatta, thì cả cộng đồng nguời Việt bị mang tiếng lây. Trong môi trường sống đó và nhất là với những va chạm khiến cho các tín hữu của cộng đòan đó phải tự hỏi: tại sao những chuyện như thế vẫn còn. Có cách thức sống nào khiến cho đời sống cộng đòan mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn không?

Chương 18 của Tin mừng theo Thánh Matthew đã đưa ra những nguyên tắc sống chung trong cộng đòan. Đây không phải là những khỏan luật nặng hình thức; nhưng là cẩm nang được linh ứng bởi Thánh Linh nhằm mục đích kiện tòan nếp sống trong cộng đòan theo đúng lời giảng dậy của Chúa Giêsu.

Nguyên tắc sống thứ nhất là một cộng đòan chỉ là cộng đòan Kitô giáo đích thực khi không một thành viên nào bị lọai bỏ. Đặc biệt là những người cô thân tất bạt, những người không có địa vị, những người nghèo đói, những người đang bị lạc hướng đi, v.v.. ; tất cả đều được đón nhận. Không một ai bị hư mất. (Mt 18: 1-14)

Nguyên tắc thứ nhì là không một ai là không được tha thứ trong cộng đòan đó. Tất cả đều được huởng sự tha thứ. (Mt 18: 21-35)

Giữa hai nguyên tắc đó là việc sửa lỗi cho nhau. Việc sửa lỗi này đặt trên nền tảng của lòng mến. Anh em đừng mắc nợ nhau điều gì, trừ phi lòng thuơng mến. Đừng lên mặt thầy đời mà phán xét họ. Việc sửa lỗi này, theo thánh Matthew bao gồm 3 bước:

Bước thứ nhất: Nếu người anh chị em của ta trót phạm tội. Thánh Matthew không nói đến việc người đó phạm tội hoặc có lỗi với ta. Nhưng Ngài nói trống không. Khó xác định đuợc tội của người đó đã trót (lỡ dại) phạm với ai? Nhưng dựa trên mạch văn của đọan Tin Mừng này, ta có thể đóan được ý của thánh Matthew muốn ám chỉ đến tội ở đây là tội phạm đến cộng đòan. Như tội phạm đến công quỹ (xử dụng của chung vào lợi ích riêng tư); hành xử uy quyền một cách bất chính (hiến thân người khác để tiến thân mình); thay vì phục vụ cộng đòan thì lại ‘làm kinh tế’; xử dụng chức vụ làm ố danh việc đạo v.v… Gỉa như ta là người biết trước tiên, thì cũng không đuợc phép nói cho nguời khác. Trong tình bác ái, đừng chờ người đó đến với ta; nhưng ta đi bước trước để đến và đối thọai với họ; giúp họ nhận ra hành động sai lầm đó; rồi nhẹ nhàng đưa họ về với Chúa, về với cộng đòan. Gỉa như họ nhận ra lỗi lầm và nghe ta thì ta đã lợi được người anh em rồi. Trên thực tế, chúng ta thường quên nguyên tắc này. Khi khám phá ra lỗi lầm của ai, thay vì đối thọai với họ; lại đi nói nhỏ cho người khác biết. Cứ vài lần ‘nói nhỏ’ như thế thì chẳng bao lâu cả làng đều biết. Đến khi cả làng, cả xóm đã biết thì cơ may giúp họ nhận ra lỗi lầm để hối cải dường như không còn. Như anh chị em biết là chẳng ai muốn người khác biết những điều xấu của mình; thì cũng đừng bao giờ nói về những điều xấu của họ cho người khác; cộng đòan Kitô- hữu không có nguyên tắc sống đó.

Bước hai: Ít khi chúng ta thành công ở buớc thứ nhất. Bước thứ hai cũng mang một tinh thần như thế. Vẫn vì lòng bác ái mà đến giúp họ. Nhưng cần đến hai hay ba nhân chứng. Cách giải quyết này dựa trên luật của người Do Thái; “Một nhân chứng duy nhất không thể đứng lên buộc tội một người về bất cứ một tội lỗi nào… phải căn cứ vào lời của hai hoặc ba nhân chứng, việc đó mới được cứu xét.” (Đnl 19:15) Trong đọan tiếp theo Chúa phán: “…Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đó, giữa họ. Lời Chúa phán ở đây thuờng đuợc áp dụng vào việc cầu nguyện. Nhưng dựa trên văn mạch của thánh Matthew, chúng ta có thể áp dụng cho việc sửa lỗi cho nhau. Luật của người Do thái nhấn mạnh đến vai trò của nhân chứng. Thánh Matthew dùng lại khỏan luật đó nhưng theo tinh thần mới của Đức Kitô. Không phải vì sự hiện diện của hai ba nhân chứng mà sự việc mới được cứu xét. Nhưng đó chính là sự hiện diện của Chúa trong đời sống cộng đòan. Sửa lỗi mà không có sự hiện diện của Chúa, việc đó dễ trở thành việc tranh luận và phán xét nhau. Chính Chúa sẽ giúp cho người đó trở lại để cộng đòan đuợc hiệp nhất.

Bước thứ ba: Buồn thảm hơn, giả như người đó vẫn cứng đầu, mới trình cho cộng đòan. Cứ sự thường thì mức độ thành công ở buớc này cũng rất nhỏ. Đã vậy thì hãy coi người đó như một người ngọai hay một người thu thuế. Đến đây, chúng ta tưởng người đó đã bị lọai ra khỏi tình thuơng của Chúa. Thật sự, không. Vì Chúa lại phán: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nuớc Thiên Chúa trước các ông.” (Mt 21: 31) Cộng đòan đã làm hết bổn phận của mình. Nhưng cho dù cộng đòan có thất bại, thì vẫn còn có Chúa. Hãy để người đó cho Chúa; Ngài có trăm phuơng ngàn lối để thức tỉnh họ. Chúng ta thất bại; nhưng tình thuơng và lòng nhân hậu của Chúa sẽ không thất bại. Vì ý của Chúa Cha là tất cả những kẻ mà Thiên Chúa đã ban cho Chúa Giêsu, Ngài sẽ không để mất một ai. (Gioan 6:39)

Tóm lại, dựa vào lời của Chúa, thánh Matthew đã đưa ra những nguyên tắc rất thực tế để xây dựng, tạo tình liên đới và mối dây hiệp thông trong cộng đòan. Tất cả các tín hữu đều có bổn phận và trách nhiệm đối với nhau. Bổn phận này được đặt trên cơ sở của lòng mến và sự tha thứ. Không có tình trạng nên thánh một mình. Phải hiệp nhất và nâng đỡ nhau. Chính sự đồng tâm nhất trí trong cộng đòan sẽ đánh bật sự dữ ra ngòai; để mọi nguời đểu vui hưởng sự an bình của Chúa. Tinh thần phe phái không có chỗ đứng trong cộng đòan Kitô giáo. Mỗi người, dù sống trong ơn gọi nào cũng đều được mời gọi sống cho nhau. Như vậy, người ta mới nhận biết chúng ta là môn đệ của Thầy; là nhân chứng cho những môi truờng mà nhân phẩm còn bị chà đạp; những kẻ cô thế còn bị áp bức bởi thiểu số có quyền; những người chia phe, lập phái để thống trị người khác; v.v..

Cầu xin Chúa ban cho chúng ta thấm nhuần tinh thần của Chúa để hòan tất ý định mà Người đã có khi tạo dựng nên ta; để qua tình bác ái, sự tha thứ chúng ta cùng giúp nhau xây dựng cộng đòan mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn.

_____________________________________Lm Mai Van Thinh

Saturday, 27 June 2009

Sám hối tập thể quốc gia - Lm CHÂN TÍN

Trong bài nói chuyện tối hôm kia, tôi đã đề cập đến sám hối cá nhân. Sám hối về những gì? Về lề luật (10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 điều răn Giáo Hội)? Sám hối đó ta vẫn thường làm. Ta lưu ý đến sự sám hối căn bản : Tin Mừng của Chúa kêu gọi chúng ta nên trọn hảo như Cha trên trời và thực hiện chức năng của Dân Thiên Chúa, chức năng thực tế, ngôn sứ và vương đế. Ta đã thực hiện điều đó đến đâu. Ta cần sám hối.

Trong bài tối hôm qua, tôi nói đến sám hối của Giáo hội : Giáo hội nhận sứ mạng của Chúa Cha trong việc thu họp mọi người trong Chúa Kitô. Tôi đã nhấn mạnh đến Giáo hội Việt Nam chưa phấn đấu đủ để hoàn thành sứ mạng rao giảng Tin Mừng : chưa phấn đấu đủ cho việc đào tạo Linh Mục, việc các dòng tu được hiện hữu và hoạt động, chưa phấn đấu đủ để người Công giáo khỏi bị chèn ép, khỏi là công dân hạng hai; chưa phấn đấu đủ cho việc giáo dục, y tế, xã hội của Giáo hội để phục vụ nhân dân; nhất là chưa phấn đấu đủ cho nhân quyền.

Hôm nay trong buổi nói chuyện cuối cùng, tôi xin đề cập đến sự sám hối trên khía cạnh tập thể quốc gia.

Quốc gia này, trong 15 năm nay, đảng cộng sản Việt Nam đã một mình cai trị toàn cõi Việt Nam trong một thời gian lâu dài hơn bất cứ chính phủ nào trước kia trong chế độ cũ : Bảo Đại được 7,8 năm; Ngô Đình Diệm 9 năm; Dương Văn Minh, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu chia nhau chỉ có 12 năm.

Đảng cộng sản Viêt Nam dính liền với các nước CS khác : trước hết là Liên Xô, người anh cả; rồi các nước Đông và Trung Âu; rồi đến Trung Quốc mà ngày xưa cộng sản Việt Nam gọi là môi hở răng lạnh; ông Cuba đang gổng mình làm tiền đồn cho cộng sản ở Châu Mỹ; ông Bắc Hàn đang dựng một hệ thống độc tài cha truyền con nối.

Khỏi nói đến ông Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn là những chế độ đầy vi phạm đến quyền căn bản con người, mà chưa thấy một chút ân hận nào, thì làm gì có sám hối, có đổi mới.

Các nước Đông Âu đã ân hận, đã sám hối, đã vạch những tội ác của các chế độ cộng sản theo đường lối độc tài tàn ác của Staline. Họ đã lên án lãnh tụ bất tài bất tướng của họ và tuyên bố từ nay sẽ tôn trọng nhân quyền, tôn trọng tự do tín ngưỡng, trả tự do cho tù chính trị.

Tôi muốn dành thì giờ để nói đến Liên Xô và đất nước chúng ta


A. Sám hối tại Liên Xô :

Trước hết , ta nhìn về Liên Xô, đất nước của Lênin, nơi phát xuất Cách Mạng xã hội chủ nghĩa và trong 73 năm, lãnh đạo cuộc cách mạng XHCN khắp thế giới, Liên Xô là đất mẹ của Cách mạng XHCN

a. Phim Sám hối : Cách đây trên 20 năm, một cuốn phim Liên Xô tố cáo tội ác của chế độ độc tài của Staline đã được thực hiện, nhưng chỉ cách đây vài ba năm, cuốn phim mới được xuất xưởng nhờ cuộc sám hối của nhân dân Liên Xô và của cấp lãnh đạo cộng sản Liên Xô, và trong một thời gian ngắn, cuốn phim đã được thế giới nhìn nhận là kiệt tác : đó là phim sám hối của Abuladze. Cuốn phim mô tả vụ xử án một phụ nữ đã ba lần đào mả ông Varlam, thị trưởng của một thành phố nhỏ ở Liên Xô. Bà này là con của nạn nhân của ông thị trưởng này. Tại tòa, bà tuyên bố bà không thể để tên độc tài đó trong mồ, nếu cần còn đào nữa. Đây là bản án dành cho một cơ chế quyền lực độc đoán, không dựa trên pháp luật, mà là dựa trên sự mị dân và đàn áp. Phải giải thoát mọi người khỏi nỗi khiếp sợ và sự tôn kính không tự nguyện đối với ông thị trưởng tác oai tác quái, hình ảnh của Staline và cả một thế hệ lãnh đạo Liên Xô và các nước XHCN trong 73 năm qua. Y muốn trừ tận gốc tất cả những gì là sự sống và tài năng xung quanh y, bất mãn với mọi người, vì thế bỏ tù tất cả. Nhưng tất cả những vụ bắt bớ hành quyết nhục hình, y dùng bàn tay kẻ khác. Niềm khoái lạc thâm độc của y là rình rập một nạn nhân và mào đầu một trò chơi tàn bại với kẻ thù mới bằng cách chuẩn bị một màn công lý đẫm máu sẽ được bộ hạ hoàn tất. Y nói “Nếu muốn, chúng ta sẽ bắt được mèo trong phòng tối, kể cả khi không có mèo”. Hoạt động chống lại con người tiêu biểu nhất của y là y đã lấy đền thờ làm chỗ thí nghiệm khoa học rồi cho nổ tung đền thờ, y muốn chặt đứt rễ, sống nuôi dưỡng và làm giàu đời sống tinh thần của nhân dân, xóa bỏ truyền thống văn hóa. Đối với y, 4 người dân là 4 kẻ thù.

Y chết, đám tang lớn, có điếu văn ca ngợi. Một ngày sau, xác y được chôn cất, đã bị quật lên đến ba lần do một người đàn bà, con của một nạn nhân. Ra tòa, bà nói còn quật lên nữa. Cuốn phim kết thúc với cuộc tự vẫn của cháu nội, vì nó “sám hối” thay cho ông nội nó; đến lượt con trai của tên độc tài cũng “sám hối” bằng cách đào mồ và liệng xuống vực thẳm phơi thây cho đàn quạ. Cảnh cuối cùng là một cụ già đi ngang qua nhà người phụ nữ đã quật mồ tên độc tài. Bà này bây giờ có nghề làm bánh ngọt. Trên mỗi chiếc bánh ngọt đều có hình một tháp nhà thờ. Bà cụ hỏi : “Đường này có đưa tới nhà thờ không” Người bán bánh trả lời : “Không?, thưa cụ”. Bà cụ trợn mắt bảo : “Đường không đưa tới nhà thờ thì để làm gì?”

Cuốn phim “sám hối” như thế đó. Hồi ây, cuốn phim chỉ là một ước mơ của nhà soạn phim Abuladze. Nhưng nay là sự thật : toàn dân Liên Xô đã sám hối, cấp lãnh đạo Liên Xô đã sám hối. Họ đang quật mồ của Staline lên bằng cách tố cáo những tội ác của y và của tay sai y trong nhiều thập niên trước đây. Ta hãy lắng nghe họ nói. Ta lần lượt nghe các nhà văn lớn ngày nay của Liên Xô, các nhà tri thức, các đảng viên cộng sản, các cấp lãnh đạo. Họ tố cáo tội ác của độ chế độ độc tài và họ đưa ra những đường hướng mới cho cuộc sống lại của những giá trị thiêng liêng : họ đang sám hối.

b. Các nhà văn Liên Xô : Các nhà văn lớn của Liên Xô lên tiếng về sự mất mát các giá trị thiêng liêng của xã hội Liên Xô ngày nay.

Các nhà văn Bykov, Astafyer, Aimatov, tất cả tố cáo sự sa sút luân lý sau 70 năm cách mạng. Nguồn gốc của sự sa sút này là ở trong công cuộc phá hoại tôn giáo. Con đường ra khỏi cuộc khủng hoảng này là làm cho tôn giáo sống lại

Bykov, nhà văn lớn nhất, cho rằng không thể không có luân lý, nếu không có đức tin.

Astafyer : “Ai đẩy chúng ta vào vực thẳm của sự dữ và bất hạnh, vì sao ? Ai dập tắt ánh sáng của sự thiện trong tâm hồn chúng ta? Ai đã đẩy lùi ngọn đèn của lương tâm chúng ta, đẩy nó vào vực thẳm tối tăm, trong đó chúng ta mò mẫm, cố gắng tìm đáy vực thẳm, tìm một cái gì để dựa vào một ánh sáng dẫn ta đến tương lai? Ích gì cho chúng ta cái ánh sáng đưa chúng ta đến ngọn lửa địa ngục ? Chúng ta đã từng sống với ánh sáng của tôn giáo trong tâm hồn chúng ta, một ánh sáng đã có từ lâu trước ta… Người ta đã làm mất đi ánh sáng đó và không mang lại gì khác cho ta để thay thế, trái lại họ đem lại cho ta vô tín ngưỡng”.

Amitov (Hồi giáo) ca ngợi Kitô giáo. Được hỏi vì sao ông lại chọn một chủng sinh Kitô giáo làm nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Đoạn đầu đài” của ông, ông nói : “Kitô giáo đã tạo một thúc đẩy mạnh mẽ trong khuôn mặt của Đức Kitô. Đạo Hồi mà tôi luôn là thành phần qua nguồn gốc dân tộc không có một khuôn mặt như vậy. Mohamet không phải là một tử đạo. Ngài có những ngày gian khổ, nhưng bị đóng đinh cho một lý tưởng và tha thứ cho người bách hại mình thì đạo Hồi không có như vậy”.

Rất nhiều nhà văn như thế nghĩ rằng tái lập những giá trị tôn giáo là con đường duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng thiêng liêng hiện thời (Cs. Monitoe 13.10.86).

c. Các nhà tri thức : trong một cuộc trao đổi bàn tròn, đã tố cáo sự bất khoan dung của chế độ cộng sản và kêu gọi sự bao dung, điều kiện quan trọng để có sự thông cảm giữa người và người. Một nhà báo Alexandre Nejny nói về sự bất bao dung của Liên Xô : “Chúng ta khó mà bao dung đối với những người khác chính kiến, chúng ta phải hiểu vì sao ta bất bao dung như thế, vì sao ta lại chống đối tôn giáo và Giáo hội. Chính cái bất bao dung là thủ phạm của bao hy sinh của công dân nước ta và niềm tin của họ… Nhiều cán bộ chuyên trách về tôn giáo của Hội đồng Bộ trưởng, với chức năng là trung gian giữa nhà nước và và các công đoàn tôn giáo, giữa chính quyền địa phương và tín đồ, tuy họ còn trẻ, nhưng đã nhiễm tinh thần bất bao dung truyền lại từ thời Staline và tỏ mình bền chí như những người đi trước họ, bằng cách bắt bớ Giáo Hội và các tín đồ”.

Janis Pujato (Giám mục Riga) : “Trong xã hội ta, tình cảnh người tín hữu và người vô thần không ngang nhau. Người vô thần có quyền tuyên truyền tư tưởng của mình, còn tín hữu chỉ được tế tựa”

Youri Davydov : Có câu tục ngữ “Nhà thờ không phải là những khúc gỗ, nhưng là con người” .Người ta sửa sang được nhà thờ là một điểu ghê ghớm. Nhưng làm sao cho Giáo hội sống lại trong các tâm hồn là ưu tiên”.

Alexandre Nejny : Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm ngày rửa tội nước Nga, ông Nejny có một bài báo ở báo Tin tức Moscova ngày 19.6.88. Ông nói “quan niệm Giáo hội là một tàn dư có hại từ bản chất là một mưu toan xấu nhằm tước mất của nhân dân cái di sản văn hóa và lịch sử vĩ đại. Chủ nghĩa vô thần bằng bất cứ giá nào là vô ích và tai hại, bởi vì khi thực hiện nguyên tắc đó, họ đã cưỡng bách cả quá khứ lịch sử của Liên Xô lẫn sự tự do lương tâm cả hàng triệu đồng bào của họ. Phải hiểu rằng vô thần cũng như tín hữu, họ cũng thừa hưởng một truyền thống tinh thần lớn lao duy nhất và chính cùng với truyền thống này mà những chân lý về sự thiện, về lòng nhân từ và về lòng thương yêu đi vào bên trong cuộc sống của họ. Những kẻ tìm cách làm cho Giáo hội mất đi môi trường hoạt động của mình và cắt đứt mọi con đường đưa từ nhà thờ tới trần thế, những kẻ ấy đã phạm một lỗi lầm xã hội và chính trị không thể tha thứ được. Người ta lơ là không dám đếm xỉa đến những quyền lợi của các tín hữu và coi các tín hữu này như những công dân hạng hai. Phải tôn trọng vô điều kiện nhân phẩm con người, nhìn nhận con người có những quyền không thể chuyển nhượng. Giáo hội có những đau khổ trong bảy thập niên vừa qua. Sao không tỏ lòng cảm phục hẳn hiện mà tưởng niệm những người đã chết vì đức tin trong các trại tù thời Staline ? Sự nghiêm chỉnh luật pháp trong các quan hệ giữa Nhà nước vô thần và Giáo hội bao hàm khoảng cách giữa đôi bên. Khoảng cách đó có thể tránh cho Giáo hội một nguy cơ trầm trọng : nguy cơ bị nghẹt thở bên trong những vòng tay siết chặt của các nhà cầm quyền và một khi bị tước đoạt sự độc lập tinh thần, nguy cơ trở thành một bộ phận nhà nước”.

Youri Davydov (nhà văn vô thần) : “Nói đến bao dung thì dễ dàng hơn đối với những người của Giáo hội, vì họ có một truyền thống lâu dài hằng thế kỷ về điểm này, còn những người vô thần như chúng tôi chưa biết đến. Chúng tôi cứng cỏi, chúng tôi đã đưa cái bất bao dung lên hàng đầu trong cuộc sống xã hội (VN : bạn, thù). Kết quả : chúng tôi không cảm thấy bao dung và thương xót đối với con người, con vật, và cả thiên nhiên. Phần tôi, tôi đã phải học cho biết bao dung trong các trại giam của Staline. Các bạn ngạc nhiên phải không ? Điều đó khó, nhưnng nếu không, người ta không sống sót nổi : thiếu thốn, đói khát, những khó khăn trong cuộc sống ấy nối kết chúng tôi lại (N. Moscou 30.10.88).

Averintsev (Tiến sĩ Ngữ học, Hàn lâm viện Khoa học) : “Cách thức tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề giữa những con người với nhau là tranh luận tự do mà không trở thành bất hòa, người ta không nhất thiết phải luôn có cùng một ý kiến với nhau mà tôn trọng nhau được. Cuộc sống xã hội không thể có được nếu không có bao dung. Mỗi người có toàn quyền tự do không những theo một niềm tin mình muốn, mà còn tuyên truyền bất cứ tôn giáo nào hay đổi niềm tin. Không một cán bộ nào có quyền hỏi một ai về niềm tin của họ, đó là vấn đề lương tâm ” (Lênin).

a. Đảng và nhà nước :

Ông Constantin Katchev, trưởng ban tôn giáo chính phủ Liên Xô, trong một cuộc phỏng vấn, khi người ta hỏi ông : “Sau 70 năm cách mạng, có gì thay đổi trong một đât nước vô thần như Liên Xô đối với tôn giáo?”, ông nói : “Có nhiều thay đổi. Thay đổi chính yêu là nay người tín hữu không còn bị coi như công dân hạng hai nữa (Năm 76 tại Mặt trận Trung ương, Chân Tín đã nói người công giáo Việt Nam đã bị coi như công dân hạng hai). Điều này tiếc thay vẫn còn xảy ra một cách quá thường xuyên… Việc Hiến pháp Liên Xô kỳ thị tín hữu và ưu đãi người vô thần phải được chấm dứt.

Ngày nay, người vô thần được tự do tuyên truyền, trong khi các tín hữu thì chỉ được nói về đức tin của họ trong khuôn khổ nhà thờ mà thôi hoặc chỉ được nói trên báo chí với số ấn hành rất hạn hẹp. Cần phải làm sao để người không tín ngưỡng và người có tín ngưỡng đều được quyền như nhau.

Nhà nước không thể lấy công quỹ để tài trợ việc tuyên truyền vô thần được, vì đây là tiền của mọi người, trong đó co tín hữu.

Luật mới sẽ cho phép ai muốn học tôn giáo một cách cá nhân hay theo nhóm với sự trợ giúp của Linh mục và học bất cứ ở đâu. Đây là chuyện riêng của công dân, Nhà nước không được xen vào.

Luật sẽ loại bỏ việc xin phép lập các tổ chức tôn giáo như các hội đoàn. Một tổ chức tôn giáo (họ đoàn, hội đoàn) sẽ được tín hữu tự do thành lập mà không cần xin phép (La Republica, 4.3.89)

Ông Gocbachev, tổng thống Liên Xô:

“Các quyền của con người trong chế độ XHCN không phải là quà tặng của Nhà nước, không phải là làm việc từ thiện của ai… Công cuộc cải tổ đã đặt ra vấn đề về các quyền chính trị của con người… chúng ta không có quyền cho phép để cuộc cải tổ vấp phải tảng đá giáo điều và bảo thủ, vấp phải những thành kiến và những tham vọng riêng của ai đó” (Sài Gòn Giải Phóng, 1.7.88)

“Không có tính công khai, phê và tự phê, không có dân chủ thì quá trình cải tổ không thể tiến triển được. Nó sẽ chết yểu và chúng ta có thể chôn nó ngay trong ngày hôm nay” (Sài Gòn Giải Phóng, 2.7.88 Hội nghị cộng sản Liên Xô 19).

“Chúng ta đoạn tuyệt với hệ thống độc đoán quan liêu. Lý tưởng của chúng ta là chủ nghĩa xã hội nhân đạo dân chủ. Chúng ta từ bỏ việc nhà nước hóa một cách độc đoán đời sống xã hội, điều đã dẫn đến sự lộng quyền và bất chấp pháp luật. Đảng cộng sản không giữ độc quyền, không loại trừ khả năng thành lập các đảng” (Sài Gòn Giải Phóng, 14.2.90).

Gocbachev nói với Gioan Phaolô II : “Chúng tôi cần những giá trị thiêng liêng, cần một cuộc cách mạng tinh thần. Đây là con đường độc nhất đưa đến một nền văn hóa mới và một nền chính trị mới… Chúng tôi đã đổi thái độ đối với một số vấn đề, ví như tôn giáo, mà chúng tôi đã cư xử một cách đơn giản. Bây giờ, không những chúng tôi nhận định rằng không một ai có quyền can thiệp vào những vấn đề lương tâm cá nhân, nhưng chúng tôi còn nói rằng những giá trị luân lý mà tôn giáo đã làm nảy sinh và đã đúc kết trong hàng thế kỷ, có thể giúp cho công việc đổi mới đất nước chúng tôi vậy. Những người thuộc về nhiều tôn giáo ở Liên Xô, tất cả đều có quyền thỏa mãn nhu cầu thiêng liêng của họ” (Time, 11.12.89).

Với những lời của Gocbachev, chúng ta có thể thấy được một phong trào sám hối đang được thúc đẩy mạnh mẽ ở Liên Xô.

B. Sám hối tại Việt Nam

Việt Nam dĩ nhiên không phải là Liên Xô hay các nước Đông Âu, Liên Xô và các nước Đông Âu dĩ nhiên không phải là Việt Nam. Nhưng Việt Nam cũng không sống trên một hành tinh khác. Và con người thì ở đâu cũng như nhau. Con người ở Việt Nam cũng như ở Liên Xô, ở Đông Âu, cũng khát vọng sống, cũng khát vọng tự do thật sự, hạnh phúc thật sự, dân chủ thật sự.

Sau đây, tôi xin trích những phát biểu, những ý nghĩ của báo chí, các nhân vật của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, quân đội về thực trạng tồi tệ của đất nước và những ưu tư, trăn trở một ít ân hận, nhưng chưa sám hối vì chưa thấy có gì đổi mới thật sự.

a. Trước hết báo chí Việt Nam :

Tự do báo chí rất giới hạn và như một người làm báo thú nhận trong một cuộc hội thảo về dư luận báo chí, cho đến nay, chỉ có những công chức làm báo, chưa có nhà báo thực thụ. Tuy vậy trong mấy năm qua, đã có nhiều lời “nói thẳng nói thật” hơn trước về tình trạng sa sút trên mọi địa hạt đời sống xã hội.

Chỉ trong ba tháng vừa qua, sau khi vụ “Đường Sơn Quán” đổ bể do báo Tuổi trẻ nêu lên, nhiều cán bộ cao cấp dính trong vụ ăn chơi trác tán như chủ tịch Ủy ban nhân dân Thủ Đức, trung tá Phan Thanh, trưởng ban Hình sự của thành phố và nhiều nhân vật khác, một bài báo của Sài Gòn Giải Phóng (1.3.90) đã yêu cầu loại trừ những bướu độc : “Đảng và Nhà nước phải kiên quyết loại trừ ngay trong các cơ quan Đảng, chính quyền mọi cấp, những cán bộ thiếu khả năng, kém phẩm chất đạo đức, đang biến chất, tha hóa, xa rời quần chúng, quan liêu, đứng trên dân. Đây là những cán bộ có chức quyền và từ những chức, những quyền ấy, họ biến đặc quyền đặc lợi trở thành những hiện tượng nghịch tình nghịch lý trước đời sống của đa số cán bộ công nhân viên chức và nhân dân còn nhiều mặt khó khăn. Mọi người thừa biết, đã có được cuộc sống giàu sang một cách phi đạo ly, những cán bộ này đã lấy tiền ở đâu? Đó là kết quả của những hành động ăn cắp của công, tham nhũng, hối lộ, móc ngoặt, buôn lậu, mà họ đã lạm dụng chức quyền để làm”.

Ngay trong tháng giêng 90, một bài báo khác cũng của báo Sài Gòn Giải Phóng (18.1.90) cũng đa phơi bày tệ nạn ăn chơi phung phí của cán bộ. Sau khi đề cập đến cuộc sống vất vả của một giáo viên phải đi sửa xe ban đêm,một nữ công nhân không dám sinh con thêm vì thiếu sữa, bài báo nói tiếp : “Họ là giáo viên, y tá, kỹ sư, công nhân, bộ đội, và những người lao động bình thường khác có cuộc sống thật vất vả. Nhưng bên cạnh đó, cũng trên một đất nước và một thành phố có nhiều lo toan, đã và đang tồn tại một cuộc sống khác xa hoa và phung phí không thể tưởng tượng nổi. Kiểu ăn chơi bạt mạng, quái đản và trụy lạc của nhóm người này đối nghịch một cách mỉa mai với cuộc sống bươn chải và khiêm tốn của đa số còn lại. Dân có tiền đang tạo ra hình ảnh của một thế giới trong một thế giới. Họ là ai? Giai cấp mới, giới thượng lưu mới, hiện nay thẳng tay vung tiền qua cửa sổ, những người dám bỏ ra bạc triệu để mua vui, mà tiền là tiền của Nhà nước, của nhân dân. Bằng những thủ đoạn lừa bịp tinh vi, bằng những sự liên kết và che giấu lẫn nhau trên cơ sở đôi bên đều có lợi, những phần tử xấu trong cán bộ công nhân viên Nhà nước đã lợi dụng những kẻ hở để tha hồ bòn rút đục khoét công quỹ”.

b. Đảng và nhà nước ta đã lên tiếng :

Trước hết, ông Trần Bạch Đằng : “Kinh nghiệm cay đắng ở hàng loạt quốc gia xã hội chủ nghĩa cho thấy khi một Đảng đã rơi vào bệnh kiêu ngạo, tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, tất cả đều xuất phát từ “ơn Đảng”, từ sự minh mẫn đến thái độ thần thánh thì cái bờ vực đang chờ môt sảy chân nho nhỏ vùi lấp mọi ánh hào quang…

Đảng chưa dùng sức mạnh quần chúng để chấn chỉnh Đảng, nhất là về tổ chức, nhân sự… đề cương (Trung ương Đảng) chưa thoát khỏi cách hiểu ngầm : quần chúng kém, Đảng phải vận động để nâng tầm quần chúng lên. Tất nhiên điều đó có thật, song nếu đặt mối tương quan một cách biện chứng thì cái mà không ít đảng viên lạc hậu hơn quần chúng về tri thức, nhiệt tình và phẩm chất giữ vai trò không nhỏ trong hiệu quả của công tác vận động quần chúng…

Về các tổ chức quần chúng tôn giáo, có một lầm lẫn đáng tiếc : Ủy ban Đoàn Kết Công giáo là một đoàn thể, trong khi giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo. Đề cương không nêu chính sách đổi mới đối với các đối tượng này (về quan điểm) mà đi vào các tổ chức, quả là không thỏa đáng.

Riêng nhận thức về Mặt trận của đề cương quá lạc hậu với hiện thực…

Đảng cộng sản gồm những người vô thần, trong khi xã hội còn tôn giáo, còn tín ngưỡng và sẽ còn lâu, ngoài việc tìm chỗ có thể thỏa hiệp với chính trị, chúng ta đâu còn con đường nào khác?” (Nhân dân, 3.5.90)

Nguyễn Cơ Thạch, ủy viên Bộ Chính trị, tổng trưởng Ngoại giao trả lời Tạp chí quan hệ quốc tế : “Chế độ XHCN vì dân (?), đó là mục đích dân chủ nhất, nhưng cách làm tập trung quan liêu bao cấp đã đi ngược lại mục đích dân chủ và đẻ ra tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lạm dụng quyền hành, ức hiếp nhân dân lao động. Một chế độ vì nhân dân nhưng nhân dân không có quyền dân chủ về kinh tế, cơ sở của quyền làm chủ về chính trị… Loài người đã kéo dài cuộc sống man rợ trong hai triệu năm với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc và không có trao đổi, 10 ngàn năm qua, loài người đã thực hiện bước nhảy vọt nhờ nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Nếu nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc đã kềm hãm sự phát triển của xã hội loài người trong hai triệu năm thì có thể nói nền kinh tế tự cấp tự túc cũng đã kìm hãm sự phát triển của các nước XHCN trong hơn 70 năm qua (tự túc : chặt cafe để trồng lúa – lời thú tộ ghê ghớm) (Thanh Niên, 4.2.90).

Đại tướng Lê Đức Anh (Bộ Chính Trị) đã nói về dân chủ (tạp chí Quốc Phòng) : “Hầu như ở mọi nơi,mọi ngành, mọi cấp, hiện tượng dân chủ hình thức, quan liêu, quân phiệt, độc đoán, chuyên quyền, trù dập ức hiếp nhân dân, đặc quyền đặc lợi, không quan tâm đến đời sống tinh thần vật chất của quần chúng còn đang diễn ra phổ biến. Nhiều tiếng kêu oan của người dân vẫn chưa được giải quyết. Trong quân đội thì truyền thống tốt đẹp chính trị, dân chủ có lúc như bị lãng quên. Những hiện tượng mất dân chủ nghiêm trọng… đương nhiên bị quần chúng phản đối một cách chính đáng, không nên vội cho là xấu là địch”

Ông Lê Quang Đạo (chủ tịch Quốc hội) nói đến độc tài : Thường là Đảng quyết định mọi cái. Trong thực tế không phải là Đảng, mà cấp ủy, không phải cấp ủy mà là một nhóm người, có khi chỉ là một cá nhân quyết định, dẫn đến độc tài chuyên chế, đặc quyền đặc lợi, sinh ra một tầng lớp cầm quyền đứng trên nhân dân, đối lập với nhân dân, tạo ra những bất công xã hội khiến quần chúng chống lại… Đảng bị quan liêu hóa nhưng bắt dân vẫn tuân theo mình, vì trong tay có quyền lực. Quyền thì có nhiều hơn nhưng năng lực đạo đức có khi không bằng dân”

Phạm Văn Đồng, nguyên chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ngày nhận huân chương Sao Vàng (84 tuổi), ông nói : “Cái nhà của chúng ta hiện nay đang nhiều rác rưởi và dơ bẩn, làm cho quần chúng nhân dân phẫn nộ một cách chính đáng trong tình hình như vậy, việc chúng ta phải đặt lên hàng đầu là công tác quét cái nhà của chúng ta, quét mọi rác rưởi và dơ bẩn, làm cho nó ngày càng sạch sẽ” (Nhân dân 2.3.90). (Cột kèo mục nát phải thay?)

Ông Trần Xuân Bách (Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng) nói về lạm dụng quyền lực mà thiếu năng lực (tại Câu lạc bộ Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, ngày 13.12.89) : “Nguyên nhân khủng hoảng là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thoái hóa hư hỏng… Đảng phải kết tinh truyền thống dân tộc và trí tuệ thời đại, không như thế thì không giữ được vai trò lãnh đạo. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Đừng đổ lỗi cho cải tổ, cải cách. Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhọ thì rửa mặt đi chứ, không phải là đập vỡ gương”.

Ông Nguyễn Văn Linh, tổng Bí thư, nói về sự thiếu quan tâm đến lợi ích quần chúng : “Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, ngày nay truyền thống tốt đẹp đó (quan tâm giải quyết các lợi ích thiết thân của quần chúng), đang bị nghi phạm nghiêm trọng và phổ biến. Một trong các nguyên nhân dẫn tới sự vi phạm đó là bệnh quan liêu của cán bộ và bộ máy, kể cả bộ máy chuyên trách công tác quần chúng. Hiện nay, cuộc sống bức bách đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ nguyên tắc vấn đề mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, đổi mới căn bản công tác vận động quần chúng cho phù hợp” (Diễn văn 60 năm thành lập Đảng).

Ông Nguyễn Văn Linh còn nói về nguy cơ của Đảng cầm quyền. Tại Hội nghị 5 Trung ương Đảng, ông Linh nói:

“Lênin đã dạy chúng ta không biết bao nhiêu lần là phải cảnh giác đề phòng những nguy cơ rất dễ xảy ra đối với một đảng cầm quyền. Trước hết đó là bệnh quan liêu bàn giấy, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, hống hách với nhân dân, lên mặt là quan cách mạng. Họ chỉ biết suốt ngày thảo ra hết công văn này đến chỉ thị khác, ngập đầu trong các giấy tờ, hoặc đi từ phòng họp này sang phòng họp khác, ban bố các mệnh lệnh, còn cuộc sống sinh động và sự việc thực tế thì hoàn toàn xa lạ. Họ chỉ biết huênh hoang nói những điều cao xa, lý thuyết trừu tượng về cách mạng, về lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, nhưng không thể bắt tay giải quyết được một công việc thực tế cụ thể nào cho ra hồn. Lênin đã chế nhạo là sẵn sàng đổi một tá những người cộng sản như vậy để lấy một chuyên gia tư bản.

Một căn bệnh khác : đồng tiền. Khi có quyền lực và nắm của cải trong tay, thèm khát đồng tiền, chiếm công vị tư, đục khoét của cải của nhân dân, xâm phạm tài sản XHCN bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hoặc trắng trợn. Cần cảnh giác với những kẻ cơ hội chủ nghĩa, chỉ biết luồn lọt, nịnh bợ để có danh và có lợi. Lúc thuận lợi thì lao xông vào để kiếm chác, lúc khó khăn thì lãng tránh cốt giữ lấy thân. Họ sống lá mặt lá trái đổi chiều theo hướng gió, miễn là đạt được mục đích vị kỷ cá nhân… Tình hình mất đoàn kết trong Đảng, kèn cựa địa vị, đầu óc gia trưởng độc đoán… Không nghe quần chúng, nhất là khi ý kiến của quần chúng không thuận tai mình đặc biệt khi được họ phê bình, chỉ ra những thiếu sót. Từ chỗ thiếu dân chủ đến dân chủ hình thức thì tình hình cũng chẳng tốt đẹp gì hơn” (Sài Gòn Giải Phóng, 24.6.89).

c. Nhận định :

Qua những bài báo, qua những lời phát biểu của những nhân vật trong Đảng và chính phủ, chúng ta thấy không phải không có những trăn trở, những lo âu, những ân hận về những cái mà cụ Phạm Văn Đồng gọi là rác rưởi cần phải quét ra khỏi nhà. Ân hận chưa đủ, phải sám hối.

Nhưng chưa đặt những vấn đề căn bản mà Liên Xô và các nước Đông Âu đã đặt ra thì Việt Nam chưa có sám hối. Cộng sản Việt Nam chỉ nghĩ cách lấy lại lòng dân và củng cố quyền lãnh đạo của Đảng. Chưa đặt vấn đề nhân quyền cũng như vấn đề cơ cấu.

Trước tiên chưa đặt vấn đề nhân quyền bị vi phạm trầm trọng và quyết tâm sửa chữa. Đây không phải là vấn đề của cán bộ này, cán bộ khác biến chất, tiêu cực, nhưng là vấn đề chính sách, đường hướng chung. Không phải kêu gọi quét sạch rác rưởi, mà là vấn đề nền tảng, vách tưởng, cột kèo của ngôi nhà để nhân dân yên tâm sống dưới mái nhà đó.

Vấn đề thứ hai là vấn đề cơ cấu. Đến nay, cơ cấu ấy là cơ cấu không dân chủ. Dân làm chủ, nói để mà nói, chứ thực chất chả có làm chủ, kiểm tra gì cả.

Trong một cuộc trao đổi với một vị giữ một chức vụ trong Trung ương Đảng, tôi có nói : “Người dân chúng tôi không đặt vấn đề ý thức hệ. Nhưng đặt vấn đề Đảng và chính quyền có tôn trọng nhân quyền và dân quyền không. Người dân chỉ ủng hộ chính quyền nào tôn trọng nhân quyền và dân quyền của họ.

Cho tới nay, nhân quyền và dân quyền đã bị vi phạm nặng nề tại Việt Nam.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà tôi đã đề cập hôm qua đã được Việt Nam chấp nhận, Hiên pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu lên những quyền căn bản của con người và của công dân : quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình (điều 67), quyền tự do tín ngưỡng (điều 68), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (điều 69), quyền được luật pháp bảo vệ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm (điều 70), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được bảo đảm, quyền tự do đi lại và cư trú được tôn trọng (điều 71).

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như vậy đó, thế mà nhìn vào thực tế, người dân như chúng ta thấy đau xót.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở đâu ? Báo chí là “công cụ của Đảng”, kể cả một tờ như “Công giáo và dân tộc” chẳng hạn. Chỉ có một tiếng nói. Không được nói hết sự thật, có nói được một chút sự thật thì bị chặn lại. Có ai nói khác Nhà nước thì bị chụp mũ đủ thứ. Năm 88, nhân vụ phong thánh 117 vị tử đạo Việt Nam, tôi phải lên làm việc với ông giám đốc Văn hóa và Thể thao vì một bài đánh máy vài ba trang. Năm 89 tôi cũng cùng 5 anh em khác, 2 Linh mục, 3 giáo dân, đã phải làm việc với công an và bị hù dọa đủ thứ chỉ vì hai lá thư góp ý với Hội đồng Giám mục Việt Nam và với Đức Tổng Giám mục Hồ Chí Minh.

Tự do hội họp? Tôi cùng 6 anh em gặp nhau trao đổi về đời sống Giáo hội, thì bị kết tội hội họp, lập hội mà không xin phép.

Tự do tín ngưỡng? Chỉ có tự do vô tín ngưỡng, tự do viết báo, viết tiểu thuyết rẻ tiền để bêu xấu Giáo hội. Nhiều nơi, nhiều việc lễ lạy bị ngăn cản, hạn chế, làm khó dễ. Các chủng viện bị hạn chế đủ thứ để Giáo hội không đủ Linh mục phục vụ giáo dân. Việc đặt các Giám mục gặp bế tắc như như vụ Đức Cha Nguyễn Văn Thuận. Việc thuyên chuyển Linh mục từ xứ nay qua xứ khác không phải dễ dàng. Các linh mục di chuyển gặp khó khăn. Việc giảng dạy giáo lý bị hạn chế. Chỉ có vô tín ngưỡng, vô thần được tự do tuyên truyền, được Nhà nước đài thọ. Tình hình đó đưa tới một thực tế bi thảm : sách báo nhảm nhí, truyện Tàu kể cả dâm thư như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng tràn ngập vỉa hè thành phố, trong khi đó, phải mỏi mắt mới tìm ra được một quyển sach đạo in dấm dúi bằng ronéo. Các nữ tu mỡ lớp mẫu giáo chẳng được bao nhiêu mà còn là lớp chui, còn các quán bia ôm, cà phê ôm thì tràn ngập thành phố với đèn màu nhạc nổi tưng bừng.

Tự do tôn giáo là thế đó. Còn quyền bất khả xậm phạm về thân thể, quyền được luật pháp bảo vệ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tất cả những quyền ấy có được tôn trọng không ? Nhiều vi phạm trằng trợn. Đến đây tôi không thể không nghĩ đến cái đêm rùng rợn ngày 25.1.78, 5 tu viện vùng Thủ Đức đã bị ốp, tất cả các tu sĩ bị trục xuất khỏi nhà, tài sản Giáo hội bị tịch thu, vì cớ nọ cớ kia không gì đáng tội, tu sĩ nọ Linh mục kia bị bỏ tù mà đây chỉ là một việc điển hình. Biết bao chuyện đau thương khác đã đến với người dân.

Kính thưa anh chị em,

Với cái nhìn tổng quát về cuộc sống sám hối từ Liên Xô qua Việt Nam, chúng ta thấy các nước Liên Xô và Đông Âu đã ân hận, đã sám hối bằng cach đổi mới. Việt Nam có ân hận đó, nhưng còn loay hoay chưa biết phải sám hối bằng cách đổi mới như thế nào, đổi mới dỏm hay đổi mới thật.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho đất nước ta, để một cuộc sám hối thật đến với dân tộc Việt Nam hầu đem lại tự do hạnh phúc cho toàn dân.

Trên đất nước ta, “giữa lòng dân tộc” này, quả là chưa có sự sám hối thật sự để cho ngày mai trên đất nước, tương lại của dân tộc sáng sủa hơn.

Tuy nhiên, tôi vẫn muốn kết thúc ba ngày tĩnh tâm này bằng một tia hy vọng, bằng một nốt nhạc vui. Chúng ta vẫn đón chờ Chúa sống lại cơ mà.

Nốt nhạc đó, tia hy vọng đó, anh chị em sẽ nhận thấy qua sự khác biệt giữa hai mẩu tin của báo Sài Gòn Giải Phóng, báo của Đảng. Một mẩu tin ngày 16.5.1985 đầy ác cảm với Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và một mẩu tin trên số báo ra đúng hôm nay (11.4.90) đầy thiện cảm.

Mẩu tin năm 85 nói đến hàng trăm thanh niên Hà Lan thuộc nhiều đảng phái tổ chức biểu tình phản đối Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nào là ném trứng thối, chai lọ, gạch đá, nào là ngài có ý đồ xấu trong việc đi thăm một số nước và kết thúc bản tin : “Uy tín của ông chưa lúc nào tồi tệ đến thế”. Bản tin này đã được tuần báo “Công giáo và dân tộc” vui mừng phụ họa và chế giễu những người Công giáo bất bình với bản tin độc nhất xưa nay của báo chí về Giáo Hoàng.

Mẩu tin sáng nay về Olympic ở Rôma : “Ban tổ chức (Olympic) cho biết vào ngày 29.5, lễ bàn giao sân Olympic sẽ có mặt Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến để ban phép lành cho sân Rôma. Lúc còn trẻ, Giáo hoàng từng chơi bóng đá trong vai trò thủ môn. Ngày nay ông vẫn thường xuyên theo dõi bóng đá qua truyền hinh nhất là các trận có đội tuyển Ba Lan quê hương ông”.

Anh chị em thân mến, nếu chúng ta hy vọng nước Việt Nam sẽ đổi mới trong tinh thần tôn trọng các quyền căn bản của con người và của người dân, nhất là tôn trọng tự do tôn giáo, Giáo hội toàn cầu cũng như Giáo hội Việt Nam không tranh quyền bính với ai, chỉ muốn phục vụ con người, kể cả phục vụ cho đến hy sinh mạng sống mình như Đức Kitô.

LM CHÂN TÍN

11.04.1990