Mt 22: 1-14
Bấy
giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ
lời mà mắc bẫy.
Họ
sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức
Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật
mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề
ngoài mà đánh giá người ta.17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được
phép nộp thuế cho Xê-da hay không? "
Nhưng
Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: "Tại sao các người lại thử tôi,
hỡi những kẻ giả hình! Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế! " Họ liền đưa cho
Người một quan tiền. Người hỏi họ: "Hình và danh hiệu này là của ai
đây?" Họ đáp: "Của Xêda." Bấy giờ, Người bảo họ: "Thế thì của
Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa." Nghe vậy, họ ngạc
nhiên và để Người lại đó mà đi.
“Lấy đâu xe cưới ngời hoa trắng?”
“với những mâm cau phủ lụa điều?”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Xe cưới ngời hoa trắng, nào thấy ai bước vào. Mâm cau phủ lụa điều, người dự nào thấy vui. Không vào dự, là nỗi niềm của dân con ngưòi Do thái đuợc kể ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật, nay thánh sử kể một loạt 4 dụ ngôn: có truyện của hai người con hành xử rất khác biệt. Có, tá điền quái ác giết cả Chủ Vườn. Nay, đến tiệc cưới được mời cũng không người đến dự. Dụ ngôn nào, cũng biểu tỏ một bài học bóng bảy về luân lý. Và, dụ ngôn cũng biểu lộ phong thái phóng khoáng của Chủ Tiệc. Bởi thế nên, ta đừng hiểu ý/lời ở truyện kể theo nghĩa rất đen. Nhất là khi Vua quan sai quân hầu quở trách đám thực khách, xong rồi còn tống họ vào chốn tối tăm khóc lóc vì “áo xống” không đúng qui cách.
Hãy nên xét kỹ dụng ý mà người kể muốn con dân hiểu rõ khi đọc truyện. Truyện dụ ngôn, còn trưng “lời mời” Chủ tiệc cho gửi đi rất sớm để người được mời kịp mà nhận lời đến dự theo đúng ‘nguyên tắc’ mà người Do thái vẫn có. Nguyên tắc đây, là thói quen lịch thiệp mà Chủ tiệc muốn khích lệ mọi người hãy nhanh chóng nhận lời mời. Nhận lời, mà xử thế hệt như thể người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa như đã hẹn.
Nhận lời mời ở đây, là hành động cần thực hiện nhất thứ là khi Chủ tiệc lại là Vua quan quyền thế chốn gian trần muốn dân con mình vui hưởng an lạc. Nhận lời mời, không chỉ cổ võ người được mời tìm chốn an vui mừng lễ. Nhưng, còn để diễn bày lệnh truyền từ Chủ tiệc. Bởi thế nên, dân con nào từ chối lời mời của vua quan Chủ yến tiệc chắc chắn là hành động có ý bạo phản. Như thế, hậu quả sẽ nghiêm trọng.
Cũng may là ở dụ ngôn, người được mời chỉ là phó thường dân hiền hoà vẫn cư xử theo qui cách của xã hội thời bấy giờ. Họ, là đám dân dã luôn thực hiện công tác xã hội theo qui cách chân phương, hiền lành. Tuy nhiên, ở trình thuật, người khuớc từ lời mời đến dự tiệc không giải thích lý do tại sao mình từ chối. Lại cũng chẳng đưa ra lời cáo lỗi nào, như khuôn phép mà người lịch sự vẫn hay làm.
Làm như thế, là bởi vì: họ vốn là những người suốt ngày “bận rộn” với đủ thứ công việc, không thể dự đến dự tiệc như lòng mong muốn. Có thể là, họ bận vui chơi. Bận trông nom con cái. Bận dọn dẹp nhà cửa. Nấu nướng; hoặc trả biên lai tiền điện/nước, cắt cỏ, bởi thế nên không coi chuyện dự tiệc là việc ưu tiên “cần làm ngay”. Thời buổi này, người người thường lấy lý do sinh kế, hoặc chăm sóc gia đình để thoái thác mọi lời mời. Cũng may, trình thuật không coi việc nhận lời ở đây chuyện “cần làm” ngay tức thì.
Tuy nhiên, Vua quan lại coi việc khước từ lời mời dự tiệc là hành xử khiếm lễ, nên đã sai quân hầu đi khắp chốn mời cho hết mọi người tốt/xấu, để thay thế. Giới thẩm quyền người Do thái xưa không cho phép những ai có vấn đề tâm thần hoặc tật bệnh đến hội đường. Cả những kẻ lôi thôi quần áo không chỉnh, cũng như đám người hôi hám, bẩn dơ được phép xuất hiện chốn liên hoan, tế tự. Bởi vào thời đó, làm gì đã có chương trình thanh lọc, rà soát, dõi theo như bây giờ!
Đọc đến đây, hẳn có người sẽ đưa ra thắc mắc về ý của người viết trình thuật là gì?
Quả là, trình thuật muốn đem đến cho người đọc một số các điểm chính mà tác giả muốn nói đến. Đó, là lược sử quá trình ơn cứu độ gửi đến với dân con mọi người. Vua quan là chính Chúa. Người được mời là dân Do thái. Sứ giả là các ngôn sứ. Người Con là Đức Giêsu. “Thành bị phá huỷ” là Đền thờ Giêrusalem bị sụp đổ -hồi năm 70 khi thánh Mát-thêu viết trình thuật này. Mọi chi tiết trong trình thuật là vấn đề tranh cãi khá nghiêm trọng trong cộng đoàn Mát-thêu vào thời đó. Lúc mọi người đều thấy bối rối không biết rằng kế hoạch cứu độ của Chúa thực sự diễn tiến như thế nào.
Đoạn cuối trình thuật tiếp tục câu truyện dụ ngôn về “áo xống” mặc ở tiệc cưới. Có vị đến dự lại chẳng ăn vận cho phải phép. Dụ ngôn không nói những người đến dự có được ban phát “áo xống” này hay không. Chủ Tiệc có cung cấp cho họ không. Chắc chắn là không! Thiên Chúa là Chủ tiệc có khi nào lại ấn định luật lệ về “áo xống” như thế?
Về với thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côlôsê trong đó có đoạn ghi: “Theo tư cách là thánh được Thiên Chúa chọn và yêu mến, anh em hãy mặc lấy lòng lân mẫn, chạnh thương, đức nhân hậu, khiêm nhu, hiền từ, đại lượng...” (Cô 3: 12). Mỗi lần nói đến tín hữu đã được thanh tẩy, thánh Phaolô vẫn cứ bảo: Hãy mặc lấy Đức Kitô, như thứ áo xống cần thiết. Xem như thế, đây chính là thứ “áo xống” cần mặc ở tiệc cưới.
“Áo xống”, là thái độ sống trong đời. Là, cung cách người tín hữu Đức Kitô cần có để sống đích thực là con cái Chúa. Cũng có thể, đây là ý chính mà lược sử ơn cứu độ muốn nói đến. Ơn cứu độ, là ơn sản sinh ra con người sống như thế. Dù, họ đến từ đâu. Dù, họ có thuộc về Hội thánh nào, hoặc nhóm hội/đoàn thể nào, cũng thế.
Cuối trình thuật, thánh Mátthêu còn đưa ra cho người đọc một chân lý hiển nhiên được thánh nhân nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít.” (22: 14) Ở bản 70 Hy Lạp, đây là câu thơ hạp vận: nhiều người được gọi (kletoi), nhưng được chọn lại ít (ekletoi). Danh từ thần học của ta có cụm từ “chiết trung”. Người có tính “chiết trung” là người không phù hợp với mẫu mực đờisống ở quanh mình. Là, người mặc lấy cho mình thái độ sống từ nhiều nơi khác.
Thánh Phaolô nói với những người hồi hướng trở về với cộng đoàn Hội thánh rằng họ là những người thực sự được chọn, nên phải sống đúng thực với quà tặng “nhưng-không” đặc biệt ấy. Thánh Mátthêu viết theo cung cách khác. Thánh nhân yêu cầu người đọc thực hiện lối sống đảm bảo họ là dân được chọn và được tặng ban đường lối sống khác biệt. Thánh nhân khích lệ người đọc tỏ ra mình khác biệt, vì được gọi theo cung cách mình là người của Chúa. Thánh nhân không tìm cách khiến họ lo sợ qua con số thống kê hoặc tỷ lệ những người được cứu. Thánh nhân hoàn toàn lạc quan về chuyện này.
Vấn đề là nay ta tự hỏi: ta làm gì được với dụ ngôn và chân lý ấy. Lệnh truyền: “Hãy đi ra các ngã đường…" (Mt 22: 9) làm người đọc nhớ đến câu nói của thánh Phaolô, khi thánh nhân rời Tiểu Á qua ngõ nhỏ để đi Châu Âu. Thị trấn đầu tiên thánh nhân đặt chân tới, là thị trấn Philiphê. Philiphê, một “ngã đường” trên chính lộ được mọi người biết. Thánh Phaolô cũng được gửi đi tới đó. Thoạt khi vừa đặt chân lên nơi đó, thánh Phaolô biết ngay là dân chúng nay chán ngấy cuộc sống dưới trướng của đế quốc La Mã. Và, họ cũng muốn về với Giavê Chúa của người Do thái, nhưng lại không muốn dấn bước trở thành người như họ. Thành thử, ta gọi họ là những người ‘rất chung chung’ luôn kiếm tìm. Những người rất “chiết trung”, được ghi nhận. Và, thánh Phaolô kêu mời họ để đưa về với tiệc Lời Chúa cũng là tiệc Thánh Thể.
Vấn đề là: ngày nay đâu là giao lộ để ta đi? Ai là người rất “chiết trung” của ta?
Thiết tưởng, họ vẫn là người luôn ưa chuộng lòng hào hiệp/chính trực hơn tôn giáo lớp lang, qui củ. Họ nhận ra rằng: sự xấu tự nó cũng bén rễ sâu như lòng hào hiệp. Và, họ cũng là người thấy được rằng chính lòng hào hiệp sẽ phá đổ được sự xấu để tiến tới. Họ, còn là người nhận thức biết rằng hư vô, lố bịch và cả đến cái chết cũng không là yếu tố nói lên được lời cuối cùng cho bất cứ một ai. Là người nhận ra hương vị của hạnh phúc, nhưng họ lại đánh mất hạnh phúc làm nơi nương náu.
Những người như họ cũng biết chiêm ngưỡng/thán phục sự tốt đẹp lành thánh mà vui hưởng. Họ vẫn mong chờ mọi sự tốt đẹp đến với mình và khao khát đạt điều tốt đẹp như thế. Là, người kiếm tìm đất sống tốt đẹp mà không có sự khuynh loát, chiếm đoạt. Nơi, mà mọi người có tự do trở thành người tốt lành, biết yêu thương, giùm giúp hết mọi người.
Tuyệt diệu thay, khi ta và mọi người đều nhân danh Chúa mà ra giao lộ để kiếm tìm mọi người và mọi sự tốt lành. Kiếm và tìm, để rồi sẽ đưa những người chiết trung mà mình vừa gặp mặt, được về với cộng đoàn tình thương, rất tốt lành, chuyên chăm lo, giùm giúp. Nếu được thế, cộng đoàn dân Chúa sẽ là Tiệc Cưới tuyệt diệu. Tiệc Thánh Thể đích thực, đúng ý của Chủ Tiệc vẫn mong đợi mọi người dự.
Trong tâm tình đó, cũng đề nghị mọi người ngâm tiếp vần thơ còn để ngỏ. Ngâm rằng:
“Chiều nay…thương nhớ nhất chiều nay,
Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy.
Tôi uống cả em và uống cả
một trời quan tái, uống cho say.” (Nguyễn Bính – Một Trời Quan Tái)
Trời Quan Tái, là cõi trời mở ngỏ với mọi người. Trời Quan Tái, nay là cộng đoàn Nước Trời ở nơi đó ta vẫn sống mà uống cho say tình thương yêu tuyệt diệu, tốt lành. Rất Thánh Thể.
Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn - Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment