Duc in Altum 113 Quí 1 -2021
LTS-
Khởi từ số này, DIA sẽ đăng tải loạt bài thần học do Gm. John Shelby Spong biên soạn và Mai Tá lược dịch có tựa đề là “Đầm Mình Trong Vũng Tội ư?” Mong quí độc giả hoan hỉ đón nhận.
Đầm Mình Trong Vũng Tội
Lời Tựa
Nhiều
người lại cứ nghĩ: chuyện tình dục xảy ra trong đời người, hãy để ra một bên, mặc
dù hoặc vì lý do cho rằng: tình-dục ở con người sẽ thẩm thấu ngập tràn cuộc sống
tạo ảnh hưởng lên hành-vi con người dù tốt/xấu. Tình dục, có lúc được coi là
quà tặng to lớn dành cho con người, đồng thời lại cũng là điều bí-ẩn không kém
quan-trọng trong cuộc sống của ta.
Gọi
là quà tặng, theo nghĩa niềm vui thú có một không hai với mọi người. Thêm vào
đó, nó còn có nghĩa như điều bí ẩn ở khả-năng tiềm-tàng hủy-hoại con người và cả
đến tương-quan giao-dịch của ta nữa. Bởi thế nên, cũng không lạ khi thấy tình dục
là một trong các khía-cạnh khó nhất ở đời người có khả-năng thâm-nhập cách đặc
biệt vào Đạo nữa.
Quí
vị đang cầm trên tay cuốn sách của Gm
John Shelby Spong đậm nét đặc-trưng/đặc-thù
vốn khai-thác một cách thẳng thắn, xua tan mọi
bí-ẩn bao trùm các đoạn Sách thánh kết nối vai trò của phái-tính cũng
như húy kỵ chống lại tình dục.
Sự
việc các học giả cứ mải tranh-cãi về những tương-đồng hoặc khác-biệt giữa
phái-tính được người viết hôm nay đây tìm hiểu bằng nhãn-giới của thành-viên hệ-cấp
Kitô-giáo lớn ở phương Tây. Độc giả ở đây, phải công-nhận rằng nét đan xen khiến
tác-giả biện-luận về đạo-giáo với khoa-học là chuyện ít khi thấy, cả vào thời-đại
tân-kỳ này nữa. Bằng
việc nối kết các nhận-thức về Đạo dựa trên niềm tin cộng với hiểu biết khoa-học
đặt nặng lên thực-tại, Gm John Spong quyết
tạo niềm hy-vọng gửi đến nhiều người xưa nay từng nghĩ: tư-duy nào dựa trên
lý-trí không được tôn-giáo lớn hoan-nghênh, vui thích.
Một
giáo-sĩ can đảm lại ưa tranh-luận, đã chọn đề-tài này đưa lên bục giảng để mọi
người hiểu rõ hơn. Người đọc, hôm nay cũng được chọn để tác giả nhắn bảo rằng:
ta hãy thông qua mọi giả-định và sự phi-lý ở nhiều chương/đoạn Kinh/Sách, thay
vào đó, hãy căn cứ phần chú-giải nền-tảng hầu đưa dẫn người đọc đi vào thế ít
thiên-vị, sợ hãi và chán ngán.
Gm John Spong trước nhất là tín-hữu hăng say tin vào
sự thật, một tín-hữu đầy sủng-mộ lại cũng là vị giám-mục có đầu óc cởi mở. Truyền
thống Đạo Chúa cũng như Do-thái-giáo, ắt có nhiều giáo-sĩ cũng từng có tầm nhìn
tương-tự như các nhà thần-học tu-đức đầy tâm-tư cảm-tức, nhưng Gm John Spong lại đã công-khai phát-biểu rõ ràng tầm nhìn
này. Ông đưa ra tầm nhìn thay thế đầy sức thuyết-phục vào thời buổi khó khăn,
hôm nay.
Ông
là tín-hữu có chỗ đứng, ngang qua tư-cách chứng-nhân lịch-sử cho tình thương
trong Đạo lẫn lòng vị tha nơi con người. Ông cũng tin cả đến các yếu-tố can-dự
vào cuộc cách mạng sinh-lý, đi từ những sự-kiện còn tiếp-tục diễn-tiến coi như
hậu quả từ những tiến-bộ của khoa-học và như thế chắc chắn sẽ khơi dậy một
tranh-luận đáng kể giữa các nhà lãnh-đạo tôn-giáo và các bậc thày trong Đạo.
Nhưng ai có tính nghi-hoặc có thể sẽ bảo rằng: ông đã thất-bại vì đồng thời
không tán-thành qui-luật xoàng xĩnh.
Đầm Mình Trong Vũng Tội ư? Đề-cập đến một số vấn-đề sống còn vốn
dĩ để tâm đến sự trưởng-thành của tôn-giáo lớn sống trong một xã-hội vốn cứ coi
tình-dục như thứ gì đó lẽ đáng ra phải được che đậy. Dù đầu đề ở đây có thể tạo
ra một số ý-niệm có sẵn, đặc-biệt đối với những người mà sách này chủ-tâm nói với,
tức: những kẻ tin. Tôn-giáo lớn hôm nay đang ở vào thời buổi phải đương đầu với
chuyện tình-dục vào những năm vừa qua.
Sự
việc đang diễn tiến ở đây, hôm nay, có thể gọi là sự hỗn-hợp giữa tư-tưởng theo
giáo-điều và các tư-thế phản chống. Sự việc đây, được nhiều người bàn-luận về
cơ-cấu tổ chức của gia-đình và trách-nhiệm của mỗi cá-nhân đang tùy-thuộc vào
nhau trên một hệ-thống niềm tin không thay đổi về sứ-vụ mang tính sinh-lý của
ta trên trái đất.
Bằng
vào chuẩn-mực dành cho những người này, chúng ta phải phát-triển một cách hữu-hiệu,
không đổi thay. Làm ngược lại, tức đã kình chống cả đến luật-lệ thiên-nhiên lẫn
luật thánh. Chẳng thế mà ta không lạ gì khi thấy rằng những người từng duy-trì
niềm tin-tưởng như thế luôn tỏ ra cứng ngắc rất giáo-điều về các lề-thói mới mẻ
về tình-dục.
Tuy
nhiên, mối lo sợ về các lề-thói dục-tình luôn luôn theo sau động-thái chẳng biết
gì cả và còn có ý-niệm sai trái nữa. Thế cho nên, đơn-giản là vì chúng ta không
có thì giờ để tiếp-cận vấn-đề nền-tảng này và luôn thấy hãi sợ dựa trên sự ngu
si dốt nát đối với các tín-điều đã lỗi thời.
Khái-niệm
cứng-ngắc đối với tình-dục con người đã thấm-nhập vào các chuyện hoang-đường/thần-thoại
vốn tha-hóa và xúc-phạm nhiều người. Có lẽ đó là lý do tại sao các tôn-giáo lớn
trên thế-giới, vốn mang trong mình niềm tin sai quấy, có trước thời đại khoa-học
về chuyện tự-nhiên, lại khó khăn dữ dội đối với khoa-học-gia.
Là cột
chỉ đường cho cuộc sống, tôn-giáo không thể coi thường bài học của thiên-nhiên:
tính đa-dạng của nó là sự sáng-tạo từ Thiên-Chúa ở mức-độ cao cả nhất.
Bí-ẩn
của sự sống là ở chỗ tự bản chất chúng ta đã ra khác hẳn trong khi từ bên
ngoài, ta lại cứ tìm cách giữ nguyên tình-trạng tương-đồng với mỗi người. Các kỳ-công
trong việc vận-dụng mầm giống, thay đổi hành-vi và giải-thích nền-tảng của chất
hóc-môn để xâm lấn và thích-thú dục-tình đang mở ra trước mắt chúng ta và không
còn nghi-ngờ gì nữa, chắc chắn sẽ đe-dọa niềm tin của ta thôi.
Giả
như ta coi các kỳ-công này là của Thiên Chúa, chứ không phải của ta, ban cho ta
như quà tặng để giúp ta sống chung với nhau, thì ta sẽ có khả-năng nhận ra rằng
khoa-học có thể đóng góp rất nhiều cho tôn-giáo. Tôn-giáo không có bổn-phận phải
lên án con người hoặc dùng vũ-lực làm thay đổi kết quả tiến-trình của
thiên-nhiên được. Ta phải thay đổi cung cách tư-duy về con người và tình-dục.
Sách của tác-giả này sẽ đem đến cho người đọc một cơ-hội để đổi-thay. Đây, là một
dẫn-nhập đi vào thời đại mới.
Xưa
nay vẫn có và sẽ còn có mãi thái-độ đạo-đức-giả nơi tôn-giáo (chí ít là các thể
chế tôn-giáo lớn), nhưng với tôn giáo, sẽ còn là vấn-đề lớn hơn nếu họ coi thường
chuyện này. Giả như tôn-giáo nào đặt nền-tảng vào niềm tin luôn được sự tin tưởng
cũ xưa hoặc thần-bí nuôi dưỡng vốn dĩ lo âu, xung khắc với bằng-chứng của
khoa-học, thì các vấn-đề trong xã-hội sẽ trở nên tồi tệ hơn. Sẽ có nhiều tín-hữu
cứ thế lạc đường và sự chia rẽ cứ thế mở rộng.
Sự
thể là, những gì phi-lý liên-kết với tâm-trạng “cám dỗ” của mỗi cá-nhân con người,
việc nhạo báng/kết án lề lối xử-sự của giới trẻ về tình-dục nảy sinh từ tuổi dậy
thì và sự chia cách người đồng tính luyến ái
mới chỉ là một số ví dụ lẻ tẻ về tính đạo-đức-giả nơi người Đạo Chúa, dựa
trên mối lo âu sợ sệt đứng đằng sau các chương/đoạn Sách thánh và thần-bí.
Khía
cạnh độc-đáo/duy-nhất nơi phương-án tư-tưởng và hành-động của Gm John Spong là ở chỗ: nó đang giáp mặt
với đạo-đức-giả và sự ngu dốt về quan-điểm dục tình vẫn đang tiến về phía trước.
Đây không là công-tác dễ dàng và thoải mái thực hiện cả đâu, nhưng chắc chắn sẽ
là công việc cần thiết hàng đầu ở thời-đại này. Nó sẽ làm giảm bớt đi mối lo-âu
sợ sệt nơi người đọc và chắc chắn người viết cũng không muốn dấy lên động-thái
sửng-sốt, thất-kinh chút nào hết.
Robert G. Lahita, M.D., Ph.D.
Phó Giáo sư Đại học Y-khoa Cornell
New York City.
Giọng cũ xa gần
Dân Gầy phụ trách
ataSf1Su1p Slfepoaiinlmmsteomrembndesrd at 1ecrl5:a06 ·
Chuyện kể rằng...
Ngày xửa, ngày xưa...
Có một vì sao sáng...trong đêm lặng lẽ...
Nhạc buồn xa vắng...mênh mông trần thế...
***
Nay thì bác ơi...
Một ánh sao đã vụt tắt trong gia đình thân thương...
Một đốm lửa vừa lóe sáng trên vòm trời thiên quốc....
***
Vẫn nhớ mãi tiếng hát...
Ngày dù xa khơi...có luyến tình người...
Ánh mắt sáng ngời...lòng trời u tối...
Không gian xa vời...
***
Và vẫn chẳng thể nào quên được...
Tiếng hát Một dòng xanh xanh...
Trong một buổi văn nghệ gia đình ở nhà anh Phú chị Kim Anh năm nào...
***
Là tiếng hát mơ hồ...mời đón lòng ta...
Là tiếng hát mời đón Dòng sông xanh...
Một dòng tràn mông mênh...
Một dòng nồng ý biếc...
Một dòng sầu mấy kiếp...
Một dòng trời xao xuyến...
Một dòng tình thương mến...
Một dòng còn quyến luyến...
Một dòng nhớ...
Quay về miền...đời lúc huyền mơ...
***
Tiếng hát ấy cất lên...
Từ những ngày ở ca đoàn nhà thờ Hàm Long Hà Nội...
Thời Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê làm Linh mục chính xứ giáo xứ Hàm Long...
Và Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn làm Linh mục phụ tá cho Linh mục Khuê và giáo xứ...
Rồi tiếng hát ấy theo làn sóng di cư...
Bay vào ca đoàn nhà thờ Núi Nha Trang...
Nay thì...
Tiếng hát ấy đã bay xa...xa mãi...
***
Vẫn biết sinh ly là tử biệt...
Nhưng...
Dù đến rồi đi...Tôi cũng xin tạ ơn Người...
Tạ ơn Chúa...Tạ ơn Mẹ...
***
Sẽ có...
Ánh dương lên xôn xao...hai bên bờ sông sâu...
Cười ròn tiếng người...đẹp lòng sớm mai...
Hát lên cho vui...
Đời là khúc nhạc...
Đời là tiếng thơ...
Sông về...
Sông cười ròn tiếng...
Ngỡ mình vui trong ánh sáng...
Muôn sao Thiên Đàng...
***
Xin nghiêng mình vĩnh biệt bác lần cuối...
Tiếng hát thân thương trong đại gia đình họ Trần...
Nay chỉ còn 5...trong số 15 anh chị em do ông bà nội sinh ra...
Bác Anna Trần Thị Ngọc Dung (14/02/1936-04/09/2020)
No comments:
Post a Comment