“Anh đã thấy, dáng em buồn cúi mặt,”
Anh cảm lòng, vì lệ của thương đau.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
“Sau
khi dân chúng được ăn no nê, Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ
bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.Giải tán họ xong, Người lên
núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền
thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh
tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển,
các ông hoảng hốt bảo nhau: "Ma đấy!", và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền
bảo các ông: "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!" Ông Phêrô liền
thưa với Người: "Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi
trên mặt nước mà đến với Ngài." Đức Giêsu bảo ông: "Cứ đến!" Ông
Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy
gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin
cứu con với!" Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: "Người đâu
mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?" Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng
ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: "Quả thật Ngài là Con
Thiên Chúa!" (Mt
14: 22-33)
Anh cảm lòng, vì lệ của thương đau hay thấy dáng em buồn? Hẳn, đó
có là tâm trạng của nhà thơ, khi xưa? Em chạnh lòng, là bởi xót thương hơn hờn
giận, đấy mới là tình tự của nhà Đạo. Rất hôm nay.
Trình thuật thánh Mátthêu hôm
nay, ghi về niềm tin vào Tình Chúa, có thánh Phêrô dám bước khỏi thuyền mà đi
bộ, trên sông nước. Nên chăng, gọi đó sự việc kỳ diệu, hay phép lạ? Gọi gì thì
gọi, cũng nên nói rõ ở đây, về những khác biệt giữa sự việc diệu kỳ và phép lạ.
Bởi diệu kỳ, là những gì ta không cắt nghĩa được, vào mọi lúc. Ta ở vào thế
giới có quá nhiều điều kỳ diệu, nên chỉ cảm nghiệm chứ không giải thích được.
Nhà Đạo, gọi sự việc kỳ diệu Chúa
làm là: “phép lạ”. Bởi, phép lạ cũng tạo hành xử tốt đẹp hơn chỉ cảm nhận những
điều kỳ diệu ấy. Tốt đẹp, là nhờ niềm tin. Tin chắc, là Chúa hiện diện ở trong
và ở trên mọi diệu kỳ. Và, ta quyết sống thực điều diệu kỳ bằng cung cách rất
đặc biệt. Bởi, Chúa có làm điều huyền nhiệm diệu kỳ, cũng vì ta. Để, ta sống
cảnh tình đặc biệt ấy, theo cung cách trực tiếp. Thế nên, phép lạ/kỳ diệu là sự
việc mà dân con thành tín vẫn tin rằng: Chúa hoạt động vì ta, theo cung cách
bất ngờ. Đặc biệt.
Phải chăng ta vẫn tin phép lạ/kỳ
diệu, vào mọi lúc? Nhất định thế. Ta tin rằng, ai từng cảm nghiệm và tin Chúa
vẫn đang làm điều diệu kỳ, đẹp như thế. Nhưng, vấn đề là hỏi rằng: Chúa có làm
điều diệu kỳ như thế, thường xuyên chăng? Có thể là không, vì người người đều
nghĩ Chúa chỉ thực hiện những điều hợp với thiên nhiên. Ngài để mọi sự trôi
chảy, cách tự nhiên. Để con tim Ngài, đập theo nhịp đập của thiên nhiên trần
thế, rất diệu kỳ. Và, phép lạ/kỳ diệu không là cung cách duy nhất giúp ta cảm
nghiệm sống có Đức Chúa.
Trình thuật, nay kể về phép
lạ/diệu kỳ, rất tự nhiên. Phép lạ, mà đồ đệ Chúa đạt được là tin có Chúa hiện
diện, bên mình. Truyện kể về việc đồ đệ bắt được số cá, nhiều vô kể. Việc Chúa truyền
lệnh cho gió bão phải lặng êm. Về, chuyện Ngài đi trên sông nước, như trình
thuật nay diễn tả. Là, Chúa thực hiện diệu kỳ cho người ngoài cuộc. Điều này,
không có gì để ngờ vực,cả về tính lịch sử, cũng thế. Trình thuật, kể nhiều về
Chúa làm những việc lạ lùng hơn cả tự nhiên, là cốt cho dân con, người trong
cuộc, nhận thấy rõ. Ngõ hầu, đồ đệ thấy đó mà tin vào Ngài. Truyện kể rất hay.
Rất giá trị. Nhưng, ta sẽ đọc và hiểu trình thuật phép lạ/diệu kỳ như thế nào?
Có coi đó như sự thật rất lạ về Chúa, không?
Vấn đề là: ta có hiểu trình thuật
phép lạ, theo nghĩa đen không? Hoặc, chỉ như sự kiện cụ thể về Ngài. Hoặc, ta
phải hiểu trình thuật như một biểu tượng. Rất giả tưởng? Phải chăng, việc Chúa
đi trên nước, là có thật? Hay, đó chỉ là cung cách đem đến cho ta một luận cứ,
sứ điệp? Hoặc, cả hai?
Về cảnh trí, sự việc xảy ra là
xảy đến trên biển hồ Galilê, có đồ đệ lên thuyền để bắt cá. Thuyền không to.
Nhưng, rất vững. Và kiên định. Hôm ấy, ngày đặc biệt Chúa dạy dân con đồ đệ hãy
lên thuyền mà ra khơi, không có Ngài cùng đi. Ngài muốn ở một mình, để nguyện
cầu suốt cả đêm. Ngài nguyện cầu, khi nhà cầm quyền những muốn ám hại, giết
chết.
Nguyện cầu chốn tư riêng nơi Vườn Dầu. Và đồ đệ Chúa đành miễn cưỡng tuân
lệnh.
Đêm ấy, thuyền xa bờ chừng 5 cây
số. Vẫn chìm trong bóng đêm, chập chùng. Bỗng nhiên, phong ba/bão táp dồn dập
đến, khiến đồ đệ vốn đã mệt, lại càng mệt thêm. Các thánh nào sợ gì giông bão
vì các ngài vẫn nghĩ, mỗi khi gặp điều gì chẳng lành, đã có Thầy đoái hoài, đỡ
nâng. Và đêm ấy, các ngài đã thấy Thầy Chí Thánh bên mạn thuyền, trên sông
nước. Ngại rằng Thầy sẽ chết ngụp vì mải đến với dân con đồ đệ. Nên, đó cũng là
lúc các thánh lãnh nhận sứ điệp:
“Anh em đừng sợ! Hãy can đảm mạnh dạn lên!
Thầy đây
vẫn phải giáp mặt với sự chết.
Nhưng, Thầy sẽ sống. Bởi sau cái chết,
vẫn còn
đó cuộc sống miên trường.
Này đây, Thầy đã có mặt. Anh em cứ an tâm”.
Và, các
thánh rất an tâm là: lúc nào cũng có Thầy, ở cạnh bên.
Các ngài thấy Thầy chầm
chậm bước vào thuyền.
Sóng gió bèn lặng yên.”
(Mt 14: 22-23)
Thật ra, trình thuật nay muốn nói
lên thông điệp quan trọng, là: Chúa vẫn phải giáp mặt với sự chết. Nhưng, Ngài
lớn lao hơn cả cái chết. Kịp đến khi các thánh nhận ra là Thầy đang ở cạnh bên,
nơi mạn thuyền, thì rõ ràng, là: Thầy còn cao cả hơn cả lớp sóng vỗ, rất dữ
dằn.
Thông điệp nay, là thông tri để
người người biết rằng: quyền uy cao cả của Đức Chúa luôn lớn hơn sự chết. Và,
những gì liên quan đến uy quyền của Ngài vẫn uy nghi, cao cả hơn cả thiên
nhiên, vạn vật. Hơn sự chết. Ai tin Ngài, bằng niềm tin đích thực, thì chính
Ngài là sự lạ lùng/kỳ diệu, ta ắt thấy. Trình thuật Chúa đi trên nước, nhìn
dưới nhãn quan này, sẽ ăn khớp với tình huống xảy đến sau ngày Chúa sống lại,
vẫn rất thật.
Tuy nắm bắt được thông điệp Chúa
gửi, nhiều người vẫn tự hỏi: “Có thật là Chúa đi trên nước, không?” Người
Do thái xưa, tin rằng Giavê vẫn làm thế. Họ tin: chính Môsê cũng từng ra lệnh
cho Biển Đỏ tách làm hai cột dọc nước rất khô, là để con dân Chúa xuất hành về
Đất miền Ngài từng hứa. Có thể là, một số người trong họ vẫn nhớ truyện thần
thoại anh hùng hảo hán ở Hy Lạp, có hiền nhân cũng từng đi trên nước. Có thể,
tác giả xưa từng sử dụng chi tiết ấy để nói lên sự thể về Đức Chúa lớn lao hơn
cả anh hùng hảo hớn, rất Hy Lạp. Hơn hẳn tổ phụ Môsê. Và, ngang bằng với Giavê
Thiên Chúa.
Tác giả khi xưa, vẫn viết truyện
kể rất phép lạ, để nói lên điều kỳ diệu Chúa vẫn làm. Nhưng, phải chăng tác giả
Tin Mừng nay muốn nói: truyện kể về sự lạ/diệu kỳ đây, thật sự từng xảy đến?
Phải chăng, chính thánh sử đây muốn minh chứng rằng: việc Chúa bước đi trên
sông nước, là có thật?
Thật ra, khi ghi chép lại trình
thuật hôm nay, tác giả Tin Mừng chỉ muốn đưa ra một biểu tượng để cho mọi người
thấy là: trên thuyền Hội thánh, vai trò của Chúa Đấng Thủ Lãnh, rất hệ trọng.
Chỉ mình Ngài, là Đấng có trọng trách hướng dẫn, hết mọi người. Đồ đệ thân
thương của Ngài có thể giữ vai trò lãnh đạo, nhưng không thể cáng đáng con
thuyền Hội thánh, và cũng chẳng kham nổi sóng gió, nếu không có Ngài đỡ đần,
phụ giúp. Chở che.
Vấn đề là: ai làm được việc quản
cai Hội thánh, nếu Chúa không đỡ đần. Cả đến tông đồ cùng dân con đồ đệ lẫn
đấng bậc cao tít, đầy tớ Chúa, cũng chẳng thể tạo cho mình quyền uy cao cả, nếu
không có Chúa phụ giúp. Như thánh Mátthêu ghi rõ ở trình thuật.
Lời minh định rõ nhất mà trình thuật
hôm nay đưa ra, là: sự lạ/diệu kỳ được thể hiện nơi đặc trưng của Chúa, để mọi
người tin Ngài. Tất cả, đều tin vào sự lạ/diệu kỳ nơi bản thân Chúa, qua việc
Ngài vượt trên phong ba/bão táp. Trên, cả sự sống lẫn cái chết. Và hệ quả, là:
mọi hãi sợ nơi ta đã giảm bớt. Tác giả Tin Mừng, như thánh Máccô và Mátthêu,
cũng quan niệm như trên. Tuy nhiên, cho đến nay, Hội thánh vẫn chưa có phán
quyết rõ rệt về vấn đề này.
Thêm vào đó, thánh Mátthêu ghi
lại trình thuật hôm nay, là: rút tỉa từ truyện kể do thánh Máccô sáng chế. Và,
thánh sử Mátthêu còn thêm vào đó đôi điều, cho hợp nghĩa. Lại nữa, ở trình
thuật hôm nay, ta đều thấy thánh Phêrô bao giờ cũng là người có tính hồn nhiên,
bộc trực, nên bất chợt thánh nhân bốc lên mà đi trên sông nước, đến với Thầy. Để
rồi, không lượng được sức mạnh niềm tin nơi chính mình, thánh nhân đã bị ngộp.
Phải nhờ Thầy giơ tay nâng đỡ, mới xong việc. Sự việc quả đã rõ: thánh Phêrô
chỉ nhận ra được phép lạ/diệu kỳ là lúc bản thân mình được nâng đỡ, chữa lành.
Chẳng do dự.
Thêm vào đó, sự lạ/diệu kỳ ở
trình thuật còn thêm, là: thánh Phêrô nhận ra được sự thật là: Thầy luôn ở cạnh
mình, để mình được Thầy cứu vớt. Rất có thể, thánh Mát-thêu ghi trình thuật
này, là để nói lên luận cứ về quyền lãnh đạo Hội thánh. Thánh Phêrô không thể
đi trên sông nước, không giải quyết được phong ba bão táp của Hội thánh, mà
không có sự tiếp tay/đỡ đần của chính Chúa.
Thành thử ra, ta có nghe và đọc
trình thuật theo chiều hướng nào đi nữa, cũng chớ nên biện luận, tranh cãi.
Cách ly. Nhưng, hãy cứ mạnh dạn đương đầu mọi khó khăn/trở ngại trong cũng như
bên ngoài Thánh Hội. Hãy vượt lên tất cả, mà cùng với Chúa. Vì Chúa. Như Chúa
vẫn làm. Và, hãy khuyên nhủ bạn bè người thân:
“Chớ hãi
sợ! Mọi sự đã có Chúa tiếp tay, đỡ đần.”
Tóm lại, dù mọi người/mọi nhà đã
có ao hồ ở sau vườn, cũng đừng thử thời vận mà bước đi trên sông nước. Làm thế
rất nguy hiểm, vì dù vẫn tin mình làm được, cũng đừng hành xử như thế, nếu
không có phép của đấng bậc ở bên trên. Của, vị lãnh đạo nhà mình, nhà Đạo.
Rút tỉa
bài học từ trình thuật trên, ta cũng nên ngâm nga lời ca của thi sĩ, vốn từng
viết:
“Và từ đây, trong khe núi bên
ngàn,
Các em dạo, làm những hồn oan
khổ.
Anh bơ vơ, lạc trên đường thiên
cổ.
Lạnh tâm tư, mờ tỏ ánh tinh cầu
Mất Anh rồi, các Em sẽ về đâu?”
(Đinh Hùng – Cung Đàn Tưởng Niệm)
Quả có thế. Dù bơ vơ, lạc lõng
bên đường, trên sông nước, các Em là Hội thánh vẫn không mất đi người Anh Cả.
Chẳng mất được Ánh Tinh Cầu. Bởi, vẫn còn đó Nước Trời người anh em. Ở đây. Bây
giờ.
Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn –
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment