“Khóc là ủy mị, chết là điên”
“Gây cho hoàn cảnh thêm tươi đẹp”
“Lọc mãi cho hồn trong sáng lên”
“Gây cho hoàn cảnh thêm tươi đẹp”
“Lọc mãi cho hồn trong sáng lên”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
"Nước Trời giống như chuyện kho báu
chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui
mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.
"Nước Trời lại cũng giống như chuyện
một thương gia đi tìm ngọc đẹp. Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán
tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. Dụ ngôn chiếc lưới "Nước Trời lại còn giống như chuyện
chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. Khi lưới đầy, người ta kéo lên
bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. Đến ngày
tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ
xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng
sẽ phải khóc lóc nghiến răng.
"Anh em có hiểu tất cả những điều ấy
không?" Họ đáp: "Thưa hiểu." Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ
kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra
từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ." (Mt 13:
44-52)
Khóc đâu chỉ là uỷ mị. Nhưng còn
là, tâm trạng nhà thơ viết về người tình, mình cay đắng. Chết đâu chỉ là khùng
điên. Mà còn là, quyết tâm chết cho người tình, mình vẫn yêu. Uỷ mị hay điên
khùng, phải chăng là đặc trưng của người nhà Đạo, vào lúc này?
Trình thuật thánh Mát-thêu, nay
kể về dụ ngôn, là để nói lên những điều từa tựa như thế. Từa tựa, về ý nghĩa và
đích điểm của Nước Trời, ở trần gian. Nuớc Trời trần gian, như thánh Mát-thêu
từng khám phá, là: tình huống có Đức Giêsu và dân con Ngài, cùng sống. Sống
giống Chúa. Và với Chúa. Như thánh nhân đây, cũng từng học hỏi sống khác
thường, theo đúng nghĩa sống. Và, thánh nhân thấy mình như người quản gia, cho
qua đi những gì thuộc về quá khứ, chỉ giữ lại những gì mới mẻ, vừa khám phá.
Khám phá/tìm ra, như tác giả vừa
tìm thấy châu báu nơi ngọc quý, bèn bán đi mọi sự để mua lấy, dù cao giá. Châu
báu đây, là những đồ xưa cổ làm nền cho mọi sự việc rất mới. Và, châu báu ở
viên ngọc mà thánh nhân nói đến, chính là sự mới mẻ ở mọi sự. Rất quí. Và, càng
có giá hơn, khi đó lại là khám phá mới về chính con người, của mình.
Thánh nhân đây, tuy không còn
trẻ, vẫn là người Do thái rất tốt lành. Biết dấn thân theo chân Chúa đến cùng,
như mọi người lành thánh, tốt đẹp. Như, đồ đệ đáng tuyên dương của Chúa, mà mọi
người vẫn đợi trông.
Thánh nhân đây, đã trở thành tín
hữu của Đức Chúa, nhưng vẫn không ngừng là người Do thái chính cống. Rất minh
bạch. Bởi thế nên, thánh nhân nghĩ mình cũng là ngôi nhà có giá trị. Để rồi từ
đó, thực hiện được cả những điều cũ/mới, vẫn đổi thay. Đổi thay và tháp ghép
vào những điều đã cũ ngõ hầu để tạo sự mới mẻ cho những gì mình viết ra. Mỗi
lần gặp người mới, thánh nhân đều thấy thế. Và khi gặp người khác nữa, ông cũng
trở nên chính mình hơn. Tức, tìm lại được chính mình.
Phần đông trong chúng ta, mỗi khi
nhìn vào cuộc sống của chính mình trong quá khứ, đều thấy có những chuyện tương
tự. Trong suốt chuỗi ngày dài cuộc sống, ta cũng từng đổi thay. Đổi và thay, để
trở thành người tín hữu không như cũ. Vẫn cố thay đổi trong Hội thánh. Thay
đổi, thái độ sống. Thay đổi, ý nghĩa của con người mình. Có lẽ ta thay đổi
nhiều hơn nhiều người trong quá trình năm trăm năm qua.
Về đổi thay, có người cho rằng
như thế cũng là đủ. Và, ta đâu còn sức để đối đầu với thay đổi nữa. Có vị lại
thấy mình chưa thay hoặc đổi gì nhiều cho lắm. Cần làm nhiều hơn nữa. Bởi, quá
khứ của mình dầu sao cũng chưa khá. Chính vì thế, thánh Mátthêu nay yêu cầu ta
ngồi lại với nhau, theo cách ít khi thấy, để suy nghĩ về một đổi thay thật rất
mới. Và đó có là một đòi hỏi khá to tát, đối với ta không?
Nhìn vào Giáo hội quanh ta có thể
là Hội thánh của ngày mai, hoặc rất chóng, ta cũng thực sự thấy đã có khác. Ít
ra là mặt ngoài. Đây, không nói về đường lối ta phải theo. Mà, chỉ muốn nói đến
dấu hiệu cho ta thấy những gì có thể sẽ diễn ra, mai ngày.
Đó là, cảnh thiếu hụt dần số
lượng linh mục hoặc tu sĩ, ở nhiều nơi. Hoặc, cũng ít đi, xuất lễ vào những
ngày cuối tuần. Hoặc, thường nhật. Sẽ ít đi, số giờ linh mục ngồi toà cáo giải,
vì dân con của Chúa nay ít có nhu cầu. Ít đi dần, trường hợp người từ nhà gọi
cha đến thực hiện phép bí tích. Càng ít dần, cảnh tượng từng cặp và từng cặp
thừa tác viên đến gõ cửa mỗi nhà, mà giảng đạo. Ít có chuyện thăm kẻ liệt,
ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Hoặc, nhà quàn tự tổ chức tang lễ không có linh
mục. Hoặc, vị phó tế vĩnh viễn đứng ra lo việc rửa tội, dù họ không có chức
năng.
Và theo thiển nghĩ, cũng sẽ có
nhiều đổi và thay khác, như: đám cưới tổ chức ở nhà thờ được sắp xếp, cách khác
hẳn. Khác, giờ giấc. Khác, phụng vụ! Việc dạy giáo lý cũng sẽ khác. Và, vấn đề
là: ta làm thế nào để dung hoà và ăn ý với những đổi thay, như thế này?
Lâu nay, ta vẫn quen với thánh lễ
bằng tiếng Anh (hoặc một số người từng như thế); và, quen với cung cách của vị
chủ tế quay mặt về phía bổn đạo. Quen, với chuyện không để các tu sĩ hoặc nữ tu
đến trường công lập mà dạy học. Quen, với chuyện trường Công giáo không chỉ dạy
về những chuyện có liên quan đến Đạo, mà thôi. Và rồi, ta có quen dần với đổi
thay này khác không? Và, có thích thế không?
Không phải ai cũng thích. Có số
người chỉ muốn tái tạo lập lại quá khứ buồn. Tức, chỉ muốn quay trở về thời xưa
cũ, có lối thờ phụng cung kính, cũng rất cổ. Và rất quen. Quen cầu Chúa phú ban
nhiều linh mục hơn để giùm giúp. Có số người lại chỉ cảm tạ Chúa về nhiều thứ.
Có người vẫn cứ cầu Chúa ban thêm cho mình nhiều ân huệ. Đồng thời, lại cứ chối
bỏ chuyện cũ xưa. Trong khi đó, nhiều người khác vẫn cứ theo kiểu xưa lối cũ mà
răm rắp giữ Đạo.
Hôm nay, thánh Mátthêu muốn làm
một sự khác thường, với người đọc. Thánh nhân muốn đặt sự mới mẻ lên chuyện cũ.
Muốn, đem cơ hội đổi mới những chuyện cũ, đã xa vời.
Thánh nhân nhận rằng mình
đã tìm ra ý nghĩa mới mẻ về cuộc sống. Về Chúa. Và về con người mình. Qua, kinh
nghiệm sống. Thánh nhân cũng muốn kể cho người đọc biết kinh nghiệm lòng tin
của mình. Về, những gì mình chưa từng nghĩ đến. Chưa từng thực hiện mà lại
không phải qua thủ tục hoặc khuôn phép nào hết. Tựu trung, điều thánh nhân muốn
nói đến, là: chính ông cũng là một dụ ngôn…
Cũng nên biết, sở dĩ thánh
Mátthêu nói thế là muốn người đọc như ta, cũng đều là một thứ dụ ngôn, nào
khác.
Trong mấy tuần qua, thánh Mátthêu
từng kể cho ta nghe rất nhiều dụ ngôn/truyện kể về cuộc sống. Thánh nhân kể,
cũng là để ta lắng tai nghe âm nhạc của đời mình để thấy được sự dồi dào, sung
mãn ở nơi Chúa. Thánh nhân mời gọi ta tham gia sự mới mẻ trong cuộc sống, không
phải để ta khiếp sợ những mâu thuẫn sẽ thấy nơi tình huống ta đang dấn bước, đi
vào đó.
Vì thế nên, thánh nhân đã định
nghĩa lại để ta thấy được căn tính của mình. Làm như thế, có nghĩa: ta là lớp
người tuyệt vời hơn mình tưởng. Và, mỗi câu truyện đời của ta, cũng sẽ là những
câu truyện lớn rất nên kể. Phải chăng đó cũng là câu truyện dụ ngôn, của mỗi
người?
Trong tâm tình đầy cảm kích như
thế, cũng nên ngâm thêm lời thơ ta từng ngâm khi trước:
“Nàng hãy
vui đi dẫu một ngày,
dẫu phần
ba phút, góc tư giây.
Dẫu trong
thoáng mắt nhìn như chớp,
cũng đủ
cho nàng quên đắng cay.”
(Nguyễn
Bính – Cầu Nguyện)
Hãy vui đi, dù xảy đến những đổi
thay, hay rất mới, ở đời mình. Hãy cứ vui, dù trong thoáng chớp, nhìn như chớp.
Vui, để biết rằng Hội thành Chúa vẫn đổi thay. Rất hằng ngày. Ở mọi nơi.
Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment