Friday, 22 November 2019

Gm John Shellby Spong: Bài 18 - Chống báng chủ-nghĩa hiện-thực (tiếp theo)


 Chống báng chủ-nghĩa hiện-thực (tiếp theo)
(Bài 18)

Năm 721 trước Công nguyên, thủ phủ Samaria rơi vào tay binh đội Assyria. Dân-gian mọi người bị phân-tán vào chốn lưu lạc không bao giờ quây quần được trở lại theo cung-cách của một dân nước. Một số người bèn tìm cách chạy xuống phía Nam có thủ-phủ Giuđa khi xưa cũng bị đánh bại, nhưng đã khôn ngoan biết sử-dụng chính-trị để trao-đổi chư-hầu với Assyria ngõ hầu tạo chút độc lập còn rơi rớt lại. Thật sự mà nói, thì ít ra dân-gian xứ này không bị chuyển về Ninivê đã là phúc rồi.

Trong số ‘trân châu ngọc quí’ được người phương Bắc cất giấu khi thoát khỏi cơn dịch-tễ Assyria đã chạy về Giuđa mà lưu trữ, thì người viết truyện thánh thuộc nhóm Êlôhít được các vị ở đây đưa về Giêrusalem nhập chung vào với nhóm phò Giavê, thiết-lập tài-liệu thành hai văn bản xuất cùng một thánh-sử cho dân-nước thống nhất. Đó là thời văn-kiện GiavêÊlôhít nhập lại thành một trình-thuật duy-nhất mang tên Tài-liệu Giavê – Êlôhít.

Việc đan-kết hai tài-liệu làm một ở đây, vẫn không tạo ra được tài-liệu nào cho ăn khớp, nhưng vẫn mang ý-nghĩa chung, xuất từ một giòng họ. Việc chia đôi đất nước hợp-thức-hóa tính-chất sử-học qua sự kiện dân-gian có chung một tổ-phụ là Giacóp đã cùng lúc ăn ở với hai vợ hiền, mỗi bà hướng về người mẹ ở bên kia đất nước.

Lịch-sử đây, có câu truyện kể về ông Giuse bị các người em đem đi bán làm nô-lệ cho người Miđianít. Nhưng truyện ở đây lại bảo: thật ra, thì ông bị bán cho đám người Ishmaêlít (X. sách Khởi nguyên chương 37). Thực-chất câu truyện có khác nhau đôi chút, nhưng tựu trung cả hai đã hợp lại thành truyện duy-nhất và mọi người đều bỏ qua những sai sót có thể có về lời lẽ diễn-đạt. Lại nữa, truyện kể về Mười Điều Răn xuất tự truyền-thống Êlôhít ở sách Xuất Hành chương 20 và ở một văn-kiện khác cũng xuất tự truyện kể về Giavê Đức Chúa ở sách Xuất Hành chương 34, cùng một tuồng tích.

Có thể, khi xét nội-dung hai văn-kiện khác nhau mà không thể đúc-kết thành một được, tác giả chỉ muốn ghi lại câu truyện kể bảo rằng: Môsê đập vỡ bia đá Mười Điều Răn, rồi quay lại đỉnh núi Sinai khẩn nài Giavê Thiên-Chúa viết lại văn-kiện này, thêm lần nữa.                  

Dù sự thật có ra thế nào đi nữa, thì việc biên-tập tuồng-tích dựng thành truyện kể thánh-thiêng trước-tác tại Giêrusalem vào thời-điểm trước/sau ngày Samaria sụp đổ, tức năm 721 trước Công nguyên dưới triều Josiah. Cũng vào triều Josiah này, mọi người lại thấy xuất-hiện tài-liệu thứ ba nhập chung với thiên trường-ca thánh-tiến này.

Có thể, Josiah là vị vua được dân chúng mến-mộ nhất ở Giuđa, chí ít là khi vương-quốc đây bị cắt thành hai nước biệt-lập. Ông Josiah hết lòng thờ-phụng Giavê lại sở-hữu năng-khiếu trời cho, nên ông hành-xử thật đúng phép. Do có lòng xác-tín sâu-sắc với Đạo, ông ra lệnh sửa-đổi một số địa-danh thuộc đền thờ Giêrusalem vào năm 621, trước Công nguyên.

Trên tường thành, do có chủ-tâm hoặc tình cờ thật cũng chẳng ai biết, mọi người lại thấy xuất-hiện Sách Luật Mới đã cho rằng Sách ấy do Môsê viết (X. 2Vua đoạn 22) *1, nên người ta đặt tên cho Sách là “Đệ Nhị Luật” (tiếng Hy Lạp là deuteron-nomos). Sau này, Giáo hội cũng gọi đó là Sách Đệ Nhị Luật. Josiah ra lệnh cho ba quân đem Sách về cho ông xem; nên, sau khi đọc xong Sách, ông ra lệnh cho thuộc-hạ mọi giới khởi-công canh-cải cuộc sống của người Giuđa. Từ lúc ấy, mọi người gọi đó là Công-cuộc Cải-tân “Đệ Nhị Luật”. Ông lại đã ra lệnh cho mọi người tụ-tập tại đất thánh-thiêng, rồi ngang qua Môsê, ông truyền lệnh mới Thiên-Chúa chỉ thị cho mọi người phải thay đổi mọi sự ở vương-quốc cứ dựa theo Sách này mà thực-thi, ngay tức thì.

Phần lớn các thay đổi đây, cốt tập-trung quyền-bính của hàng tư-tế Giêrusalem vào cuộc sống đạo của tất cả dân con trong nước. Sau cuộc canh-cải này, chỉ mỗi Giêrusalem là nơi xứng-đáng để mọi người tổ-chức lễ Vượt Qua thôi. Và, đây cũng là nơi thích-hợp để mọi người tới đó chịu cắt bì hoặc dâng mình vào đền thờ thụ-giới.

Người hành-hương đi Giêrusalem dự tiệc Tạ Từ, tất cả đều đeo đuổi truyền-thống duy-nhất bắt đầu bằng cuộc canh-cải do Josiah đề-xướng. Chẳng bao lâu trước khi có Đệ Nhị Luật (cùng một lúc với văn-kiện thứ ba của Mười Điều Răn chương 6) tháp-nhập vào truyện thánh lúc Giuđa phát-triển, nhằm trình-bày về Đệ Nhị Luật mang tính ‘Giavê – Êlôhít’. Đó, là trình-thuật mà 35 năm sau, người Do-thái-giáo vẫn mang trong mình dọc suốt hành-trình Babylon vào năm 586, trước Công nguyên.

Không một kinh-nghiệm nào về đời sống đạo-đức của dân Do-thái-giáo lại sâu-sắc hơn vào thời lưu-đày này. Đất nước Do-thái bị quân Babylon đánh cho ‘thân bại danh liệt’, dân-quân lại bước vào chốn lưu-đày, nên ý-niệm mà mọi người vẫn có về Thiên Chúa, cùng lúc trở nên mai-một đã trải dàn khắp chốn.

Nhờ tài lãnh-đạo của Êzêkien và nhóm tư tế, tính-chất Do-thái-giáo của dân con lưu-đày vẫn hằn in trên thân mình của nam-nhân qua việc cắt bì theo luật buộc, và tâm-tư lẫn óc não của họ cũng hằn in dấu vết về việc tuân-thủ lề-luật và sùng-bái theo truyền-thống. Luật giữ ngày Sabát cùng việc chay kiêng nhiệm-nhặt, đã khiến người Do-thái-giáo phải tách riêng sống chi ly như nội-qui định sẵn.

Đền thờ, là nơi dân con lưu-đày giữ niềm tin sống-động tồn tại với lịch-sử nhân-loại. Nhưng, điều quan-trọng của mục-tiêu chung, là viết lại truyện thánh mà người Do-thái-giáo vốn dĩ có được, nhờ nhóm tư-tế ở trên cao. Việc này gia-tăng gấp bội chiều-kích duy-trì luật Torah đồng thời nâng cao truyền-thống phụng-thờ mà các tiên-tri từng nói đến, rất lâu. Quả thật, thời của các tiên-tri như thế đã chấm dứt.

Chính văn-kiện viết lại này, mang tính bảo-thủ về thần-học, tức một thứ lề-luật xuất-hiện trong thánh-sử của Giuđa mà Nêhêmia đem đến cho họ, khi mọi người tìm cách tái-thiết Giêrusalem vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Và, văn-kiện lề-luật viết lại ở đây, mãi về sau cũng được nhóm SađuxêPharisêu tác-thành và tuân-thủ.        

‘Văn-kiện-viết-lại’ cũng đảm-bảo cho dân con Do-thái-giáo tồn-tại theo cách của người dân được định-vị trong lịch-sử. Trong số bảy áng-văn tuyệt-cú của Do-thái-giáo, hàng tư-tế tác-giả lại thêm vào đó chương dẫn-nhập cùng với thánh-sử, để rồi ngày nay mọi người coi đó như truyện tân-tạo được nhiều người biết đến. Trình-thuật đây, lúc đầu được viết, là cốt để đề-xuất ngày Sabát như một sự-kiện nổi-bật, hầu buộc mọi người tuân-thủ và coi đó như chứng-minh-thư nhận-dạng.

Chính các nhà văn tư-tế, tức các vị từng thêm thắt lời bàn về công-tác phụng-thờ vào văn-kiện Êlôhít quen kể về Mười Điều Răn ghi ở sách Xuất Hành chương 20. Thành thử, động-lực và nguyên-do đề-xuất, là để khống-chế mọi người khỏi rơi vào trạng-thái sùng-bái ngẫu-thần, nhờ đó biết nghe lời cha mẹ tuân-giữ ngày Sabát cho phải phép. Cũng từ đó, các khát-vọng này khác càng được định-hình thêm. Và, các biên-tập-viên tư-tế là tác-giả viết lại chương sách về cơn lụt Đại Hồng-Thủy trổi bật, khiến Nôê phải mang theo mình ông 7 cặp muông-thú thanh-bạch, duy chỉ một cặp còn sót đôi chút tì-vết được phép đưa vào hòm bia Thiên-Chúa, nói ở đây.

Điều này khiến Nôê và gia đình có khả-năng tuân-giữ lề-luật của Chúa suốt 40 đến 150 ngày vẫn có đủ thực-phẩm để dùng, cũng như khả-năng biến-chế của lễ do mọi người dâng lên Thiên Chúa rất tinh-khiết như nội-qui đòi-hỏi, mà không cần phải giết thêm thú loài nào hết (Khởi nguyên chương 7). Câu truyện về dân con mọi người lang-thang nơi hoang-địa, cũng được các tác-giả là tư-tế ghi lại để rồi chính Môsê và dân Do-thái-giáo không vi-phạm luật Sabát bằng việc gom góp bánh trái, cùng manna vào mỗi thứ bảy trong tuần (X. sách Xuất hành chương 16).     

Khác với công việc của hàng tư-tế/tác-giả, ta có thêm công-trình xuất-hiện cùng lúc với sách Isaya quyển 2 (Ys 40-55). Các tiên-tri từng kêu gọi Giuđa hủy việc xác-chứng bộ-tộc của họ bằng cách phác-thảo cho dân biết, lời kêu gọi chung, trong khi đó các tác-giả tư-tế lèo lái đất nước, đào sâu hơn bản-chất bộ-tộc của họ, bằng việc định-hình ra Thiên Chúa hợp với ước-vọng của mọi người. Sách Ysaya quyển 2, khi ấy được thiết-lập trở-thành “lời gọi mời từ hoàng-gia thật chính-xác. Ảnh-hưởng của hàng tư-tế, như thế đã trải dài mãi đến thời Macabê cả thời của Đức Giêsu nữa, khi các lãnh-tụ chính-trị cũng như tôn-giáo ở Giêrusalem di-dời bộ-phận độc-nhất trao quyền cho hàng tư-tế tối cao lãnh-đạo.

Bởi không rõ nguồn gốcđộng-lực xuất-phát từ văn-kiện gốc, là sách Torah, nên ta không thể biết Kinh-thánh có được sử-dụng trọn vẹn hay không. Và, Kinh-thánh cũng không được trích-dịch đưa vào các tranh-luận này khác, hầu chứng-minh xem bản nào là bản gốc, bản nào thực-sự chỉ được viết mới đây thôi. Nét mâu-thuẫn ở kinh-thánh càng thấy rõ hơn nếu đem so với các sách mang tính sử-học như Sách Samuel hoặc Sách Các Vua, là những sách ghi nhiều sự-kiện tương-tự nên đã chính-thức trở-thành Biên Niên Sử. Thật ra, cả hai văn-kiện nói trên, không thể dung-hòa được với nhau.  

Nếu so sánh truyện kể về cái chết của Đavít ở quyển 1 Sách Các Vua chương 1 với truyện kể về cùng cái chết của ông ở Sách Ký Sự chương 28-29, thì ở quyển 1 Sách Các Vua ta thấy: Vua cha về già bị cơn lạnh xâm-nhập vào người nên mới đau-khổ thực sự, có đắp bao nhiêu chăn mền dầy cách mấy cũng không đủ để làm ấm xác thể của ông cho đủ.

Quan cận-thần khi ấy lại đã khám-ra một trinh-nữ xinh đẹp sống trong cùng vùng đất (và đây là cuộc thi sắc đẹp sớm-sủa nhất ở Israel), cô được phép ngả mình trong vòng tay ôm của Vua cha già-khú cốt hâm nóng cơ thể của ông thôi. Abishag là người Shunam đã thắng cuộc, nên cô được phép ngả vào lòng vua để long-thể của ngài thêm ‘ấm áp’. Xem thế thì, truyện kể về cô đã đi vào truyền-thuyết cùng với trí tưởng-tượng của dân con Do-thái-giáo, mãi về sau còn tạo nguồn-hứng cho các tác giả viết lên bài ca thánh-tiến. Đây là truyện thực mang ý-nghĩa dân-dã khác với các truyện ở sách Ký Sự viết về vua quan, suốt nhiều năm.

Cũng vào thời này, người ta dựng truyện Vua Đavít rồi coi ông là nhà yêu nước lý-tưởng, một thứ nguyên-mẫu của Do-thái-giáo được trọng-vọng suốt nhiều năm, để rồi bỗng nhiên ông trở-thành nhân-vật quyền-lực tối-thượng trong phụng-vụ và trong sách Torah nữa. Trên giường bệnh, Vua cha lại đã ra lệnh cho dân con Israel hãy dùng đó làm truyện phổ-biến dân-gian, gọi là lời trăn-trối cuối cùng của ông về sự khôn-ngoan thần-thánh. Lời này được vua Đavít sử-dụng làm lý-do cho thấy tại sao ông không xây đền Giêrusalem, lại chỉ cách xây đền thờ, đồng thời truyền lệnh cho hàng tư -tế cùng nhóm Lêvít biết cách mà hành-xử cho phải Đạo. Câu truyện kể ở đây quả là kỳ lạ khiến nhiều người ngạc nhiên hết sức.

Những người bênh-vực cho các sai-quấy ở Kinh Shánh, đã dung-hòa hai truyện này hoặc ít ra cũng quyết-định là bản nào đúng, bản nào sai. Thật chẳng may, các biện-pháp luyện tâm-thân như thế, đã để mất đi ý-nghĩa đích-thực của hai cốt truyện. Khi văn-bản nào đó được người ta rớ tới bằng những vấn-nạn sai quấy, hẳn nó cũng đưa ra câu trả lời sai chậy. Rủi thay, đây là cung-cách được nhiều người thực-thi nhát mỗi khi họ tiếp-cận với Thánh-kinh. Vốn ngu-dốt về Kinh thánh đến độ thế, hẳn các nhận-thức mới mẻ dù được gọi là thành-tựu khoa-học đi nữa, cũng coi như quyền-uy sức mạnh của Thánh kinh đã bị sói mòn dần.

Khi mọi người chuyển từ Kinh-thánh Do-thái-giáo sang Thánh-kinh của Đạo Chúa, vấn đề về tính uyên-bác vẫn không đổi thay. Các học-giả trung-hòa lại có khuynh-hướng bỏ qua những gì là thái-quá ở Kinh-thánh Do-thái-giáo, nhưng các cụ vẫn đeo bám một cách kiên-định vào “Tân” Ước, coi đó như ‘Lời lẽ’ không sai chậy của Thiên-Chúa. Ta không thể chấp-nhận quan-điểm này cách dễ dàng được, bởi toàn-bộ 27 cuốn sách ở Tân Ước, đều trước sau như một, không sai sót, dù vẫn có một số nguồn-văn không thể định-dạng, trong đó nhiều bản văn lại có trước cả trình-thuật Thánh-kinh nữa, là đàng khác.

Có thể, tác-giả Máccô là người viết toàn bộ các cuốn ấy. Nhưng, chỉ một số rất ít học-giả ngày nay tin rằng ông là tác-giả cả 3 cuốn Tin Mừng. Tác-giả Mátthêu cũng sử-dụng văn-bản do Máccô đưa ra làm tài-liệu mang tên ‘Q’ hoặc Quelle; và, ông còn thêm vào đó nguồn-văn mang tên ‘M’ để trước-tác Tin Mừng của chính ông. Tác-giả Luca, lại sử-dụng trước-tác của Máccô và tài-liệu ‘Q’, nhưng ông sử-dụng trước-tác này theo cách khác hẳn Mátthêu. Trong khi đó, tác-giả Luca sử-dụng nguồn-văn riêng một cách đặc-thù mà ta gọi là nguồn ‘L’ nhưng chỉ mỗi thể. Cũng vậy, tác-giả Luca có lẽ chỉ viết một văn-bản ngắn-ngủi hơn mà ngày nay ta gọi là ‘nguyên-bản Luca’ kéo dài ít năm sau đó, cộng với trình-thuật thời ấu-thơ của Đức Chúa và trình thuật Máccô mà thôi.
                                                                                                            (còn tiếp)                                
Gm John Shelby Spong trước-tác
Mai Tá lược dịch    

No comments: