Friday, 30 August 2019

Gm John Shelby Spong: Bài 15 - Biểu trưng khá mù mờ về quyền-bính


Chương 6
(Bài 15)
Biểu trưng khá mù mờ về quyền-bính

“Phải chăng quí vị đang tìm cách viết lại kinh thánh đấy chứ?” “Giả như Kinh Sách bảo điều này sai, điều kia đúng, hẳn rằng điều ấy sẽ ra như vậy?” Mọi xúc cảm, nằm gọn trong hàng ngàn cung-cách khác-biệt, phải chăng chúng phát-xuất tự động-thái ‘dè bỉu’ bảo rằng: tôi đang đe-dọa thực-tế mà quí vị đang sống ở trong đó? Thành thử, điều này/chuyện nọ vẫn là việc quan-trọng đối với tôi nhằm kích-hoạt Kinh Sách một cách đặc-biệt, do có tranh-luận nổi trội về tình-dục.

Kinh Sách, biểu-tượng mù-mờ của quyền-uy/thế-lực do lịch-sử vẫn phủ lên đó nhiều phương-cách ma-thuật khá lý-thú. Nhiều đấng bậc, lại cố tình trích-dịch Kinh Sách theo cách nào đó cốt để hỗ-trợ cho ý-kiến riêng-tư của mình, rồi cho đó là điều đích-đáng, xum-xuê,  khá xứng-hợp. Với nhiều vị, cuộc tranh-luận nay đà đóng lại, thoạt khi các vị lại cứ biện-bạch rồi bảo: Kinh Thánh đang ở phía mình.

Giáo hội lâu nay thừa biết chuyện này, nên đã tự trói mình bằng văn-bản khác nhau rút từ Kinh Sách hầu chứng-minh là sự thật do mình tạo, vẫn còn đó mới buồn. Đa phần sự thật đây, đều có ảnh-hưởng từ các nhà giảng-thuyết hùng-hồn vào độ trước và các vị chuyên trách thuyết-giảng trên vi-tính lại cũng xuất tự quyền-uy/mãnh-lực của Kinh Sách mà ra.

Từ khẳng định này, các vị lại nghĩ rằng: Kinh Sách ghi tạc Lời Chúa một cách không sai-chậy là để đáp lại vấn-nạn do chính con người đặt ra, mà thôi. Xem thế thì, Lời Chúa định-vị cách trọn-vẹn về mọi chuyện, nên không dễ chấp-nhận chuyện đổi-thay hoặc ảnh-hưởng do tình-trạng tồn-đọng vốn dĩ khỏa-lấp dư-luận là gốc nguồn mà các vị dựa vào.

Kinh Sách, lâu nay được văn-chương-hóa cũng khá nhiều, nên đã tuyên bố là mình không sai-chậy, lại ổn-định và không suy xuyển đối với những người chủ-trương chống đổi-thay, sai quấy. Động-thái này, tạo tâm-trạng thoải mái trong thời-gian kéo dài cũng khá lâu. Đây chỉ là phân nửa sự thật về Kinh Sách, thôi. Bởi, quyền-uy/sức mạnh của Kinh Sách là những thứ được các đấng bậc liên-tục tranh đấu cốt để thay-đổi một đôi chuyện. Thế nên, các đấng bậc vẫn coi Kinh Sách như thứ đồng-minh đứng về phía mình, là chuyện dễ hiểu.

Hầu hết mọi ‘đối đầu’ đầy kịch-tính về các vấn-đề chính trong lịch sử ở trời Tây, Kinh Sách được cả hai phía xung-đột đưa ra bằng chứng khác-biệt hầu xác-minh là mình nói đúng. Trải qua nhiều tháng ngày dài trong lịch-sử, Kinh Sách được sử-dụng đến mức tối đa hầu xác-minh tư-thế vượt trội của mình rồi coi đó như uy-lực thần-thiêng của vua quan/lãnh chúa thời trước vẫn làm thế. Tuy là vậy, Kinh Sách lại được sử-dụng như vũ-khí đầy ma-lực nằm trong tay đấng bậc chủ-trương chống vua quan, như cuộc nổi dậy của Oliver Cromwell lâu nay từng xác-chứng.

Hai vị tổng thống Hoa Kỳ thời buổi trước, là: Abraham LincolnJefferson Davis đều dựa vào Kinh Sách hầu hỗ trợ cho hành-xử mà các ông từng đề ra với dân da màu, hầu ban-phát cho họ thứ quyền-lực đạo đức của người cùng phe/nhóm trong nội-chiến Hoa Kỳ.

Cũng vì thế, nên mới xảy ra chuyện không làm ai ngạc nhiên, khi tất cả đều thấy rằng: mọi đổi thay nơi hành-xử dục-tình tạo tiến-triển, khiến quần chúng ai cũng hay biết. Thế nên, cả phe bảo-thủ lẫn nhóm phóng-khoáng đều sử-dụng Kinh Sách hầu trích-dẫn điều có lợi cho mình trong mọi xung-đột.

Tuy thế, thời đại của ta hôm nay, là thời của quyền-uy thế-tục đang gia-tăng cách nhanh chóng, rất vững mạnh thế nên tranh-luận ở đây cho thấy có nhiều khác-biệt khiến ta cần ghi lại. Trước hết, là những gì chứng tỏ rằng: Giáo hội không còn nắm quyền sinh quyền sát dân con mọi người nữa. Điều này còn có nghĩa: mọi tầng lớp phóng-khoáng trong Giáo hội thời nay đã trở nên mỏng dòn hơn xưa, cũng rất nhiều.

Các vị, nay thấy thất-vọng khi nghĩ chuyện cải-tổ Giáo-hội. Bởi, các vị cứ phải lẳng-lặng rời bỏ hàng ngũ trong đạo một cách lớp lang, có tổ-chức. Phần lớn các luận-điệu biện-hộ cho luân-thường đạo-lý thời hôm nay, có ý bảo rằng: các vị rời đã ‘sân bãi’ một cách đích-đáng, để rồi không vị nào còn muốn dính-dự chuyện đạo-đức như dạo trước.

Các vị, nay trở-thành công-dân thị-thành ở ngoài đời, nên mới thường xuyên bị các chức-sắc trong Đạo báng-bổ về tình-dục, tức: không còn dính-dấp chuyện thực-tế và cũng chẳng biết là ngày nay, phụ-nữ không còn bị định-vị một cách ‘rập theo khuôn phép’ như thời trước.

Các vị, nay lại cũng không bị toàn-thể Giáo-hội hoặc chức-sắc lãnh-đạo vùi dập “hết thuốc chữa”, nhưng vẫn bác-bỏ chuyện kiểm-soát sinh-sản; hoặc khích-bác mọi việc không còn coi chuyện phá thai như lựa-chọn phương-pháp này/nọ cho đúng cách. Cả những việc khiến các vị không thấy ấn-tượng khi đấng bậc nhà Đạo cứ thuyết-giảng theo đường-lối trích-dẫn Kinh Sách cách phóng-khoáng, rồi nhắc người nghe nhớ lại các giá-trị cổ xưa hoặc nói năng theo kiểu luyến-tiếc giá-trị “truyền-thống” của gia-đình, cũng đều thế.

Với các vị, thì: gia đình chỉ bao gồm một người cha siêng-năng, cộng thêm người mẹ suốt ngày quanh quẩn trong xó bếp với lũ nhỏ và chú chó con dễ dạy, thôi. Chuyện như thế, nay không còn là sự-kiện xảy ra trên thực-tế, nữa. Nói chung, đa số đấng bậc nói đây đều học-hỏi cách sinh sống không cần đến Giáo-hội như thứ quyền-lực ở bên trên rất bề thế.

Rõ ràng là, các vị nay không còn muốn bị phiền-nhiễu do bởi tầm nhìn đầy thành-kiến về đạo-giáo vẫn ‘mù mờ’ cả về giáo lý nữa. Nay thì, Giáo hội không còn quyền-hạn gì với thế-giới bên ngoài và đây cũng là chuyện rất mới, khá thời thượng.                                                       

Mặt khác, giới bảo-thủ trong thể-chế tốt lành này, nay nhận ra rằng: thế-giới trần-tục đã trở-thành ‘sân bãi’ để cho ác-thần/sự dữ tự tung/tự tác; điều này ai cũng thấy rõ như ban ngày. Bởi, mọi người đều đã nhận ra rằng: tất cả đang gặp thử-thách về luân lý cũng rất nặng. Thêm vào đó, là mức-độ kình-chống cũng như nỗi niềm giận-dữ đến cao độ khiến các vị phải ‘bỏ của chạy lấy người’ cứ canh-cánh mang theo mình niềm ưu-tư bất ổn rất tư riêng. Động thái mà các vị đang có, lại cũng tùy-thuộc nhu-cầu do mình đòi-hỏi, khiến chúng trở-nên sự-kiện vững chãi, rất đúng thực.

Mọi đổi thay tình-dục đang xảy ra, cũng đe-dọa tầm ảnh-hưởng của nhà Đạo vốn dĩ làm băng-hoại quyền-uy/sức mạnh của Giáo hội. Các lãnh-đạo Giáo-hội, tương-tự như lãnh-tụ của nhiều thể-chế khác cũng đang bị đe-dọa, nên rất sốt-sắng tìm cách sửa-sang lại các vỡ đổ trong địa-hạt của mình. Cả đến các nhà lãnh-đạo có học của Giáo-hội, là những vị không muốn định-vị là những người từng dính-dự vào học-thuyết căn-để, nếu như mọi mục-tiêu/mục đích các ngài nhắm đến, đều được thực-thì trong địa-hạt giống thế.

Lấy ví dụ Giám mục nọ không muốn bén mảng đến gần tôi, là vì những bài tôi viết cứ trì-chiết bảo rằng: trong hàng ngũ Giám-mục thuộc khối Êpiscôpan Hoa-kỳ, nhiều vị đại-diện cho thể-loại thần-học và giáo-sĩ-học thuộc các Giáo-hội khác, như: Giáo hội ân-điển, Giáo-hội Anh-quôc, Giáo-hội có khuynh-hướng phóng-khoáng hoặc bảo-thủ, Giáo hội Công-giáo, Tin Lành, hoặc hệ-cấp Giáo hội Tin Mừng từng khiến ông nổi giận. Bởi, ông từng viết rõ: lâu nay ông không biết là Giáo-hội Tin Lành có mặt trong Hiệp-hội các Giám mục Anh Giáo bao giờ hết.

Ở một đoạn khác, ông lại bảo: ông tin là Tin Mừng thánh Mátthêu và Luca đều mang tính-chất sử-học nhất thứ là khi hai tác-giả này dám kể về thời thơ ấu của Đức Chúa. Rồi, ông bảo: “Giả như Đức Giêsu quyết-định sinh ra từ người mẹ đồng-trinh rất mực, thì với ông, điều đó cũng chẳng thành vần-đề”. Bởi thế nên, khi tôi đặt vấn-đề bảo rằng: ông có quan-điểm căn-để đến độ không học-giả nổi tiếng nào về Kinh thánh lại dám hỗ-trợ ông, cả đến Công giáo cũng như Thệ Phản cũng đều thế; từ đó, ông lại bốc lên đến độ không còn im hơi lặng tiếng được nữa.

Thành thử, chủ-đề tranh-luận ở đây cứ thế trở-thành nặng-nề hơn trước. Nặng, đến độ ít khi nào lại tương-tác phía đằng sau; hoặc, nói theo kiểu văn-chương chữ nghĩa, thì đây là sự việc mang tính ‘gậy ông đập lưng ông’ ở chỗ trũng sâu, đầy cách trở. Trừ phi đôi bên lập cầu giao-tiếp đặt lên trên mọi cố-gắng đang rộng mở, còn thì chẳng làm sao có được một đối-thoại cho phải lẽ, cũng đành chấp-nhận để cho xã-hội ngoài đời hoặc thể-chế Giáo-hội lên án mạnh mẽ, đến rối bời.                 

Theo tôi, chỉ còn cách duy-nhất giúp ta khởi-công xây-dựng cây cầu giao-tiếp này, là: cứ để cho toàn thế-giới nghe được tiếng/giọng của Kitô-hữu nào có nguyên-tắc khác với qui-tắc lâu nay đặt ra và từ đó, chấp-nhận thế-giới hiện-tại một cách nghiêm-túc như xã-hội ngoài đời. Và, theo luật-định, sẽ không bị bác-bỏ/thải-hồi như đám vô-thần, bởi lẽ quyền-lợi tôn-giáo vẫn nghiêng về phía người có hành-động. Giai-đoạn này, tôi cứ mải bận tâm/ưu-tư về sự việc ta bắt đầu xây-dựng cây cầu giao-tiếp này, thôi.

                                                            (còn tiếp)

Gm John Spong biên soạn
Mai Tá lược dịch  

Gm John Shelby Spong: Bài 14: Đồng tính luyến ái là thành-phần sự sống chứ không phải tai-ương


Chương 5
Đồng tính luyến ái là thành-phần sự sống
chứ không phải tai-ương.
(Bài 14)


Kinh nghiệm Giáo hội cho thấy các linh-mục trong Đạo phải sống đời đơn chiếc tách bạch hẳn cuộc sống ngoài đời. Ăn mặc thì, duy nhất chỉ khoác lên mình mỗi chiếc chùng thâm bên ngoài. Kinh kệ, lại chỉ đọc mỗi kinh nhật-tụng giông dài và cứng ngắc. Danh xưng thưa/thốt, vẫn buộc mọi người phải gọi mình bằng cha/cố rất đề huề, cốt tạo cuộc sống cách biệt người thường, tức: rõ một đời độc thân có lời thề nguyền cứ liên tục vi-phạm.

Người chủ trương sinh sống kiểu này, đã biến đời độc-thân thành chuyện bắt buộc cả với người đồng tính nữa. Chấp-nhận sống độc thân, o-ép như thế lâu nay đã trở-thành cái giá khá đắt mà người đồng tính dĩ nhiên phải trả, để nhận được phép lành từ Hội-thánh cho riêng mình.

Hãy cứ tưởng tượng trường-hợp Giáo hội sẽ phải đáp-ứng cách nào, khi cơ-chế này khác lại cứ nhân danh tình-yêu Thiên-Chúa và lòng đạo giáo-dân mà đề ra các thông-tri đại loại bảo rằng: từ nay, 10% dân số thế-giới sống đời tình-dục với người khác phái, nay cũng phải kiêng khem ăn nằm nếu muốn được Giáo hội chúc lành, hay sao đó!

Thật ra, ta không thể khẳng-định rằng: muốn có cuộc sống đúng đắn, hà tất phải nắm chắc là các giám mục, giáo sĩ và/hoặc giáo-dân vẫn chấp-nhận như thế, mới thành sự. Thật ra, cái khó là ở chỗ: ngay các chủng-sinh cùng như bậc thày dạy đều phải cố gắng nhiều hơn nữa mới lướt vượt được thử thách.

Dù sao thì, lập-trường này thêm vào với tính ngây-thơ/mơ-hồ đầy bản sắc, là tình-huống cho thấy phong-trào đây có tiến về phía trước hay không. Nhưng, rõ ràng là: nó không thể ngăn chặn mọi cãi tranh, dành giựt. Cuối cùng thì, nó vẫn đắm chìm trong mâu-thuẫn nội-tại và từ đó trông chờ giải-thoát, cách không tưởng. 

Hiểu được nguồn-gốc mọi sự việc ở nhóm người “đồng tính luyến ái”, ta sẽ không còn mang nặng ưu-tư quá đáng mà đám cháu/con mình từng bị cuốn hút vào đó để rồi buộc phải chống cự. Thành thử, việc săn bắt con mụ phù thủy lăng-xăng, cốt loại-bỏ “lập trường của các đấng bậc từng tạo ảnh hưởng trên sự sống của con/cháu, ta mới nhận ra là: quá-khứ của chúng nay dừng đứng một cách mau lẹ.   

Chẳng mấy chốc, nam-nhân đồng tính luyến ái cứ phải che đậy bộ mặt hiền-từ nhẫn-nại của mình, trong khi đó đám nữ-lưu lại để luột mất tính ganh-đua tình tiết trong thi đấu, ngõ hầu nắm chắc là không ai nghi ngờ mình có khuynh hướng xấu xa, bệ-rạc nữa.

Bước tiếp theo, là: thoạt khi ta khởi-sự nhìn vào xu-hướng đồng tính luyến ái cũng như ngả mình vào khuynh hướng dục tình khác phái nằm ở bên trong hoặc làm đặc-trưng/đặc-thù  coi đó không là hành-xử xấu mà chỉ cần biết đó có là hành-vi đích-thực chân chính không, mà thôi. Cả hai khía-cạnh tình-dục của con người, rồi ra cũng được thẩm-định một cách tự nhiên, thôi.

Nhận-thức này, ngày càng dâng cao để mọi người thấy được rằng: ở ngoài đời, người người hiện có một tầm nhìn rất chung chung về quần chúng, ngay cả khuynh-hướng không mấy thuần-khiết. Tựu trung thì, cả hai khuynh-hướng nói ở đây, đều có vai trò làm giàu cuộc sống con người, thôi. Thay đổi này, với thời-gian, sẽ còn xảy ra nhiều hơn nữa khiến có người hoặc vì không biết hoặc vì sợ sệt và thành-kiến đã phủ lên con người, nên mọi sự mới trở-nên khó khăn đến độ khiến mọi người phải buông lơi, bỏ rời.

Một khi đặc-thù tự-nhiên của quần chúng có khuynh-hướng đồng tính nơi đám thiểu số rồi, thì việc trông chờ người đồng tính phải sống đời độc-thân/đơn chiếc sẽ bị trừ khử ngay lập tức. Và khi ấy, ta lại thấy vấn-đề rõ ràng đặt ra mà hỏi: khi nào thì mọi việc sẽ như thế? Làm sao để người đồng tính luyến ái sống cuộc sống tính-dục tràn đầy trách nhiệm?

Rõ ràng là, luật-lệ của Giáo-hội và xã-hội ngoài đời khi ấy sẽ bảo-vệ và khẳng-định tư thế đồng đều cho nhóm này. Giải-pháp sốt-sắng có tính cột-buộc đạo-đức tính-dục vào với đời sống độc-thân, không cho thấy điều gì lạ ngoài niềm tin không hợp-lý vào một Đức Chúa “bạo dâm”, dưới lằn ánh sáng mới của nhận-thức.

Đức Chúa đây, đã tạo dựng người đồng tính nam/nữ cốt để trừng-phạt họ mà thôi.  Đức Chúa đã dựng nên họ trong một tạo-thành tuyệt-hảo có lòng thèm muốn tình-dục và bảo: đạo-đức/chức-năng buộc niềm ước ao này phải bị đè nén. Một lần nữa, ta đang phải đối đầu với phán-quyết bảo rằng: sinh-lý tồi-tệ cộng với nền-tảng sinh-hóa xấu, rốt cuộc đi vào thứ thần-học tệ-hại.  

Lập-trường truyền-thống chính qui của Giáo-hội, đặt nền-tảng vào cơ-ngơi sai lạc mà cho rằng: mọi tỏ bày dục-tình theo hướng yêu thương giữa những người cùng phái lúc nào cũng xấu buộc ta phải giáp mặt với sự xấu ấy, thì lập-trường này tự nó có thể kiến-tạo chính Giáo hội. Làm sao Giáo hội có được sự sống đầy ắp những là thành-tựu được khi dân con của Chúa gặp trở-ngại do bởi thông-điệp truyền rao bảo rằng họ chính là kẻ vô luân-lý, thiếu đạo đức được cơ chứ?

Thế thì, chuyện xảy ra là: bất cứ ai đứng trước đấng bậc luôn chê-bai/miệt thị người khác, lại có thể phát-triển ảnh-hình về chính mình theo cách tích-cực được? Ta không thể tạo cho mình quyết tâm thực sự yêu thương người khác được, trừ phi ta tin là mình cũng có một ít giá trị nào đó, rất nội-tại. Hai bản ngã đổ gãy, lại dễ vỡ, cứ ngày càng suy-thoái rồi bị coi rẻ ắt không có khả năng hỗ-trợ cho nhau cách dễ dàng trong tương quan một vợ một chồng, thật hỗ tương.

Vì đã mất đi sự tương-trợ do từ cộng đoàn mình chung sống, nên người đồng tính cũng cần phải giấu đi cái tương-quan lạc điệu của mình, không cho người ngoài biết là mình đã bị căng-thẳng rất dễ sợ trên nguồn tâm-lý của đôi lứa.

Bằng hành động quay phắt lại, không để mình tự kiểm-điểm, không cho phép mình có được thiện chí, Giáo-hội lại đã thú-nhận là mình có con tim cứng ngắc qua thưa/thốt với Chúa bằng câu kinh như: “Lạy Chúa, xin đoái thương chúng con và thứ tha cho chúng con về những phán-đoán méo mó xấu xa gây phương hại đến các người dân con nam/nữ của Ngài trong mọi thế-hệ của Giáo hội.”

Tiếp đến, Giáo hội còn phải suy-tư nghĩ lại chất đạo-đức của tính-dục ở con người. Bản thân tôi, nguyện sẽ khai-triển ý-tưởng này một cách đặc biệt hơn ở chương 15 sắp tới. Ở đây, tôi thấy cũng đủ để bảo rằng: tính-cách mật-thiết nơi tình thương, bản-chất hợp-pháp khi quần chúng công-nhận tương quan mình có được, đang là niềm vui kề cận bên nhau và cũng là sự an vui/hài-hòa của cuộc sống không có gì bí mật cả, không thành điều để chối bỏ một ai về sự việc người ấy đang đeo đuổi hạnh-phúc và cuộc sống tràn đầy của họ mà Tin Mừng từng nói đến. (Gioan 10: 10)

Vấn đề hỏi rằng: các hành-xử trong cuộc sống công-khai tương-phản lại cuộc sống riêng tư đã đạt hàng đầu trong Giáo hội vào lúc truyền chức linh-mục. Hỏi rằng: Giáo hội có được phép tấn phong linh mục cho người đồng tính là người chẳng bao giờ dối trá/lọc lừa hoặc độc thân không? Câu hỏi này, tự bản-chất, khi được công-khai tranh-luận, đã cho thấy bước nhảy vọt về phía trước trong tâm-thức đạo-đức của mình.

Tuy nhiên, sự việc còn đó cho thấy lâu nay vẫn có nhiều người đồng tính luyến ái trong hàng giới linh-mục cũng như tu dòng. Hai ngàn năm qua, Giáo-hội cũng từng có nhiều giáo-sĩ đồng tính vượt quá con số mà nhiều người lượng-định. Các giáo-sĩ nói trên đã từng đảm nhiệm mọi vai-trò trong mọi hệ-cấp cầm quyền của Giáo-hội. Các vị này từng giúp đỡ Giáo-hội trong việc định-hình tín-lý, kỷ-luật, phục-vụ và y-phục trong Hội-thánh.

Khi đời sống độc thân được coi như lối sống duy nhất bắt buộc đối với các tiến-chức, vào thế kỷ thứ 20, thì mọi cửa ngõ đều được mở rộng cho nam-nhân đồng tính để có chân trong hàng giáo-sĩ của Hội-thánh như một chỗ đứng hợp pháp trong đó tình-trạng độc-thân sẽ đương từ nghĩa vụ biến thành ưu-điểm và từ đó cuộc sống của họ đã nghiệm sinh được tính sáng-tạo và cộng-đoàn. Giả như người đồng tính luyến ái bị loại trừ không còn đảm-nhiệm chức-năng thừa-tác-vụ của giáo-sĩ ngang qua quá-trình lịch sử của Giáo hội, thì kẽ hở lớn lao sẽ hiện đến, có thời cũng lên đến mức 80% trong nhiều năm tháng lịch sử. Quả thật, đã có lúc tất cả những ai thề hứa sống độc thân đều bị nghi ngờ là người đồng-tính luyến ái. (*12)

Ngày nay, có người lý luận bảo rằng để xem người đồng tính có được phong-chức hay không, thì theo chừng mực nào đó, có vẻ cũng nực cười. Cuối cùng thì kết-cuộc mọi tranh-luận sẽ không tạo được sự thay đổi tình thế mà chỉ đổi thay mỗi bộ mặt công-khai/chính-thức của Giáo-hội mà thôi. Các vị có trọng-trách về luân-lý đạo-đức trong Hội thánh lại muốn “giữ bí mật” mọi chuyện. Hội thánh Công giáo cũng như các giáo-hội này khác, cho đến nay vẫn theo phương-cách đình chỉ, trục xuất hoặc bắt các thành viên nào công khai chọn-lựa cùng một phái tính để sống chung, buộc phải câm nín. (*13)

Đương nhiên là, người đồng tính luyến ái phải được coi như không được phép có thành kiến với tiến-trình đào tạo linh-mục. Các vị này đều bị thanh-lọc như mọi ứng viên khác, đều bị kiểm xem thực tình là mình có ơn gọi, tức: thứ quà tặng mà họ đem đến cho Giáo hội, và trí thông minh, nhạy cảm, tự mình tận hiến bản thân mình cho Chúa, có quyết tâm làm việc và năng-lực vận-dụng năng-lượng tính-dục có trách-nhiệm và quyết tâm hay không?

Dòng tu cá-biệt nào đó có kêu gọi hoặc chấp-nhận một người đồng tính nam/nữ làm mục-vụ là người đã thiết-lập tương quan một vợ một chồng có tình thương yêu và chưa bao giờ muốn từ bỏ người phối-ngẫu mà mình từng chung sống  hoặc sống đời dối trá hay không? 

Hiện nay, đang thấy xảy ra, đặc biệt là ở thành thị và chốn thị tứ trong đó có thể có sự ẩn mình nặc danh trong một cộng đoàn lớn rộng. Bản thân tôi có biết có giáo sĩ tương-tự từng được cộng-đoàn hỗ-trợ hết mình và tôi cũng thấy các vị ấy sống hết mình cho việc giảng rao Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô trong các dòng tu như thế.

Tôi ủng hộ các giáo-sĩ đó, cùng với người phối ngẫu của các vị này và dân con/quần chúng trong Giáo hội có được khả-năng thăng-hoa mối thành-kiến vẫn còn đang vây chặt chúng ta trong mọi địa hạt.

Tiếc thay, cũng có nhiều vị khác lúc này lại cứ sống trong sợ sệt đến độ họ không dám cởi mở cõi lòng mình ra bên ngoài. Những người như thế đang tạo các lớp phủ trùm bảo vệ hoặc che đậy lúc nào cũng tự vấn nạn xem mình có là người đáng tin cậy hay không. Một số vị đang san sẻ câu chuyện đời của họ cho tôi biết. Tôi vẫn hỗ trợ để họ có thể phấn đấu sống trong tình thương và sự toàn vẹn cả hai mặt. Các vị này cũng đã dạy cho tôi nhiều bài học đáng kể. Và, tôi còn nợ họ rất nhiều thứ.

Có thể, một số vị sẽ đọc những điều tôi viết ở đây và sẽ đề nghị là: lập-trường/quan-điểm này đặt tôi như một giám mục chống đối lại thế-đứng của Giáo-hội mà tôi đại-diện, hoặc chống lại thế đứng lịch sử của Giáo hội Công giáo. Họ có lý. Tôi đây chỉ là số người nhỏ có tiếng nói yếu ớt trong cơ-cấu Giáo hội vững chãi bấy lâu nay. Nhưng thiểu số nói đây đang lớn mạnh dần và làn sóng mới ấy đang thẩm thấu toàn thể xã-hội ta ngày hôm nay. Thiểu số nói ở đây sẽ không còn là số ít đến muôn ngàn đời được nữa rồi.

Giáo hội nay đã và đang thay đổi tâm não của mình rất nhiều trong lịch sử và sẽ còn làm thế mãi. Câu hỏi sâu lắng hơn đặt ra, là: câu được đưa ra cho giới có quyền hành đặt ra với Kinh thánh. Phải chăng vấn đề này đang đặt ra với Kinh thánh không?  Phải chăng các vấn-đề đặt ra cho đến nay sẽ được giải quyết một cách có lý lẽ với Sách thánh? Đó là những câu hỏi rất mạnh bạo đối với dân con Đạo Chúa để cứu xét. Các câu hỏi như thế đáng được mọi người lưu tâm và phải được chú ý trong phần tiếp sau đây.

                                                           
Chú thích:


1.    Alfred Kinsey et al., Sexual behaviour in the Human Male (Philadelphia: Saunders, 1948); Sexual Behavior in the Human Female (Philadelphia: Saunders, 1953).
2.    John Fortunato, hould the Church bless and Affirm Committed Gay Relationships?” The Episcopalian, April 1987.
3.    John S. Spong, Into the Whirlwind (San Francisco: Harper & Row, 1983). Chapter 9.
4.    Sigmund Freud, Three Contributions to the Theory of Sex (New York: Dutton, 1962); Totem and Taboo (New York: Vintage Press, 1946).
5.    Rosemary Ruether, “From Machismo to Maturity,” in Edwars Batchelor, Jr Homosexuality and Ethics (New York: Pilgrim Press, 1980), tr. 28ff.
6.    Như trên
7.    Các vấn đề của Ủy Ban Cố Vấn qui chiếu sự việc Đồng tính luyến ái, A Study of Issues Concerning Homosexuality (New York: Division for Mission in North America, Lutheran Church in America, 1986) tr. 21
8.    Jo Durden-Smith và Diane de Simone, Sex and the Brain (New York Arbor House, 1983) tr. 101
9.    Như trên, tr. 128
10.  Như trên, tr. 104-6
11.  A Study of Issues tr. 21
12.  Spong, Into the Whirlwind, chương 8
13.  John J. McNeill, “Homosexuality – The Challenge to the Church.” The Christian Century 104, Số 8 (Tháng Ba 1987) tr. 242-46.


(còn tiếp)



Gm John Shelby Spong biên-soạn
Mai Tá lược dịch.              

Wednesday, 21 August 2019

Gm John Spong: Bài 13: Đồng tính luyến ái là thành phần sự sống chứ không phải tai ương


Chương 5
Đồng tính luyến ái là thành-phần sự sống
chứ không phải tai-ương.
(Bài 13)

Thành-kiến, thường hay định-hình nạn-nhân một cách tiêu-cực bằng việc trùm lên người họ đủ mọi hình-thức cốt sao không cho ai thấy được tính nhân-bản ở những người như thế. Nguyên-tắc này hiện rõ trong đầu tôi chỉ mới đây thôi, khi tôi quan-hệ với một Giáo-hội từng bầu chọn nữ-phụ làm thủ-trưởng cộng đoàn (chứ không phải mục-sư). Thủ-lãnh cộng-đoàn, đã can-đảm chọn nữ-phụ vào vai-trò này. Đây, là việc có một không hai trong đời sống giáo-xứ. Và cho đến nay, việc này vẫn là chuyện khác thường đối với Giáo-hội nói chung.

Tuy thế, mục sư ngoại thường này còn cho thấy: đây không là chọn-lựa tốt, xét trên nhiều lãnh vực. Bởi, chỉ một thời-gian ngắn sau ngày bầu chọn, mọi người lại bàn về chuyện ra đi của vị ấy.

Và, Giáo-hội sở tại lại phải bắt đầu tìm mục-sư khác thay thế. Thoạt khi tên tuổi của nữ-phụ thứ hai được cất lên, thì chủ-tịch tuyển chọn đã công-bố chắc-nịch rằng: lần này ủy-ban không còn trông chờ ứng-viên nào khác khi ông quả quyết: “Chúng tôi đã thử nhiều lần mà lần nào cũng thất bại, nên đành thôi”. Nghe thế, người ngồi bàn bên cạnh đã gật gù tỏ bày đồng ý.

Tiếp đó, ông còn nói thêm:

“Giả như quí vị có nam mục-sư nào không làm nhiều người mãn nguyện, hẳn quí vị cũng sẽ bảo: chúng tôi có vị trưởng-lão lâu nay không làm tốt trách-nhiệm do bề trên giao-phó, nên chúng tôi sẽ không kiếm mục sư nào khác mà làm gì!”.

Phòng họp bỗng trở nên im-ắng cách lạ thường. Từ đó, ta lại sẽ bảo: thành-kiến bao giờ cũng hợp tình/hợp lý cho đến lúc nó bắt đầu lộ diện, cách rõ ràng.

Thành-kiến đính-kết vào con người, để rồi từ đó sẽ thấy “khôn-ngoan cộng đoàn” duy-trì nó cho đến khi mọi người coi đó là ý Chúa, mới thôi. Thành thử, thành-kiến chỉ phai nhạt dần khi hai sự việc sau đây xảy đến, một là khi kiến-thức mới tạo đã rũ bỏ đi nền-tảng hiểu biết cũ và hai là, khi con người bắt đầu quan-sát sự việc xảy đến hầu bác bỏ mọi khác-biệt giữa hành-xử mang tính hủy-diệt và việc tỏ bày cuộc sống vốn cho đi và cho mãi.

Dấu hiệu cho thấy: thành-kiến phai-nhạt dần, là khi nạn-nhân từ-chối không để người khác nhận ra mình là ác-thần sự dữ, mới thôi. Thành thử, mọi người đều chào đón lời gọi mời từ “nhóm đồng tính kênh-kiệu.” Điều này tạo cảm-xúc cũng hệt như những gì mà nhiều người thường bảo: “Da màu trông vẫn đẹp!…” Tự chấp-nhận, là thách-đố đối với đám đông quần chúng, nay trở-thành sức-mạnh chính hoạt-động trong giới đồng-tính.

Diễn-đạt theo cách bảo-thủ ở nhà Đạo, lại cũng cho thấy: ngày nay, mọi người ai cũng chịu ảnh-hưởng của phong-trào nhận ra rằng: người đồng-tính dù nam hay nữ, vẫn trổi bật hơn nhiều người khác. Nói cách khác, thì: lịch-sử Giáo-hội cũng đã thay-đổi nhiều về cung cách hành-xử đối với người đồng tính luyến ái.

Diễn-tả rộng rãi hơn, phải nói là: mọi người đều thấy vấn đề đồng-tính luyến ái khi xưa bị Giáo hội lên án gắt gao hồi đầu thế kỷ, thì nay ai cũng ngần-ngại không đề-cập chuyện này khi tụ-tập tham-dự bí tích hoặc lễ lạy khác. Con người ngày nay, không còn coi chuyện đồng-tính luyến-ái như hành-động xấu xa khác gì chuyện giết người, hãm-hiếp, đốt phá và/hoặc xách nhiễu con trẻ. Đã có thời, chuyện đồng-tính-luyến-ái được liệt vào một trong các loại-hình như thế.

Càng ngày con người càng thấy khó định-nghĩa thế nào là “ác-thần/sự dữ” theo cách giản đơn, nên các nhận-định về việc này nay cũng đổi thay rất nhiều. Và, việc phẩm-bình người đồng-tính luyến ái cũng như chấp-nhận phạm-trù đạo-đức, nay khác trước nhờ được tôi-luyện lại.

Cơ-chế Giáo-hội, lâu nay từng giáp mặt với đủ loại biện-luận như thế, đã bắt đầu thay-đổi mọi quyết-tâm, ngõ hầu làm nhẹ bớt thành-kiến sẵn có đối với người đồng tính luyến-ái. Việc chỉnh-sửa sớm nhất, lại ẩn-tàng trong lớp vỏ bọc đạo-đức xưa nay nhà Đạo từng bộc-bạch.

Nay, người đồng-tính luyến-ái được coi là con nhà có Đạo, nên mới hành xử theo cương vị của trưởng-lão trong thừa-sai mục-vụ. Nhiều năm qua, Giáo hội rất mãn-nguyện về công việc nhóm này thực-hiện, bởi: chẳng một ai thấy phiền-hà khi định-vị “vai-trò” thừa sai cho những người như thế.

Đôi lúc Giáo hội, với tư-cách là đấng bề trên/kẻ cả, lại cũng đề-nghị các bậc vị vọng là: “hãy thương yêu kẻ có tội” dù thành-viên nào cũng đều chán ghét tội lỗi. Có điều khôi-hài, là: người được định-vị là hối-nhân sai phạm lại chẳng có kinh-nghiệm gì hết về tình thương-yêu ấy.

Phần lớn người đồng-tính được khuyên bảo là: chớ nên tạo dịp cho tín-hữu thuộc giáo-phái khác tin vào tính nhạy cảm kiểu thể-xác nơi công tác mục-vụ mà Giáo hội từng bác bỏ. Mặc dù thế, giải-pháp được chọn có mang tính tiêu-cực cỡ nào đi nữa, nó vẫn chứng-tỏ là: ta tiến-bộ cũng khá nhiều, chỉ cần hướng về phía trước là xong ngay.

Ít ra thì, thành-kiến vẫn được bảo-vệ hết mình và nhiều dấu hiệu cho thấy có sự tính-toán, lưỡng-lự từ ban đầu. Ngoài ra, lại cũng có điều là: vấn-đề này cũng quan-trọng khiến mọi người suy nghĩ kỹ lưỡng hơn.

Giai đoạn hai của tranh-luận đã khởi sự một khi quyền-lợi kinh-tế và dân-sự của người đồng tính bị đe dọa; khi ấy Giáo-hội về phe với nạn nhân, nên đã thông qua các giải-pháp được định-vị ngõ hầu đạt công-bằng trước luật pháp khi phải giáp mặt với tất cả mọi giới, cả đến người đồng tính luyến ái cũng được chiếu cố, nữa.

Giáo hội lúc ấy mới khẳng định rằng: ta không nên chống trả mọi người chỉ vì họ đồng tính luyến ái. Và, không nên lạm dụng những người như thế về thể xác, dù họ có khuynh hướng tình dục khác-biệt thế nào đi nữa. Người đồng tính phải được phép dễ dàng có tài-khoản vay mượn ngân hàng với tiền lời hệt người thường, dù họ có quá-trình vay mượn xấu/tốt thế nào đi nữa. Đàng khác, ta cũng không nên có biện pháp áp-đặt tài chánh đối với những người ấy.

Hãy tưởng tượng xem trường hợp nam-nhân hay nữ-phụ đồng tính nào đó buộc phải trả tiền phạt kinh-tế khi người ấy không có khả-năng cho bạn cho mình như nội-qui đề cập, hoặc trường hợp người đồng tính không có quyền lợi luật pháp nào hết nếu phối-ngẫu của người ấy chết tại tiểu bang khác.

Nguyên-tắc đặt ra như thế có lý không, khi 10% dân số không thể cưới/hỏi và sống với nhau theo luật của tiểu bang khác? Giả như có cặp phối-ngẫu đồng tính nào muốn lập thế-chấp mua nhà tại khu vực nào đó, ta có nên tỏ ra cởi mở với họ không?

Các chính-trị gia trong mùa bầu cử, thường vẫn phải phân biệt chính-kiến chống lại người đồng tính luyến ái. Tranh đấu cho quyền-lợi của người đồng tính luyến ái không là cách-thức để kiếm phiếu. Cảm-xúc tiêu cực xuất tự các cuộc vận-động tranh cử, thường tỏa chiếu sáng rực cho đến khi các vị buộc phải sử dụng những gì là dư thừa từ phe của mình.              

Vào thế kỷ 17, ngay các phù-thủy từng lộng hành ở một số vùng như: Salem, Massachusetts, vv… cuối cùng, rồi cũng kết thúc cách đột ngột. Tuy nhiên, cho đến ngày ấy, nhiều nữ-phụ bị kết tội hoặc phải ra tòa chịu xét xử hoặc lên án là có tội, rồi bỏ tù và có khi còn bị hành quyết vì đã mê-hoặc. Thành ra, những sự việc như thế xảy ra khá thường xuyên đến ghê tởm, khi sự việc đồng tính được nêu lên như vụ chính-trị.

Và rồi, các giai-đoạn như thế lại phải trả một giá khá đắt, bởi chúng là thành phần của tiến-trình thay thế ý-thức quần-chúng. Như việc triệt-hạ nhóm thiểu số, xem ra đã đánh dấu giai-đoạn chuyển tiếp, cũng rất gần.

Khi có dấu hiệu cho thấy: phần lớn các nơi đặt nặng lên lưng/cổ các kẻ tin từng bảo là: ác quỉ đã trở thành quỉ dữ rồi thì bất cứ khoa-học-gia nào dù có đầu óc sắc-bén đến mấy cũng phải xét lại lối suy tư của mình để có hành-động thay cho nạn-nhân của mình, để rồi ít ra, đảm bảo quyền lợi cá nhân của mình nữa.

Hầu hết nhóm hội/đoàn thể ở Giáo hội, nay đã và đang chuyển động đi vào giai đoạn hai này. Quả đây là bước tiến cũng khá lạ ở chỗ nó luôn thu hút/hấp dẫn dù ở cấp độ ngây thơ đến không thể tin được.

Trong các giải pháp và/hoặc tuyên-bố của các nhà lãnh-đạo Giáo hội và giới chức từng chủ-trương phải vẽ lên sự khác-biệt giữa chiều-hướng tính-dục với hành-động dục tình mới được. Các vị đề-xuất ra chuyện bảo rằng: bởi lẽ con người không thể chọn lựa chiều hướng dục tính, thế nên việc định-hướng ấy không thể coi là hành động tội lỗi được.

Tuy nhiên, khi con người có thể chọn cách hành-xử bất kể mình có hướng bản-thể như thế nào, và do bởi các hành-động dục-tính của đám người có khuynh-hướng đồng tính bị cho là tội lỗi, nên không được phép hành-xử trong khuôn khổ những điều cấm kỵ của Giáo hội. Thành ra, nếu ta sinh ra đã bị định-hướng từ trước rồi, thì ta không thể hành-động trên căn-bản những gì đã định như thế. Và, năng-lượng dục-tình của ta phải bị kềm chế, o ép, thăng-hoa.

Điểm tích-cực của định-kiến này là ở chỗ nó báo hiệu một chân trời mới bảo rằng dục tính không phải là định-hướng có chọn lựa cho bằng thực tại đã được định-vị. Khi bước ngoặt của sự thật này được chấp-nhận thì các trạng-huống cũng như hành-xử khác phái tính bèn bắt đầu thích ứng theo đó, như chúng đã thích-ứng khi ta ngưng dừng lại để không còn nghĩ rằng những người “sử dụng tay trái” đều mang tính bất thường.

Chắc chắn đây là bước tiến về phía trước để nhận thức rằng đặc-trưng thiểu số không nhất thiết phải bất thường mà đúng hơn lại là lối suy-nghĩ về các khác-biệt trong cuộc sống con người. Và như ta thấy rằng con người không thể chọn lựa chiều hướng dục-tính của mình được thì không ai lại có thể chọn làm người “thuận tay phải” bắt đầu có được đường lối của mình, và một số ngôn-từ cũng như các câu kéo hoặc thành-ngữ có thành-kiến đã bắt đầu ra khỏi bảng ngữ-vựng của con người.

“Chọn-lựa phái tính” là một trong các thành-ngữ như thế; nó ngụ-ý bảo rằng con người không thể cứ ngang nhiên đứng giữa giao-lộ rồi mới quyết-định xem mình nên trở-thành người đồng tính luyến ái hoặc có cảm tình với người khác phái tính.

Tuy nhiên, trước khi ca tụng lối thẩm-định này, xin cho tôi phát biểu rằng đây là sự ngây thơ không thể tưởng tượng được. Bởi, làm thế chỉ để nói lên rằng: người có chiều-hướng đồng tính luyến ái cũng có khả-năng kềm chế hoạt-động dục tình của mình như mọi người. Điều đó còn muốn nói rằng: 10% dân số vẫn có thể khẳng định và chấp-nhận độc thân mà người khác đã chuẩn thuận.

Người biết nhiều về đời sống độc thân vẫn hiểu rằng độc thân đích-thực là ơn gọi hiếm có chỉ một ít người được như thế. Ơn gọi hoặc lối sống theo kiểu không thể áp đặt một cách miễn cưỡng lên bất cứ người nào cũng thế.
                                                (còn tiếp)                                                                    
                                                                             
Gm John Spong biên soạn
Mai Tá lược dịch