Wednesday, 22 May 2019

Đối diện vui, buồn.. và vượt qua cảm thọ





Qua bao lần vui buồn, mình rút ra được một cảm nhận đó là khi vui vui bao
nhiêu thì khi buồn buồn sẽ bấy nhiêu và ngược lại.

Mỗi lần buồn, hạch hạnh nhân, tuyến yên nằm ở trung tâm não của mình hoạt 
động rất khó chịu,nó tiết ra một chất gì đó làm mình cảm thấy vô cùng khó chịu, 
cảm thấy vô cùng bức bối,tù túng, ngột ngạt. Đây là lúc mình cảm nhận rất rõ
tâm thái muốn vượt thoát khỏi sự trói buộc của thân xác, và tâm thức con người.

Và để đối trị, mình lùi về một góc, nhìn thẳng vào trung tâm khó chịu đó, không
đồng hóamình với nó, không mong cầu nó mau hết, cũng không ra sức chống đối, 
lãng tránh, hayđè nén nó. Mình chỉ hay biết, chỉ nhìn, nhìn, và nhìn thẳng vào nó, 
và thấy cảm giác khó chịu dần vơi giảm. Đã có bằng chứng khoa học về những
người bị bệnh trầm cảm nặng lâu ngày, hạch hạnh nhân, tuyến yên của họ 
thường xuyên tiết ra độc chất khiếnhình thành khối u trong não.

Để bổ sung thêm phần đối trị, mình ngồi xuống theo tư thế tọa thiền và 
bắt đầu hít thởbằng bụng. Hít vào bụng phình ra, lòng bàn tay phải hướng
vào phía bụng, và cả tay phảichuyển động nhịp nhàng đưa ra nương theo sự
phình ra của bụng từ trong ra ngoài.Thở ra bụng xẹp lại, tay phải chuyển 
động nhịp nhàng thu lại theo sự xẹp lại từ từ của bụng. Hít thở tự nhiên, theo dõi, 
hay biết sự vào ra của hơi thở nơi mũi. Hít thở vào ra như thế khoảng hơn 
200 lượt vào ra. Xong sau đó, tay phải chạm đỉnh đầu, tay trái đưa ra trước
miệng, và bắt đầu thở ra bằng miệng thật sâu thật dài, khoảng 5 lần, hạn chế 
hít vào, khi này tay trái cảm nhận làn khí từ miệng thổi ra. Hít thở bụng như 
thế làm cho mình  lắng dịu cảm giác khó chịu do hạch hạnh nhân, tuyến yên
nơi trung tâm não gây ra,có nguyên nhân khởi phát từ cảm xúc buồn.

Trải qua bao lần thăng trầm như thế, dần dà mình không còn ham thích cảm giác
vui nữa, cũng không chán ghét cảm giác buồn. Chỉ là không đồng hóa mình 
với xúc cảm vui buồnhuyễn hóa, duyên hợp giả tạm, và vô thường đổi thay
khôn lường. Bởi vui bao nhiêu thì sẽbuồn bấy nhiêu, đúng như lời Phật dạy, 
hãy quán thọ thị khổ.

Khi có ánh nhìn như vậy, chúng ta sẽ không còn chạy theo trần cảnh bên
ngoài màtìm niềm vui, bởi biết chắc sau niềm vui, nỗi buồn sẽ đến. Mà chúng ta
sẽ quay vào, tựchế tác niềm vui, và hạnh phúc cho bản thân bằng ánh nhìn 
ngay thẳng vào bao vọng tưởng, xúc cảm thị phi, rồi thì chúng sẽ tan đi, 
và niềm vui, hạnh phúc chơn thật sẽ hiện lên. 

Và khi sống với tâm thái này, trong chúng ta sẽ tràn đầy tâm lượngTừ, Bi, Hỷ, Xả, 
chúng ta sẽ sẵn sàng trao tặng đi tất cả đến với mọi người, mọi chúng hữu tình 
trong trời đất này một cách vô tư.


Học Cách Bằng Lòng

- Khi bạn cảm thấy mình muốn chết, hãy đến thăm viện ung bướu.
- Khi bạn thấy mình bất hạnh, hãy đến thăm cô nhi viện.
- Khi bạn thấy mình không có nơi nương tựa, hãy đến thăm viện dưỡng lão.
- Khi bạn cảm thấy mình nghèo khổ, hãy đến thăm trại tỵ nạn.
- Khi nào bạn thấy mình sắp bỏ cuộc, hãy nghĩ đến lý do bắt đầu.
- Khi bạn thấy cuộc đời không còn gì ý nghĩa nữa, hãy nghĩ về Mẹ.

- Bạn sẽ thấy những gì mình đang có là niềm mong ước của nhiều người khác.
- Đừng bao giờ trách "Tại sao mình không được như người ta,
 trong khi nhiều người chỉ ao ước được như bạn.

- Và bất cứ ai cũng có thể tu hành để an lạc và hạnh phúc ngay
 giữa đời thường, bạn cũng thế nhé. Emoji

Bóng Thời Gian

Không hình, không tuổi, không tên
Chảy ngang trần thế dệt nên tháng ngày
Không màu, không sắc hiển bày
Xuân thì thuở nọ chiều nay bạc đầu..
Thời gian, hai chữ nhiệm mầu
Là phương thuốc để quên sầu thế gian..
Thời gian, hai tiếng gian nan 
Nhọc nhằn nhân loại, vội vàng đến, đi.

- Thời gian thực sự là gì ?
Thủy chung, bạc bẽo cũng vì thời gian .
Những ngày hội ngộ hân hoan..
Chén mừng chưa trọn đã tàn cuộc vui..
Thời gian chờ đợi, ngậm ngùi
Tháng ngày như thể thụt lùi đứng yên..
Khi tâm tư nặng ưu phiền
Phút giây nghe cứ dài thêm, mỏi mòn..

- Thời gian trôi cuốn, dập dồn..
Hỏi người... ai biết mất còn về đâu!
Thở vào, sống với lo âu..
Thở ra, nghiệp quấn theo sau kiếp đời..
Quyền uy, nhan sắc một thời
Thời gian thầm lặng đổi dời, phôi pha..
Chợt nghe bóng xế chiều tà.. 
Hư không vọng đến lời ca vô thường..

Thời gian vốn chẳng vui, buồn
Nỗi niềm riêng dệt ngàn muôn sắc màu..

- Có người ẩn sỹ rừng sâu
Cõi lòng vô niệm qua cầu thời gian..
Như mây như gió thênh thang
Thân trong trần thế, hồn tan luân hồi..
Đời mưa, nắng.. Mặc tình trôi !
Thiên thu về ngự chỗ ngồi thiên thu..

Như Nhiên







GỞI CON TRAI, CON DÂU CỦA MẸ:


“CÁC CON À! MẸ KHÔNG PHẢI LÀ OSIN!”

       Cha mẹ đến tuổi già thường muốn được sum vầy bên các con, các cháu. Thế nhưng, không ít người sau đó phải gồng mình để quán xuyến mọi việc trong gia đình, nghiễm nhiên trở thành osin bất đắc dĩ…
Mẹ thương con nhớ cháu, muốn tuổi già được sum vầy bên các con, nhưng đừng vì thế mà biến mẹ thành… osin. (Ảnh: Aboluowang)
       Ngày mẹ lên sống cùng các con, bă’t đầu là ngày con dâu có bầu. Con dâu nghén quá nên các con về đón mẹ lên để chăm sóc. Mẹ vui mừng lắm. Tuổi già rồi cả một đời chăm sóc các con còn không kể công thì đâu xá gì một vài việc cỏn con khi mà mẹ thực sự muốn được gần con, gần cháu.
   Nhưng cũng bă’t đầu từ đấy, mẹ cảm thấy mình thật khó để “thích nghi”…
   Con dâu nghén không thể ăn, mẹ sợ ảnh hưởng đến cháu nên cố gắng thay đổi món. Một ngày mẹ nấu 5 bữa, toàn thời gian chỉ dành vào đi chợ và nấu nướng những mong con ăn nhiều cho mẹ khỏe con khỏe.
    Quần áo các con thay ra, mẹ cũng là người đi gom nhặt, giặt và phơi. Cơm nhà ăn xong, các con tự nhiên về phòng ngủ, chỉ mình mẹ lủi thủi thu dọn như một phận sự đương nhiên.
   Món nào không vừa miệng, các con nhăn nhó chê bai mà không nhìn thấy tình yêu của mẹ trong đó. Nhà có bẩn thì mẹ là người “ngứa mắt” đầu tiên. Các con đã quen với nhà bẩn hay đã quen với việc có mẹ ở bên?
   Lịch sinh hoạt của các con cũng phải để mẹ theo dõi và nhắc nhở. Mẹ có lỡ nhắc nhiều lần vì thấy không thực hiện thì các con đâm ra cáu bẳn. Mẹ lỡ “quên” không nhắc thì các con lại “nhắc nhở” mẹ…
       Rồi cháu ra đời, cả nhà mừng rỡ hạnh phúc như thế nào. Mẹ thắp nén hương cho cha mà nước mắt lưng tròng. Cháu chào đời, các con thành một gia đình hoàn chỉnh. Mẹ cảm thấy đã buông được phần nào gánh nặng trên vai.
Nhưng câu chuyện đâu chỉ dừng lại ở đó…
Phận làm con, cần quan tâm tới cha mẹ nhiều hơn, đừng đợi đến khi không còn cơ hội nữa.
      Cháu chào đời cũng là lúc mẹ được các con “luyện” cách pha sữa buổi đêm, “luyện” cách cho trẻ bú bình, “luyện” cách sử dụng máy hâm sữa, thậm chí mẹ được luyện cả cách sử dụng máy hút sữa mà chưa biết để làm gì… Cách chăm trẻ nhỏ, mẹ dường như phải học lại từ đầu. Những gì mẹ làm đều không vừa ý các con bởi đó đã là lỗi thời, là cổ hủ.
   Bên cạnh đó, mẹ vẫn phải duy trì nhịp sống gia đình lúc này khi con dâu ăn một khẩu phần riêng, còn lại mẹ và con trai ăn một khẩu phần riêng. Để cháu có sữa bú, mẹ mua chân giò, mua đu đủ… về nấu cho con dâu ăn. Mẹ đau đầu thay đổi món, thay đổi cách nấu. Mẹ làm với tất cả tình yêu nhưng thực nhiều lúc mẹ mệt mỏi…
       Khi cháu lớn hơn, mẹ thấy mình thành osin đúng nghĩa. Các con đi làm, mẹ ở nhà chơi với cháu. Các con về, các con chơi với cháu thì mẹ lại lủi thủi bếp núc. Các con thoải mái đi du lịch vì ở nhà đã có mẹ trông cháu.
            Trong cuộc sống thường nhật, các con đi làm từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều mới về, một mình mẹ quay vòng với sữa, cháo, cơm nát… rồi xay, rồi giã, rồi nghiền. Chuyện tã lót, áo xống, ngủ nghê, dỗ dành… ty tỷ thứ việc không tên này đều một mình mẹ đảm trách.
   Mẹ biết, mẹ trong lòng các con vẫn là mẹ của ngày nào, mẹ của hàng chục năm về trước. Nhưng các con à, tất cả những thứ được coi như “nghiễm nhiên” ấy được làm bởi sự gồng mình rất lớn của mẹ với tất cả sức lực còn lại. Các con hãy một lần nhìn lại, để thấy rằng “Mẹ không phải là osin!”.

Saturday, 18 May 2019

Đức Phanxicô kỷ niệm sáu năm triều giáo hoàng trong giông bão





Năm nay là năm đặc biệt biến động và hung bạo. Ở tuổi 82, Đức Phanxicô đứng vững trước giông bão, tuy ngài đã có những dấu hiệu mệt mỏi.

Đức Phanxicô kỷ niệm sáu năm ở ngôi vị Thánh Phêrô của mình, 13 tháng 3 – 2013, trong thinh lặng của tuần tĩnh tâm Mùa Chay. Cùng với 64 giám chức Giáo triều, ngài sẽ tĩnh tâm đến ngày thứ sáu 15 tháng 3. Đan sĩ Dòng Biển Đức người Ý Bernardo Francesco Maria Gianni là cha giảng tuần tĩnh tâm này.

Tĩnh tâm Mùa Chay là truyền thống lâu đời của các giáo hoàng gần đây. Đức Phanxicô chỉ thay đổi địa điểm nơi tĩnh tâm ngoài Vatican. Arricia ở cách Rôma ba mươi cây số về phía nam-đông và Đức Phanxicô đã đi xe buýt đến đó. Ở một nơi xa và trong thinh lặng. Cần phải như thế sau một năm triều giáo hoàng chưa khi nào bị biến động và hung bạo như thế.

Tháng 1 năm 2018, sau chuyến đi quan trọng ở Chi-lê và Pêru về, các ngọn gió giông bão đã thổi trên cách quản trị không đúng về các vụ tai tiếng thuần phong của hàng giáo sĩ. Trong chuyến đi này, sau khi công khai ủng hộ hệ thống cao cấp đã bao che các vụ tai tiếng, tháng 5-2018, Đức Phanxicô đã phải triệu tập các giám mục Chi-lê về Rôma. Cuộc họp diễn ra không tốt. Ba mươi bốn giám mục Chi-lê từ chức hàng loạt, một việc chưa từng thấy!

Một việc khác, tháng 3-2018, bộ trưởng Bộ Truyền thông, linh mục Dario Vigano đã buộc phải từ chức vì sửa đổi một bài viết của Đức Bênêđictô XVI, linh mục đã cắt bỏ để biến đổi thành bài ca ngợi Đức Phanxicô…

Ba cơn bão khác bùng ra vào mùa hè năm 2018. Tháng 7, Đức Phanxicô buộc phải trục hồng y McCarrick, cựu Tổng Giám mục Washington ra khỏi hồng y đoàn, bị cáo buộc vào tội ấu dâm và có quan hệ đồng tính với các chủng sinh. Ngày 14 tháng 8, các con số khủng khiếp về nạn ấu dâm trong Giáo hội được một Bồi thẩm đoàn Pennsylvania, Mỹ đưa ra. Một tuần sau, cựu sứ thần Carlo Maria Vigano ở Mỹ tấn công Đức Phanxicô qua bức thư ngỏ cáo buộc ngài che đậy nhóm gây sức ép đồng tính trong Giáo hội, trong đó có cựu hồng y McCarrick.


Năm khủng khiếp

Để kết thúc năm khủng khiếp – không quên việc công nhận gần đây của Đức Phanxicô về các vụ lạm dụng trên nữ tu – lại thêm tháng 2 vừa qua, cuộc họp các chủ tịch hội đồng giám mục về bảo vệ trẻ vị thành niên bị thất bại một nửa, vụ hồng y Pell bị tù ở Úc (đang chờ kháng cáo vào tháng 6) và cuối cùng là hồng y Barbarin ở Pháp bị 6 tháng tù treo, ngài sẽ đệ đơn từ chức lên Đức Phanxicô.

Ở tuổi 82, Đức Phanxicô đứng vững trước cơn bão tuy ngài đã có những dấu hiệu mệt mỏi, vì ngài không phải là người tiết kiệm sức khỏe. Ngài cũng có thể bị dính đến trong ban quản trị của ngài, với các cộng sự rất gần bị nhắm trong các vụ thuần phong.

Nhưng ngài biết mình ở trung tâm của một trận chiến kỳ lạ, nội bộ và ngoại bộ, chính trị và thần nghiệm. Ngài, tu sĩ Dòng Tên, ngài không ngần ngại nêu lên “quỷ” đã làm lung lay con thuyền Thánh Phêrô như chưa bao giờ lung lay như vậy. Vì thế Đức Phanxicô xem đây như một cuộc chiến thiêng liêng: bản tông huấn thứ ba, Tông huấn Vui mừng và Hân hoan, “kêu gọi sự thánh thiện trong thế giới ngày nay” được phát hành, thượng hội đồng về giới trẻ tháng 10-2018, ngày JMJ ở Panama tháng 1 – 2019 đã không được chú ý tới vì các ồn ào của các vụ tai tiếng này.

Tuy nhiên người chiến đấu, quyền uy, cứng rắn không sợ xung đột và không sẵn sàng buông bỏ. Tay lái tuy khó cầm giữ, nhưng giáo hoàng vừa được ngưỡng mộ vừa gây tranh cãi có khí chất của người chỉ huy cơn bão. Thêm nữa ngài biết nơi ngài muốn dẫn dắt Giáo hội công giáo đi: khiêm tốn hơn, minh bạch hơn và ít tập trung hơn.

Chắc chắn Đức Phanxicô sẽ sớm đưa ra một cuộc cải cách giáo triều và khởi đầu cuộc cải cách đời sống độc thân linh mục vào tháng 10 sắp tới. Nhưng ngài biết cuộc cải cách đích thực đang tiến hành phải bước qua một bước bắt buộc: đi ra khỏi sự “im lặng” của Giáo hội từ hàng chục năm nay về các vụ lạm dụng tình dục. Và phải trả cái giá của nó: một sự mất uy tín của Giáo hội – lâu dài nhưng thoáng qua xét về chiều dài lịch sử – được xem như sự thanh tẩy về mặt nhân bản và thiêng liêng không thể thiếu. (Jean-Marie Guénois, lefigaro.fr, 12/3/2019 Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch)