Chương 5
Đồng tính luyến ái là một phần của sự sống
chứ không phải tai-ương.
Động
từ “Là” lâu nay được coi như tự-vựng chính xuất-hiện ở ngôn-ngữ suốt mọi thời.
Nay, ta sử-dụng tự-vựng này để mô-tả những điều cốt-thiết trong bài.
Giả
như tôi bị gãy chân, tôi sẽ không bảo: “Tôi
là cái chân gãy”. Nhưng, nếu chân tôi bị cắt bỏ vì lý do nào đó, hẳn tôi sẽ
nói: “Tôi bị cụt chân”. Việc cắt bỏ ống
chân cụt của tôi đã khiến ngôn-ngữ phải định-vị lại con người tôi. Lại nữa, có
thể tôi cũng nói: “Tôi mắc bệnh đậu mùa” là
để nói về lớp vảy màu đỏ xuất-hiện ở ngoài da; hoặc tôi lại nói thêm: “Tôi bị ung-thư”, là để cắt nghĩa cơn đau thể xác đang hành-hạ bản thân tôi.
Động-từ
“Là” được sử-dụng một cách khá rộng khi ta khẳng-định: “Tôi là người có chiều cao cũng khá”; hoặc: “Tôi là người có đôi mắt rất nai tơ”; hoặc: “Tôi đây đường đường là đấng nam nhi đầy chí khí”; hoặc: “Tôi là nữ-phụ trời Tây đầy sắc-thái”. Ngôn-từ
đại loại như thế, được sử-dụng trong nhiều trường-hợp cốt để diễn-tả đặc-trưng thiết-yếu
ở cuộc sống mà tôi không kiểm soát được; hoặc có lúc tôi lại bảo: đó là phần chính-yếu
nơi con người khiến tôi không thể nói về mình mà lại không bộc-lộ điều ấy ra bên
ngoài.
Ngôn-ngữ
loài người thường biểu-tỏ nhiều điều hơn ta tưởng, nhất thứ là khi ta nói những
câu như: “Tôi là người đồng tính luyến ái”,
hoặc: “Tôi đây, đích-thực là gà mái ghẹ”,
hoặc: “Tôi là nữ-phụ có tính-khí giống
nam-nhi!” Thế nên, ta mới khẳng-định rằng: đồng-tính luyến ái, là thành-phần
thiết-yếu của những hơn 10% dân-số Hoa kỳ, mới là điều lạ.
Theo
thống-kê, điều này có nghĩa là: trên khắp nước Mỹ, nam-nhân lẫn nữ-phụ đồng-tính
luyến-ái có cùng xu-hướng tình-dục với hơn 28 triệu dân số. Nói thế, còn có
nghĩa bảo rằng: khi ta thấy một trăm người tụ-tập ở nhà thờ nào đó trên nước Mỹ,
thì xác-suất toán-học lại cũng cho biết: 10 trong số các vị ấy là nam-nhân đồng-tính
luyến-ái hoặc nữ-phụ có cùng xu-hướng dục tình.
Điều
đó có ý bảo rằng: không ai trong chúng ta để ra nguyên ngày giao-du thân mật với
10 người mà không được bảo: trong mười người đó, có một người là đồng-tính luyến-ái.
Điều này, lại có nghĩa: bất cứ gia-đình nào sống trên đời được gọi là đông-đúc,
tức: có số nhân-khẩu lên đến trên/dưới mười người, thì điều này hẳn có ý bảo rằng:
chắc chắn một trong những người như thế phải là nam-nhân đồng-tính luyến-ái hoặc
nữ-phụ cùng xu-hướng dục tình.
Nam-nhân
đồng-tính luyến-ái hoặc nữ-giới cùng xu-hướng dục tình sống cạnh bên ta, đụng chạm
vào cuộc sống của ta, tức: có nhiều điểm tương-đồng nói lên cùng một hiện-trạng,
tức: thông thường, ta hay tiếp-nhận lòng thương trìu mến và/hoặc tình bằng-hữu phục-vụ
ta một cách tuyệt diệu qua mọi hình-thức, cả vào cách nghe ta nói năng, cười
đùa cùng các hình-thức khác, như: khôi-hài, diễu cợt, nói bóng gió/xỏ xiên cách
nào đó về tình-trạng “đồng-tính luyến-ái”, ở đời thường.
Thời
xưa, người đồng-tính luyến-ái sống âm-thầm trong bóng tối, hoặc ẩn mình hòa-trộn
trong xã-hội mà đa số quần-chúng chẳng người nào biết đến người nào. Ngày nay,
nam-nhân và/hoặc nữ-phụ đồng-tính đã ra khỏi vỏ sò khép kín, tức: tự mình định-dạng
đòi hỏi công-lý cách minh-nhiên, thuần thành ngõ hầu mọi người công-nhận và đón
tiếp họ một cách quang-minh chính-đại.
Người
đồng-tính luyến-ái, đại-diện cho hình-thái ‘thêm vào’ tình-trạng dục-tình đang ngày
càng phát-triền. Đối xử với những người như thế, ta không thể tránh được cảnh-tượng
văn-hóa thường tình vẫn chống đối cả nam-nhân lẫn nữ-phụ đồng-tính luyến ái hoặc
quên bẵng đi hiện-tượng “đồng tính” đang ở sát bên ta.
Thời
trước, đồng-tính luyến-ái được coi là thứ tâm-bệnh thực-thụ, tức: căn bệnh trầm-kha
ở nhiều người. Đồng-tính luyến-ái, xưa nay vẫn được coi là ‘tật/bệnh’ đích-thật
kể từ khi có cái-gọi-là ‘Bản Tường-Trình Kinsey’ xuất-hiện vào năm 1948 và 1953
(*1). Vấn nạn mà Bản Tường Trình nêu ra,
cứ mãi phát-triển kịp đến khi Hội-đồng Quản-trị Phân-Tâm Hoa-Kỳ chính-thức loại
bỏ nó khỏi Cẩm-Nang Chẩn-Đoán Rối-Loạn-Tâm-Thần, vào lần xuất bản thứ nhì năm
1973. Và, tập Cẩm Nang Chẩn-đoán này, đã giải-mã quyết-định ấy một cách rõ-rệt khi
quả-quyết:
Vấn-đề chủ-chốt khi ta xem xét vụ việc Đồng Tính Luyến
Ái, có coi đó là ‘Rối-loạn tâm-thần’ hay không, chuyện chính-yếu vẫn để bảo rằng:
xưa nay, những gì khiến người người định-vị như ‘rối-loạn tâm-thần’, lại có tỷ-lệ
đáng kể về đồng-tính ở mặt ngoài. Các vị cũng hài lòng khi xu-hướng dục-tình ở những
người như thế, không mang dấu hiệu gì đáng ta để bận-tâm về căn bệnh.
Có thể, nó cũng hoạt-động theo tính xã-hội hoặc chuyên-nghiệp,
nhưng không gây hại chút nào hết. Giả như ta áp-dụng tiêu-chuẩn buồn/khổ hoặc tật/bệnh
để xem xét, thì “đồng-tính luyến ái” tự nó không là rối-loạn thần-kinh bao giờ hết.
Giả như mọi người đều sử-dụng tiêu-chuẩn ‘vô-vụ-lợi’ khi
xem xét những chuyện tương-tự, thì quả cũng không rõ là “đồng-tính” có được coi
như vụ việc ‘vô-vụ-lợi’ trong các nền văn-hóa lớn/nhỏ không? (*2)
Ngành
nghiên-cứu nhân-chủng-học cũng công-nhận kết-quả thứ hai nói ở trên. Bởi, lâu
nay ta thấy xã hội thời đầu vẫn chấp-nhận hiện-trạng dục-tính nghiêng về phía nam-nhân,
không coi đó như hành-động đồi-trụy cần loại bỏ. Trái lại, xã-hội thời trước vẫn
coi đây là chúc lành đặc-trưng do thần-linh ban phát.
Bởi,
thông thường thì: nam-nhân đồng-tính vẫn chấp-nhận vai-trò pháp-sư hay đấng
lành thánh. Đôi lúc, các vị lại coi đây như giới-tính thứ ba xuất-hiện ở bộ-tộc
nào đó vốn cho phép những người sống trong bộ-tộc được ăn vận theo kiểu phụ-nữ hầu
chủ-sự các buổi cầu kinh tế tự hoặc các hoạt-động
bên ngoài mặt ngả về phía phụ-nữ (*3).
Trong
khi đó, có một số nghiên-cứu nhân-chủng-học lại cho thấy: nữ-phụ đồng-tính luyến-ái
không sáng-giá như nam-nhân. Là thành-phần xã-hội trong tư-thế luôn bị đặt làm đề-tài
cho các cuộc nghiên-cứu chuyên chú-trọng vào nữ-phụ đồng-tính luyến-ái thời trước
bó buộc các vị phải ngang qua thủ-tục cúng-bái về tình dục một cách đều-đặn ở bộ-tộc,
như tục giao-phối rồi sản-sinh, chẳng hạn.
Ngày
nay, đây là động-thái khó tách-bạch, rạch ròi; bởi lẽ, các vị sống vào thời bộ-tộc
vẫn cứ coi việc giao-du tình dục như sinh-hoạt bản-năng đặc-biệt, ở xã-hội. Nhiều
vị, còn có định-kiến thâm sâu, khép kín do nam-nhân kiểm-soát, không-chế.
Xã-hội,
nay hoàn toàn loại bỏ khái-niệm cho rằng: tình-dục là mớ bòng bong khá rắc rối
thuộc ngành tâm-bệnh-học từng bén rễ sâu từ luận-thuyết của vị sáng-lập ngành phân-tâm-học,
là: Sigmund Freud cứ cho đó là sai lầm
lớn, nếu các hoạt-động bình-thường bị bóp méo, vặn vẹo kể từ lúc trẻ em lên 4 cho
đến lúc bé em tròn 9 tuổi (*4).
Có
vị, lại rập theo nguồn hứng vốn xuất phát từ vị sáng-lập ngành phân-tâm-học, đã
bàn nhiều về các bổ-sung tâm-linh hoặc các ảnh-hưởng do từ người lớn (phần đông
là cha mẹ) chuyên đặt nặng sự việc nam-nhân hoặc nữ-phụ đồng-tính luyến ái đã trưởng-thành.
Luận-điểm này, quả thật nghiệt-ngã. Bởi, nó dồn hết mọi tội đổ lên đầu bậc cha mẹ
mà bảo: chính các cụ từng tạo nên những thứ mà người thời xưa coi đó như mực-độ
phát-triển của não bộ thần-kinh. Thế nên, nó tạo nên thứ mặc cảm tội lỗi nơi nhiều
người và cũng bác bỏ những gì tiêu biểu cho quan-hệ giữa những người con đồng-tính
luyến-ái và cha mẹ bình thường của họ.
Dù
sao thì, luận-thuyết y-học nói ở đây, lại đề-cao tình-dục như thứ tật/bệnh không
thể chữa được. Thế nên, đã có lúc con người hy-vọng sẽ chỉnh sửa hoặc chữa trị nó
mãi về sau.
Ngành
phân-tâm-học cùng lối chữa-trị bằng nỗi niềm tin-yêu/nguyện cầu ở tôn-giáo vốn
là lối chữa-trị được đề-bạt xuyên suốt, do bởi họ dựa vào mẫu mực hành-xử không
thích-đáng hoặc vào quyết-định tìm hiểu cho kỹ rồi định-liệu. Cuối cùng, có một
số đổi thay mà nhiều người coi đó như thứ thay-đổi tận gốc.
Tuy
nhiên, nhiều nghiên-cứu/khảo-sát trong các ngành/nghề khác nhau lại không đề-cập
đến lối chữa-trị nào tựa hồ như thế. Thay vào đó, nó lại làm băng-hoại ý-tưởng
cho rằng: đồng-tính luyến-ái là thứ tật/bệnh về tâm-thần, mà thôi. Một số các nhà
nghiên-cứu khác lại tin tưởng rằng: không có bằng-chứng nào được đưa ra, hầu chứng-tỏ
một cách bài bản các luận-thuyết coi đó như tật/bệnh.
Nếu
đây là trường-hợp ta gặp hôm nay, thì các đấng bậc vị vọng trong ngành y-khoa
không còn lý-lẽ nào để gọi hiện-tượng ‘đồng tính’ là tật/bệnh nữa. Với các giáo-hội
khác nhau, chừng như ta vẫn thấy các vị ở cấp cao lại cứ đề ra nhiều giải-quyết
dựa vào y-học nhưng lại thiếu tin tưởng. Nhiều giáo-phái đã thất-bại trong việc
hiện-thực cách vô tri/vô giác hoặc mải đối đầu/xử-sự như các lãnh-tụ nhà đạo vẫn
cứ lẳng lặng, chẳng nói chẳng rằng về gốc-nguồn đặc-trưng tư riêng của các ngài.
Nhiều
vị, lại xét đoán các vụ/việc đồng-tính như một thứ lầm lạc do kẻ sa đọa, trụy lạc,
đầy tội lỗi cố tình chọn lối sống lạc-loài đến là thế. Nhiều vị sống cuộc sống đầy
dục-tình với người khác giới-tính có lẽ không tưởng-tượng ra cảnh người đồng
tính lại có thể ăn nằm xác thịt tạo sảng khoái, thích thú. Có vị lại bảo: nội cứ
nghĩ đến chuyện người đồng tính ăn nằm với nhau đã thấy ghê tởm, ‘lợm giọng’ rồi.
Thành
viên nhóm/hội có xu-hướng hoặc chủ-trương đặt nặng chuyện dục-tình đồng tính lại
biện-luận bảo rằng: các hành-xử của họ là chuyện tự-nhiên như cây cỏ, thôi. Giả
như thứ gì đó, đối với họ, không mang tính bình thường, hẳn chuyện đó ắt phải là
việc suy đồi, lệch lạc. Mọi khác-biệt trong lập-trường/quan-điểm hẳn sẽ đưa đến
kết-luận cho rằng: do bởi hành-xử đồng tính mang ý nghĩa ‘bất thường’, nên nó phản
lại trật tự của tạo hóa.
Đằng
sau nhận-định này, là những giải-thích mang tính ‘rập khuôn’ ở tình-huống nam-nhân
hoặc nữ-phụ phản-ánh quá cứng ngắc về phái tính, khiến nó vượt khỏi xã-hội lâu
nay do nam-giới chủ-trì. Giới tính “tự-nhiên” đặt nền-tảng trên những gì mang
tính bổ-sung cho bộ-phận sinh-dục nam/nữ. Thế nhưng, vấn-đề cấp bách cần đặt ra
là hỏi rằng: bộ-phận sinh-dục của con người quan-trọng đến mức độ nào so với
khát-vọng dục-tình?
Tác-giả
Rosemary Ruether đã biện-luận rằng:
nam-nhân lẫn nữ-phụ sở-hữu đồng đều cấu-trúc thể-lý cần-thiết cho việc giao-du
tình-cảm (*5) . Thế nhưng, lề thói
suy-tư của con người lại chịu ảnh hưởng từ các giá trị nam-tính cho thấy rằng
tương-quan nam-nữ chỉ được tưởng-tượng theo chiều hướng quyền lực nằm về phía
nào, nam hay nữ có quân bình đồng đều hoặc có trên có dưới, bên nam hay nữ ở
trên hay không mà thôi. Tính-chất nhẫn nhục chịu đựng của người nữ ở thế nằm dưới
nam-nhân khi giao-hợp đã trở thành mô-hình tiêu biểu đồng nghĩa với tự-nhiên.
Trong
chiều hướng này, hoạt-động giao-hợp giữa người khác phái được định-nghĩa là lối
diễn-tả tình thương độc-nhất có giá-trị mà thôi. Hệ-quả của lối giả-định này đề
ra cho thấy nam-nhân là giới tính có khả năng đặc-biệt về thứ trực-giác thụ-động,
tức giác-quan thứ sáu nếu muốn gọi là như thế tưởng cũng không sai.
Nay,
mọi người chúng ta đang xa rời lề lối có não-trạng như thế rồi. Tư-cách con người
không trồi-hiện khỏi vai-trò giới-tính đã hoạch-định nhưng là ra khỏi khả-năng
lắng nghe, cảm giác thấy được, suy nghĩ và có liên-hệ với nhau. Không quan-năng
nào nói ở đây lại đòi-hỏi các bộ-phận sinh-dục phải có bất cứ hình-thù hoặc
miêu-tả tương-tự. Là người, nam hoặc nữ đều có chức-năng sinh-lý cần-thiết để
nói năng và lắng nghe; để mến-thương và được thương-mến.
Ts Ruether xác-nhận rằng: khi
con người nối kết ‘các cơ-phận con người mình ngang qua tương-quan với người
khác theo nhiều cách’ (*6). Chẳng có
gì là phản tự-nhiên khi nói về tình thương-yêu san sẻ, cả với thứ tình-tự giữa hai
thành-phần cùng một phái-tính giả như kinh-nghiệm gọi cả hai bên đi vào tình-trạng
đầy-tràn của bản-chất người. Có khi nào một truyền-thông tôn-giáo từng trải dài
thực-hiện việc cắt bì và thể-chế-hóa cuộc sống độc-thân lại làm mất đi bất cứ tập-tục
nào trên căn-bản tính-khí trái tự-nhiên không?
Các
nghiên-cứu thời nay, đã lật tẩy cho thấy nhiều sự-kiện mới từng tạo xác-tín sôi
động nói lên rằng: đồng-tính luyến-ái,
thay vì là bệnh-hoạn, tội lỗi, lầm lạc hoặc hành-động phản tự-nhiên lại chính
là hình-thức lành mạnh, hợp với thiên-nhiên chuyên khẳng-định tính dục của nhân-loại
với một số người. Nói một cách tương đối, công cuộc nghiên-cứu như thế khi tìm-hiểu
tuổi ấu thơ đã chứng-tỏ khả-năng đối đầu và thách-đố nỗi hãi sợ về dục-tình và
các thành-kiến cực-đoan trải dài nhiều thế-kỷ về trước. Chỉ chừng vài thập-niên
mới đây thôi, con người chúng ta đã bắt đầu hiểu được những chuyện như thế coi
như cấu-trúc và chức-năng của não-bộ thần-kinh, đó là không nói gì về tầm
quan-yếu của nhiễm-sắc-thể. Các phát-hiện trong lãnh-vực như thế lâu nay tạo hệ-quả
lên nhận-thức của con người qua hành-xử.
Đặc
biệt hơn, công-cuộc nghiên cứu nói đây vẫn không ngừng hỗ-trợ một khẳng định
chuyên bảo rằng: chiều-hướng dục-tình không là vấn-đề chọn-lựa có liên-quan đến
bất cứ ảnh-hưởng nào từ môi-trường. Đó, cũng không là kết quả từ sự việc người
mẹ cưu-mang quá mức chịu đựng hoặc của người cha thiếu cả nam-tính hoặc vắng
nhà hoặc của đối-tượng dục-tình đầy cuốn hút.
Nhiều
nhà nghiên-cứu lại cũng khám phá ra rằng: một số sự kiện hóa sinh trong lúc cưu
mang thai cũng có thể khẳng-định chiều-hướng dục-tình nơi người lớn và một khi
đã định-vị rồi, sẽ không còn thay đổi nữa. Dù các dữ-kiện mới vừa được phát-hiện
đã và đang xuất hiện từng ngày, khiến một số vị đang hoạt-động trong lĩnh-vực
nghiên-cứu não bộ thần kinh kỳ vọng đảo ngược kết-luận trên.
Dù
rằng nhiều thế-kỷ trước, mọi người đều tin tưởng chuyện trái-nghịch lại, từ từ
xuất trong đầu ta ý-niệm bảo rằng nơi chốn định-vi khát-vọng dục-tình là nằm ở
trong đầu, chứ không ở bộ-phận sinh-dục. Nói một cách thẳng thắn ra thì điều
này có nghĩa bảo rằng não bộ thần kinh là cơ-phận sinh-dục khởi đầu của toàn cơ
thể.
Xu-hướng
dục-tình của con người và những gì khiến chàng và nàng thấy hứng chí về tình-dục
là các hoạt-động nơi não bộ của người đó. Hiểu được điều mới vừa khám-phá ấy
trong địa hạt tình-dục phải khởi sự bằng cái nhìn và những khám-phá tân-kỳ về chức-năng
thể-lý và vai-trò của nó khi học hỏi về cơ thể con người.
Ở
thế giới loài vật, lằn ranh vạch thẳng giữa trống/mái lại không cứng ngắc như
nhiều nhà nghiên-cứu vai trò của dục-tình muốn ta tin tưởng. Năm 1985 Giáo hội
Luther ở Hoa Kỳ có viết lên bản tường-trình về dục-tình nơi con người cũng
trích dẫn một số bản văn nghiên-cứu sinh lý đã khiến người đọc ngỡ ngàng trước
những khảo sát như bên dưới:
Với loài cá có hình-thái khác nhau, đặc-biệt là loài sống
ở biển san-hô, người ta thấy một số các loài cá đã thay đổi cả giới tính để đảm
bảo cho việc sinh sôi nảy nở. Giả như các con cá trống bất chợt bị các con cá
mái đá chết, thì cá mái này phải hành-xử như cá trống, rồi trở thành loài cá trống
sống mãi như thế đến mức-độ sản xuất cả tinh-trùng như loài cá trống thực-thụ. Với
chuột lang cũng thế, toàn-bộ danh tánh hành-xử tính dục của loài này xảy đến lúc
chuột lang cái trưởng-thành xuất-hiện trước mắt chuộc đực để chuột đực có thể giao
cấu và sinh sản. Kinh nghiệm này thay đổi hoàn toàn khi chuột lang cái có thai
lại tiết ra kích-thích-tố hoặc ngăn không kích-thích việc sản-sinh. Thoạt khi cá
đạt giai đoạn trưởng-thành, cá trống bèn leo lên mình cá mái mà giao-thoa. Trong
khi đó, với loài chuột, thì chính con cái của chuột lại xuất-hiện rồi nhoai lên
trên lưng chuột đực, mà hành sự. Ngoài trường-hợp này ra, không thấy có hành-xử
nào trái tự nhiên hết (*7).
Các
dữ-kiện này chừng như chứng-tỏ cho thấy xu-hướng tính-dục và hành-xử nổi lên từ
khuynh-hướng ngả mình về phía nào đi nữa đều được giải-thích theo nghĩa tâm-sinh-lý.
Kết-luận
này được xác chứng mạnh mẽ hơn nhờ các thử-nghiệm trên loài khỉ nâu ở Ấn Độ.
Các xét nghiệm nói đây, chứng-tỏ rằng khi kích-thích-tố bị chặn đứng không để
cho thai nhi xâm nhập tử-cung, nó tạo nên thứ hành-xử theo kiểu nam-tính rồi
truyền xuống đám con cháu trai điều mà truyền thống có thói quen liên-kết với
đám khỉ cái.
Dù
các xét nghiệm tỏ cho thấy không một dấu hiệu nào về kích-thích-tố bất thường
được phát-hiện sau khi sinh, cũng chẳng cần chỉnh sửa kích-thích-tố xảy ra sau
đó khiến loài khỉ phải thay đổi hành-xử cho thích hợp với giống đực của loài
này. Các xét-nghiệm nói đây đưa ra xác-chứng bảo rằng tiến-trình thay-đổi các đặc-trưng
của hóa-chất đã tạo nên bản-chất phản-ứng giới-tính có thể thay đổi nơi não bộ trong
thời kỳ thụ thai.
Hoặc
nói rõ hơn, thì: ‘việc não bộ định-đoạt giới tính” xảy ra ở thời kỳ trước khi
sinh nở qua đó chẳng phải thai-nhi cũng chẳng phải bậc cha mẹ có khả-năng kiểm-soát
thứ gì hết.
Kết-luận
này còn được bổ-sung thêm nhờ có xét nghiệm của tác giả Gunter Dõrner, Giám đốc viện Nghiên-cứu Xét-nghiệm tại Đại học Humboldt
ở Đông Berlin nên đã khẳng-định như thế.
Thoạt khi nhóm khoa-học-gia chuyên-biệt khởi sự hiểu ra rằng chính ra
thì các kích-thích-tố vùng gò dưới đồi não, tức: gò đế nằm bên dưới đồi não hệ
thần kinh là cái kiểm soát sản lượng kích-thích-tố, tác giả Dõrner đã phát-hiện nơi đồi não của giống
chuột mà theo ông đó là sự khác biệt của trung-tâm định-đoạt giới-tính đực hay cái.
Các
xét nghiệm của tác-giả đây bộc lộ cho thấy là: giả như chuột bọ đây không có đủ
số học-môn giới tính trong lúc phát-triển thì chuyện giới-tính được tạo-dựng
theo cách khác hẳn, khiến tạo nên nơi đám chuột đực các hành-xử giới tính của
đám chuột cái và ngược lại.
Rút
tỉa từ các dữ kiện này, tác-giả Dõrner biện-luận
rằng việc định-đoạt hướng tính-dục nơi thai-nhi con người cũng là kết-quả của
tiến-trình tạo kích-thích-tố hóa-sinh vốn dĩ từng xảy ra trong bụng/dạ. Tác giả
bèn định-vị rằng giới tính nam/nữ nơi loài vật là do số-liệu đạt trên não bộ
tùy vào số lượng kích-thích-tố học môn và/hoặc sinh-dục đã và đang thay đổi. Số
lượng tương đối về kích-thích-tồ có được trong các thời kỳ quan-trọng khi
phát-triển ở bộ não sẽ định hình giới tính của trẻ bé bằng việc cháu mang giới
tính nam-nhân hay nữ-giới, thông thường nhưng không phải lúc nào cũng thế, vẫn thích-ứng
với giới tính phát-sinh của thai nhi.
Tác-giả
biện luận thêm rằng: điều có thật không chỉ với loài người mà thôi, nhưng cả ở
loài khỉ, chuộc, con bọ hoặc chim chóc và trên thực-tế sẽ diễn ra ở khắp nơi
trong thiên-nhiên. Còn lại, duy chỉ mỗi sự-kiện là: với loài có vú ở cấp-độ có
giới-tính cao hơn được phát-hiện cách sơ sơ cùng một tỷ-lệ như gặp ở loài, là homo sapiens. (*8)
(còn tiếp)
ĐGm John Shelby Spong
biên soạn
Mai
Tá lược dịch