Friday 3 October 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Các Đạo trên trần-thế là đường dẫn đến Ơn Cứu Chuộc từ Thiên Chúa



Chương Bẩy 
Cứu-Chuộc thế-gian
qua các đạo trên trần-thế
(bài 35)


                     

Phần 2:
Các đạo trên trần-thế
là đường dẫn đến Ơn Cứu-chuộc
từ Thiên-Chúa



Claude Geffre
và quá-trình tư-tưởng

Claude Geffre, là học-trò của bậc thày nổi tiếng về thần-học, tức: Giáo-sư Marie-Dominique Chenu, O.P. Nhưng, tự thân, lâu nay ông cũng từng dạy môn này hầu như suốt đời mình ở Le Saulchoir, Paris và Học-viện Công-giáo trong vùng. Ưu-tư chính của Giáo sư thần-học Claude Geffre, là ở nhẫn-định về mặc-khải có từ Thiên-Chúa. Và, trong các bài dạy của ông, Giáo sư Claude Geffre thường gọi đó là “Thần-học nền-tảng” chuyên luận-bàn về “Thiên-Chúa là Đấng Duy-Nhất rất kết-hợp”. Theo ông, mặc-khải là việc Thiên-Chúa thông-đạt với con người tận bên trong và ngang qua lịch-sử của loài người.

Theo lịch-sử, thì Kinh Thánh được mọi người đón-nhận và coi đó là Lời của Chúa ngay bên trong Giáo-hội. Thiên-Chúa đối-thoại và đả-thông với con người bằng hai cách: cách đầu, là ngang qua lịch-sử và cách sau, là ở nơi Lời Ngài qua Kinh-thánh, tức: bản văn mà tất cả mọi người đều đón-nhận một cách rất nhiệt-nồng. Phần đáp trả, qua suối-nguồn này, không chỉ liên-can đến những gì thuộc tri-thức mà thôi; nhưng còn hơn thế nữa, là cách đáp-trả ngang qua sự-kiện gặp-gỡ giữa thần-học và nhiệm-tích Lời Ngài.

Tác-giả Claude Geffre cũng thừa hiểu rằng: thần-học là cung-cách để diễn-giải tư-tưởng và kinh-nghiệm của Hội-thánh, qua gặp gỡ. Muốn làm được như thế, việc này đòi ta phải tìm về với vấn-đề có tính trung-hạn và dài hạn, hầu khai-thác bất cứ vấn-nạn nào khác, cũng mới mẻ. Thần-học-gia, là người biết đối-thoại/đả-thông với mọi nền khoa-học về đạo. Và thật ra, ta thấy xuất-hiện nhiều nền khoa-học mới khác khiến thần-học lại đã trở-thành như vị “nhạc trưởng” của dàn nhạc giao-hưởng có sự-sống và trong đó có nhiều nhạc-cụ mới đã được chế ra để ta tìm-tòi khai-thác và đưa vào sử-dụng. Ở địa-hạt này, lại có phẩm-chất rất mới của Kitô-hữu chuyên-chăm về thần-học nhiều đến độ nó đã trở-thành bối-cảnh làm nền cho các cuộc đối-thoại mà dân thường ở đời vẫn hiện-thực. Tính toàn-trị và tự sung-mãn của thần-học chính mạch và cả đến Giáo-hội, xưa nay vẫn đả-thông liên-hệ với thế-trần, nay không còn như trước, nhưng đã và đang trên đà chấm-dứt.


Công đồng Vaticăng II

Ở môi-trường mới này, đã thấy có sự điều-hợp đáng kể, để từ đó tác-giả Claude Geffre lại nhận ra rằng: các bản-văn xuất-hiện vào thời Công Đồng Vaticăng II, luôn mang tính-chất của định-chế nhất thời, tạm bợ. Đồng thời, việc “tiếp-nhận” những gì mới mẻ về mặt tư-tưởng diễn-tiến rất chậm chạp, và giáo sư Claude Geffre lại thấy nhiều vị quyền cao chức trọng trong lòng Giáo-hội vẫn buộc người trong cuộc phải chấm-dứt việc “tiếp-nhận” bất cứ lập-trường nào dù mới cách mấy, cũng đều trở nên như thế. Giáo sư Claude Geffre lại cũng nhận ra được những gì mà Công Đồng Vaticăng II từng hứa-hẹn vào thời ấy, nhưng các hứa-hẹn và quyết-định ấy vẫn không được thực-hiện theo đúng ý-hướng của Công Đồng.

Và, uy-thế của Giám-mục-thành-La-Mã đã khoả-lấp quyền-hạn của Giám-mục-đoàn dù các vị ở trong “Đoàn” vẫn muốn thể-hiện tính tập-thể của mình trên toàn thế-giới, chứ không chỉ riêng mình Đức Giáo Hoàng, mà thôi. Thể-chế Giáo-hội, vì thế vẫn không đổi-thay và cũng chẳng hàm-chứa tầm-nhìn của toàn-thể Công Đồng, dù từ ban đầu các vị vẫn muốn sự việc xảy ra như thế. Các Thượng Hội-Đồng Giám Mục từ đó đến nay, vẫn được tổ-chức đều đặn nhưng vẫn không hàm-ngụ những điều do Đức Phaolô Đệ Lục nghĩ và đề ra cho toàn Giáo-hội. Và, nhiều điều khác nữa tuy cũng được Công Đồng Vaticăng II thông qua và nhất quyết thực-thi cho bằng được, nhưng cho đến nay, tất cả đều “án binh bất động”, giống như xưa.


Về với đạo trần-thế           

Tại Đại-học Công giáo ở Paris, giáo-sư Claude Geffre cũng đã mở các khoá học về các đạo nơi trần-thế. Ông luôn coi đó như một thứ “kinh-điển” có liên-quan đến Lời Chúa theo kinh-nghiệm rất khác về văn-hoá và lịch-sử. Ông lại cũng nhận ra rằng: thần-học truyền-thống tôn-giáo như thế đã là chương/đoạn cần viết thêm cho trọn hảo. Ông còn xác-tín nhiều hơn nữa khi nghĩ rằng: ở địa hạt tôn-giáo, ta cần nhận-thức về sự có mặt của các sự thật rất có thật.   

Bằng cách này, ông đã chuyển mọi ý-thức tập-trung ta có từ lúc trước cả vào thởi-khắc trước khi có Công Đồng Vaticăng II, tức là: thời ta chỉ mỗi nhấn mạnh vào sự việc cứu-chuộc người không tin Chúa theo cung-cách và chủ-thuyết như đấng bậc từ trên nhìn xuống, tức cung-cách độc-thoại hoặc toàn-trị. Đồng thời ta còn buộc người ngoài Đạo phải từ-bỏ đạo cũ của họ mà quay về với Đạo của ta thôi và cứ coi đạo mình là đạo duy-nhất rất chính-thống. Bằng tư-thế độc-thoại và độc-đoán như thế, Giáo-hội ta lại đã nếm mùi thất-bại cũng khá nhiều, nếu không muốn nói là ta đã không mấy thành-công, hoặc chưa toại-nguyện cho lắm. Và tác-giả Claude Geffre khi ấy mới khởi-sự đem đạo-giáo thế-giới đưa vào với mình theo nghĩa tích-cực của lịch-sử. Trong giòng lịch-sử lớn rộng của nhân-loại, lịch-sử cứu-độ là danh-xưng được sử-dụng vào một lúc nào đó, ở thời trước, nhưng chỉ có chỗ đứng khá nhỏ hẹp trong giòng cháy, thôi. Nên, tác-giả Claude Geffre bèn đề-nghị một tên gọi mới cho môn học này là: “Thần-học tôn-giáo đa-nguyên”.     

Cùng với tác-giả Dupuis, Schillebeeckx và một số các tác-giả khác, chính Claude Geffre từng chấp-nhận thuyết đa-nguyên tôn-giáo không chỉ như một sự-kiện có thật trên thực-tế, nhưng cả trên nguyên-tắc nữa. Ông vẫn từng bảo rằng: điều này không nhất-thiết dẫn đến thuyết tương-đối cách dữ dội. Và, ông cũng đề ra chiều-hướng đối-lập, trên nguyên-tắc, không chấp-nhận thuyết tôn-giáo đa-nguyên một cách quá dễ dàng, bởi như thế cũng dễ đi đến nguy-cơ mới khiến nhiều người lại phải tôn-thờ ngẫu-tượng, tức: tôn-thờ không chỉ mỗi Thiên-Chúa đích-thực mà thôi, nhưng cả thứ đạo đã được chọn-lựa cách thực-thụ.

Ông cũng nhận ra đường ranh phân-cách do Giáo-hội của Chúa vẽ ra nên bảo rằng: vào độ trước, ta có nhiệm-tích mang tính hoàn-vũ về Đức Kitô là Đấng Trung-gian giùm giúp cứu-chuộc. Và tính hoàn-vũ của Ngài lại lớn hơn cả tính toàn-cầu nơi tôn-giáo đa-nguyên, dù rất Đạo. Ông cũng đã tìm gặp Đức Giêsu-là-Bậc-Thày-Dạy từng bị ám-ảnh bởi tính-chất tuyệt-đối này, nên nhất nhất mọi chuyện đều thấy giống nhau, và không hoàn-toàn đồng ý với Sứ vụ Cứu-chuộc trần-gian, như ta biết. Ngài chỉ có thể nói về tính huyền-nhiệm và sự bảo-mật đối với truyền-thống tôn-giáo bí-nhiệm về sự hiện-diện của Đức Kitô vẫn chưa được diễn-tả cách rõ ràng cho lắm.

Đối với tác-giả đây, bối-cảnh như thế vẫn chưa được nới rộng một cách đáng kể.

Ở đây, tôi đề-nghị anh em mình cũng nên xem thêm các tác-phẩm ông viết cách đây không lâu, như cuốn: Le philosophe et le théologien, avec ou sans Dieu, Bayard, 2006; và De Babel à Pentecôst, essays de théologie inter-religieuse, Cerf, 2006.


    
                                                ----------------


                            
                                                                                                                                    (còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     



                

No comments: