NIỀM VUI VĨ ĐẠI - Kỳ 1
“Evangelizo vobis gaudium magnum... ” ( Lc 2, 10 )
HỒI KÝ 50 NĂM LINH MỤC
Lm. Roco Nguyễn Tự Do, DCCT, 8.9.1956 – 2006
NHỮNG CỘT MỐC
1. VIẾT HỒI KÝ
Hôm nay, 6.9.2005, tôi kỷ niệm lần thứ 77 ngày lãnh nhận Thánh Tẩy tại Nhà Thờ nhỏ của Giáo Xứ Nhân Lộ, Giáo Phận Thanh Hóa, bởi tay vị Linh Mục khả kính: cha già Phong. Tôi không quên khung cảnh của ngôi Nhà Thờ đó, với hai cái ao, với tháp chuông, với đường kiệu quanh Nhà Thờ được lát gạch nung, đây đó có cây hoa đại, và cảnh Nhà Xứ thầm lặng mà mỗi lần bước vào, tôi cũng như mọi Giáo Dân khác, luôn luôn khép nép kính cẩn. Ở ngoài cổng vào Nhà Xứ là phòng khách, nơi Cha Xứ tiếp khách. Không mấy ai được ngài tiếp trong Nhà Xứ. Tôi vẫn nhớ là chả mấy khi được ngồi lúc gặp Cha Xứ, nhất là bọn nhi đồng chúng tôi.
Ngôi Nhà Thờ không lấy gì to tát vĩ đại, nhưng đối với tôi lúc ấy nó thật mênh mông. Đi từ cuối Nhà Thờ đến nơi dành cho thiếu nhi gần Cung Thánh là một hành trình dài dẵng, qua bao cặp mắt của người lớn, của các ông bà Quản. Nhưng người theo dõi tôi kỹ càng nhất chính là mẹ tôi. Bà cần biết tôi đã về nơi để dự lễ, và từ chỗ của bà, bà theo dõi từng động tác của tôi. Có gì đáng trách, bà sẽ hỏi ngay khi xong lễ. Bà đứng chờ tôi tại cửa Nhà Thờ. Bà rót nhẹ vào tai: “Con đã làm gì lúc nẫy... ?”
Đã từ lâu tôi thường mừng kỷ niệm ngày Rửa Tội của tôi, coi ngày đó đáng nhớ hơn cả sinh nhật ( 28.8.1928 ) Tôi muốn nhớ mãi ngày được làm con Chúa, sau khi đã được làm con của cha mẹ tôi, của người trần.
Trong vài ngày nữa, tôi cũng sẽ mừng kỷ niệm đời Linh Mục của tôi bước vào năm thứ 50, và tôi muốn đánh dấu ngày này, suốt cả năm này bằng những trang hồi ký này.
Hồi Ký tức là viết về mình. Người ta thường nói: “Cái tôi khả ố”, dễ ghét, đáng ghét. Viết về mình không phải để “mèo khen mèo dài đuôi”, nhưng tôi ước mong đời mình gióng lên một lời tạ tội và biết ơn. Cuộc đời của con người càng kém cỏi bao nhiêu thì càng chúng tỏ lòng nhân hậu của Chúa bấy nhiêu. Tôi thầm nghĩ có lẽ
Tôi không viết hồi ký để làm bảng kê khai những tội lỗi của tôi. Chả thấy Chúa Giê-su kê khai tội lỗi của ai hay bắt người ta phải rành rọt kể lại những tội lỗi của mình, Ngài chỉ đòi một thái độ sám hối, lòng Tin và nhất là Mến. Tôi chỉ muốn được nghe Chúa nói như Ngài đã nói về Mai-đệ-liên: “Được tha nhiều vì đã mến nhiều”.
Tê-rê-sa Hài Đồng có nói rằng: “Nếu tôi phạm hết mọi tội lỗi có thể trên trần gian này, thì tôi vẫn tin ở tình yêu thương nhân hậu của
Kể lại đời mình là để chứng tỏ niềm tin ở Tình Thương của Chúa đối với mình, đồng thời làm chứng cho Tình Thương bao la ấy đối với một con người cụ thể. Chúa yêu thương một người cũng trọn vẹn như đối với tất cả nhân loại. Mỗi người cảm nhận tình thương của Chúa trọn vẹn như chính Chúa là Tình Thương duy nhất. Hạnh phúc của một con người là điều Chúa muốn, như hạnh phúc của tất cả mọi người trong nhân loại là điều
Tôi đã nhận lãnh Tình Thương của Chúa cách trọn vẹn đồng thời với tất cả mọi hồng ân, sự cứu giúp, đùm bọc che chở, như Chúa chỉ có một mình tôi để thi thố tình thương của Người. Chỉ có một điều quan trọng là tôi đã có lúc từ chối Tình Thương ấy, đồng thời từ chối những phương thế mà Chúa ban để được hưởng trọïn vẹn đến mức tối đa những hiệu quả của Tình Thương ấy: Tình Thương không biên giới !
Một lỗ còng trên bờ biển hút nước no say, nhưng đại dương vẫn không hề suy giảm, và từng triệu triệu, từng tỉ tỉ lỗ còng trên khắp mọi bờ biển vẫn không ảnh hưởng gì đến mực nước biển mát xanh dưới mọi bầu trời.
Tôi đã từng tham dự các buổi lễ tạ ơn Tân Linh Mục, Ngân Khánh, Kim Khánh và cả Ngọc Khánh Linh Mục. Anh hùng của buổi lễ luôn nhắc nhở đến Tình Thương của
2. TRAO SỨ VỤ VAø PHONG CHỨC
Tôi nghĩ vẩn vơ: cá nhân tôi chưa bao giờ có dịp chứng kiến một nghi lễ tấn phong gì bên tôn giáo bạn Phật Giáo. Tôi chưa nghe nói đến lễ Kim Khánh, Ngân Khánh mừng quy y, lãnh chức Tăng Ni, Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng của một vị lãnh đạo Phật Giáo. Có thể có nhưng tôi không được biết.
Tôi có quen thân với Hòa thượng Thích Trí Dũng, trước ở Phổ Quang Tự và sau về Thủ Đức với cơ sở riêng nơi có chùa Một Cột. Vì không có biểu tượng hay dấu chỉ bên ngoài mà chỉ với chiếc áo nâu tầm thường, tôi cứ xưng ngài là Thượng Tọa, đang khi ngài đã là Hòa Thượng từ thuở nào rồi. Tôi đã phải xin lỗi ngài và ngài vẫn tỏ ra không mấy khó chịu về cách xưng hô sai lầm của tôi. ( Ảnh: Thượng Tọa, sau là Hòa Thượng Thích Trí Dũng cùng hợp tác trong chương trình Phát Thanh Tôn Giáo và Đời sống. )
Báo chí cũng không đem lại cho tôi tin tức về những lễ mừng các Mục Sư hay Giám Mục bên Tin Lành... Tôi nghĩ có lẽ tại mình không biết thôi. Chấp nhận như thế. Nhưng thành thật mà nói: Công Giáo ta thì đầy dẫy !
Trên bình diện một Giáo Xứ, một Địa Phận và đến cả Giáo Hội toàn cầu, Lễ Kim Khánh Linh Mục của Đức Gio-an Phao-lô 2 mang tính cách toàn cầu khi ngài mời đến Rô-ma mấy ngàn Linh Mục đã thụ phong một năm với ngài và cũng mừng Kim Khánh Linh Mục trong năm.
Trở lui lại ngày “thụ phong”. Đó là ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, 8.9.1956. Anh em cùng lớp Linh Mục năm đó có 8 người: Đinh Khắc Tiệu, Đinh Ngọc Quế, Trần Đình Phúc, Nguyễn Tự Do, Nguyễn Hữu Phú, hai cha Vũ Văn Phát và Nguyễn
Cha Bề Trên Phụ Tỉnh lúc đó là cha Alphonse Tremblay. Trước đó ngài cũng là vị Giám Học của chúng tôi sau nhiệm kỳ của cha Thomas Côté. Hai vị Giám Học tuyệt vời này đã để lại dấu ấn sâu đậm nơi chúng tôi. Cha Giám Học lúc chúng tôi nhận tác vụ Linh Mục là cha Tê-pha-nô Chân Tín, người Việt Nam đầu tiên mang trọng trách này sau khi đã du học Rô-ma. Ngài cũng là giáo sư Thần Học Tín Lý và đã đưa chúng tôi vào một nền thần học “Quy Ki-tô” và “Quy Giáo Hội”. Tôi luôn quí mến biết ơn ngài. Hiện nay, mặc dầu đã 86 tuổi, ngài vẫn nhiệt tình dạy Giáo Lý cho các Dự Tòng và hăng say việc truyền giáo tại Giáo Điểm Cần Giờ, nơi ngài đã phải “lưu trú” trong 3 năm. Đó là những người thầy mà Chúa Quan Phòng đã ban cho chúng tôi, cùng với những giáo sư không quên được như cha Charles Eugène Raymond, giáo sư Thần Học Luân Lý, cha Giu-se Nguyễn Thế Thuấn, giáo sư Kinh Thánh rất lỗi lạc và đạo đức.
Hiện diện trong Thánh Lễ phong chức, còn có cha Antonio Boucher, cha Giám Tập của tôi, các cha các thầy trong Dòng. Người thân của tôi có chị tôi, Nữ Tu Marie Louise Minh Sâm, em tôi, Giu-se Nguyễn Tiến Hanh và anh Phan-xi-cô Khổng Minh Thư, người đã đem tôi vào DCCT. Vị Giám Mục phong chức cho chúng tôi lại là Đức Cha Louis De Cooman Hành, Giám Mục Thanh Hóa, người đã ban phép Thêm Sức cho tôi hơn 20 năm trước vào ngày 25.3.1935. ( Ảnh: Bức ảnh Kỷ niệm ngày lãnh tác vụ Linh Mục do cha Bề Trên Phụ Tỉnh Alphonse Tremblay tặng với lời chính tay ngài ghi ).
Tôi sẽ nói thêm về ngày tôi lãnh tác vụ Linh Mục trong mấy đoạn sau. Đây là cảm nghĩ của tôi về “Lễ Phong Chức”. Trong quá khứ, các lễ “Phong chức” Linh Mục được cử hành đơn giản hơn ngày nay. Là một biến cố lớn trong Dòng cũng như trong các Giáo Phận, nhưng khía cạnh thiêng liêng nổi bật. Trước ngày trọng đại ấy là những ngày “cấm phòng” nhặt. Các “tiến chức” không quan tâm đến khách mời, đến phẩm phục, tiệc tùng, đưa rước... Các vị chỉ có một việc là cầu nguyện, là suy niệm trong thinh lặng và xa vời với mọi thứ lễ lạt hào nhoáng bên ngoài.
Tôi nhớ lúc chịu chức, năm 1956, chúng tôi không biết trước ai sẽ có mặt dự lễ, kể cả người trong gia đình. Ngay sau khi chịu chức mới là những gặp gỡ người thân thuộc, gia đình, với những phép lành đầu tiên, với tất cả “tấm lòng và hai bàn tay còn thơm dầu Thánh”. Thế rồi các Tân Linh Mục được mừng trong bữa cơm trưa hôm ấy. Ngày hôm sau, thời ấy chưa có lễ đồng tế, một anh em dâng lễ cho cộng đoàn, các người khác dâng lễ nơi bàn thờ nhỏ, sau đó cuộc sống mới tiếp tục như “cũ”.
Ngày nay, tôi có cảm tưởng như “được Phong chức Linh Mục” là một ân huệ “giữa đời”. “Thành đạt”, “khai mạc một nếp sống mới”, “Thăng quan tiến chức” với nhiều điều sáng sủa vinh quang hơn. Do đó, đời Linh Mục khai mạc trong tiệc tùng, đón rước, quà cáp, vinh dự và... tiền bạc của cải ! Tôi không thích lắm các cuộc “Lễ tạ ơn” kéo dài cả tháng và có khi cả mấy tháng trời. Tôi có cảm tình với Đức Cha Phao-lô Ma-ri-a Nguyễn Minh Nhật khi ngài quy định việc hạn chế các cuộc yến tiệc mừng các tân Linh Mục trong Giáo Phận của ngài.
Nghe nói có một vài Giám Mục khác cũng theo đường hướng đó. Dĩ nhiên không phải ai cũng hưởng ứng. Ở đâu đó người ta vẫn mừng “trọng thể”, để “tạ ơn”. Và để không trái với lệnh phải hạn chế số người dự tiệc, người ta đã làm nhiều nữa tiệc mà số khách vẫn “đúng tiêu chuẩn”. Cũng có những bữa tiệc được tổ chức ngoài vùng đất trách nhiệm của vị Giám Mục. Tôi không hứng thú mấy với những sự ấy. Không hiểu mình có “cổ lỗ xĩ” không, hay là tôi đã “ghen” với các thế hệ ngày nay “may mắn” hơn mình ngày xưa chăng !
3. CON BÁC THỢ MỘC...
Do bởi quan niệm Linh Mục là một chức “cao quyền trọng”, được “thăng chức Linh Mục”, và sau đó là “vinh quy” đã làm cho nhiều người hiểu và hành động sai lệch, đồng thời đưa đến những tiếng đồn hư hư thực thực là có những người đã đóng “cây” để được phong chức hay cũng đã “buộc lòng” chấp nhận một số “dạy dỗ”, “điều kiện” làm mất sự thư thái độc lập trong việc thi hành nhiệm vụ. Lắm tiếng đồn !
Nghiễm nhiên một người trẻ tuổi chưa quá 30 mà được chính thức gọi là “cha”, và cha mẹ của vị tân Linh Mục nghiễm nhiên được thăng chức “ông cố, bà cố”. Rõ ràng là một biến cố, một cuộc “đổi đời”. Những gì “của cha”, hay liên hệ đến cha như cũng đuợc thăng chức.
Cha Bernard Haring, trong cuốn: “Giáo Hội cần loại Linh Mục nào ?“ tập hợp những kinh nghiệm góp nhặt trên đường đời, đã kể lại câu chuyện về con chó của cha sở như sau: “Lúc đi một mình, tôi tự võ trang bằng vài cục đá để tự vệ, phòng chống khả năng con chó có thể tấn công bất cứ lúc nào. Vào một ngày như thế, con chó của cha sở chứng tỏ thế “thượng phong” của nó và tấn công tôi. Nó cắn đúng vào chỗ kín của tôi. Hoảng sợ, tôi chạy về nhà với mẹ, khóc bù lu bù loa suốt con đường. Sau khi chăm sóc vết thương cho tôi, mẹ tôi dẫn tôi đến Nhà Xứ và xin gặp cha sở để ngài tận mắt chứng kiến những gì con chó hung dữ của ngài đã gây cho tôi. Người giúp việc của ngài lạnh lùng trả lời: “Con Ki không vô cớ tấn công ai bao giờ”.
Chưa hết. Nhiều năm sau, ngài đã là Linh Mục và được mời về giảng tại xứ nhà. Tối kia, sau khi xong nhiệm vụ, ngài trở về Nhà Xứ. Con chó lại sủa inh ỏi. Cha kể: “Vì chẳng ai chú ý, tôi đánh liều mở cửa và lập tức bị con chó độp một phát vào cổ. Hoảng hồn, tôi kêu thét lên. Nhưng một lần nữa, tôi hết sức ngạc nhiên và không thể tin vào tai mình khi nghe có tiếng nói vọng ra: “Con Ki không bao giờ vô cớ bắt nạt ai”. Thế đấy, đến con chó của cha sở cũng “vô ngộ” như cha sởù !
Rồi từ ngày làm “cha”, cuộc sống “lột xác”, đổi thay, lên cấp. Chắc chắn là thêm việc, và do đó thì không còn thời giờ cho nhiều việc khác. Có nhiều Giáo Dân đã phát biểu về những Tân Linh Mục sau vài tháng nhận tác vụ: “Lúc làm thầy thì dễ thương, nhã nhặn, khiêm tốn mà làm “cha” rồi thì kênh kiệu, cao vời và không coi ai ra gì nữa. ”Tôi biết có một Tân Linh Mục được bổ về làm phó một Giáo Xứ hơi xa thành phố. Trước khi về nhận nhiệm sở, vị Linh Mục đó làm một cuộc thăm dò về xứ mới. Nơi đây không có nước máy. Nhà Xứ, như mọi nhà Giáo Dân, dùng nước ở một cái mương suối chảy qua, có hơi nhuốm mặn. Linh Mục phó xứ đưa ra mấy điều kiện với Cha Xứ già: phải có nước mưa cho ngài tắm mỗi ngày vì... , phải sắm cho ngài một chiếc xe gắn máy đề ngài còn lui tới thành phố học hành thêm...
Xem lý lịch của nhiều Linh Mục, dễ dàng nhận thấy rất nhiều người xuất thân từ những gia đình nghèo, nơi vùng quê, nơi mà cái nhà tắm và toilette là vườn ngô. Có những người đã từng làm ruộng, chăn bò, bắt ốc nơi ao đìa, thế mà khi làm Linh Mục rồi thì đã vội quên nguồn gốc của mình để có những đòi hỏi yêu sách của nhà giàu và bậc quý phái. Quên đi “Con bác thợ mộc... ”
Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi là một vị Giám Mục mà tôi từng tiếp xúc và biết những công việc ngài làm trong phạm vi xây cất, xã hội và bác ái. Trong nhiều năm, ngài vẫn dùng một chiếc xe hơi cũ. Trong các cuộc thăm viếng mục vụ, không ít lần chúng tôi đã chứng kiến cảnh vị Giám Mục xắn tay áo sửa xe khi có sự cố. Vị Giám Mục đã từng cho xe dừng lại để phủi bụi bám vào áo Dòng trước khi đến địa điểm hành lễ. Chúng tôi đã gặp các em của ngài. Họ vẫn tiếp tục sống đơn giản trong những căn nhà tầm thường, bán nước giải khát bên vệ đường vùng Hàng Sanh.
Đức Giám Mục Phao-lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh để chúng tôi ngồi lại phòng khách để đi vào bên trong đem ra mấy chai nước tiếp khách bởi ngài có thói quen “tự lo như thế” từ trước. Đức Cha Giu-se Nguyễn Quang Tuyến, Giám Mục Bắc Ninh thương đi thăm mục vụ những Giáo Họ xa xôi hẻo lánh, tìm bụi bờ để giải quyết các đòi hỏi tự nhiên. Chấp nhận những điều kiện sinh sống và hoạt động, thi hành nhiệm vụ trong những điều kiện bình dân nhất. Đức cha Bartholomeo Nguyễn Sơn Lâm bao giờ cũng có mặt đón khách và đưa khách rất thân tình. Đức cha G. Nguyễn Chí Linh cùng dọn bàn sau khi ăn và đưa chén bát vào nhà bếp. Đức cha Gia-cô-bê Nguyễn Văn Mầu chỉ hút thuốc Bastos rẻ tiền, dành loại ba số cho khách...
Tôi nhớ vào đầu thời gian hoạt động Linh Mục, tôi được Bề Trên sai đi vùng Hoài Nhơn, thuộc Giáo Phận Quy Nhơn để giúp Tân Tòng. Cha Xứ, cũng tên Nhơn, gây cho tôi ấn tượng đầu đời Linh Mục. Đó là một Linh Mục bình dân, khắc khổ nhưng tràn ngập nhiệt thành tông đồ. Ngài xin tôi mở các cuộc nói chuyện với đồng bào bên lương. Với vốn liếng hiểu biết vế các tôn giáo mà tôi có được qua các bài thuyết dạy của cha Gérard Gagnon Nhân, nhờ những kinh nghiệm sống tôi đã có được qua những cuộc học hỏi ở các Chùa tại Đà Lạt, nhất là Chùa Linh Sơn, tôi thấy vững tâm khi đương đầu với từng mấy ngàn người kéo về nghe và không ngại chất vấn tới nơi tới chốn.
Các buổi thuyết giảng kéo dài từ 7 giờ tối đến khoảng 10 giờ và có khi 11 giờ đêm. Dân chúng ngồi dưới đất, giữa ruộng, giữa sân, nơi bờ biển. Chúa cho tôi có giọng nói mạnh, rõ ràng và chinh phục được người nghe. Tìm đâu ra những hệ thống âm thanh nơi đô thị ở chốn nhà quê này. Mấy năm sau, trở lại thăm Cha Xứ, được ngài cho biết: “Cha phải đi thăm lại tất cả các nơi cha đã giảng ngày trườc. Nay ở đâu cũng có Nhà Thờ Nhà Nguyện và cả trăm người Tân Tòng”. Tôi không nghĩ rằng đó là kết quả của các bài diễn giảng của tôi mà là do lòng nhiệt thành, chí tông đồ của ngài và sự hợp tác của các Giáo Lý Viên, những Tông Đồ Giáo Dân được Cha Xứ hướng dẫn và sự thúc đẩy của vị Giám Mục tôi rất quý mến, Đức Cha Phê-rô Ma-ri-a Phạm Ngọc Chi.
Nhưng điều tôi muốn nêu lên ở đây là cuộc sống của Thừa Sai. Nhiều nơi ngưới ta “quên” cho tôi ăn. Đạp xe 10 cây số để cấp tốc phải lên diễn đài, vì “người ta chờ đợi lâu lắm rồi”. Một ly nước chè nóng giải quyết mọi mệt nhọc trên những con đường làng, ven bờ ruộng hay những đường lối quanh co của núi đồi. Xong việc, người ta chỉ cho tôi một căn nhà hay một cái phản ở cổng đình hay nhà nào đó, rồi ai nấy rút lui. Nằm lại một mình, không có gì ăn, không nơi vệ sinh. Mệt quá, cứ lăn ra ngủ. Về sau, rút kinh nghiệm, chúng tôi đem theo vài hộp sữa, và khi không còn ai thì nút sữa cho đỡ đói. Cứ đi mấy ngày như thế xong, Cha Xứ lại cho chúng tôi về lại Nhà Xứ để lo tắm rửa, vệ sinh, nghỉ ngơi một hai ngày rồi lại lên đường đến địa điểm mới. Cha Xứ cũng không làm gì khác, và luôn nụ cười trên khuôn mặt phúc hậu...
Có điều chúng tôi không làm được tức là ban ngày giảng dạy và tối đến thì cầu nguyện một mình trên núi, như Chúa Giê-su đã từng làm. Nhưng rõ ràng người Thừa Sai cũng không hơn gì nhưng còn có một nơi gối đầu. Thỉnh thoảng Chúa ghé mấy nhà quen và ân cần như gia đình của mấy chị em La-da-rô. Ngài cũng có một thân xác yếu hèn, lắm nhu cầu như ta. Điều muốn nói ở đây là đã phục vụ người nghèo thì đừng đòi hỏi những gì người nghèo không thể đòi hỏi được, có sao thì chấp nhận như vậy, chấp nhận kham khổ, thiếu thốn và cố gắng “trở nên một người giữa mọi người”, như cách nói của cha B. Haring. Người Linh Mục không quên nguồn gốc của mình, nguồn gốc nghèo, bình dân, như các Tông Đồ là những người lao động, đánh cá tầm thường.
Chúa Giê-su có khả năng để chọn những kẻ khôn ngoan, những người giàu sang và quyền thế để làm Tông Đồ. Nhưng Ngài lại chỉ chọn những kẻ bình dân, những ngư phủ, người lao động và hèn kém trong xã hội, để thế giới không thể gán cho sự tinh khôn, tiền bạc và thế lực là sức đẩy để “Tin Mừng lan tràn khắp thế”, một giấc mơ bá chủ vĩ đại của con người lầm than suốt đời được biết đến như là “Con bác thợ mộc Giu-se”.
Tôi đã từng được nghe giảng dạy và tuyên bố Giáo Hội cho người nghèo, noi gương Chúa Ki-tô được sai đến để “loan Tin Mừng cho người nghèo khó”. Phục vụ người nghèo như một đối tượng ưu tiên, thế nhưng cuộc sống của nhiều vị lãnh đạo vẫn có mùi giàu sang và tỏ ra thích hào nhoáng. Có một số tác giả – thần học gia, sử gia – đã thích trở về nguồn và “moi ra” những dấu vết của sự rềnh ràng sa hoa hào nhoáng trong Giáo Hội, kể từ thời mà có các “Linh Mục của triều đình”, “Giám Mục của hoàng đế” với những đặc ân, đặc quyền, đặc lợi. Những cách kêu gọi, xưng hô trước nay không lâu: Son Eminence, Son Excellence Monseigneur, Révérendissime, Révérend... đều mang mùi mẫm triều đình...
Và Giáo Hội, qua các vị Giáo Hoàng Gio-an 23, Phao-lô 6, Gio-an Phao-lô 2 đã dần dần có những đổi thay. Người ta còn nhớ khi Đức Phao-lô 6 cắt bớt cái “đuôi” dài đến 3 thước trong phẩm phục của các Hồng Y, thì đã có những sự phản đối khá kịch liệt tại Giáo Triều Rô-ma. Đời tôi đã chứng kiến những sự đổi thay: đôi giầy của vị Giám Mục được bưng trang trọng trong các lễ nghi đại trào, triều thiên ba tầng, chiếc kiệu tám người khiêng đã được thay thế bởi một chiếc xe đơn giản. Tuy vậy, tôi không bao giờ muốn làm cách mạng, nên trong những trường hợp công khai, tôi vẫn dùng cách xưng hô “cao cả” nêu trên.
Trong cuốn phim về DCCT Việt
Người đời nay đã đơn giản hơn nếu không muốn nói là đã dân chủ hơn, hay như dưới khía cạnh đạo đức: đã mất Lòng Tin và chẳng còn nhìn nơi các đấng các bậc như là những đại diện của Chúa Ki-tô. Người ta không còn dùng “Vous”, mà là “Tu” khi nói với
Khó mà tưởng tượng ra hết mọi sự chửi bới mạt sát đay nghiến mà các người lính Đức Quốc Xã đã dùng đối với các Linh Mục, Tu Sĩ trong thời bị tập trung. Tôi được biết có lần cán bộ gọi Đức Cha Nguyễn Văn Bình là “thằng“. Như thế thì ta cũng chẳng quan tâm lắm nếu có những người gọi chúng ta bằng những danh từ không mấy lịch sự; và đối xử với ta như là những tên gian ác, những “công dân ghẻ lở”, những phần tử cần phải đề phòng và loại trừ...