“Ta ước ao đầu đội mũ triều thiên”
“Và tắm gội ở trong nguồn ánh sáng.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử
Lc 24: 35-48
Ao ước ấy, nhà thơ nay không chỉ muốn đội mũ triều thiên thôi, mà còn tắm gội trong nguồn sáng Phục Sinh quang vinh như người nhà Đạo ở khắp chốn, vẫn rất tin.
Trình thuật thánh Luca, nay nói về nguồn sáng Phục Sinh rất đặc trưng khiến đồ đệ tin Chúa đã đích thực trỗi dậy từ cõi chết. Cụm từ “đích thực” đây hàm ngụ một thắc mắc hỏi rằng: sao con người đã chết rồi lại có thể trỗi dậy từ cõi hết được như thế? Trỗi dậy, là ngôn ngữ ít thấy có và cũng ít được sử dụng trong ngôn ngữ đời thường. Trỗi dậy, là sự kiện rất hiện thực xưa nay từng xảy đến với nhà Đạo. Sự kiện ấy, không đơn thuần là cảm nghiệm hoặc xác tín đính kèm món quà niềm tin gửi đến với đồ đệ, ngõ hầu các ngài có thể tư duy về Chúa Phục Sinh vốn trở thành sự thật từng xảy đến với Ngài.
Nhìn mặt ngoài, chừng như người đọc lại cứ nghĩ: trình thuật thánh Luca xem ra có phần mâu thuẫn rất khó tin. Khó tin, là bởi không tác giả Tin Mừng nào lại nghĩ rằng Chúa đã Phục Sinh rồi Ngài lại phải đi vào cõi chết thêm lần nữa, để người người còn tin thêm cho chắc. Bởi lẽ, Chúa chết rồi, Ngài đâu cần chết thêm lần nào nữa, mà làm gì? Do đó, trình thuật thánh Luca ghi, là chỉ muốn diễn tả thân xác đã trỗi dậy của Chúa như vật thể ta đang nhìn và đã thấy, thậm chí còn có thể sờ chạm như xác phàm có da có thịt, có đủ mọi giác quan hiểu theo nghĩa phàm trần như ăn được, uống được.
Thật ra, thánh Luca coi thân xác Chúa trỗi dậy là xác phàm có khả năng chết đi và sẽ chết như người thường, ở đời. Giống như mọi người, thánh nhân không nghĩ Thiên Chúa sẽ can thiệp vào bất cứ lúc nào để sự kiện Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết lại diễn ra thêm một lần nữa. Với các thánh, xác phàm loài người và của Chúa sẽ không thể chết thêm lần nào nữa. Nhưng ở đây, sự việc “trỗi dậy” mang ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Vậy thì, ý nghĩa khác là khác đến độ nào? Có thực không?
Về thể lý, xác phàm tạo vật ở vũ trụ đều rữa nát và biến mất. Không ai có thể sống bằng xác phàm dù đã trỗi dậy để rồi mãi mãi đi vào chốn vĩnh hằng, sống cách khác. Con người không thể ép buộc Thiên Chúa đi vào hệ thống đầy những tắc nghẽn, hầu ngăn chặn thiên nhiên vạn vật sống đúng chức năng của mình. Giả như sau khi chết, con người lại mặc lấy cho mình cùng một thân xác như khi sống, thì đó cũng chỉ là kiếp đoạn trường của cuộc sống na ná giống như thế, chứ tuyệt nhiên không là trỗi dậy đích thực được.
Trình thuật hôm nay, thánh Luca dàn dựng một số câu truyện về “nhận thức” cốt nhấn mạnh điều này: Đức Giêsu được công nhận là người thực chứ không phải hồn ma. Và, Ngài vẫn sống năng động theo thể thức nào đó, rất khác biệt. Như thánh Máccô từng viết trước đó, thánh Luca muốn nói rõ thêm rằng các tông đồ nhận ra Thày mình đã chết nay lại hiện hình như thế, nên rất sợ. Điều, mà các thánh sợ nhất là không còn đủ thông minh sáng suốt để nhận ra được những điều đúng đắn nữa. Thế nên, câu nói đầu tiên khi các ngài nhận ra được Thày, chỉ là câu nói bâng quơ, mơ hồ, chẳng có nghĩa. Và, càng nói các ngài càng để lộ chân tướng rằng: lâu nay mình cũng chẳng hiểu gì về Thày hết. Có hiểu chăng, cũng chỉ bắt đầu từ lúc ấy trở về sau thôi.
Nói cho cùng, Đức Chúa Phục sinh không là điều mà con người có thể hiểu bằng cảm tính hoặc kinh nghiệm xác phàm. Không vật thể nào trên đời lại cùng ở vào 5 trạng thái có tầm mức tư duy khác biệt được. Thêm vào đó, đây là sự thể đích thực xảy đến với những ai từng trỗi dậy cách thực thụ, chứ không là cảm nghiệm chủ quan riêng tư nằm sẵn trong con người từng tin vào chuyện mang tính xúc cảm hệt như thế. Thành thử, vấn đề ở đây là: sự thể xảy đến theo cung cách như thế mang tính đích thực đến độ nào?
Trả lời vấn nạn này, có lẽ cũng nên tìm về với lập trường của các thánh Tổ phụ ở trời Đông thời Giáo hội tiên khởi, trong đó có thể kể đến các đấng bậc như Origen, thánh Grêgôriô thành Nyssa… Các thánh nói nhiều về “tính linh thiêng”, nhưng không bao hàm cảm giác sốt sắng/đạo hạnh, mà chỉ nói lên nhận thức yêu thương về các sự thể mà não bộ thần kinh phía trái không biết gì về chuyện ấy. Nhận thức yêu thương này, ta “hình dung” ra được sự vật tuyệt đối không là chủ đề của loại hình xuất hiện như thế. Và, sở dĩ ta có làm thế, là để biến nó thành hiện thực như ta vẫn từng làm cho chính mình, mà tự thâm sâu, ta biết rõ sự thực theo cách vượt quá ảnh hình thể hiện ở nơi đó. Thế nên, có thể nói đó là sự siêu thăng. Là, giòng chảy của sự sống rất kinh ngạc. Là, sờ chạm được thế giới hiện nguyên hình từ đầu mà thông thường ta vẫn không muốn ở trong đó.
Để minh hoạ điều này, cũng nên về với lời thơ của thi hào John F. Dean người Ái Nhĩ Lan, sau đây:
Ngài làm ta kinh ngạc, hỡi Giêsu của mọi thời,
khi Ngài lướt trên nước, vẫn lướt nhanh trên đó, chẳng nao núng;
Hãy nghĩ về sản sinh! Nơi tăm tối, từ đó ta bất chợt nhận ra
Ngài đang bước đi trên đất miền Palestin vừa hâm nóng, nhưng không giống
Bạn và tôi ta cũng cứ đi, bởi đằng sau Ngài mọi hoa màu đều nở rộ.
Và, thảm cỏ đầy hoa, nay thành hiện thực từ thảm cỏ đấng thánh hiền tên Gioan;
Cả ta nữa, cũng nhận ra Ngài đi xuyên suốt qua tường rào đầy ngăn cách
Từng xuất hiện với đồ đệ và đồng bào Ngài, cũng bất chợt.
Ngài ngồi đó, đợi chờ ta nhận ra Ngài.
Ôi kìa, Ngài lại đã đi vào không gian vũ trụ một lần nữa,
Bỏ lại đằng sau, đoàn ngũ môn đệ cứ dương cao nhìn Ngài thăng tiến
Lên cao lên cao mãi, tựa hồ thiên thể đang tiến vào
Cõi mông lung không hề thấy. Mãi sau này. Nhưng là người
Ta không còn bị con mồi lừa dối nữa, bởi họ dám đứng lên đòi sinh mạng Ngài,
Rồi đóng đinh vào cây gỗ, khiến Ngài không còn lướt đi được nữa
Trên nước, dưới đất liền hoặc cả ở bầu khí quyển đã chôn vùi Ngài trong đất.
Rồi từ đó, mọi người nay sẽ bảo: Ngài lại lướt thắng thêm lần nữa,
Và hát lên bài ca chiến thắng cả sự chết, rất kinh ngạc.”
Nhận thức trên, rất gần với ý niệm “lửa ngọn” bừng bừng hâm nóng đời ta sống. Cuộc đời vẫn tiến bước về phía trước, để ta có được lửa ngọn dâng cao đến tầm mức rất mới mẻ. Và, khi có kinh nghiệm về tầm dâng cao mới mẻ của người vừa trỗi dậy, nhận thức này càng dấy lên lửa ngọn bừng bừng cháy ở trong ta. Và “nhận thức” là như thế. Thành thử, vấn nạn không còn là: phục sinh trỗi dậy diễn ra theo tầm mức đích thực chừng nào, mà là: làm sao để ta nhận ra được phục sinh/trỗi dậy của ai đó có là chuyện thực ở muôn nơi? Đây mới là lời đáp trả cho phần nào câu hỏi đặt ra như thế.
Đó mới là lý do -để ta đáp ứng với Phục Sinh quang vinh của Chúa- mà các thánh tông đồ thời tiên khởi đã phải sử dụng đến thi ca là thứ văn phong mà các ngài chưa bao giờ sử dụng ngõ hầu sờ chạm và tiếp cận Đức Chúa. Chính nhờ đó, các thánh mới nhận ra được nhịp đập cùng đường gân/thớ thịt của Ngài, còn thương tích. Các thánh đích thực thấy Thày mình bẻ bánh và đã ăn. Các ngài chẳng bao giờ quên được vị ngọt của tấm bánh. Từ phần thâm sâu, các ngài nhận ra Thày mình cùng bẻ bánh và cùng ăn uống với người nghèo ở Galilê. Cả khi Ngài vẫn làm thế mãi về sau. Chính đó là lúc các ngài viết lên bài thơ rất mới để kể cho mọi người biết rằng Ngài có mặt ở đó với các thánh và cũng làm cử chỉ tương tự.
Chính đó là sự thể đích thực. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi ta thấy phần đông tín hữu Đạo Chúa vẫn cứ hiểu nghĩa đen về sự thể thân xác Chúa trỗi dậy rất Phục Sinh. Làm như thể, sự việc chỉ xảy ra một lần rồi thôi. Thật cũng buồn, khi dân con Đạo Chúa không biết là Phục Sinh còn hơn thế nữa. Bởi thế nên, người người đã để luột mất đi điểm chính yếu đích thực của nhiệm tích này. Buồn hơn cả, là nhiều vị lại cứ lên án những ai sử dụng thi ca để diễn tả câu truyện dụ ngôn hoặc thể loại tương tự. Buồn hơn nữa, khi nhiều vị không cảm nghiệm được giòng nhạc đích thực ở nơi đó. Hoặc, chẳng thưởng thức được nhiệm tích đích thực là sự thực rất đích xác vẫn thực sự sống động cách minh nhiên.
Quả thực, Thày Chí Thánh đã đích thực trỗi dậy để ta thực sự trở nên dân con của Ngài hơn bao giờ hết. Chính đó là sự thật rất đích thực kéo dài cả ngàn kiếp mãi về sau.
Trong chiều hướng nhận ra tính đích thực của một trỗi dậy, cũng nên ngâm tiếp lời thơ đã trích dẫn:
“Ca những điệu ngọc vàng cao sang sảng,
Lời văng xa truyền nhiễm đến vô song.
Bầu hạo nhiên lồng lộng một màu trong,
Không rung động bởi tơ huyền náo nức.”
(Hàn Mặc Tử - Ngoài Vũ Trụ)
Thi ca tuy “Ngoài Vũ Trụ”, vẫn là thi và ca để ta nhận ra Chúa Phục Sinh cách đích thực, như các thánh sử từng khẳng định qua Kinh thánh. Và, Chúa Phục Sinh nay vẫn là thi ca nhiệm mầu đầy hứng khởi để mọi người nhờ đó sẽ còn tin. Tin và yêu, như Chúa dạy vào mọi ngày. Mọi nơi. Trong đời.
Lm Kevin O’Shea DCCT, biên soạn – Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment