Mc 1: 14-20
Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."
16 Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá.17 Người bảo họ: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá."18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
19 Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền.20 Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
“Anh đã đón tình em bay phất phới,”
“Như hương trăng đằm thắm cõi không gian”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
“Đằm thắm cõi không gian”, đấy chốn miền có Chúa hiện diện. Có thánh Máccô bày tỏ tình Chúa đối với con người bằng trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật hôm nay, thánh Máccô tỏ bày bằng ngôn ngữ ngắn, gọn và chân tình theo lối đối thoại giữa người nói và người nghe, vẫn gần gũi. Bằng giọng văn đối đáp trực thọai, thánh sử tóm tắt sứ điệp Chúa nhắn nhủ mọi người chớ nên nghĩ về mình nữa, nhưng hãy đổi thay tầm nhìn sự sống của mình không mang tính kiêu sa/mầu mè, cũng chẳng nên khách sáo/đẩy đưa kiểu người đời, ở nhiều nơi.
Nhiều nơi như New York cách nay không lâu, truyền thông báo Đạo đã giới thiệu một thuật truyện mang tựa đề “Tiểu Thuyết Họa Đồ”, rất năng nổ. Phải nói, đây là bi hài kịch viết theo kiểu Tin Mừng thánh Máccô qua đó tác giả đính kèm dáng dấp của trào lưu khác thường thật hiện thực, khiến mọi người phải lưu tâm. Trong khi đó, Tin Mừng thánh Mác-cô, là áng văn lạ viết về đời hoạt động của Đức Chúa quyết chấp nhận mọi sự vào mình để Ngài lại đến với con người theo cung cách thực tế, rất giống thế.
Từ đầu, “Tiểu Thuyết Họa Đồ” trưng dẫn cho người đọc thấy tính chất rất mực của người bình thường, tức: những người luôn phải giáp mặt với thực tại, giống như ta sống đời thường nhật của con người gồm những tháng ngày đầy tranh đấu giữa sinh lực của sự sống chống lại mãnh lực của tà thần/sự dữ có những sầu buồn, ỉ ôi, với nỗi chết. Và, các nhà chú giải đã đánh giá cao cuốn này, coi đó như sách viết về Đạo, tuyệt diệu lại rất “Máccô”.
Nhận định như thế, là bởi sách viết này tạo ra nhân vật chính giống hệt Đức Giêsu ở điểm: vai trò của nhân vật chính cũng dầm mình trong cõi chết, khi Ngài thuận để thánh Gioan Tiền Hô thanh tẩy Ngài, nơi giòng chảy xuyên suốt. Thêm vào đó, còn sự kiện khác nữa là Ngài đã đi vào chốn khô cằn, sỏi đá đầy chết chóc; để rồi sau 40 ngày trầm lặng trong thanh tịnh, Ngài đã ra khỏi chốn miền đầy chết chóc ấy hầu lướt vượt tà thần/sự dữ bằng một trỗi dậy hiền từ, đôn hậu.
“Tiểu Thuyết Họa Đồ”, lại đã diễn tả thực tế duy thực-tại khác khi tác giả tạo nhiều nhân vật giống người thường ở đời, giống như ta. Giống, nghĩa là: ai cũng phải giáp mặt/đối đầu thực tại ở đời thường. Vốn mang trong mình phản ứng cụ thể và thực tế như sách, tác giả sử dụng chủ từ “Chúng tôi” nhằm nói lên đặc trưng/đặc thù của mỗi người, và mọi người. Bằng vào cụm từ “Chúng tôi”, tác giả tạo nhấn mạnh tính “kết thân” giữa mọi nhân vật ở trong sách. Đặc biệt hơn, ngôn từ sử dụng còn mang tính lịch lãm/thanh tao giống lối viết của thánh Máccô ở trình thuật. Tóm lại, điểm tương đồng giữa hai sách lại như sau:
“Khi ấy, một số người quây quần bên nhau qua tư thế nhìn xuống, miệng ngậm câm, tay cầm bút viết cẩn thận nhưng lại ghi sai tên tuổi của mỗi người; những người mà tác giả gọi là: kẻ nghèo hèn hoặc vô gia cư, cùng trạng huống.
“Chúng tôi” để ý thấy có những người như thế, nhưng cứ bảo: điều đó chẳng dính dự đến “Chúng tôi”. Bởi, “Chúng tôi” chỉ biết đóng thuế, biết giữ gìn mồm miệng để không ai bị lôi vào vấn đề gì, và cũng sẽ chẳng sao. Là người da trắng, “Chúng tôi” không đặt nặng chuyện kỳ thị. Vốn vừa khỏe lại vừa trẻ, “Chúng tôi” thuộc giới thợ lại có thêm chút kiến thức, nên “Chúng tôi” vẫn luôn tin vào bản năng và phẩm chất của riêng mình. Từ bục cao, hễ nhìn thấy bắt gặp kẻ vô gia cư/nghèo hèn nào, “Chúng tôi” thấy mình được nhiều ơn phúc lạ, hơn người khác. Bởi thế nên, ơn lành thừa kế do Trên ban vẫn dành cho “Chúng tôi”, suốt cuộc đời.
“Chúng tôi” chẳng hề bị người đời coi như kè nghèo hèn lang thang đây đó hoặc thuộc lớp người cùng khổ, cũng không bị ai mang thành kiến, nên “Chúng tôi” sống rất tin tưởng. Tin, bằng niềm tin vượt lên trên nhận thức rất quí giá nên nghĩ rằng: sở dĩ người nghèo hèn bị chèn ép, là bởi chẳng ai đoái hoài để họ có cơ hội vãn than thân phận bọt bèo của mình. Riêng “Chúng tôi” lại tin rằng mình luôn gắn bó với Chúa, nên nhờ đó được Ngài đỡ nâng. Bởi thế nên,”Chúng tôi” chẳng khi nào tự coi mình như đám “trâu chậm uống nước đục”, nhưng vẫn biết quì lạy tỏ bày lòng cảm kích biết ơn Ngài vì Ngài đã gửi đến với mình đường lối dẫn dắt hầu đem “Chúng tôi” đến với Nước Trời, ở trần thế.
Ở “Tiểu Thuyết (rất) Họa Đồ” cũng có nhân vật Gioan Tẩy Giả là nhân vật thủ đóng vai trò của đấng-chuyên-nhận-nước-dìm-người cũng từng đồng hành với “Chúng tôi”. Gioan Tiền Hô từng nói: “Chúng tôi” gồm toàn những người chuyên bịt mắt mình nên không nhìn ra những gì đang xảy đến. Và, “Chúng tôi” vốn là phạm nhân, nên phải tự tháo xích xiềng vây quấn thân mình. Thánh nhân đề nghị “Chúng tôi” hãy theo ông để ông chỉ dẫn con đường thoát khỏi ách nô lệ ràng buộc.
“Chúng tôi” hỏi: phải chăng ông là đấng thánh chưa từng làm hại một ai hoặc từng có mục tiêu đem người vào chốn tối tăm, lầm đường; hoặc, là tay cách mạng lật đổ và trừ khử giới cầm quyền của “Chúng tôi”? Và chúng tôi tự hỏi: phải chăng ông cũng hãi sợ rằng chính mình rồi ra cũng bị cầm giữ? Ông trả lời: “Ông chẳng là gì cả ngoài kẻ đi bước trước hô to lên rằng: có Vị đến sau ông còn quý trọng hơn ông nhiều. Vài người trong số “Chúng tôi” cũng dấn bước đi theo nên được ông tẩy sạch mọi tì vết.
“Chúng tôi” ăn vận áo sống sơ sài trên đó ghi đôi giòng chữ “Tôi từng có mặt ở giòng sông” nhưng lại cứ tự bịt mắt mình nên mãi mãi chẳng nhìn xa trông rộng được bao lăm. Chính Đức Giêsu cũng được thánh Gioan Tiền Hô thanh tẩy bằng giòng chảy ở nơi đó. Và khi bước khỏi giòng sông tẩy rửa, Ngài được Thần Khí Chúa hiện thân qua dạng chim câu hiền lành, đã ở lại cùng Ngài mãi mãi. Gia đình Ngài vốn ái ngại nhiều hậu quả, nên đã bỏ Ngài lại một mình không có Gioan Tiền Hô ở cùng. Nhưng bất cứ nơi nào Ngài đặt chân đến, Ngài đều đánh động lên chúng dân, và chữa lành cho họ.
Một số người “Chúng tôi” là những kẻ có tài kinh bang tổ chức đã nói với Ngài rằng “Chúng tôi” sẽ bỏ lại mọi thân chủ cùng cơ sở kinh doanh để cùng chúng tôi Ngài hoàn tất thứ gì Ngài muốn như: chữa lành người bệnh,cứu sống kẻ đói nghèo, và giải quyết mọi bất công hoặc thứ gì khác. Ngài có hỏi: “Còn cái chết thì sao?”. Và, bởi “Chúng tôi” không muốn chết nên đã bỏ Ngài lại rồi yêu cầu Ngài hãy bảo dân con đồ đệ đến gọi người của “Chúng tôi” mỗi khi Ngài cần gì. Ngài bèn nói: “Dân con của Ta ư? Ta chẳng có ai là con dân hết”.
Đặt chân đên vùng biển, Ngài gặp tay lái buôn sừng sỏ tên là Zeb, yêu cầu anh tìm cho Ngài một số người. Zeb hỏi: “Tìm được ai bây giờ? Bởi, mọi người ở đây đều chán ngán chuyện vớ vẩn họ cứ phải nghe dạy suốt ngày. Vì thế nên, họ đã ném đá vào đầu những người ấy”. Đức Giêsu bảo: “Họ sẽ bắt đầu làm việc ấy thôi”. Và, Zeb dẫn một số người đi theo anh đến gặp Ngài.
Đức Giêsu hỏi tên tuổi những người ấy là gì? Anh nói: “Chúng tôi” có cả ngàn vạn tên và họ khác nhau: người anh hùng, kẻ đần độn, đây người nổi loạn, kia kẻ khùng điên… Nhưng, chúng tôi cũng có tên thật của mình. Nghe thế, Ngài liền nói: “Hãy theo Ta! Rồi các ngươi sẽ thấy”.
Khi Gioan Tiền Hô bị hãm hại, Đức Giêsu bảo với dân con Ngài rằng:“ Hãy cởi bỏ lớp vải che bịt lòng cứng tin đi. Ngài còn nói: “Đừng sợ! Có thể, việc ấy làm các con đau khổ lúc đầu đến khi mắt các con quen dần với ánh sáng, rồi sẽ hết”. “Chúng tôi” bèn phản ứng thưa cùng Ngài: “Ông sẽ không được đón tiếp ở đây đâu. Ông hãy đi xa đi đừng để “Chúng tôi” nổi đóa nữa. “Chúng tôi” biết Ông là Ai và là Gì rồi.” Nghe đến đó, Ngài bèn tống ác thần/sự dữ ra khỏi chúng tôi. Và ác thần công nhận Ngài là Đấng Nhân Hiền Duy Nhất, Con của Chúa.
Một hôm, Ngài gặp nhạc mẫu ông Phêrô lên cơn sốt sắp về chốn miên trường đầy xa cách, Ngài bèn ra lệnh cho cơn nóng xuất khỏi con người bà; rồi ban cho bà sự sống và bảo: “Hãy chấm dứt, không ai được cách ly người bệnh khỏi nhóm mình”. Sau đó, Ngài thấy người bệnh phung cũng bị chia cách nên đã ôm hôn anh và đem anh về lại chốn an toàn như lúc trước. “Chúng tôi” nói: “Hôm nay Ngài đến đây, thật rất vui. Và, nay Ngài đến với mọi người, đã cứu vớt cả và thế gian mà chẳng cần đến lời cảm kích từ một ai”.
Và, dân con đồ đệ kể cả Simôn Phêrô cùng bạn bè đã bắt đầu quảng bá tiếp cận Ngài. Đồ đệ tập họp đám nghèo hèn/tật bệnh thành từng nhóm và trao cho mỗi người số thứ tự rồi hô lớn: “Trỗi dậy đi, bà con! Đừng ngại nữa. Vì quyền năng chữa lành mọi sự nay hiện tỏ cách lạ thường. Tại đây. Ở thôn xóm nhỏ này! Hãy đứng lên hành động đừng chậm trễ! Hãy nhanh chóng hành động. Bởi, Ngài sẽ đi thôi”.
Xem như thế, một Người Con đã đến với thế gian tự bao giờ. Trước Ngài không thấy ai như thế. Ngài là Con Người Mới rất đích thực. Và, mọi việc sẽ ra như thế.
Trong cảm kích đón nhận Ngài, cũng nên về với thi ca mà thưởng ngọan lời thơ nay vẫn hát:
“Anh đã gặp hồn em đương chới với,
Bến Mê Hà trên giải nước mênh mang.
Anh đã đón tình em bay phất phới,
Như hương trăng đằm thắm cõi không gian”
(Hàn Mạc Tử - Sáng Láng)
Vâng. Mê Hà là đây, chốn mênh mang, hồn đã gặp. Gặp cả “Tiểu Thuyết Họa Đồ” vẫn đồ họa tình Ngài trải rộng mãi ở muôn nơi. Suốt mọi thời.
Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment