Ga 20: 1-9
Sáng
sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì
thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ
Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng
tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."
Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết
Trình thuật thánh Gioan hôm nay cũng diễn tả ý tưởng về ánh muôn hồng
bừng nở ở con dân nhà Đạo, khắp muôn người. Sự việc Chúa bừng nở Phục Sinh, đã
làm ánh hồng toả sáng cõi dân gian vũ trụ, rày thấy rõ.
Dân gian vũ trụ vừa cùng Chúa trải nghiệm cuộc khổ nạn đã theo Ngài đi
vào mộ phần, trong lịm tắt, để Vượt Qua. Ngài vượt từ trạng thái sống ở đời tạm
qua cuộc sống vĩnh cửu rất khác biệt. Vượt qua, là Ngài vượt trở ngại của cuộc
sống phàm trần đầy chết chóc để về với Cha, nhờ Phục sinh, quang vinh theo đúng
kế hoạch Cha giao phó.
Nhờ trỗi dậy từ cõi chết, Đức Giêsu đã thực sự trở thành Con Thiên Chúa,
rất tràn đầy. Từ đầu, Ngài sinh bởi Thiên Chúa là Cha, nhờ Thánh Thần. Và, suốt
cuộc đời trần thế, Ngài chấp nhận thân phận của Người Con, để rồi ngày qua
ngày, sống tiến trình Phục Sinh quang vinh ấy, trong hiện thực. Tiến trình, bao
gồm việc chuyển đổi và thăng hoa nỗi chết để sống lại. Nói cách khác, Ngài nhận
thức Mình là Con Thiên Chúa, luôn sống lại và tăng trưởng Phục Sinh thăng hoa
mọi người.
Ơn cứu độ đến không phải bằng hành động do Ngài định sẵn, nhưng ở Bản vị
Ngài quan hệ với Cha. Ngài không kết hợp với tội lỗi mà chỉ phối kết với người
phàm dễ phạm tội. Điều này xảy ra không do lý luận nào từ bộ não của phàm nhân
đầy tội lỗi. Nhờ vào bản chất Con Thiên Chúa và do Cha đặt để, Ngài giáng hạ
với trần thế và để cho Cha Ngài tạo dựng thế trần trong cung cách bí nhiệm của
những sinh hạ tục phàm, giống như thế.
Tựa như tiến trình sinh hạ nơi con người, Phục sinh là con đường trải
nghiệm việc hạ sinh rời bỏ cung lòng người mẹ, để trở thành một bản thể khác,
rất tuyệt đối. Tiến trình này thành tựu, như một thể thức nguyện cầu rất mới
mẻ. Tiến trình, có được là nhờ Thánh Thần Chúa phú ban, để rồi khi Phục Sinh
quang vinh, Đức Giêsu ở vào vị trí hoàn tất lịch sử. Và, Ngài trở thành Đấng
lại đến vào mỗi khoảnh khắc của lịch sử còn diễn tiến. Trên thực tế, Tiệc Thánh
Thể là nhiệm tích cho thấy Ngài hiện diện như Bản Thể hiện hữu ở mọi nơi, vào
mọi thời.
Hiểu Phục Sinh theo cách này, người đọc Tin Mừng Sống Lại sẽ nhận ra
Thánh Thần Chúa là Quyền Uy Sức Mạnh thánh thiêng đã và đang thực hiện việc sản
sinh nơi mọi loài, vào mọi thời. Và Thánh Thần Chúa đầy Quyền Uy Sức mạnh nay
trao ban cho ta cũng một uy quyền sinh sản hệt như thế vào lúc này, ngày Phục
Sinh.
Muốn hiểu Phục Sinh một cách trung thực, đừng nên hiểu đó như buổi cử
hành Phụng vụ do Hội thánh thực hiện trong ít tiếng đồng hồ chỉ mỗi thế. Để
rồi, người nông nổi sẽ lại trở về với cuộc sống bình thường, chẳng biến thái.
Không đổi thay.
Tìm hiểu Phục Sinh, không thể và không nên hiểu như người vừa chầm chậm
trỗi dậy về với thế giới đời người, sau một giải phẫu đầy kịch tính. Cũng chẳng
nên hiểu Phục Sinh như phản ứng của người thưởng lãm bi hài kịch nhiều tập ở
truyền hình, đã thấy nhân vật chính nay bị giết, tức hết chuyện. Bởi, tình
trạng hậu-Phục Sinh nơi mọi người, ở khắp chốn, không là chuyện bình thường giống
hệt khi trước, tức: đã Phục Sinh rồi, mà chẳng đổi thay tâm can, lòng Đạo. Hoặc
chẳng có quyết tâm.
Cả 4 tác giả Tin Mừng không kể lại chuyện Chúa Phục Sinh như kết hậu của
bi hài kịch đầy tình tiết rất ủy mị. Nhưng, các thánh vẫn viết và kể về một khởi
đầu có “ánh muôn hồng, trời sáng lạn”.
Kể về Phục Sinh, các thánh sử kể ra 3 chi tiết rất lớp lang, quan trọng
ở Giao Ước, tức: đất miền Galilê, đá tảng lấp mộ và niềm tin khởi đầu.
Galilê đây, không là địa danh mang tính chất thể lý, mà là chốn miền đầy
những tinh thần tượng trưng cho việc Thiên-Chúa-là-Cha đang chờ đón Chúa Con về
lại với Ngài.
Về lại Galilê, là về chốn miền của người nghèo đang có nhu cầu thực tế
mà cuộc sống thực tiễn chưa hề khoả lấp. Người người về Galilê, không để ngóng
chờ thị kiến gặp gỡ Chúa mà hội luận về sự kiện sống lại. Nhưng, là đi vào hành
động giống như Chúa từng thực hiện, tức: gột bỏ mọi chết chóc, trầm cảm và sầu
buồn, để rồi đem đến cho dân gian người người niềm vui chữa lành và hy vọng.
Làm như thế, người người sẽ cảm nhận uy quyền Phục Sinh rất sống động ơ nơi
mình, hệt như thánh Phaolô từng nói:
“Vấn đề là được biết chính Đức
Kitô,
nhất là biết Người quyền năng thế nào
nhờ đã phục sinh.”
(Phl 3: 10)
Đá lấp mồ mô tả ở trình thuật, là trở ngại vẫn cản ngăn ta làm những
việc cần làm để sống đích thực điều Chúa dạy. Đá lấp mồ, có thể là bạn bè/người
thân. Là: niềm cô đơn, bệnh tật. Là, thế giới đang cản ngăn người người thực
hiện một Phục Sinh trong đời mình. Đá lấp mồ, là trở ngại khiến các nữ phụ thăm
viếng xác của Thầy mình, phải lăn qua một bên để vào đó mồ bôi xức dầu thơm tẩm
xác người thân, cho phải phép. Các chị đến thăm xác Chúa, thấy đá lấp mồ bị
lăn, nên đã nghĩ có người uy lực lắm mới làm nổi việc như thế.
Đá lấp mồ, còn là chính nỗi chết từng ngăn chặn mọi người muốn sống
tiếp. Lăn đá tảng qua một bên, việc này hàm ngụ ý nghĩa chối bỏ cái chết của
người thân thuộc. Hàm ngụ một phiền toái, đem nỗi chết đến với cuộc sống của
mọi người. Đá lấp mồ, có thể là kinh nghiệm ta từng trải qua, khiến mình cứ
phải sống với ưu tư/lẫn lộn trong quá khứ. Với kế hoạch sống lại Cha đưa ra,
không thể có “đá lấp mồ” nào khả dĩ gây trở ngại khiến Ngài không thực hiện
được ý định của Chúa Cha.
Đá lấp mồ nay bị lăn đi, cũng hàm ngụ một hãi sợ khác, nơi người sống.
Hãi sợ về cuộc sống khác thường ở chốn nào đó rất khác biệt. Khác, với cuộc
sống hiện tại, ở thế trần. Cuộc sống khác thường ấy không còn nỗi chết nào khác
ám ảnh nữa. Cuộc sống mới ấy, sẽ không phải trải nghiệm bất cứ một hạn chế nào.
Cuộc sống ấy, không do bản mình tạo nên. Sống như một quà tặng, khiến người
người an vui, không sợ chết. Cuộc sống mới, đã khởi đầu niềm tin rất sáng.
Chính đó là sống Phục Sinh của Đức Chúa.
Tin Mừng thánh Gioan đặt nặng vào niềm tin mới khởi đầu, nhiều bừng
sáng. Tin Mừng thánh nhân viết có nhắc đến đồ đệ khác, cũng bước vào mộ phần,
rồi nhận định:
“Ông thấy mọi sự việc xảy đến.
Và, ông tin.”
(Ga 20: 8-9).
Đồ đệ ấy, chính là bản thân người viết đã đạt trọn niềm tin vào Chúa lúc
đến thăm và Ngài ban cho các ông chính Thần Khí của Ngài, là Đấng giúp các
thánh tin vào sự Sống mới.
Bởi thế nên, người người có đi về Galilê mà vực dậy những người đang
chết, cũng đừng nói về cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng, cứ tin vào cuộc sống mới.
Là, sống chính cuộc đời mình. Sống, biết sẻ san sự sống. Và, để cho quyền năng
rất sống lại cứ tràn xuống niềm tin ta đang có, mà vực dậy một ai đó. Để rồi,
bằng bằng động thái thân thương/giùm giúp sẽ đưa họ bước vào cuộc sống rất phục
sinh, quang vinh.
Truyền thống cổ theo khuynh hướng của thánh Gioan quan niệm rằng: có thể
Đức Giêsu chưa hoàn tất sự sống lại của Ngài cho đến khi ta vực dậy một ai đó,
khỏi nỗi chết. Cái chết trong lỗi phạm. Phải chăng đó cũng là ý nghĩa Tiệc
Thánh ta cử hành, mỗi Chúa Nhật? Phải chăng sự kiện Chúa sống lại sẽ rõ nét hơn
ở gia đình/cộng đoàn này hơn là nhóm hội/đoàn thể khác?
Truyền thống của đồ đệ thánh Gioan có thói quen gọi thời điểm Phụng vụ
mùa này, tức thời gian từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến Lễ Hiện Xuống, là mùa
Hiện xuống của Tinh thần rất mới mẻ ấy. Nói cho cùng, Chay kiêng Tuần thánh là
mùa Vượt qua, để ta vượt và qua giai đoạn sự sống hiện tại đến sự sống mới.
Hiện Xuống, mới là Phục sinh hiệu năng, rất sở đắc. Và, nay cũng là lúc để ta
nguyện cầu cho tinh thần ấy thành hiện thực nơi ta. Nơi, mỗi người. Ở thời điểm
Phục Sinh năm nay.
Lm Kevin O’Shea DCCD biên soạn –
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment