Chương 4
Đức Giêsu và sự Khôn Ngoan:
Bậc Thày khôn-ngoan thay thế.
(Bài 19)
Con lộ tẻ
ít người qua lại
Nếu
vậy thì, đâu là con đường dẫn ta đi vào cuộc sống? Con đường chật hẹp, là lộ tẻ
ít người qua lại, là khôn-ngoan thay-thế do Đức Giêsu đề ra. Đường này, gồm hai
tầm-kích vốn có liên quan với nhau, rất bền chặt.
Trước
nhất, là lời gọi mời coi Thiên-Chúa Đấng đầy huệ-lộc như cung lòng/bụng dạ, hơn
là cội-nguồn và người áp-đặt mọi đòi buộc, có lằn ranh ngăn-cách những rẽ-chia,
có khôn-ngoan qui-ước, dù người ấy theo Đạo nào đi nữa: Do-thái-giáo, Đạo Chúa
hoặc những người sống ở ngoài đời.
Thứ
đến, đây cũng là lời gọi mời dẫn ta đi vào “con lộ tẻ” cứ lôi kéo con người ra
khỏi cuộc sống của khôn-ngoan theo qui-ước để đến với sự sống ngày càng tập
trung vào Thiên-Chúa. Khôn-ngoan thay-thế của Đức Giêsu, coi cuộc sống đạo-hạnh
như tương-quan đậm sâu có Thần-Khi Chúa, không như sự sống gồm toàn những đòi
buộc và tưởng thưởng.
Điều
mà những con lộ này can-dự, là do tự các ảnh-hình đưa ra. Đức Giêsu sử-dụng ảnh-hình
của tâm-can là để nói về nhu-cầu đổi-thay phần nội-tại. Với Đức Giêsu, cũng hệt
như tâm-lý người Do-thái-giáo nói chung, con tim đại-diện cho chính mình ở mức-độ
sâu thẳm nhất.
Khi
con tim tập-trung vào những chuyện có chừng có mực, thì nó trở nên đóng kín và
cứng ngắc hơn là cởi mở và đón nhận. Vậy nên, những gì con người cần đến, là:
tâm-can mới, tức những đổi thay nội-tại diễn ra là nhờ việc tập-trung sâu đậm
vào Thiên-Chúa.
Ở
đây, mọi người đều thấy đạo độc-thần của Đức Giêsu và Do-thái-giáo ngang qua lệnh-truyền
vẫn bảo rằng: “Ngươi sẽ yêu-mến Đức Chúa là Thiên-Chúa của ngươi trọn vẹn bằng
tâm can, linh hồn và đầu óc.” (*51)
Và,
đây là cốt-lõi con đường chật hẹp Đức Giêsu đã chọn đi. Quả thật, mọi người sẽ
thấy khôn-ngoan thay-thế của Ngài như đặc-trưng triệt-để của “điều răn thứ nhất”
là những gì được thiết-lập đặt lên trên cả qui ước của truyền-thống, ngay đến
qui-ước của truyền-thống thánh-thiêng, cũng vậy. Nói thế, là bởi: mọi sự việc
được tập-trung vào truyền-thống thánh-thiêng và từ đó lôi kéo tâm can con người
xa rời Thiên-Chúa (*52).
Con
đường chật hẹp được coi như “lộ tẻ” của mọi đổi thay tận bên trong cũng được
hình ảnh thứ hai nhắm vào. Bằng vào hình ảnh, các tác-giả viết Tin Mừng lại
cũng nhấn mạnh và trải rộng nhiều hơn nữa; nhưng điều đó có thể cũng quay trở về
chính Đức Giêsu nếu con đường chật hẹp được kể như con đường của sự chết.
Tin
Mừng lại cũng ghi: “Ai không vác thánh giá mà theo Tôi, không thể làm môn-đệ của
Tôi được” (*53). Sự chết là hình ảnh của con lộ đầy đổi thay hướng về cái chết
nơi thế-giới của khôn-ngoan qui-ước coi như trọng-tâm an-toàn và lý lịch con
người và vào sự chết của chính mình được chính con người quan-tâm/lo-lắng.
Quả
thật, đây là hình ảnh rất đánh động cho con lộ của đổi thay tinh thần. Không chỉ
mỗi sự chết mới biểu-hiện việc “thả cho
đi” một chuyến cuối cùng; và vì thế, chống-trả lại động-thái nắm bắt cho thấy
các mấu chốt nơi sự sống của khôn-ngoan qui-ước, nhưng tiến-trình của nó thường
dính-dự vào các giai-đoạn mà ta vẫn đạt được hầu liên-kết với tiến-trình thể-lý
của sự chết, như: chối bỏ, hờn căm, trả giá, cơn trầm cảm và chấp-nhận.
Con
lộ của sự chết, đối với Đức Giêsu, lại cũng là con đường dẫn đến cuộc sống mới.
Nó dẫn đến việc tái-sinh, trỗi dậy đi vào một cuộc sống tập-trung nơi
Thiên-Chúa. Nói cách ngắn gọn hơn, con đường ít người qua lại, tức là sự sống
trong Thần Khí. Đó là sự sống mà Đức Giêsu hiểu rất rõ.
Việc
thay-đổi tầm nhìn mà Đức Giêsu mời gọi mọi người nghe theo, đã tuôn chảy khỏi
kinh-nghiệm của Ngài đối với Thần Khí. Đây có lẽ là lối giải-thích đẹp nhất về
nguồn-gốc của khôn-ngoan Ngài răn dạy. Lại có tiếng/giọng cao cả nơi sự
khôn-ngoan của Ngài vốn biết rõ thế nào là truyền-thống nhưng ưu-điểm của nó
không đơn-giản chỉ là truyền-thống mà thôi.
Ta
cũng có thể giả-thiết được rằng nguồn-cội của tiếng/giọng cao-cả đây là
kinh-nghiệm về lằn sáng chiếu rọi tương-tự như những kinh-nghiệm nói về các bậc
hiền-nhân/quân tử (*54)
Là
Đấng biết rõ Thiên Chúa, Đức Giêsu hiểu được Thiên-Chúa là Đấng nhân-từ lòng
lành vô cùng chứ không là Chúa của mọi đòi buộc và lằn ranh ngăn-cách. Sự sống
mà Ngài mời gọi mọi người hãy đạt tới là sống trong Thần Khí mà chính Ngài từng
trải-nghiệm. Còn, con đường chật hẹp tức con lộ ít người qua lại, là sự sống
trong Thần Khí của Thiên Chúa.
Đây
là thông-điệp đầy thách-đố đối với các hình-thái ở ngoài đời, và cả trong Đạo của
khôn-ngoan theo qui-ước xuất-hiện vào thời ta. Khôn-ngoan đầy tính trần-tục ở nền
văn-hóa của ta không khẳng-định thực-chất của Thần Khí; chỉ mỗi thực-tại về những
điều chắc-nịch là thế-giới hữu-hình mà bình thường ta vẫn trải nghiệm.
Bởi
thế nên, nó mới hướng về thế-giới vật-chất để có được ý-nghĩa và lòng toại-nguyện.
Giá-trị vượt trội của nó, là những gì mà
ở đây tôi dùng toàn chứ “h” để định-danh, như: “hoàn thành”, hoàn-hảo, hoàn
hình.
Ta
sống cuộc sống của ta trong hòa-hợp với các giá-trị của nó, với hình-thái xứng-hợp
chính mình và mức-độ hài-hòa toại-nguyện dựa vào trong đó để đo lường các hình
hài của thông-điệp văn-hóa của nó, không chỉ mỗi nỗ-lực đo-lường các phiền-toái,
nhưng cả vào lúc ta thành-công cách đáng kể để làm thế, ta thường kiếm tìm các
phần thưởng không làm ta toại nguyện.
Có
thể, ta cũng trải-nghiệm nỗi niềm chán ngán nên vẫn còn háu đói. Có thể, bậc
thánh-nhân như Augustinô và nhiều vị khác cũng hau háu tìm cho được sự vô-hạn.
Dấu chỉ mà nhiều người sống trong nền văn-hóa hiện-đại thường khao khát nhiều
thứ và nhiều sự hơn nữa, đang thấy nhiều và cũng khích-lệ (*55).
Con
đường mà Đức Giêsu thường qua lại, cũng thách-đố nhiều hình-thức thông-thường của
Đạo, như ta từng đề-cập ở các trang trước. Cách riêng, con đường ấy mời gọi ta
chuyển đổi đi từ “tôn-giáo xưa cũ” qua “đạo-giáo chính-tông” (*56)
Tôn-giáo
xưa cũ, là đường và lối sống đời đạo-hạnh dựa trên tin-tưởng vào những gì mà
người ta từng nghe biết từ người khác. Đạo-giáo này, gồm sự việc có nghĩa rằng:
cuộc sống người tín hữu là sống và tin vào những gì ghi nơi Kinh Sách hoặc những
gì do Giáo-hội truyền dạy như tín-điều chắc nịch. Đạo “chính-tông” thì lại
khác. Đó là Đạo bao gồm mối tương-quan với những gì được Thánh Kinh và huấn-truyền
của Hội thánh định-vị. Nói rõ hơn, đó là thực-tại mà ta gọi là Thiên-Chúa hoặc
Thần Khí Chúa.
Việc
chuyển-đổi từ tôn-giáo xưa cũ sang Đạo “chính-tông”, từ cuộc sống xứng-hợp với
điều ta nghe/biết được sang cuộc sống tập-trung nơi Thần Khí, tức trọng-tâm của
khôn-ngoan thay-thế của Đức Giêsu và cả truyền-thống Do-thái-giáo do Ngài chủ-trương
nữa.
Một
trong các diễn-bày hùng mạnh nhất của đường lối chuyển đổi này được tìm thấy ở
sách Gióp (*57). Tựu trung thì, mức độ cao nhất, sau khi ông Gióp trải-nghiệm sự
việc Thiên-Chúa tỏ lộ chính mình Ngài cho ông thấy, ông bèn reo lên:
“Tôi nghe tiếng Ngài
bằng đôi tai
Nhưng nay mắt tôi lại
cầm giữa Ngài.
(*59)
Chuyển
đổi đây, là từ việc nghe/biết Thiên-Chúa bằng đôi tai sau trạng-thái “ thấy”
Thiên-Chúa từ niềm tin xưa cũ chuyển sang mối tương-quan “chính-tông”. Đó, là
những gì được khôn-ngoan thay thế của Đức Giêsu muốn diễn-đạt cách đặc-thù.
Tin
Mừng Đức Giêsu, tức: Tin Vui An Bình về chính thông-điệp của Ngài- vẫn bảo rằng: có một đường và lối để sống khả
dĩ chuyển-đổi vượt trội cả khôn-ngoan qui-ước ở ngoài đời và ở trong Đạo. Con lộ
tạo chuyển-đổi mà Đức Giêsu nói đã dẫn từ cuộc sống những đòi buộc cùng đo-lường
cả nền văn-hóa hoặc Thiên-Chúa sang cuộc sống an bình và tin tưởng.
Đường/lộ
ấy, dẫn từ mối đòi buộc tận thân tâm sang sự tự-do quên đi chính mình. Nó còn dẫn
từ cuộc sống tập-trung vào với nền văn-hóa sang cuộc sống đặt trọng-tâm nơi
Thiên-Chúa, rất rõ rệt.
(còn tiếp)
Gs Marcus J. Borg
biên-soạn
Mai
Tá lược-dịch.