Tuesday 6 June 2017

Lm E. Schilebeeckx: (Bài 13)Thần-học-gia toại-nguyện: Tạo dựng



Thần-học-gia toại-nguyện,
người đó chính là tôi
Chương 5
Tạo dựng



Nay, tôi có ý-định quay hướng về một số chủ-đề đặc-trưng cho công-trình nghiên-cứu của riêng tôi khiến ta có thể đặt nặng tầm quan-trọng vào trong đó. Đây là lần đầu-tiên tôi thật tình muốn diễn-tả tư-tưởng của mình về một số các đề-tài như thế; bởi, tôi dư biết rằng tôi có thể tạo thêm rắc rối cách sao đó. Đó là các đề-tài lâu nay tôi từng ngày đêm học hỏi, bởi nó luôn hấp-dẫn tôi rất nhiều.

Nay, tôi bắt đầu bằng đề-tài “Tạo dựng”. Với tôi, tạo-dựng là nền-tảng của mọi thần-học. Ngay lúc này, đang có loại-hình kêu mời từ muôn phía cho nền thần-học hầu ta có thể tái-tục xử-lý công-cuộc tạo-dựng đặt đúng vào vị-trí thực của nó.

Lâu nay, ta nói nhiều về lịch-sử cứu-độ, đến độ cần phản-ánh điều mới mẻ cho ý-niệm “tạo-dựng”; bởi, thành-ngữ “từ chốn hư-không” cũng chẳng có ý-nghĩa gì hết. Ta cần tìm ra ngôn-từ mới mẻ để có thể nói “tạo-dựng là gì!”

Ta biết rất nhiều sự về biến-hoá, thế nhưng hầu như chẳng ai hiểu gì về tạo-dựng, hết. Ngay như tín-hữu Đức Kitô cũng có vấn-đề với ‘tạo-dựng’. Hồi còn dạy ở Đại-học-đường                               Louvain, tôi cũng không nói nhiều về đề-tài ‘tạo-dựng từ hư-không’  --một ý-niệm triết-học--  như việc tham-gia/tham-dự vào đó, chẳng hạn.

Tôi đã về lại với đề-tài này vào cuối sự-nghiệp giảng-dạy tại đại-học. Trong hai năm trời, tôi trình-bày nhiều giáo-án về tạo dựng. Tôi phân-tách chuyện tạo-dựng ở Sách Sáng Thế, tôi học-hỏi nhiều về chuyện ấy với người AssyriBabylon và cả những người có gốc-nguồn lịch-sử khác nhau nữa. Tôi đã gặp cùng một ảnh-hình như ở sách Sáng Thế. Tôi đã vẽ lên một toàn-cảnh tạo-dựng ở tư-tưởng của các giáo-phụ, thời Trung-Cổ, và trên tất cả, là tư-tưởng của thánh Tôma.

Tôi học-hỏi cuộc chiến giữa những người chủ-trương biến-hoá và tạo dựng, lại cũng đả-kích ý-niệm nhân-quả trong tương-quan với tạo-dựng, vốn được nhiều người hiểu về triết-học. Thế nhưng, đó không là đòi-hỏi triệt-để với người Đạo Chúa.

Tôi cũng khởi-sự xem xét ý-niệm về sự ngẫu-nhiên và hư-vô (“le néant”) ở Jean Paul Sartre đã đưa ông đến tình-trạng không chấp-nhận là Thượng-Đế có thật. Jean Paul Sartre từng phân-tách một cách sâu-đậm về tính ngẫu-nhiên nhưng lại không chấp-nhận là Thiên-Chúa có thật. Tôi cũng tự hỏi mình, rằng: đâu là sự khác-biệt giữa kinh-nghiệm của những người tin vào sự ngẫu-nhiên với kinh-nghiệm của người không tin có ngẫu-nhiên gì hết? Phải chăng đó cũng là những kinh-nghiệm giống hệt nhau?

Kinh-nghiệm của người tin vào sự ngẫu-nhiên, khác với kinh-nghiệm về tính ngẫu-nhiên của người vô-thần; bởi, đơn-giản là vì họ muốn duy-trì cùng một địa-hạt kinh-nghiệm về sự ngẫu-nhiên, mà thật ra đó chỉ là sự ngẫu-nhiên trống rỗng, thôi.     

Kinh-nghiệm về sự ngẫu-nhiên không có mặt Thượng-Đế, lại hoàn-toàn khác sự ngẫu-nhiên liên-quan đến Thiên-Chúa. Đây là vấn-đề khá tinh-tế. Tôi cũng suy-tư rất nhiều để cố tìm ra ngôn-từ chính-xác cho vấn-đề này. Bởi, các vị chủ-trương duy-nhân-bản đã khiến tôi nhận ra rằng: đây là kinh-nghiệm tương-tự cũng không kém; thành ra, tại sao lại phải dẫn nhập một diễn-dịch vốn dĩ là một thứ siêu cấu-trúc?

Thật ra thì, đó không là siêu cấu-trúc gì hết; bởi lẽ, kinh-nghiệm về sự ngẫu-nhiên nơi người vô-thần là kinh-nghiệm có tính diễn-dịch của nhà vô-thần ấy chỉ thế, thôi. Kinh-nghiệm của nhà vô-thần lại khác với kinh-nghiệm của người có lòng tin. Một mặt, thì: đó là kinh-nghiệm tương-tự về sự ngẫu-nhiên; nhưng mặt khác, đó là kinh-nghiệm có thể đã hiện-hữu một cách khác-biệt giữa người vô thần với người có lòng tin. Tôi thấy khó mà định-vị khuôn thước cho tư-tưởng.

Vào cuối khoá dạy, tôi có nói rằng: có sự khác-biệt giữa Thiên-Chúa và tạo-thành; nhưng những khác-biệt, cũng như biên-giới lại không có trong Thiên-Chúa mà chỉ có ở trong ta, mà thôi.

Cốt-lõi suy-tư tôi có về ‘tạo dựng’ là ý-niệm về kinh-nghiệm mà có một lúc, trên thực-tế, không được triết-học vô-thần chấp-nhận. Tuy thế, vào lúc này, Sartre là triết-gia vô-thần lại khẳng-định kinh-nghiệm về sự ngẫu-nhiên ở con người. Tạo dựng, là kinh-nghiệm về sự ngẫu nhiên thật, nhưng lại có liên quan đến Thiên-Chúa.

Thật ra, nhiều vị lại thấy gia-tăng niềm thích thú suy-tư về tạo dựng trong địa-hạt thần-học. Thế nên, họ chú ý đến nhu-cầu trải-nghiệm của kẻ được tạo thành, và về sự ngẫu-nhiên. Đó là nhu-cầu đậm sâu. Thông thường, con người chỉ có nhu-cầu suy-tư về thời-đại mới, mà thôi. Bản thân tôi, luôn chống đối loại nội-tâm-hoá mọi vấn-đề.

Mặt khác, trong tất cả mọi xu-hướng thần-bí Kitô-giáo, luôn có sự-kiện đưa mọi người vào bên trong con người mình, dù tôi có nghĩ rằng sự/việc ấy không đặt nền-tảng trên viễn-ảnh nhân-chủng-học, bởi việc đi vào nội-tâm của chính mình và mọi người phải ngang qua hình-thái bên ngoài. Đây là thứ triết-học của Tôma Akinô.

Với tôi, việc nội-tâm-hoá mọi sự/việc vốn chặn đứng hình-thái bên ngoài, là chiều-hướng sai lạc, lại trống rỗng. Nội-tâm-hoá và biến thể thành hình-hài bên ngoài không thể tách rời khỏi nhau được. Việc phân-hoá thành hai nhánh, là một hiện-tượng mới mẻ đến từ triết-học của Descartes. Việc nội-tâm-hoá, luôn xảy đến ngang qua kinh-nghiệm. Tính nội-tại xảy ra, đến để được chất đầy bằng các yếu-tố ngoại-vi.

Tính lưỡng phân giữa tinh-thần và vật-chất thay-đổi mối tương-quan với sự việc ngẫu nhiên và do đó, với tạo dựng. Thành thử, tôi chống lại tất cả các xu-hướng như: Thời mới, tính siêu-việt…

Thật khó mà tìm ra được nơi chỗ cho Đức Giêsu Kitô ở trong đó. Thật ra thì, không có nhu-cầu cho Đức Giêsu Kitô. Không có trung gian lịch-sử ở đây, chỉ mỗi khoảng trống trong sự việc nội-tại-hoá này mà không cần tha-hoá. Không cần trông nhờ vào kinh-nghiệm lịch-sử có nghĩa là rơi vào chốn trống không, và nếu không có lịch-sử, toàn-bộ nhân-loại trở nên trống rỗng.

Vậy thì, tâm-thần là gì nếu không có trạng-thái ngoại-tại? Bản-ngã cá-nhân là gì nếu không có tình-trạng hữu-hình? Với tôi, tạo dựng ngày càng là nhân-loại-học Kitô-giáo. Khi thiên-nhiên và vũ trụ được lịch-sử nhân-loại kết-giao, đó là lúc con người có ý-niệm cân-bằng về tạo dựng.

Nói khác đi, nếu không có thế-giới này, thì mọi sự chỉ là giả tưởng, ảo-vọng, tức ý-niệm kỳ quái, lập dị. Tính-chất chủ-quan hiện-đại không thể đến được với Thiên-Chúa bằng việc bỏ thiên-nhiên sang một bên. Con người chỉ có tính chủ-quan và điều đó có lẽ là ảo-ảnh.

Thời Mới là thời cực-thịnh của hiện-đại-tính có trong tầm-kích tồi-tệ nhất của nó. Nó chỉ thấy được thần-tính nơi con người là chuyện quan-trọng và thích-thú, thôi.


Đâu là tương-quan
giữa việc nguyện-cầu và nội-tâm-hoá
nơi con người?

     
Vận-dụng nội-tâm-hoá không phải là nguyện-cầu. Với tín-hữu Đức Kitô và các vị theo tôn-giáo độc-thần, thì việc nguyện-cầu là đặt mình trước vị nào đó bằng tất cả những gì mà con người có thể nói chuyện, đối-thoại và nghe vị ấy nói. Trong các đạo thần-bí không mang tính-chất Kitô-giáo, không thấy có tương-quan với vị nào đó nhưng với những điều bí-ẩn mù mờ.

Đới với chúng ta, là tín-hữu Đức Kitô, thì chính Thiên-Chúa Ngài tỏ lộ chính Ngài ra cho mọi người. Ở Thời Mới, trong suy-tư huyền-ảo, đây là cá-nhân đạt thành-tựu; nhưng, đó không phải là quà tặng của ơn huệ, mà chính các bản-thể con người cứu-rỗi chính họ bằng cách đi xuống bề sâu bản-thể của chính họ. Nhưng, họ gặp được những gì ở đó? Sự trống rỗng, có lẽ là như thế. Khi những điều đó thành sự mà không cần thiên-nhiên và lịch-sử, đó là những gì xảy ra như thế.

Trong các phong-trào vận-động này, không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một kiếm tìm nghiêm túc mang tính tư riêng, cá thể, nhưng lời giải đáp lại đưa đến sai lầm. Cứ thế mà theo, lại thấy có nhu-cầu tìm ra câu đáp tại sao các hiện-tượng này lại cứ nảy sinh và phát-triển. Tâm-linh của ta nắm bắt đôi điều ở trong đó chắc chắn sẽ bị đặt vấn đề. Các xu-hướng thần-bí thực-thụ đang bị quên lãng.

Chính Giáo-hội cũng thường bị nghi-ngờ. Trong tất cả các đạo-giáo độc-thần vốn dĩ mang tính-cách ngôn-sứ, chủ-nghĩa thần-bí được quan-tâm bằng sự nghi-ngờ. Ở Do-thái-giáo, ta vẫn thấy có khuynh-hướng thần-bí; lại cũng có truyền-thống bí-ẩn ở Đạo Chúa, đó là không nói đến Hồi-giáo. Đạo-giáo độc-thần là các đạo có bí-nhiệm. Việc thiết-lập thần-bí là tương-quan đối với Thiên-Chúa như người phàm. Với các đạo-giáo ở phương Đông, Thiên-Chúa là Đấng ở chốn không trung/vũ trụ không mang tính người chút nào hết. Đối với chúng ta, Thiên-Chúa hữu-hình trong lịch-sử nhân-loại nơi Đức Giêsu Kitô.          

Với tôi, đạo thần-bí là hình-thức cô-động nhất của những kinh-nghiệm ta có về Thiên-Chúa là Đấng cũng có cơ-sở ngang bằng ở niềm tin. Đó nhất-thiết phải là cuộc sống thánh-thiêng. Cũng không phải là địa-hạt dành riêng của cuộc sống người tín-hữu Đức Kitô mà chỉ một số rất ít những người có đặc-quyền/đặc-lợi mới tiếp-cận được.

Đạo thần-bí thực-sự không là chuyện ra khỏi thế-giới ta đang sống; nhưng là bắt đầu từ một kinh-nghiệm về sự huỷ-diệt ngay tận gốc, lại là niềm cảm-thông hoà-nhập và giảng-hoà với mọi sự; một phương án rất mãnh-liệt, chứ không phải là bay ra.

Thành ra, ý-niệm về ‘tạo-dựng’ đặt căn-bản trên việc am-hiểu lịch-sử cứu-độ. Đức Kitô là tạo-dựng tập-trung, cô-đọng. Toàn-bộ hiện-tượng Kitô đều liên-quan đến toàn-bộ tạo-dựng. Nơi Đức Kitô, tạo-thành được kết-tụ theo đường lối toàn-hảo. Đó là kết-quả của sự/việc chấp-nhận nhập-thể. Thiên-Chúa đã trở-thành con người. Đức Giêsu-người phàm là sự biểu-lộ trực-diện về Thiên-Chúa, nhưng trong tổng-thể của nhân-loại.

Tạo-thành Giêsu là sự tạo-dựng tập-trung, cô-đọng qua đó Ngài tham-gia toàn-bộ con người Ngài với Thiên-Chúa được thể-hiện theo cung-cách duy-nhất, chứ không biểu-hiện nơi bản-thể người nào khác.

Con người có thể cưu mang/thụ thai mà không cần có tương-quan với Thiên-Chúa. Đây là kiểu-cách mà các nhà vô-thần đang thực-hiện. Thế nhưng, ta không thể cưu-mang Đức Giêsu thành Nadarét như một con người mà lại không có tương-quan với Thiên-Chúa được. Đó chính là giải-thích sự việc ba ngôi vị trong Chúa Ba Ngôi.

            
                                                                                                (còn tiếp)
        
Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch

No comments: