*
Tôi
là người con thứ sáu trong gia-đình gồm 14 anh chị em: 9 trai và 5 gái. Chúng
tôi chẳng bao giờ có dịp được sống bên nhau, đủ bằng ấy người. Bởi, khi cô em
út của tôi vừa chào đời, thì người anh cả đã trở-thành thày Dòng Tên, sống ở Ấn
Độ. Đến giờ này, anh vẫn còn tồn-tại sau
bao năm bươn-chải ở đây đó. Có thời, anh làm tới Cha Giáo Tập nhiều năm và có
năm lên làm Bề Trên Giám Tỉnh toàn Dòng.
Ở
tuổi 87, anh vẫn sinh-hoạt phục-vụ người nghèo không thua gì đám người trẻ. Anh
còn là cha giáo dạy đạo-lý/tín-điều nữa. Và, chuyện anh về quê thăm nhà những hai
lần, gặp Ba mẹ, cũng là chuyện hi-hữu/hiếm có đối với một thày Dòng năng-nổ như
anh. Bởi, một khi rời khỏi gia đình để đi Ấn-Độ làm mục-vụ, thật khó mà trở về
nhà dù có để làm gì đi nữa, cũng thế. Anh về, là để mừng lễ ngọc hôn-phối của Ba
mẹ, mà thôi.
Muốn
được thế, anh phải viết thư lên xin Bề Trên Tổng Quyền, lúc ấy là Lm. Fleming Jansen, một đàn anh luôn thuyết-phục
anh đi Kortenberg dự các lễ này khác,
thay mặt cho nhà Dòng. Tuy vậy, khi ấy vào độ tháng Hai, tức đang là mùa “linh-thao”
theo kiểu thánh Y-nhã đấng sáng lập Dòng, dài cả tháng. Thế nên, Bề Trên bèn bảo:
anh không thể về Bỉ vào tháng Hai, nhưng một tháng sau đó thì được. Và cứ thế,
các người anh khác của tôi đang sống tại Mỹ cũng đã kịp về nhà để cùng toàn gia
mừng lễ hội. Thành thử, tôi chẳng có được tấm hình nào chụp chung cả nhà, hết.
Và dĩ nhiên, ông thày Dòng Tên của chúng tôi không có mặt trong hình, là vì thế.
Tôi
sinh hạ vào ngày 12 tháng Mười Một năm 1914. Lúc ấy, tôi có cái may là sinh-trưởng
tại thành Antwerp, nước Bỉ. Trong khi
đó, Ba mẹ tôi lại sống ở Ortenberg, một
thủ-phủ nằm giữa Brussels và Louvain, nhưng hai vị đã phải đi Hoà Lan
kịp vào lúc người Đức xâm-nhập toàn-bộ đất nước chúng tôi, tức: ngay vào lúc
các ngài đang từ Antwerp trên đường về
Kortenberg như dự định.
Thời
ấu thơ của tôi thật thoải-mái, đầy phúc-hạnh, bởi Kotenberg là cộng-đoàn luôn khắng-khít bên nhau. Toàn vùng, vì chỉ
là đô-thị nhỏ nên người sống ở đó đều liên-lạc quen biết nhau cùng khắp. Bọn
tôi đếm được cả trăm đứa, cả con trai lẫn con gái. Nguyên-tắc giáo-dục của Ba mẹ
tôi, là: nhất-quyết để bọn trẻ chúng tôi sống chung và giáo-dục lẫn nhau, không
ngừng nghỉ.
Ba
tôi, là người cha nghiêm-khắc, nhưng tính nghiêm-nghị của ông cũng có lý-do của
nó. Ông cho phép đàn con tha-hồ bàn cãi, rồi sau đó yêu cầu mỗi đứa cho biết ý
riêng về mọi chuyện và xem chúng có chấp-nhận lập-trường/quan-điểm khác nhau
hay không. Ông là kế-toán-viên chuyên-môn, còn mẹ tôi chỉ làm mỗi công-việc nội-trợ,
cứ quanh-quẩn suốt trong nhà, nhưng cũng khá bề bộn với 14 người con tổng cộng,
ít khi nào ngồi yên.
Kịp
khi lên sáu, tôi bắt đầu đi nhà thờ tham-gia nhóm Thiếu-nhi Thánh-thể chuyên phụ-giúp
các linh-mục làm lễ. Tôi vẫn còn nhớ cái cảm-giác cao-độ khi rung chuông báo hiệu
cha già đang dâng Mình Thánh. Và lúc ấy, tôi trộm nghĩ: “Sẽ có ngày mình cũng đi tu làm linh-mục, giống các cha cho mà xem.”
Tôi thích hát hò, vui vẻ. Riêng mẹ tôi, bà có giọng hát tuyệt-vời ít người sánh
kịp. Và, tôi nhớ nhiều đến các thánh lễ vào đêm Giáng Sinh, thật vui thú.
Khởi từ tình-huống chung-đụng với Dòng Tên
đến thời-gian sống ở Turnhout
Tôi
lên đường nhập học ở trường Dòng nổi tiếng của Dòng Tên tại Turnhout vào lúc mới chỉ lên 11. Đây là
trường nội-trú, nên tôi phải lưu lại đó cho đến năm lên 19. Vào đến đây, tôi phải
chọn học hai môn dự-bị bởi lẽ các trường miền quê khi ấy không dạy tốt cho lắm,
hai nữa: tôi cũng chưa học được nhiều như lòng ước-nguyện. Tôi chưa trưởng-thành
đủ để lên học trường Cao-đẳng. Và rồi, tôi cũng đã bắt đầu học tiếng La-tinh và
Hy-Lạp. Thời-gian ấy tổng-cộng tám năm chuyên-chăm học rất nhiều: chương-trình
học, lại đặt nặng lên các môn cổ-điển, không được học tiếng Anh hoặc tiếng Đức,
là các ngôn-ngữ tương-đối không mấy khó.
Tại sao và làm thế nào
ngài trở-thành thày Dòng Đa Minh khi mới 19 tuổi?
Được
rồi. Để tôi nói rõ ngọn-ngành mọi chuyện cho quí vị rõ. Khi đó, tôi thật chẳng
biết gì về Dòng Đa Minh, hết. Tôi chỉ biết mỗi Dòng Chúa Cứu Thế là Dòng có các
cha về vùng quê giảng Đại-phúc; và sau đó dĩ nhiên là Dòng Tên. Lý-do rất
đơn-giản, chỉ vì tôi có người anh lớn trong nhà thuộc Dòng Tên, nên tôi mới có
ý-định theo học làm sĩ-tử Dòng này, để rồi sẽ đi Ấn Độ làm mục-vụ và học thêm về
Ấn-giáo cũng như Phật-giáo. Nhưng, tôi lại không thích cái lối quá chú-trọng đến
vấn-đề kỷ-luật như trường này.
Một
hôm, trong giờ buộc phải im-lặng, tôi lại cứ tiếp-tục giúp người bạn cùng lớp hiểu
rõ hơn bộ-môn anh đang học. Thế là, tự tôi đã phá luật giữ lặng thinh trong trường
Dòng. Tức khắc, tôi bị khiển-trách rất nặng. Tôi tự biện-hộ, bằng cách nói rằng
tôi chỉ muốn giúp bạn cùng lớp hiểu rõ bài vở, chứ không có ý gì khác. Và khi ấy,
lời đáp dĩ nhiên là câu nói: “Anh phải giữ
im-lặng như luật dạy, theo nguyên-tắc.” Ôi! Nguyên-tắc và nguyên-tắc!
Tôi
có cảm-giác như đang dấy lên trong mình một nổi loạn nào đó, cũng khá mạnh. Mặt
khác, vào thời ấy đã xảy ra thứ gì đó nói xa nói gần về các vị Dòng Tên, khiến
tôi bị lôi-cuốn hấp-lực, đó là: quyết-tâm của Dòng đối với các vấn-đề về xã-hội.
Tôi
gắng làm hết sức mình, để trông nom/săn-sóc các thiếu-niên 12, 13 tuổi ở Turnhout là những đưa trẻ không quần không
áo để mặc và cũng chẳng có gì để ăn. Chúng không được dạy-dỗ bất cứ thứ gì. Chúng
là những đứa trẻ ở mướn chuyên hầu hạ mọi việc trong trường. Cha De Wit đặc-cách tôi trông nom giúp chúng
được học giáo-lý/sách phần. Ngay lập tức, tôi bắt đầu ra tờ bích-báo nhỏ cho mấy
trẻ này. Cũng chỉ là thứ báo tháng trong đó chỉ một tay tôi lo hết mọi chuyện,
bằng cách viết các bài ngắn gọn về Đạo, có tính thông-tin/truyền-đạt và cũng
mang đôi chút cung-cách giải-trí, mà thôi.
Thời
đó, ở độ tuổi mới chỉ 17 hoặc 18 thôi, tôi cũng đã viết đôi ba bài cho báo đạo
do Cha De Wit phụ-trách chuyên bàn về
vấn-đề xã-hội. Ngài gợi ý khuấy-động tính tò mò của tôi về các vấn-để của
công-nhân. Tôi đọc nhiều sách về đề-tài này. Đó là thời của Cardijn, người sáng-lập
phong-trào Thanh-Lao-Công (tức Thanh-niên
Lao-động Công-giáo) một thời có các vị này khác tên tuổi lừng-lẫy trong địa-hạt
xã-hội, đến tham-gia.
Vậy khi ấy,
ngài thích-thú chủ-đề nào hơn cả?
Vào
độ ấy, trước khi trở-thành thày Dòng Đa Minh, tôi chỉ thích học các môn cổ-điển,
thôi. Các thày Dòng Tên học-hỏi nhiều tác-giả cổ-điển, cả tiếng La-tinh cũng
như Hy-Lạp, bọn tôi đều học rất nhiều. Nhưng, đa-phần môn cổ-điển đều có tự-vựng
và cú-pháp rất khó, lại chẳng bàn gì nhiều về cái hay/cái đẹp của bản văn, thế
mới khó. Khi đó, tôi lại thích học tiếng Hy-Lạp nhiều hơn ngôn-ngữ khác. Tôi đạt
thành-tích không tệ. Nhưng, điều mà tôi thích nhất là: tự sáng-chế ra các buổi
hội-thoại bằng tiếng Hy-Lạp. Tôi cứ nghĩ rằng, một ngày nào đó trong tương-lai,
tôi sẽ trở-thành giáo-sư dạy tiếng Hy-Lạp, nhất-định là thế.
Tôi
chuyên về triết-lý với cha giáo De Petter,
sau này trở-thành giáo-sư thực-thụ của trường Louvain, tôi nghĩ mình cũng sẽ trở-thành triết-gia, đâu có gì khó. Ghent, là nơi tôi bỏ ra ba năm chuyên về
triết-học chuyên-biệt của Dòng Đa Minh, tôi đã bắt đầu mê môn triết-lý rồi.
Đến đây, chắc ta phải trở về lại với câu hỏi:
làm sao ngài lại trở-thành thày Dòng Đa Minh?
Mãi
đến cuối thời học-tập tại trường Dòng Tên ở Turnhout,
khi ấy có một thứ được gọi là
chương-trình “tĩnh-huấn tại gia” theo kiểu của thánh Y-Nhã, Dòng Tên. Việc này,
có một đấng bậc Dòng Tên rất nghiêm-khắc chuyên phụ-trách, dẫn-giải. Khi ấy,
tôi xác tín rằng tôi sẽ không bao giờ thành ông thày Dòng Tên nữa.
Đối
với tôi, Dòng Tên như thế cũng quá đủ, họ từng huỷ hoại cuộc đời của tôi, mất rồi.
Khi ấy, tôi cũng chẳng biết đến tu-hội Dòng nào khác. Tôi muốn trở thành tu-sĩ,
một linh-mục Dòng. Tôi đọc hạnh các thánh như: thánh Bênêđíchtô, thánh Y-Nhã,
thánh Phanxicô Assisi và thánh Đa Minh. Về thánh Đa Minh, tôi có đọc cuốn “The Spirit of St Dominic” (tức: Tinh-thần
Đa Minh thánh-nhân) do Lm Clérissac soạn-thảo.
Tôi bị đánh động bởi sự quân-bằng lành-mạnh, niềm vui, mở rộng lòng ra với thế-gian,
học-hỏi, nghiên-cứu, thần-học tập-trung lên chuyện giảng-thuyết. Tôi đi đến kết-luận
bảo rằng tôi sẽ trở thành sĩ-tử Dòng Đa Minh.
Có
lần, tôi từng nghe một vị giảng-thuyết Dòng Đa Minh chia-sẻ tại một nhà rộng lớn
và có ấn-tượng rõ rệt: Đó là Lm van Gestel, sau này trở thành bề trên của tôi tại
Louvain. Ngài là chuyên-gia xã-hội-học. Ngài không ảnh-hưởng trực-tiếp lên chọn-lựa
của tôi; thế nhưng, một khi, nhất là sau khi đọc hạnh thánh Đa Minh rồi, thì
tôi quyết-định trở-thành sĩ-tử của Dòng này, và tôi nhớ như in bài giảng của Lm
Gestel, đàn anh của tôi.
Tôi
thường tự nhủ về những điều mình nhất quyết phải làm cho bằng được, là: tiếp-xúc
các sĩ-tử Dòng này càng nhiều càng tốt. Khi ấy, tôi cũng chẳng biết nhà dòng của
các vị ở đâu nữa là. Người bạn của tôi thấy thế, mới trao cho tôi địa-chỉ nhà Ghent. Tôi bèn viết thư lên Bề Trên nhà
này là Lm Matthijs, vị này về sau trở-thành
Giáo sư Siêu-hình-học tại Đại-học Angelicum.
Ông hồi-đáp thư của tôi, bảo rằng: “Hãy
đến thăm tôi tại nhà Ghent”. Bức thư này, ngài viết thật hay bởi vậy nên
tôi vẫn còn giữ kỹ trong kho báu của tôi. Tôi sẽ nói thêm về bức thư này, ở cuối
sách.
Trong
thư, vị giáo-sư của tôi có đính kèm bức hình của Fra Angelico vẽ thánh Đa Minh đang bồng ẵm thánh Phanxicô. Tôi càng
tin chắc là quyết-chí của tôi khi gia-nhập Dòng này. Kỳ nghỉ hè vào năm cuối học
nhân-văn, lúc ấy tôi mới có 19, nhưng đã gia-nhập Dòng thánh tại nhà Ghent và tham-gia cuộc sống ở tập-viện.
Quả là cuộc sống rất nghiêm khắc. Mọi người phải dậy sớm từ 3 giờ sáng đọc Kinh Thần Vụ gọi là Kinh Sớm và Kinh Sáng, suốt cả tiếng. Sau đó, các
thày trở về ngủ. Thật khủng khiếp! Tôi không thể nào tiếp-tục làm như thế suốt
đời, bởi lẽ sức khoẻ của tôi rất ư mỏng mảnh, dễ suy sụp vào mọi lúc.
Hai
ngày sau đó, tôi yêu cầu được rời viện-tu. Thế là tôi được miễn-chước không phải
thức dậy vào giữa đêm. Sau đó, tôi thấy dễ chịu hơn một chút. Tôi nhớ mãi đến
kinh-nghiệm thương-đau này. Sau cuộc chiến, tình-hình kỷ-luật tương-đối dễ chịu
hơn.
Cuối
cùng, có thể nói: tôi thích ghé thăm nhà Ghent.
Bởi, lúc đó tôi lấy làm mãn-nguyện.
Tôi
kết-thúc chương-trình học-vấn tại trường cao-đẳng của Dòng Tên, trải qua các kỳ
thi cuối khoá ngang qua 3 vị giáo-sư của Dòng đến từ nước ngoài, các vị này đều
nổi tiếng về ngành văn-học cổ-điển. Một rong các vị này có nói với tôi rằng: “Có điều tiếc rằng anh không tìm cách trở-thành
sĩ-tử Dòng Tên.”
Hiệu-trưởng
trường cao-đẳng này biết rõ là tôi từng viết thư lên Bề Trên nhà Ghent là bởi vì khi ấy các thư-từ gửi về
Dòng đều mở ngỏ cho mọi người đọc. Thư hồi-đáp của Bề Trên nhà Ghent cũng được mọi đấng Bề trên biết hết.
Ngài hỏi tôi: “Có phải là anh viết thư
cho Bề Trên nhà Ghent không?” Tôi thẳng-thắn trả lời: “Vâng. Đúng thế. Con đọc hạnh thánh Đa Minh rồi sau đó muốn trở-thành
sĩ-tử của Dòng, như ngài vậy.”
Và
ngài phê-phán như sau: “Anh là người
suy-tư cũng khá nhiều, nên tôi dám bảo-đảm là thế nào anh cũng nghĩ nhiều về những
chuyện như thế. Hãy bền đỗ trong ơn kêu gọi của mình.”
Tôi
rất cảm-kích về những điều ngài nói ra. Các đấng bậc Dòng Tên không mấy
mãn-nguyện về chọn-lựa của tôi, nhưng các ngài lại không đặt rào cản nào hết, ở
giữa đường. Tôi là một trong các học-trò đứng hạng cao trong lớp, tương-đối khá
nhất về môn nhân-văn.
(còn tiếp)
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với Francesco Strazzari
Mai
Tá lược dịch