Thursday, 28 December 2017

Gs Marcus J Borg: (Bài 19) Đức Giêsu và sự Khôn ngoan: một con lộ



Chương 4
Đức Giêsu và sự Khôn Ngoan:
Bậc Thày khôn-ngoan thay thế.
(Bài 19)



Con lộ tẻ
ít người qua lại


Nếu vậy thì, đâu là con đường dẫn ta đi vào cuộc sống? Con đường chật hẹp, là lộ tẻ ít người qua lại, là khôn-ngoan thay-thế do Đức Giêsu đề ra. Đường này, gồm hai tầm-kích vốn có liên quan với nhau, rất bền chặt.

Trước nhất, là lời gọi mời coi Thiên-Chúa Đấng đầy huệ-lộc như cung lòng/bụng dạ, hơn là cội-nguồn và người áp-đặt mọi đòi buộc, có lằn ranh ngăn-cách những rẽ-chia, có khôn-ngoan qui-ước, dù người ấy theo Đạo nào đi nữa: Do-thái-giáo, Đạo Chúa hoặc những người sống ở ngoài đời. 

Thứ đến, đây cũng là lời gọi mời dẫn ta đi vào “con lộ tẻ” cứ lôi kéo con người ra khỏi cuộc sống của khôn-ngoan theo qui-ước để đến với sự sống ngày càng tập trung vào Thiên-Chúa. Khôn-ngoan thay-thế của Đức Giêsu, coi cuộc sống đạo-hạnh như tương-quan đậm sâu có Thần-Khi Chúa, không như sự sống gồm toàn những đòi buộc và tưởng thưởng.

Điều mà những con lộ này can-dự, là do tự các ảnh-hình đưa ra. Đức Giêsu sử-dụng ảnh-hình của tâm-can là để nói về nhu-cầu đổi-thay phần nội-tại. Với Đức Giêsu, cũng hệt như tâm-lý người Do-thái-giáo nói chung, con tim đại-diện cho chính mình ở mức-độ sâu thẳm nhất.

Khi con tim tập-trung vào những chuyện có chừng có mực, thì nó trở nên đóng kín và cứng ngắc hơn là cởi mở và đón nhận. Vậy nên, những gì con người cần đến, là: tâm-can mới, tức những đổi thay nội-tại diễn ra là nhờ việc tập-trung sâu đậm vào Thiên-Chúa.

Ở đây, mọi người đều thấy đạo độc-thần của Đức Giêsu và Do-thái-giáo ngang qua lệnh-truyền vẫn bảo rằng: “Ngươi sẽ yêu-mến Đức Chúa là Thiên-Chúa của ngươi trọn vẹn bằng tâm can, linh hồn và đầu óc.” (*51)

Và, đây là cốt-lõi con đường chật hẹp Đức Giêsu đã chọn đi. Quả thật, mọi người sẽ thấy khôn-ngoan thay-thế của Ngài như đặc-trưng triệt-để của “điều răn thứ nhất” là những gì được thiết-lập đặt lên trên cả qui ước của truyền-thống, ngay đến qui-ước của truyền-thống thánh-thiêng, cũng vậy. Nói thế, là bởi: mọi sự việc được tập-trung vào truyền-thống thánh-thiêng và từ đó lôi kéo tâm can con người xa rời Thiên-Chúa (*52).

Con đường chật hẹp được coi như “lộ tẻ” của mọi đổi thay tận bên trong cũng được hình ảnh thứ hai nhắm vào. Bằng vào hình ảnh, các tác-giả viết Tin Mừng lại cũng nhấn mạnh và trải rộng nhiều hơn nữa; nhưng điều đó có thể cũng quay trở về chính Đức Giêsu nếu con đường chật hẹp được kể như con đường của sự chết.

Tin Mừng lại cũng ghi: “Ai không vác thánh giá mà theo Tôi, không thể làm môn-đệ của Tôi được” (*53). Sự chết là hình ảnh của con lộ đầy đổi thay hướng về cái chết nơi thế-giới của khôn-ngoan qui-ước coi như trọng-tâm an-toàn và lý lịch con người và vào sự chết của chính mình được chính con người quan-tâm/lo-lắng.

Quả thật, đây là hình ảnh rất đánh động cho con lộ của đổi thay tinh thần. Không chỉ mỗi sự chết mới biểu-hiện việc “thả cho đi” một chuyến cuối cùng; và vì thế, chống-trả lại động-thái nắm bắt cho thấy các mấu chốt nơi sự sống của khôn-ngoan qui-ước, nhưng tiến-trình của nó thường dính-dự vào các giai-đoạn mà ta vẫn đạt được hầu liên-kết với tiến-trình thể-lý của sự chết, như: chối bỏ, hờn căm, trả giá, cơn trầm cảm và chấp-nhận.

Con lộ của sự chết, đối với Đức Giêsu, lại cũng là con đường dẫn đến cuộc sống mới. Nó dẫn đến việc tái-sinh, trỗi dậy đi vào một cuộc sống tập-trung nơi Thiên-Chúa. Nói cách ngắn gọn hơn, con đường ít người qua lại, tức là sự sống trong Thần Khí. Đó là sự sống mà Đức Giêsu hiểu rất rõ.

Việc thay-đổi tầm nhìn mà Đức Giêsu mời gọi mọi người nghe theo, đã tuôn chảy khỏi kinh-nghiệm của Ngài đối với Thần Khí. Đây có lẽ là lối giải-thích đẹp nhất về nguồn-gốc của khôn-ngoan Ngài răn dạy. Lại có tiếng/giọng cao cả nơi sự khôn-ngoan của Ngài vốn biết rõ thế nào là truyền-thống nhưng ưu-điểm của nó không đơn-giản chỉ là truyền-thống mà thôi.

Ta cũng có thể giả-thiết được rằng nguồn-cội của tiếng/giọng cao-cả đây là kinh-nghiệm về lằn sáng chiếu rọi tương-tự như những kinh-nghiệm nói về các bậc hiền-nhân/quân tử (*54)

Là Đấng biết rõ Thiên Chúa, Đức Giêsu hiểu được Thiên-Chúa là Đấng nhân-từ lòng lành vô cùng chứ không là Chúa của mọi đòi buộc và lằn ranh ngăn-cách. Sự sống mà Ngài mời gọi mọi người hãy đạt tới là sống trong Thần Khí mà chính Ngài từng trải-nghiệm. Còn, con đường chật hẹp tức con lộ ít người qua lại, là sự sống trong Thần Khí của Thiên Chúa.

Đây là thông-điệp đầy thách-đố đối với các hình-thái ở ngoài đời, và cả trong Đạo của khôn-ngoan theo qui-ước xuất-hiện vào thời ta. Khôn-ngoan đầy tính trần-tục ở nền văn-hóa của ta không khẳng-định thực-chất của Thần Khí; chỉ mỗi thực-tại về những điều chắc-nịch là thế-giới hữu-hình mà bình thường ta vẫn trải nghiệm.

Bởi thế nên, nó mới hướng về thế-giới vật-chất để có được ý-nghĩa và lòng toại-nguyện. Giá-trị vượt trội  của nó, là những gì mà ở đây tôi dùng toàn chứ “h” để định-danh, như: “hoàn thành”, hoàn-hảo, hoàn hình.

Ta sống cuộc sống của ta trong hòa-hợp với các giá-trị của nó, với hình-thái xứng-hợp chính mình và mức-độ hài-hòa toại-nguyện dựa vào trong đó để đo lường các hình hài của thông-điệp văn-hóa của nó, không chỉ mỗi nỗ-lực đo-lường các phiền-toái, nhưng cả vào lúc ta thành-công cách đáng kể để làm thế, ta thường kiếm tìm các phần thưởng không làm ta toại nguyện.   

Có thể, ta cũng trải-nghiệm nỗi niềm chán ngán nên vẫn còn háu đói. Có thể, bậc thánh-nhân như Augustinô và nhiều vị khác cũng hau háu tìm cho được sự vô-hạn. Dấu chỉ mà nhiều người sống trong nền văn-hóa hiện-đại thường khao khát nhiều thứ và nhiều sự hơn nữa, đang thấy nhiều và cũng khích-lệ (*55).

Con đường mà Đức Giêsu thường qua lại, cũng thách-đố nhiều hình-thức thông-thường của Đạo, như ta từng đề-cập ở các trang trước. Cách riêng, con đường ấy mời gọi ta chuyển đổi đi từ “tôn-giáo xưa cũ” qua “đạo-giáo chính-tông” (*56)

Tôn-giáo xưa cũ, là đường và lối sống đời đạo-hạnh dựa trên tin-tưởng vào những gì mà người ta từng nghe biết từ người khác. Đạo-giáo này, gồm sự việc có nghĩa rằng: cuộc sống người tín hữu là sống và tin vào những gì ghi nơi Kinh Sách hoặc những gì do Giáo-hội truyền dạy như tín-điều chắc nịch. Đạo “chính-tông” thì lại khác. Đó là Đạo bao gồm mối tương-quan với những gì được Thánh Kinh và huấn-truyền của Hội thánh định-vị. Nói rõ hơn, đó là thực-tại mà ta gọi là Thiên-Chúa hoặc Thần Khí Chúa.

Việc chuyển-đổi từ tôn-giáo xưa cũ sang Đạo “chính-tông”, từ cuộc sống xứng-hợp với điều ta nghe/biết được sang cuộc sống tập-trung nơi Thần Khí, tức trọng-tâm của khôn-ngoan thay-thế của Đức Giêsu và cả truyền-thống Do-thái-giáo do Ngài chủ-trương nữa.

Một trong các diễn-bày hùng mạnh nhất của đường lối chuyển đổi này được tìm thấy ở sách Gióp (*57). Tựu trung thì, mức độ cao nhất, sau khi ông Gióp trải-nghiệm sự việc Thiên-Chúa tỏ lộ chính mình Ngài cho ông thấy, ông bèn reo lên:

“Tôi nghe tiếng Ngài bằng đôi tai
Nhưng nay mắt tôi lại cầm giữa Ngài. (*59)

Chuyển đổi đây, là từ việc nghe/biết Thiên-Chúa bằng đôi tai sau trạng-thái “ thấy” Thiên-Chúa từ niềm tin xưa cũ chuyển sang mối tương-quan “chính-tông”. Đó, là những gì được khôn-ngoan thay thế của Đức Giêsu muốn diễn-đạt cách đặc-thù.

Tin Mừng Đức Giêsu, tức: Tin Vui An Bình về chính thông-điệp của Ngài-  vẫn bảo rằng: có một đường và lối để sống khả dĩ chuyển-đổi vượt trội cả khôn-ngoan qui-ước ở ngoài đời và ở trong Đạo. Con lộ tạo chuyển-đổi mà Đức Giêsu nói đã dẫn từ cuộc sống những đòi buộc cùng đo-lường cả nền văn-hóa hoặc Thiên-Chúa sang cuộc sống an bình và tin tưởng.

Đường/lộ ấy, dẫn từ mối đòi buộc tận thân tâm sang sự tự-do quên đi chính mình. Nó còn dẫn từ cuộc sống tập-trung vào với nền văn-hóa sang cuộc sống đặt trọng-tâm nơi Thiên-Chúa, rất rõ rệt.

                                                                                                                                            (còn tiếp)
      


Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược-dịch.


Jos Quốc : Trở vê với Chúa để đón nhận ơn lành, bình an từ nơi Chúa Hài Đồng




Bầu khí những ngày cuối mùa vọng tại đền Đưc Mẹ Hằng Cứu Giup cho thấy tình yêu của Thiên Chúa luôn ở với mọi người. Chúa làm những điều kỳ diệu trong cuộc sống của con người. Chúa khơi lên trong lòng mọi người ngọn lửa mến được thể hiện bằng nhu cầu gần Chúa và gần nhau.

Rất đông những người công giáo đến để tỏ lòng sám hối đón nhận Bí Tích giao hòa. Có những người nhiệt tâm chờ hàng giờ để được đón nhận Bí Tích. Trong khi đó các Linh mục CSsR ra sức và cần mẫn để phục vụ quý ông bà, anh chị giáo dân khắp nơi trở về Đền Đức Mẹ. Một bầu khí thật đẹp của những người con chuẩn bị tâm hồn mừng lễ Chúa Giáng Sinh.

Tạ ơn Chúa đã khơi lên trong lòng chúng con ngọn lửa mến này để chúng con được giao hòa với Chúa và với nhau. Xin Chúa chúc lành và ở với chúng con.
Jos Quốc

















Monday, 25 December 2017

Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, Giám tỉnh, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam chúc Giáng Sinh 2017



Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Sài Gòn
Kính chào anh chị em!

Anh chị em và quý vị ân nhân và cộng tác viên trong gia đình Dòng Chúa Cứu Thế thân mến,

Lễ Giáng Sinh đã đến gần và khí hậu se lạnh những ngày vừa qua ở Việt Nam đã làm cho bầu khí chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh cũng trở nên gần gũi với cảm nhận việc Chúa sinh ra vào mùa đông lạnh giá. Nhưng tâm tình chờ đón Chúa không chỉ dừng lại ở những yếu tố bên ngoài: cảnh tưng bừng nhộn nhịp, nhạc giáng sinh vang lên mọi nơi, người người đua nhau mua sắm hoa đèn, hang đá, lòng người nô nức phấn khởi đón mừng lễ hội. Tất cả những điều ấy làm tăng thêm niềm vui cho ngày đại lễ, nhưng điều quan trọng là chúng ta có chuẩn bị để gặp Chúa, để đón Chúa đến với mình, với gia đình mình, với cộng đoàn mình trong dịp mừng Chúa Giáng Sinh không.

Mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh tưởng như đơn giản và hiển nhiên với nhiều người lại là một mầu nhiệm rất cao cả mà chúng ta còn phải lắng đọng tâm hồn sâu xa hơn nữa để đón nhận mầu nhiệm ấy. Chúa là Đấng Emmanuel- nghĩa là THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA-  Ngài đã ở với chúng ta từ muôn thuở và Ngài vẫn đang ở với chúng ta, vậy tại sao Ngài lại còn phải giáng thế để là THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA. Có điều gì đó thật sâu xa mầu nhiệm mà chúng ta cần khám phá để hiểu trọn vẹn hơn nữa điều Chúa đang muốn nói với chúng ta.

Kinh Thánh và Giáo Lý đã nói cho chúng ta biết rằng, Thiên Chúa gần gũi với con người từ thuở ban đầu, đã dạo chơi với con người nhưng con người vẫn không hiểu Ngài, vẫn ngờ vực Ngài che dấu điều gì đó để rồi rơi vào cám dỗ và sa ngã. Bao phen, Chúa đã giải thoát đã cứu vớt dân Ngài, đã bảo vệ gìn giữ họ, đã dậy dỗ, giáo huấn họ bằng thánh luật nhưng họ vẫn không tin tưởng vào Ngài, vẫn phản bội Ngài để chạy theo tà thần dân ngoại. Con người vẫn cảm thấy Thiên Chúa xa cách với mình vì Ngài quá tốt lành, quá cao cả, quá quyền năng, quá mạnh mẽ đến nỗi con người sợ đến gần, khó gặp gỡ thì nay ngài đi vào trong thân phận yếu ớt, mong manh, nghèo nàn, nhỏ bé, đơn sơ để mọi người đều có thể gặp được Ngài mọi lúc mọi nơi. Ngài trở nên thấp hèn để không ai còn phải ngại ngùng khi đến với Ngài nữa. Mầu nhiệm này còn mở ra cho chúng ta những chiều sâu mà chũng ta phải khiêm tốn chiêm ngắm và thờ lạy.

Ước mong rằng Lễ Chúa Giáng Sinh giúp chúng ta đến gặp Chúa Hài Đồng để như Đức Maria, chúng ta hiểu Thiên Chúa muốn nói với chúng ta về tình thương vô biên, vô tận của Ngài, rằng Ngài muốn tìm cách ngỏ lời yêu thương với nhân loại và mời gọi mọi người đến với Ngài. Phần chúng ta, chúng ta hãy làm cho nhiều người cùng chia sẻ niềm tin như chúng ta  để họ cũng được chia sẻ niềm hạnh phúc Chúa đang ở cùng họ.

Nhân lễ Giáng Sinh mừng Mầu Nhiệm Chúa Làm Người xin cầu chúc cho anh chị em và toàn thể quý vị ân nhân được tràn đầy ân huệ dồi dào của mầu nhiệm cao cả này và xin Chúa Giêsu Hài Đồng đem đến cho anh chị em niềm vui được gặp gỡ Ngài trong hình hài trẻ thơ nhỏ bé, khiêm nhu. Xin cho anh chị em trong mùa Giáng Sinh được trở nên những con người đi gieo rắc niềm vui và hy vọng Thiên Chúa vẫn ở với chúng ta và cho chúng ta được ở với Ngài.

Chúc Mừng Giáng Sinh linh thánh và Bình An
Lm Giuse Nguyễn Ngọc Bích,
Giám Tỉnh CSsR.


Saturday, 23 December 2017

Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR: THIÊN CHÚA GIÁNG TRẦN: TRONG HAY NGOÀI MÁNG CỎ?





Chỉ còn vài ngày nữa là lễ Giáng Sinh. Hầu hết mọi người đã chuẩn bị tâm hồn để tham dự các nghi lễ phụng vụ, tưởng niệm một biến cố thật quan trọng đã xẩy ra trong và cho lịch sử nhân loại. Thiên Chúa giáng trần trong thân phận con người và lưu ngụ giữa chúng ta. Nghi lễ tuy cần thiết; nhưng việc sống mầu nhiệm đó nơi bản thân của mỗi người mới là điều quan trọng. Thiên Chúa không còn hiện diện ở một nơi xa xăm nào đó. Ngài cũng chẳng cần nói với chúng ta qua môi miệng của các ngôn sứ nữa. Ngài đã đến và đang đứng bên cửa để chờ lời mời của chúng ta; ai nghe tiếng và mở cửa tâm hồn đón nhận Ngài thì Ngài sẽ đến để dùng bữa với họ (Kh 3:20)

Chúa là ai? Một hài nhi nằm trong máng cỏ theo truyền thống hay là một Đức Kitô trên thập giá và đã được siêu tôn. Thật ra hai điều đó gắn liền với nhau. Ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh chỉ trọn vẹn khi được nhìn ngắm dưới ánh sáng Phục Sinh. Thế mà, niềm vui Phục sinh là nền tảng của niềm tin Kitô giáo. Trong niềm tin đó chúng ta cùng nhau suy gẫm tòan bộ cuộc đời của Đức Giêsu, từ lúc sinh ra cho đến khi đuợc siêu tôn và hiện diện một cách thật sống động trong cuộc sống của những ai tin vào Người. Chỉ có suy gẫm trong chiều kích đó chúng ta mới thấy đâu là những việc cần làm để chuẩn bị đón mừng Chúa.

Ngày xưa, khi nói đến việc Chúa trở lại, anh em tín hữu tiên khởi chỉ nghĩ đến ngày quang lâm của Chúa. Họ mong chờ Chúa đến trong thái độ tỉnh thức và đợi mong. Trong hân hoan họ mong đợi đuợc đoàn tụ với Đấng mà họ yêu mến. Không sợ hãi nhưng là vui mừng vì biết rằng hồng ân cứu độ sẽ đạt đến mức thành toàn và viên mãn trong ngày đó.

Còn chúng ta hôm nay thế naò? Vẫn còn một số người hoảng sợ khi nghe đến ngày Chúa đến và như vậy thì việc mừng Chúa giáng trần làm sao còn niềm vui! Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chúng ta đặt lại vài vấn đề thật căn bản cho cuộc sống, như: Chúng ta đã sẵn sàng chưa? Tâm hồn chúng ta đã chuẩn bị thế nào để Chúa ngự?

Nhìn vào các cảnh tượng bên ngoài, chúng ta nhận thấy không khí lễ Giáng Sinh thật tưng bừng và rộn rã. Nhà thờ nào cũng làm máng cỏ với ánh sáng muôn mầu rực rỡ luợn đi luợn lại chung quanh hang đá; lại có những dòng suối nhân tạo róc rách chảy. Đủ thứ trang trí và đồ chơi lạ mắt. Trung tâm thương mại tràn ngập người; ai ai cũng hối hả chọn lựa những món quà cho người thân. Con người quá bận rộn cho việc chuẩn bị mừng lễ. Bận đến độ không còn thời gian cho chính mình, không còn nhận ra mình đang thiếu thứ gì, cần trút bỏ điều gì để Chúa bù đắp lại. Nói chung, hình như những cảnh tượng đó có cái gì xa lạ với sứ điệp của Chúa. Những quà tặng của thế gian quá nhiều, nhiều đến độ làm chúng ta bận tâm, bị rối mắt và chẳng biết đâu là đuờng. Chúng ta cần có một giây phút nào đó, bỏ mọi sự sang một bên, ngồi xuống để trút bỏ từng miếng giấy bóng để tìm ra ý nghĩa đích thực của quà tặng mà Đức Giêsu đem lại trong mầu nhiệm Nhập Thể.  

Chính hài nhi Giêsu đã cho đi tận cùng của kiếp phàm nhân; khiến cho con người dù có bất hạnh hay bị ruồng bỏ đến đâu cũng tìm được niềm vui và tình thân thuơng. Và nhân lọai cũng đã tìm thấy nơi cuộc sống của hài nhi những câu giải đáp, những thao thức của kiếp nhân sinh. Sứ điệp mà hài nhi sẽ đem lại thay đổi tư tưởng và lối tư duy của mỗi người. Sứ điệp đó còn thách thức nhân lọai qua mọi thời đại. Bởi vì, từ ngày hài nhi Giêsu xuất hiện, bộ mặt của thế giới đã thay đổi, như: ai mất phương hướng tìm được lối đi; kẻ đói khát no đầy ơn phúc; những ai bị giam cầm tìm được sự trợ giúp; trong Người mọi người tìm được giải thóat, muôn dân muôn nước tìm được giải pháp cho hòa bình.

Nhìn vào thực trạng của thế giới nói chung và những sinh họat trong Giáo Hội nói riêng; nhiều lúc tôi cũng muốn mươn lời của Thánh Gio-an tẩy giả: “Thầy có thật là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?” Chúng ta đã quá quen với lối sống an nhàn, thủ phận, giữ mình bởi những việc đạo đức. Trong khi đó sứ điệp của Chúa thách thức lương tâm của con người trước sức bành trướng của nền văn minh thế tục đang soi mòn bản chất làm người mà mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Giê-su đã đem đến.

Thật vậy, qua mầu nhiệm của đêm Giáng Sinh. Thiên Chúa cư ngụ ngay trong hòan cảnh riêng của từng người. Dù người đó sống trong tình huống nào, Ngài chẳng hề có ý định bỏ rơi chúng ta. Chúa luôn đứng bên cửa để chờ đợi ta. Ngài đã mặc lấy thân phận con người và chờ đợi ta. Ngài đã đến nơi nhà mình. Qua thân phận của các tù nhân. Qua lối sống của những người nghèo khổ, đói khát, cô thân cô thế, không nơi nương tựa. Người đã nên đồng hình đồng dạng với con người nói chung và những dạng người nói trên để qua họ Người trao ban một lời mời gọi khẩn thiết là “hãy yêu thương nhau”, hãy vì Người mà phục vụ, vì Người mà tha thứ và hy sinh cho nhau, vì Người mà tôn trọng và nâng đỡ nhau. Tóm lại, vì Người mà chúng ta làm tất cả mọi sự cho nhau.

Thế nhưng, trên thực tế vẫn còn có những người bị tẩy chay, loại bỏ. Bao nhiêu người đã bị đẩy ra sống bên lìa xã hội vì họ không nhận được những ánh mắt cảm thông của chúng ta. Vì thành kiến, chúng ta lên án và không tiếp nhận họ. Một mặt chúng ta tin rằng Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta. Mặt khác, chúng ta lại không nhận ra Ngài nơi anh em. Tìm trăm phương ngàn kế để loại trừ nhau, hạ nhau để được ngoi lên. Bằng mọi cách để xua đuổi nhau một cách thiếu khoan dung. Và, cũng chính vì thiếu khoan hồng và dung thứ của chúng ta nên những người tuy đã hối cải lại không được nâng đỡ khi chính bản thân họ muốn sửa đổi và làm lại cuộc đời.

Cách đây mấy năm, tôi đuợc diễm phúc phục vụ các anh em trong các trại giam tại tiểu bang Victoria, Australia. Trong một buổi họp và chia sẻ của quí vị tuyên uý, chúng tôi nhận ra rằng thời gian vừa đuợc tha khỏi trại giam là mốc điểm quan trọng cho các bạn tù của chúng ta. Họ rất cần sự cảm thông và nâng đỡ của chúng ta. Sau một thời gian sống trong lao tù; những ngày đầu tiên được thả ra vô cùng quan trọng đối với họ. Nếu họ được săn sóc trong một môi trường tốt, hầu như họ sẽ làm lại được cuộc sống. Bằng không, những người bạn cũ sẽ tìm đến với họ và con đường dẫn họ đến nhà tù rất gần.

Người ta kể rằng: Trong một xóm giáo kia; những người sống tại đó hầu hết là nguời công giáo. Ai ai cũng tin vào Chúa. Và có một thanh niên mồ côi cha mẹ. Anh ta nổi tiếng ăn chơi, trộm cắp, xì ke, ma túy, cướp của. Nói chung anh là loại người bại hoại trong xóm giáo. Cuối cùng anh bị bắt đi tù. Trong trại tù anh có nhiều thời gian để suy nghĩ về những thói hư tật xấu và tự hứa sẽ thay đổi. Đến ngày mãn hạn tù. Anh hân hoan bước ra và tràn đầy hy vọng vào cuộc sống tương lai. Nhưng vì thành kiến và sợ hãi nên dân trong xóm xa lánh anh. Với những ánh mắt dè chừng, những nụ cười gượng ép khiến anh cảm thấy như bị xua đuổi. Không lâu sau đó, anh gây ra vụ án khác và lại bị bắt. Trước mặt quan tòa anh ta khai báo: "Vì đời không đón nhận mà lại khinh khi tôi nên tôi trả thù".
Anh không được đón nhận. Anh bị khước từ bởi lầm lỗi đã xẩy ra ở quá khứ. Chính thái độ hoài nghi, thành kiến và thiếu khoan dung của chúng ta đã tạo nên một người tù chung thân. Giả như Thiên Chúa cũng không chấp nhận chúng ta thì giờ đây nhân loại sẽ ra sao!!???

Điều mà chúng ta cần suy nghĩ ở đây là một môi trường tốt không tự nhiện được thành hình. Nó chỉ được xây dựng bởi những bàn tay nhân ái, những con tim vị tha và những tấm lòng khoan dung độ lượng. Vì thế, trong khi mừng lễ giáng sinh hôm nay, chúng ta có cơ hội để nhắc cho nhau rằng Thiên Chúa đã làm người và ở giữa chúng ta. Ngài nhắc cho chúng ta bài học yêu thương, giúp đỡ, đón nhận và tha thứ cho nhau. Vì qua đó chúng ta tiếp tục sinh hạ và giới thiệu Chúa cho người khác.