Wednesday, 31 July 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Điều gì xảy đến với động-tác “tin” như thế?



Chương I

Tin, động tác phát tự con tim:
điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 5)


Phần I
(tiếp theo)


Điều gì xảy đến với động-tác “tin” như thế?

(xem M.M. Labourdette, o.p., La vie théologale selon saint Thomas: l’affection dans la foi. Revue Thomiste 1960, tr. 364-380)

Cụm từ “tin” theo ngôn ngữ “nói” ở tiếng Anh, lại chuyên chở một ý-tưởng khá kém cỏi về sự chắc chắn/chắc nịch của tư tưởng. Chẳng hạn như câu ta nói “Tôi không tin là có người đang đi tới...”, hoặc: “tôi tin là sẽ có chuyện xảy ra, cũng chóng thôi”. Nói thế, tức bảo rằng: Tôi không mấy chắc về chuyện ấy. Bởi, nếu biết chắc, hẳn tôi cũng không dùng động từ “tin” như thế. Ở đây, ngôn ngữ “nói” bên tiếng Anh thường hay dùng chữ “tin” khi người nói có lập trường riêng-tư nhưng không nắm rõ chuyện đó là chuyện gì. Dùng như thế, là để tìm cách nhớ lại chuyện gì đó lâu nay vẫn nằm sâu lắng trong ký ức rất xa vời, mà thôi. Giống như thể, bảo rằng: “Tôi tin là nó tựa hồ như thế, nhưng cũng không chắc cho lắm!” Thông thường, mọi người hay dùng từ-vựng giống thế, mỗi khi có trực giác về chuyện gì đó mà không nắm rõ căn bản hoặc lý lẽ khiến họ có trực giác; cũng tương tự như câu cửa miệng mà nhiều người vẫn thường nói: “Tôi tin là như thế, nhưng có điều là...”, v.v.. Tuy nhiên, về thần-học, ý-nghĩa của từ-vựng “tin”, mạnh hơn thế rất nhiều.


“Từ-vựng Do thái thì khác hẳn, chẳng bao giờ văn chương Do-thái lại mang tính tâm-lý nền-tảng, mà đơn giản chỉ diễn nghĩa về thể chất và đôi khi cũng có chút sinh-học, thế thôi. Chẳng hạn như, cụm từ chỉ về “niềm tin”, người Do thái dùng cụm từ “Aman” có nghĩa: “cái đó thật vững vàng chắc chắn.” Cũng thế, tiếng “Amen” nơi Đạo mình, cũng từ đó mà ra, vẫn chuyên chở một ý-nghĩa, rất tượng tự.

Trong khi đó, tiếng Hy-Lạp lại dùng từ “Pistis” để chỉ về niềm tin.

Còn bên tiếng La-tinh, cụm từ “fides” lại có nghĩa: tin tưởng, hoặc điều gì đó đáng tin cậy, hoặc sự trung thực, tín-nhiệm, hoặc: tương-quan giữa những người dấn bước đến hôn-nhân (như: hôn-phu, hôn-thê chẳng hạn)


Tin, là thái-độ đối với những gì chắc chắn, ổn cố. Ta có thể lập bảng chi tiết ghi các động-thái tiêu-biểu mình vẫn có đối với những gì là vững chãi, chắc nịch. Trí-tuệ của ta được lập ra rất đúng qui-cách, do đối-tượng của nó góp phần vào; hoặc do những gì được trí-tuệ nắm vững mọi hiểu biết. Trí-tuệ trọn-hảo xảy đến khi chính đối-tượng của nó, tự thân, cũng đủ khiến ta nắm vững những gì thuộc về nó. Và, chỉ cần căn-cứ vào bằng-chứng nó đưa ra, cũng khiến ta có được điều gì đó chắc như “đinh đóng cột”. Một ví dụ cụ thể hầu làm sáng-tỏ chuyện này, là như thể: ta nắm bắt nguyên tắc ban đầu, như: nguyên tắc về mâu thuẫn, về nguyên nhân gây ra sự kiện/hiện tượng này khác; hoặc, về lý lịch của ai đó, về câu nói ta thường nghe như: “hữu-thể không là vô-thể”; “đã có quả, phải có nhân”, vv. Giống như khi đề cập đến trí-tuệ trọn-hảo/trọn-lành, bao giờ ta cũng nắm bắt thực-tại của nó một cách chắc chắn nên mới phán-đoán sự việc thật rõ ràng, tức: có sự chuẩn-thuận từ tâm-trí lẫn thần khí. Tuy nhiên, động-tác trọn-hảo của trí-tuệ lại mang tính tương-đối, hãn-hữu. Giả như, có thứ gì đó tuyệt đối rõ ràng, thì ta đâu cần tin vào những điều như thế. Và thật ra, ta cũng không còn tin vào chuyện ấy nữa, vì ai cũng biết đó là trí-tuệ, chứ chẳng sai.

Thông thường thì, chứng-cứ ta có về việc gì, không buộc nó dính cứng vào với trí-tuệ của ta. Bởi, trong tình-huống đặc biệt nào khác, ta nhận ra là mình không còn thiếu gì về lý lẽ để có thể tư-duy cách này hay cách khác, và chừng như có người lại sẽ bảo: ta vẫn còn ngờ vực đôi điều, hoặc điều gì tựa như thế. Giả như, ta lại có chiều-hướng nghiêng về phiá nào đó để tư-duy, thì đôi khi những gì gây sức ép bắt ta làm thế, lại không mạnh đủ để, cuối cùng ra, ta tuyên-bố chính vì mình không nghi-ngờ điều gì nên mới tin như thế. (Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc để nói thêm, rằng: khi sử dụng cụm từ “nghi-ngờ”, tôi không có ý ám chỉ giá-trị đạo-đức, chút nào hết. Bởi, đạo đức không là chuyện đáng để ta “nghi-ngờ” và “huyền-hoặc”). Và, giả như chứng-cứ ta có được lại mạnh hơn, tuy không là chứng-cứ cuối cùng, thì hẳn ta cũng sẽ nhận ra rằng mình có thể cũng có sai lầm, dù vẫn bảo mình có lập trường kiên định về những chuyện đại loại như thế.

Hiện, ta đang kiến tạo một loạt những thứ/những sự việc đưa dẫn ta đi dần vào với động-thái “tin” lâu nay mình từng có. Hơn nữa, cả đến những người vốn dĩ từng làm chứng cho sự việc nào đó là có thật, họ vẫn đem đến cho ta chứng-cứ về sự việc này/nọ, để còn tin. Và, việc gì cũng thế, tự nó không mang tính tuyệt-đối, bao giờ hết. Sở dĩ ta xem sự việc nào đó là hữu lý và xác-thực, là bởi người chứng đem nó đến với ta ngõ hầu xác-nhận rằng việc ấy/sự nọ ta cứ thế mà tin vì nó đáng tin cậy. Và, do bởi ta tin vào người làm chứng, hoặc ít ra là qua ý-chí, ta đặt hết tin tưởng vào người chứng, và “tin” vào những gì người chứng ấy nói ra, thôi.

Ở đây, ta chợt thấy tính cách nghịch-lý/nghịch-thường xảy ra từ hồi đến giờ. Bởi ở đời, chẳng có gì là chắc chắn/xác định về bất cứ bằng-chứng nào cũng thế, sở dĩ ta gắn chặt vào sự thật đặt ra, đơn giản chỉ vì ta vẫn thấy như thế, và vẫn muốn sự việc xảy ra phải như thế. Điều này, còn mạnh hơn cả quan-điểm/lập-trường riêng của mình nữa. Tuy nhiên, thật ít khi thấy có người chứng nào, dù “tin” một cách chắc nịch mà lại có thể ngờ vực điều gì được nữa. Thế nên, niềm tin và lập trường tư riêng của mỗi người, luôn sánh đôi song hành trong nhiều trường hợp. Khách quan mà nói, đó là những động-thái đặc trưng/đặc thù thường đi chung với nhau, cùng một cách.

Ở đây, còn một số sắc thái cũng dễ nhận ra, đó là sự việc đơn giản ai cũng có thể đặt trọn sự tin-tưởng vào người chứng xứng đáng. Và khi đó, thái-độ dễ thực hiện nhất, vẫn chính là động-thái kính-cẩn, tự hạ và thân thiện. Thật ra, ta vẫn muốn rằng: tất cả những gì người chứng nói cho ta biết, đều phải có thật, thì người ấy mới tin và nói như thế. Từ đó, mới có người luôn sẵn sàng chiều theo tâm-lý thường tình nghĩa là luôn tin vào chuyện buồn đau, âu sầu mất mát, hoặc đổ nát. Nhiều người Công giáo của ta cũng thường hay có thái-độ tương-tự như thế; bởi thế nên, họ luôn tin vào lời giáo huấn do Hội thánh mình vẫn dạy, chỉ vì họ cứ là hãi sợ sẽ rơi vào chốn hoả ngục đầy lửa bỏng hoặc vào chốn luyện hình/luyện tội. Hoặc, gia dĩ vẫn khát khao được lên thiên đàng thẳng một mạch. Đôi khi, họ cũng chẳng thấy có nhu cầu nghiên cứu thêm hoặc thắc mắc điều gì vì vốn dĩ họ đã “yêu Chúa” và tin Hội thánh như người chứng từng tuyên bố những chuyện rất như thế. Tất cả mọi khác biệt, đổi thay xem ra chỉ là tai nạn xảy đến với điểm cốt thiết của niềm tin, thôi. Đích thị điểm chính yếu của niềm tin, là có sự can thiệp đầy định-hướng của ý-chí và cảm xúc, nhất định là như thế.

Theo luật-định, ta có nên và có được phép làm thế không?

Thật ra, cũng có một số qui định rất chắc nịch của trí-tuệ trong các trường hợp đại loại như thế. Và, cũng có một số qui-định do cảm xúc của ta tạo ra. Bê trễ với qui định của trí tuệ, là biến những chuyện không mấy tin được thành sự việc rất cả tin. Không có gì thường xuyên hơn. Bê trễ không theo kịp đòi hỏi của cảm-xúc, là giới hạn của cuộc sống có trí-tuệ biến thành khuôn khổ hạn chế, tức: đối tượng rất mạnh của chứng-cứ mang tính khả-thi rất cao. Nhiều phần chắc, hoặc gần như lúc nào cũng chắc chắn, là ta chỉ có thể sống với niềm tin như thế. Nhưng, phần đông ta lại không đích-thực sống cuộc sống của mình như thế. Ta sinh hoạt cũng tương đối có quân-bình giữa tâm-thức và ý-chí. Chủ thuyết “duy-lý-trí khá cường điệu” vẫn có thể tách-ly ta ra khỏi phần lớn sự-sống đích-thực và ra khỏi động-tác “tin” xuất tự con tim. Bao giờ con người cũng tin vào thứ gì đó yếu đuối, kém cỏi, hầu như bất toàn tự bẩm sinh. Ta không tài nào có được tính khoa-học để đưa vào đó tính cách xác-đáng, thực-thụ ngoại trừ những gì xuất hiện với ta đều có thật, cả vào trường-hợp ta thực-hiện công cuộc nghiên cứu thật tốt đẹp, nên mới thấy nó hiện rõ ra là: không phải thế. Xem thế thì, ta có thể chắc chắn là có được niềm tin đích-thực và có thật hoặc vào thứ gì đó, cuối cùng, lại không đúng thật. Tất cả những điều như thế, khiến ta nói được rằng: bằng vào quan điểm/lập trường đạo đức, ta cần có lý do chính đáng ngõ hầu, trước khi dấn bước đặt mình vào quyết tâm “tin” là mình có lý do để có thể cho phép ý-chí đưa ra quyết tâm nào đó ngõ hầu còn tin.

Tin, là động tác của trí tuệ rất thông minh, nhưng nếu chỉ dựa vào trí-tuệ đó thôi, cũng không đủ, và cảm-xúc vẫn cần ý-chí can thiệp vào trong đó. Từ đó, ta luôn thấy nơi động-tác “tin” một biện-chứng-pháp giữa cảm-xúc và trí-tuệ. Và, cũng từ đây, thấy xuất hiện những là: tình thương yêu, nỗi niềm khát vọng, sự hãi sợ, niềm hy vọng và tình bầu bạn, vv..

Các lý lẽ khiến ta tin, là lý lẽ nào?
Lý lẽ, có nhiều thứ có liên quan đến việc ta “tin” vào một khẳng định nào đó. Lý lẽ, đảm bảo tính hợp pháp của hành động, gắn liền với những gì khiến ta chấp nhận tin. Có một số sự việc làm ta tin, xem ra cũng rất lạ và mâu thuẫn nhau. Sự việc ấy, ta không nắm vững rành rành, dĩ nhiên là thế, nhưng chúng vẫn xuất hiện như thể nằm trong một loạt các sự việc khiến ta coi như đáng cho ta tin. Từ đó, ta mới có ưu thế. Và ưu thế này, sẽ “đến với” và “đến từ” ý-chí, tức đến với ý-chí từ người khác; và, từ ý-chí ấy, đến với trí-tuệ của ta. Ta muốn tin rằng những gì mình thấy là khả dĩ tin được. Người khác, có lẽ lại sẽ để nó trôi qua đi như một khả năng có thể tin được, nhưng vì ta muốn tin vào điều đó như thể là nó hiện hữu thật sự.

Xem như thế, thì ý-chí này có đáng tin cậy hay không?
Phải chăng nó cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của cuộc sống con người? Và đặc biệt, là nó có cùng một hàng với mục-tiêu đích-thực của trí-tuệ không?

Trả lời cho các vấn nạn này, có thể nói: trong trí-tuệ, vẫn có tình thương căn bản của sự thật; và, vẫn có nhiều động-lực hỗ trợ cho xác-tín này. Ý-chí không can thiệp vào như một uy-lực mù loà, mà nó lại đầm mình trong ánh sáng của lý lẽ ngõ hầu giúp ta tin. Và từ đó, ý-chí tự nó đơn-độc tự phát-triển, do ý-nghĩa của đối-tượng được đề-xuất, âu cũng là chuyện tự nhiên thôi. Với lại, ý-chí đi vào hiểu-biết rất khả-thi về sau, mà ta thường gọi là làm theo bản năng, tức: thứ hiểu biết rất sâu sắc về cảm-xúc. Hiểu biết có được là do bởi và do cùng tính cách tự nhiên sánh với những gì được ta tin tưởng.

Trong mọi tin tưởng, luôn có thứ gì đó còn mạnh hơn cả lý-lẽ khách-quan ngõ hầu giúp ta tin tưởng. Ưu thế này, biến đổi cả bề mặt của đối tượng ta muốn tin vào. Ta tiến gần đến đối tượng mà chúng ta muốn tin; tiến gần đến nó, vì ta đã chuẩn bị cho hiện-tượng ấy, và có lẽ do người chứng nào đó đem đến với đối tượng đó, đem đến theo cung cách hồn nhiên, thoải mái. Ta còn có cảm giác thấy rằng niềm tin ấy, sẽ đóng ụp vào như một thứ tiết trời của đạo đức trong cuộc sống của ta. Niềm tin, đem đến cho lương tâm ta một vài cảnh báo. Cảnh báo rằng, nó là sự việc tư riêng để rồi dẫn tới kết cuộc rất hữu lý của trí-tuệ; và điều này gọi là “tiến trình khách quan”.

Về điểm này, ta thấy được sự khác biệt giữa sự việc đang tin và các độc-tác giống như thế. Tin tưởng và hiểu biết cách chắc chắn cùng một sự thật, hoàn toàn không ăn khớp nhau. Cả hai sự việc đều đưa ra những điều chắc nịch, nhưng cái chắc nịch của mỗi bên vẫn tạo cung cách khác nhau: như có động lực núp ẩn, ở đằng sau. “Hiểu và biết rõ” dẫn đến khát vọng biết nhiều hơn và ngày càng nhiều hơn nữa, ngõ hầu ta có thể nghiên cứu và tiếp tục điều nghiên tất cả mọi sự hầu vui hưởng sự sáng tỏ về việc ấy. Niềm tin hoặc động thái đang tin-tưởng vào sự việc gì đó, một mặt vẫn mang tính xác định riêng của nó, khiến ta sống thực sự việc nào đó ít mang đến niềm tự hào mãn nguyện để rồi sẽ tiếp tục công cuộc nghiên cứu những gì mình đang còn “tin’. Và, cứ thế, ta lại sẽ khao khát được biết nhiều hơn nữa những gì mình đang tin tưởng. Mọi kẻ tin tưởng đều muốn nắm chắc điều mình tin và làm nó lướt vượt địa hạt tin-tưởng để có thể ở bên trên mọi hiểu biết. “Đồng thuận trong tin tưởng” không có nghĩa đem sinh hoạt thần-tính vào với hiện thực, trong thực tại cuộc đời được. Niềm tin vẫn hiện hữu để thực thi sự thật không ngưng nghỉ, bởi nó không tìm ra nơi nghỉ ngơi, nên cứ thế tự vấn chính mình về những gì mình tin có đúng sự thật không. Đây là nền tảng của định nghĩa sự việc mình tin tưởng theo cung cách cổ điển mà tiếng La-tinh gọi là “cum assensu cogitare” (tức: tư-duy có đồng thuận...)

Niềm tin và quan điểm/lập trường từ đó cần cái nhìn thật cẩn trọng. Ta có thể phân tách cách biệt được chúng, nhưng thường thì chúng vẫn đi đôi với nhau. Ngôn ngữ hôm nay dùng cái này cài đặt vào cái khác. Có tác giả lại vẫn nói về “lập trường tôn giáo” cũng như “niềm tin chính trị” mang theo trong mình một động lực tự giúp mình hiện hữu, khiến cho nó trông như có khả năng đúng với sự thật. Từ đó, họ mới có lý do chính đáng để có được lập trường lạ lùng ấy. Đổi lại, điều đó cũng có thể sai. Và, khả năng sai sót ở đây sẽ không bị đào thải ra bên ngoài. Với niềm tin, lại có “thứ gì đó” được khẳng định là chuyện rất hiện-thực, bởi lẽ người chứng của sự việc có thực ấy đã đặt hết tin tưởng vào những gì mà họ coi là đúng với sự thực. Kết quả là, ít ra là trong các trường hợp hãn-hữu, niềm tin và quan điểm/lập trường, khó mà tách khỏi nhau. Người tin tưởng, đôi lúc cũng do dự không dám đặt mình ở vào vị thế dính liền với sự thật được mình tin. Và, niềm tin có thể cũng sẽ hiện hữu trong khuôn-cách có chọn lựa. Phần đông chúng ta lại thích có quan điểm/lập trường riêng tư, bởi nó thích-hợp với chiều-hướng cảm xúc mình đang có, chứ không phải do các lý lẽ khách quan, mà ra. Với một số người, thì quan điểm/lập trường đã trở thành “niềm tin” mà không cần nhận thức rõ là nó có đổi thay này/khác.                                              

Nơi niềm tin, ý-chí có thể sẽ ngăn chặn và chỉnh sửa trí-tuệ đưa về phía lựa chọn để thay thế. Tính chắc nịch của niềm tin nằm ngoài địa hạt đóng trụ của kiến thức, và nằm trong địa hạt của cảm-xúc, cũng dễ thôi.
                                      ----------------------------------                                             
                                                                                                           (còn tiếp)
                                               
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch                                                                                     
 


Sunday, 28 July 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tin, một giả-định trí-tuệ có từ độ trước



Chương I

Tin, động tác phát tự con tim:
điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 4)


Phần I

Tin,
một giả-định trí-tuệ có từ độ trước 


Nay, ta hãy cùng nhau xét kỹ hơn về động-tác “tin”, vốn từng xuất phát tự con tim. Ai cũng nói được là mình ‘tin’ vào Chúa, vào Đức Giêsu, vào Hội thánh và tất cả những gì Hội thánh từng nói cho ta nghe và mang đến cho ta những gì Chúa muốn ta nghe biết. Thế nhưng, ta có thực sự tin vào điều ấy hay không, đó mới là vấn đề.

Nếu ta chẳng bao giờ nhìn vào lý do xác đáng để còn tin, thì có lẽ ta cũng nên điều-nghiên thêm về lý lẽ từng đưa ra ở trong đó (tức: theo tính-cách khoa-học rất hữu-dụng) và cả sự thật rất thực luôn hàm ngụ trong đó (tức: bằng vào phương-pháp lịch-sử rất hữu ích). Có như thế, ta mới đạt được quan-điểm/lập trường, mà chẳng có thứ nào là niềm tin đích-thực, hết.

Trước nhất: có thể, ta cũng từng thấy được đặc-trưng thánh-hiến nhưng không thành-thật trong Giáo-hội, vốn cố đưa ra nhiều yêu sách hơn những gì mình được phép đòi hỏi. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi không thể nào tin vào chuyện ấy.      

Thứ hai: có thể, ta cũng cảm nghiệm được sự thể: Giáo hội mình khi xưa cũng muốn nghiêng về phía sau để thích-nghi những gì mà người thời nay muốn nghe biết. Và khi ấy, nhiều người trong ta, cũng sẽ nói: tôi không thể tin chuyện ấy, hết.

Thứ ba: cũng có thể, lâu nay ta không thấy đó là thời khắc thuận-lợi để chọn cho mình lập trường/quan điểm, riêng tây. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại cứ bảo: tôi sẽ bỏ đó, hạ hồi sẽ tính.

Thứ tư: cũng có thể, lâu nay ta bị nhiều thứ lấn át, tựa hồ như: lời lẽ, giáo huấn, bài viết có tính giáo-khoa và toàn bộ những người thắng lướt vẫn cảm thấy như thế. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ bảo: tôi rồi cũng bỏ đó, hạ hồi rồi tính. Có thể là, họ sẽ quên luôn. Có thể, điều ấy cũng tốt cho riêng tôi. Và có thể: chuyện ấy ta nên làm theo chiều-kích trí-tuệ.

Thứ năm: cũng có thể, là ta đã thấy mọi việc rồi ra sẽ như thế, hoặc rồi cũng đến đó và thật sự, cũng tốt đẹp đủ ngõ hầu đánh động nhiều người, nhưng lại không giữ chân được ta và cũng không đòi ta tỏ bày sự đồng thuận. Và khi ấy, nhiều người trong ta lại sẽ nói: tôi thấy cũng ấn tượng thật, nhưng khổ nỗi tôi vẫn không tin vào chuyện ấy, một chút nào. Cũng hệt như khi ta xem diễn tuồng ở nhà hát lớn hoặc hí truờng, cũng thấy có tiếng khóc tiếng cười, nhưng vẫn không thích và cũng chẳng hợp, bèn bỏ đó về nhà, mà thôi.

Có bao giờ ta thấy người nào đó ngồi vào bàn để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi: có chăng một thời-khắc qua đó ta tin là mình đã và đang tin-tưởng, không? Có bao giờ ta cảm nhận được nguồn hứng về thứ gì đó, tựa hồ như những thứ mình cứ nghĩ là niềm tin phải như thế, nhưng sự thật, thì cũng chẳng cảm nhận được là mình đã có niềm tin hay không?

Tất cả những điều kể trên, vẫn xảy đến với số đông nhiều người. Họ là những người có chân trong cơ quan/đoàn thể khá nổi cộm. Và, cả ta nữa, cũng có cảm giác giống như thế, cũng rất thường

Nhân chứng riêng-tư, tự-do tư-riêng

Niềm tin sẽ không đến, trừ phi người chứng kiến niềm tin đó đem nó đến với ta, và chính ta cũng đặt hết tin tưởng vào người ấy. Chứng kiến, phải xem ‘được’ và coi như là ‘đáng tin cậy’. Tốt hơn, nếu có người nào ra như thế và xem như thể họ đã tin, thì: không nhất thiết phải đòi hỏi cùng một chữ ‘tin’, cứ cùng một đường lối, là được. Tốt hơn, nếu họ tỏ ra vững mạnh và kiên định với xác tín riêng của họ, thì cũng được. Tốt hơn, nếu họ tìm ra được điều gì khác biệt hoặc điều gì thật xuất sắc hoặc rất mới. Tốt hơn, nếu những gì họ từng phát giác ra, lại biến thành sự khác biệt rất kiên định và tích cực trong đời, thật cũng tốt. Còn tốt hơn, nếu niềm tin họ sở-đắc xem ra cũng giống với nhận-thức đích-thực, ở trong đời, cũng tốt thôi. Nhưng, cả vào những lúc như thế, nó cũng chẳng tự động đem đến cho ta, chính niềm tin phải có.

Có thể, nhiều người sẽ mời ta và hứa với ta là họ sẽ đồng-hành, hiệp thông một cách trung-thực, bao lâu ta vẫn cứ sống. Có thể, họ sẽ cho ta biết thiên-đường thuộc về ta nếu ta tin vào đó. Nhưng, họ lại không thể làm cho ta tin tưởng, rất nhất mực. Cũng không nhất thiết đi theo những gì ta tin, thế mới lạ. Sự thể là, ta vẫn có thể nói được rằng: tôi không thể làm như thế. Ta vẫn có quyền nói được rằng: nếu tôi làm thế, thì người đó sẽ không là tôi đâu; mà tôi chỉ bó buộc người nào đó, thôi.

Ta thấy đó. Tin là thứ gì đó rất tự-do. Thứ tự do thoát khỏi những gì là chính ta. Chính đó là đáp ứng. Ứng đáp, từ chính ta. Chính vì ta đã đáp-ứng lại ai đó, người mà ta chưa từng gặp gỡ, vào lúc trước. Đó, chính là động-tác dính dự; tức: chính ta chọn được ràng buộc chính mình vào một người nào, để rồi ta cho nó đi vào với đối kháng; và, ta biết là mình đã tin vào người đó rồi. Ta không chỉ tin-tưởng vào những gì ta nghe biết mà thôi, nhưng còn tin vào người đó. Ta đặt mình trong tay người đó, tức: người đó biết rõ mọi sự, hơn cả ta. Và, ta tin vào Chúa, tức: do bởi ta đã gặp Ngài. Ngài là Đấng ta được gặp. Nơi Ngài, ta có khả-năng để tin theo. Ta tin vào Đức Giêsu và vào Hội thánh của Ngài. Ta cũng tin vào dân con được Chúa tin-tưởng. Và thông thường, ta làm việc đó mà không biết rõ chi tiết hoặc chưa từng làm sáng tỏ câu chuyện mình muốn nói, thật ra là có ý nghĩa. Ta không cần đến những chuyện như thế. Ta đã có mặt ở đó. Và, ta tin. Thế là đủ.

Niềm tin, thật ra là quyết định của ta. Là, chọn lựa do ta tự-do tạo ra và nhất quyết can dự.

Khi sự việc đến với ta, ta lại không tìm được Chúa. Chính Chúa đã tìm ta. Sau đó, ta mới lại khám phá ra: đó chính là Ngài. Và, Ngài tiếp tục là Đức Chúa. Tiếp tục là Đấng ban cho ta quà niềm-tin. Ta không thể xác chứng điều đó cho bất cứ ai. Nhưng, đến lượt mình, ta lại có thể kể cho ai khác biết được chuyện đó và làm chứng cho mọi người, rằng: như thế là Chúa, bởi tự thân, ta chẳng biết cách làm như thế. Và từ đó, ta biết ơn Chúa và tri ân những người từng làm nhân chứng cho ta. Bởi, cùng đồng hành với họ, ta trở thành kẻ tin, cũng rất vững.

Ngày nay, ngưòi ta nói nhiều về nhu cầu đòi Giáo hội phải canh-cải việc ‘rao truyền Đạo Chúa’. Điều này có nghĩa: Giáo hội cần yêu cầu những người trong Đạo phải quyết tâm tin. Phải thật sự có niềm tin đích-thực. Tin, như thể mình chưa bao giờ tin được như thế. Có thể là: trước đây, những người như thế cũng từng đồng hành mang theo sự tin tưởng, rất tương tự. Nhưng, xem ra như thể: mình đã chẳng tin vào những chuyện ra như thế? Giáo hội, cũng có nhiều người từng lĩnh-nhận bí-tích thanh-tẩy, cũng đi lễ và rước Chúa vào lòng cũng như từng nghe giảng giải các sự việc này khác, nhưng chưa từng ngồi lại mà nhìn vào chính mình, để tìm xem những gì đã và đang thực sự xảy đến bên trong con người mình. Chúa vẫn hiện diện với mình ở trong đó. Và, Ngài trao ban cho mỗi người và mọi người quà tặng niềm-tin. Mọi kẻ tin đều xác chứng được điều đó, cho chính họ. Nhưng chừng như họ chưa từng có lập trường tư riêng tạo cho mình, để rồi khi niềm-tin sờ chạm chính con người mình, thì mình mới đáp ứng theo cung cách riêng tư và thực sự. Tất cả mọi người, ai cũng cần gặp lại người-chứng là những người sờ chạm vào người mình, để rồi dẫn đưa mọi đi vào mà đáp ứng với niềm-tin trung-thực hơn là chính mình từng ban phát cho người khác. Và, điều này ta gọi là “cải-tân rao truyền Lời Chúa”.

Chúa lúc nào cũng sẵn sàng có mặt với ta một khi ta chuẩn bị, cho chu đáo. Chúa thực sự hiện diện ở trong đó, nơi ta; nên, mọi biến đổi đều ở nơi ta, và trong ta.

Đến với niềm tin là quy-trình luôn thăng-tiến trong mọi quan hệ. Quan-hệ giữa Chúa và ta, cũng như giữa ta và người khác. Đó là: sự thể đã và đang hiện hữu, rất đích thực.                
                                 
                                                            ---------------                                 (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch

Saturday, 27 July 2013

Lm Frank Doyle sj: “Trời xanh cho mắt em trong”



Suy niệm Chúa Nhật Thứ 17 Mùa Thường Niên Năm C

“Trời xanh cho mắt em trong”

Mây se lụa trắng hơn không áo này?
Đoá hoa trong chiếc khăn tay,
Giữ riêng một chút hương bay thì thầm.”
(thơ Đoàn Vị Thượng)
Lc 1: 39-56
Cho mắt em trong, để em đắm nhìn trời xanh, nghiêng bóng. Mây se lụa trắng, để ta thì thầm giữ chút hương bay. Hương bay cho mây thì thầm, nay đón Mẹ về, hồn xác đê mê trong huy hoàng. Ánh sáng. Có đoàn thần thánh dàn chào. Chúc tụng. Như trình thuật xưa rày vẫn biểu hiện.
Trình thuật, thánh Luca nay dọi chiếu tâm tình của triều thần thánh đón Mẹ về với Chúa, trong vinh quang. Đón Mẹ về, triều thần thánh đón chào theo cung cách rất khác biệt. Đón Mẹ về, là đón chào Mẹ của Thiên Chúa, Đấng hiến trọn đời mình cho ý định của Chúa được thực thi. Và, nhờ Mẹ biết nói lời “Xin Vâng” quyết tận hiến cuộc đời mình cho công trình của Chúa, Mẹ đã được cất nhắc về với triều thần thánh cao sang ngõ hầu sẻ san vinh quang Chúa. Con của Mẹ.
Đón chào Mẹ, Hội thánh đón chào và tôn vinh vai trò đặc biệt của Mẹ như đã minh định: “Bằng vào động thái gắn bó với ý định của Cha. Và, nhờ vào công trình đồng công cứu độ, mà Con của Mẹ đã thực hiện nối kết với Chúa Thánh Thần, khiến Mẹ trở nên mẫu mực cho Hội thánh, về niềm tin. Về lòng mến Chúa. Mẹ là thành viên duy nhất, rất cao cả, thể hiện vai trò mẫu mực ấy cho Hội thánh.” (GLHTCG #967)
Tin Mừng, nay ghi lại sự việc Mẹ ghé viếng người chị họ cùng chung tâm trạng chờ đón Đấng Thánh, mà Mẹ chấp nhận cưu mang. Trình thuật, còn hàm ngụ mọi yếu tố góp phần vào vị thế cao cả của Mẹ, trong Nước Trời.
“Maria vội vã lên đường”, cung cách hăng say ra đi đến với người khác, mà phục vụ. Người khác ở đây và lúc này, là người chị họ cũng nôn nóng đón chờ Mẹ, đón chờ thành viên Nước Trời lành thánh, đến viếng thăm. Nhất nhất, là bài học để đời, cho mọi người tuân theo. Cũng thế, dù còn trong lòng Mẹ, Bào Thai Giêsu đã thôi thúc Mẹ hiền ra đi phục vụ mọi người, hơn là để người khác đến với mình, mà phục vụ. Trước cảnh tình ấy, bào thai Gioan đã nhảy mừng cảm kích, hệt như thế.
“Em được chúc phúc hơn mọi phụ nữ, và Người Con mà em cưu mang cũng được chúc phúc”, lời của chị họ Êlisabét là do Thánh Thần Chúa thúc đẩy, rõ ràng nói lên một sự thật: Đức Maria đầy ơn phúc, là vị Nữ Lưu độc nhất vô nhị, được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Đấng cứu độ, vì tính ngoan hiền, rất đáng chúc phúc.
Cảm kích trước tấm thịnh tình của em họ, bà Êlisabét lại đã thốt lên, lời thần thánh:“Bởi đâu tôi được Thân Mẫu của Đức Chúa đến với tôi, thế này!” (Lc 1: 43), đây là lời cảm kích của mọi thành viên Hội thánh, vào mọi lúc. Nhất là lúc dân con dự Tiệc biết hân hoan san sẻ Lời Chúa. San sẻ bẻ Bánh. San sẻ chén cứu độ trần gian, cùng với Ngài.
Nay, đến lượt Mẹ dâng lời chúc tụng qua lời kinh “Ngợi Khen” mà Hội thánh vẫn thực hiện vào các buổi kinh chiều mỗi ngày. Lời kinh, ngập tràn những suy tư về điều kỳ diệu Chúa làm cho Mẹ.
“Ngài đoái thương phận hèn tớ nữ của Ngài”, ca tụng điều đó, là bởi Mẹ biết mình chỉ là cô thôn nữ mọn hèn không tên tuổi, nhưng nhờ Thánh Thần Chúa biến đổi, Mẹ trở thành Đấng thánh cao cả hơn các thánh nam nữ, để nói lên điều Chúa muốn phán dạy: mọi kẻ mọn hèn được Chúa cất nhắc, đều không do tài cán của riêng mình, nhưng do Ngài lựa chọn. Ban ơn. Chúc phúc.
“Từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”, lời Mẹ không là lời ngạo mạn, cao xa. Mà là, cảm tạ rất khiêm tốn. Lời ấy nay thành sự thật, kể từ lúc Mẹ lên tiếng. Sự thật là, kẻ hèn mọn tớ nữ là Mẹ, được Chúa cất nhắc chọn lựa làm Mẹ Đấng Cứu độ, rất Giêsu. Ơn cao dày, Chúa chỉ phú ban cho ai biết hạ mình làm kẻ mọn hèn, mà thôi.
Chúa chọn Mẹ là Đấng mọn hèn, điều này chứng tỏ Chúa vẫn đoái hoài nhìn đến những ai tầm thường. Yếu đuối. Nghèo khó. Những người bị đẩy lùi khỏi xã hội nhiễu nhương. Những kẻ bị khai thác/bóc lột ở thế giới gian trần. Hèn mọn là như họ, nhưng lại được lĩnh nhận tình yêu Chúa chăm sóc.
“Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả”, “ Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng”, “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, Ngài đuổi về tay không”, những người như thế, nay rày ở đâu? Họ là ai? Có chức vụ gì trong Hội thánh Chúa? Đó là những câu hỏi đặt ra cho chúng ta, vào buổi này.
Mẹ là Mẹ Hiền cao cả, không chỉ vì Mẹ được chọn là Mẹ Thân Mẫu của Chúa, nhưng còn vì Mẹ dám chấp nhận mọi thử thách và trọng trách Chúa trao. Chấp nhận, trong tin yêu phó thác. Chấp nhận, cả những gì sẽ xảy đến tiếp theo sau. Trước khi chấp nhận ý định của Chúa, Mẹ chẳng lo sợ rủi ro, đau đớn có thể xẩy đến do vai trò Chúa đặt để.
Giống như Con Thân Yêu của mình, Mẹ biết từ bỏ tất cả để toàn bộ con người của Mẹ thành nơi trống rỗng ngõ hầu Thần Linh Chúa đến mà chiếm ngự. Mẹ tận hiến trọn đời mình, triệt để phục vụ thánh ý Chúa, mà thôi. Chính nhờ tính khiêm nhu hạ mình tột bực, Mẹ được cất nhắc lên bậc cao sang vị vọng, đối với thế giới phàm trần. Rày trông ngóng.
Điều cao cả nơi Mẹ, được thánh Phaolô tỏ bày ở bài đọc 2, qua thư gửi cho giáo đoàn Côrinthô, thánh Phaolô nói về sự sống lại của Chúa là điểm then chốt cho giá trị niềm tin, ta vẫn có. Tin vào Đức Kitô, Con Chí Ái của Mẹ, Đấng mặc lấy xác phàm loài người, và đã chết trên thập giá, đích thực là Đầu Hết giữa những kẻ được Chúa cho sống lại. Ngài, là Đấng được Chúa cất nhắc ngự bên phải Chúa Cha. Là, Hoa quả đầu mùa dành cho ai dám chết vì tình thương yêu, phục vụ.
Thánh Phaolô viết tiếp:“Như mọi người vì liên đới với Ađam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình.” (Cr 15: 22) Xem như thế, Đức Kitô là Đầu. Trên hết mọi sự. Kế đến, là Mẹ Ngài. Tức, Mẹ Thiên Chúa.
Hôm nay, dân con Đức Chúa đến với Mẹ để vui hưởng hạnh phúc Chúa phú ban. Đến, để rồi sẽ hướng về ngày cánh chung hôm ấy mọi người sẽ lại được sẻ san hạnh phúc triền miên, với Mẹ. Với Chúa. Từ nay đến đó, dân con Chúa sẽ kêu cầu Mẹ nhớ mọi người trong hành trình, ở trần thế. Kêu cầu Mẹ giùm giúp kết hiệp mọi người về cùng Con của Mẹ. Kêu cầu, để người người trở nên giống Mẹ biết lắng nghe lời gọi mời làm con Chúa. Kêu cầu, để nhận biết ý định của Chúa, mà tuân hành. Để rồi, sẽ bắt chước Mẹ nói lời “Xin Vâng” vô điều kiện. Xin Vâng, khi Chúa kêu mời mọi người ra tay hợp tác công trình cứu độ, Ngài khởi xướng.