PHAOLÔ và sự nghiệp cầm bút
viết cho người thị thành
ở La Mã
Phần 1
Thư Rôma
“Thư Rôma là thư đặc trưng/đặc thù do
thánh Phaolô viết. Là, thứ thư tín dũng mãnh, cuốn hút như bão táp, sóng dồn,
hò reo mạnh bạo và hét rất to vì vui sướng cũng rất nhiều.” (Jacob Taubes)
Tóm lược
Có thể nói, thánh Phaolô hầu như đã bỏ
rất nhiều tháng ngày quần quật lao động chống “La Mã”. Ông chống, không chỉ mỗi
tinh thần đế quốc, mà thôi; nhưng, ông còn chống cả hệ thống cha/cố, khống chế
hết mọi người. Tuy là thế, nhưng: vào những tháng ngày cuối đời mình,
thánh-nhân những muốn về với Rôma cho hả lòng hả dạ, và ông được tiếp đón theo
cung-cách dành cho người bị “quản thúc tại gia” khá hiền-từ, hầu đợi trông
“những gì phải đến sẽ đến,” cũng bình thường. Tuy là thế, nhưng vụ xử án mà ông
trông đợi rất nhiều ngày vẫn không xảy đến, nên vẫn chờ. Nhiều lúc, ông thấy
mình như chết lặng trong đợi chờ, ở nơi đó. Đợi và chờ, cho đến ngày cận kề cõi
chết cũng không thấy đến, nên nóng lòng, ông lại ghi thư gửi cộng đoàn nơi ông
từng giao du mật thiết, rất lâu ngày. Thư ông viết, đích thực là một tuyên ngôn
thần thánh rất chín mùi, cốt để dung hoà những chuyện ông từng đề cập một cách
sôi nổi với mọi người, để rồi người đời sau sẽ coi đó như một luận-cứ chính
thức của thần-học Hội thánh thời tiên khởi, từng làm nên tên tuổi của ông vào
mọi lúc.
Thánh Phaolô từng có ý định đi
Tây-Ban-Nha một chuyến, lại những muốn được hậu thuẫn –cả về tài chánh cũng như
mọi chuyện- bởi cộng đoàn nơi đây vốn tạo dịp để ông hoàn thành ước vọng nhỏ
của mình trong vui mừng. Thư Rôma, là thư đặc biệt qua đó ông đề cập cũng khá
nhiều về Đức Chúa. Về, những điều mà nhiều người thường vẫn hỏi: sao Chúa lại
cứ hướng về Thiên-Chúa-là-Cha để rồi Ngài lại phải lo hành xử sao cho có lợi
với thế giới nhân trần. Thánh Phaolô cũng viết về thế giới ngập tràn năng lượng
của Chúa. Và ông bảo: tất cả những thứ ấy đều là quà tặng thuần khiết. Nên, ta
hãy vui mừng mà đón nhận và ứng đáp bằng cung cách cởi mở cách trọn vẹn, thông
thoáng. Để được thế, thánh-nhân nói: ta cần một thứ “cắt bì nội tâm”, tức: gỡ
bỏ đi, những gì là rào cản gây ngăn trở cho việc nhận đón Chúa là Đấng trọn tốt
trọn lành, rất vẹn toàn. Thánh Phaolô gọi đó là tình thân thương “agapè”,
tức lòng mến bao la theo cung cách rất khác hẳn. Thánh-nhân từng nói: tất cả
chúng ta được gộp chung vào cùng ơn cứu rỗi nhờ lòng thương mến vô vàn của
Chúa.
Thiên Chúa là Đấng duy nhất sống theo
phong cách trọn vẹn, toàn hảo. Ngài đến với ta như Đấng đã sử dụng ảnh hưởng
của vũ trụ đầy những điều tốt đẹp gửi thẳng đến ta. Nay, Ngài sống trong ta và
với ta. Đây không là chuyện viển vông, mơ hồ, mà là thực tại rất xác định.
Chính vì thế, ta thực sự có khả năng sống với Ngài và trong Ngài như người phục
sinh trỗi dậy, rất thích thú. Kết quả là, ta có quan hệ mật thiết với người
chung quanh và chẳng cần gì lợi ích tư riêng/vị kỷ để có được động thái sẻ san
với mọi người bằng vào những gì được Chúa san sẻ cho ta, và với ta.
Đây không nhất khiết chỉ nói về mặt tư
tưởng hoặc lý thuyết suông, thôi. Nhưng, vẫn là thực tại rất thật, và rất rõ.
Đó, là chứng cứ cụ thể về việc “Thần Khí Chúa” tác động lên ta và mọi người, để
mọi người và mọi sự lại sẽ nên đồng hình/đồng dạng với ta.
----------------------
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình
yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khó, đói rách, hiểm nghèo, bắt
bớ hoặc gươm giáo? Như có lời chép: Chính vì Ngài, mà mỗi ngày chúng con bị
giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh… Nhưng trong thử thách ấy, ta toàn thắng
nhờ Đấng đã yêu mến ta.
Đúng là thế. Tôi tin chắc: cho dù sự chết hay sự
sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, bất cứ sức mạnh
nào, trời cao hay vực thẳm hoặc bất cứ loài thọ tạo nào, không có gì tách ta ra
khỏi tình yêu của Thiên Chúa vẫn thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.”
(Rm 8: 35-39)
Rôma
Thật sai lầm, nếu có người lại cứ tưởng
rằng La Mã thời ấy –bây giờ gọi là Rôma- vẫn tràn ngập toàn người Ý. Thật ra
thì, người Ý khi ấy, chỉ đếm được không đầy 10% hoặc 12% dân số ở đây thôi.
Người xưa có nói: “Đám Orontes bao giờ cũng dồn về đồng bằng sông Tiber” hết.
Đó là điều cũng dễ hiểu. Bởi, điều này có nghĩa: lúc ấy, đã có đợt di dân tràn
đồng từ miền Đông kéo về tận xứ miền gọi là La Mã. Cũng có thể, một số người da
mầu/đen đuốc đã từng về nơi đó để sinh sống. Nhưng, Rôma ngày ấy không đông
lắm. Điều này, ai cũng thấy xảy đến rất thường tình từ thế hệ này qua thế hệ
khác, như cung cách sống động của những người nhất quyết quay về đây mà sống
cho tiện, thế thôi.
Thật ra, chúng ta cũng không biết gì
nhiều về giòng đời lịch sử vào lúc ban đầu. Ở thời điểm, mà hầu hết dân con Đạo
Chúa sống ở Rôma, lại cứ hỏi: ai là người dám tra tay dựng xây một thành đô hồ
đồ đến là thế? Thành đô này được xây dựng từ hồi nào mà sao chẳng có chứng cứ
lịch sử rõ rệt khả dĩ cho thấy thánh Phêrô là đấng sáng lập ra chốn miền thần
thánh linh thiêng ấy. Cũng chẳng ai lại cứ tin rằng có thánh tông đồ nào đó
từng dấn thân theo Chúa lại đã tác tạo nên chốn phồn hoa đô hội tựa hồ là thế.
Ngay đến thánh Phaolô ngài cũng đâu buộc phải đích thân đến những nơi hoặc
những vùng do mình thành lập để kinh lý hay kinh lược đến chộn rộn. Tuy vậy,
ông vẫn đến. Dù, có đến cũng chỉ để “thăm dân cho biết sự tình” một đôi ngày
rồi thôi. Thời thánh Phaolô, cộng đồng dân Chúa gồm cả người Do thái lẫn người
ngoài Đạo, nhưng hầu hết những người như họ đều thấy là các vị nào từng hồi
hướng trở về với Đạo Chúa lại không chỉ xuất xứ từ gốc nguồn Do-thái-giáo,
thôi.
Ở đây, ta cũng hiều: số tín hữu có
nguồn gốc Do-thái-giáo sống ở Rôma quả là khá đông. Tác giả Josephus ước định
khá rộng lượng là: giả như ta tính việc ấy bắt đầu từ năm thứ tư trước Công
nguyên, thì số người sống ở đây đếm được khoảng chừng trên dưới 8 ngàn người.
Trong khi đó, tác giả Philô lại cho rằng: những người sống ở nơi này từng sinh
hoạt bên sông Tiber mà người thời đó gọi là “Trastevere”; tức: một nơi
có đến 13 hội đường thường có những sinh hoạt đình đám, không hề thiếu. Nhưng,
khởi từ năm 41 sau Công nguyên, Hoàng Đế Claudius lại đã ra chiếu chỉ cấm mọi
người không được la cà/bén mảng hoặc tụ tập gặp gỡ ở chốn công đường, hoặc cả
nơi chính lộ cũng đều thế. Kịp đến năm 49, ông nhất định đòi tống xuất những
người này ra khỏi Rôma, vì họ có ý đồ làm loạn ngay ở thành đô mà người Ý khi
trước gọi là “vụ rối ở miền đồi Crestô.” Kịp đến năm 54, khi hoàng đế Claudius
băng hà, mọi người mới quay về chốn “đường xưa lối cũ” để tái lập một số sinh
hoạt cộng đồng, như thừa-tác-viên Priscilla và Aquila vẫn từng làm.
Lại thêm một sai lầm nữa, nếu ta cứ nói
đến “cộng đoàn dân Chúa” ở Rôma theo cung cách khách quan, lịch sử mà không có
chứng-cứ. Bởi, đoàn/nhóm Kitô-hữu ở đây, là một hoà trộn gồm những vị trước kia
từng theo Do-thái-giáo và cả những người kính sợ Chúa –tức dân con ngoài Đạo-
đều do thánh Phaolô gom nhặt từ các hội đường ở đây đó, rất quanh quất. Và,
thánh-nhân lại đã qui tụ các vị này cốt để thiết lập thành nhóm/hội cộng đoàn
con dân biệt lập. Thánh-nhân không gọi nhóm/hội của các vị này là hội thánh, ở số
ít, gồm các thừa-tác-viên nữ như Priscilla, Aquila tức các nữ-lưu vị-vọng
chuyên qui tụ và gom gộp bạn đạo từng sống ở đâu đó, rồi thu về một mối. Vị nào
hồi hướng trở về Đạo Chúa từ Do-thái-giáo cùng các vị có gốc đạo Do-thái sống ở
đó, cũng di dời khỏi Rôma từ năm 54, sau cái chết của hoàng đế Claudius. Dân
ngoài Đạo, vốn hồi hướng trở về Đạo lại muốn các vị này nên sống bên ngoài để
không dính dự gì với nhóm ở trong. Các vị, thậm chí còn muốn tống xuất cả những
người ấy ra khỏi cộng đồng dân Chúa cho đỡ “rách việc”. Thế nên, chẳng ai có ý
định lên đường rao giảng cho người Do thái giống như thế. Đồng thời, các vị lại
muốn nêu lý lịch của tín hữu thuộc Đạo Chúa vốn cứ dùng ngôn ngữ không phải là
tiếng Do thái. Thánh Phaolô không đồng ý chuyện này. Thế nên, người đọc thư
Rôma sẽ thấy là tác giả thư này không đả động gì đến những chuyện đại loại như
thế.
Trong số các vị chuyên đặt vấn đề, lại
thấy đưa ra một vài thắc mắc tràn lan nơi cộng đoàn, để các ngài lại sẽ hỏi:
sao Chúa chỉ chọn mỗi đất nước và con người Israel là dân tộc có giòng lịch sử
hào hùng vào buổi đầu như thế? Sao dân con nhà Đạo từng thiết lập giao ước với
Chúa lại vẫn chỉ là dân Israel hoặc Hội thánh, mà không mang tinh thần đạo của
cả một tổng thể rất gói gọn, để rồi tất cả sẽ biến hình đổi dạng ra như thế?
Thắc mắc này, được coi như hậu thuẫn chống đỡ cho thư Rôma do thánh Phaolô viết
rồi gửi cho các vị lâu nay sống ở đây.
Thánh Phaolô viết thư, là viết cho
cư-dân thị-thành ở nơi này bằng tiếng Hy Lạp, tức: thứ ngôn ngữ thực dụng vào
thời đó, khi thánh-nhân đặt chân lên đây lần thứ ba, ở vùng này, vào thời gian
khoảng từ năm 54 đến 58, tức 5 năm đầu triều đại Nêrô. Thánh-nhân viết, là viết
từ A-kai-ya, nơi có thủ-phủ nổi tiếng rất bê bết, là Côrinthô. Bạn đạo nơi đây,
như Gai-ô và Ê-ras-tô cũng đính kèm lời chào thăm hỏi ở thư này. Thêm vào đó,
còn có bạn đạo từng dấn thân ra đi làm công tác mục vụ cùng với thánh
Phaolô,là: Timôthê, Lucius, Jason, Sôsiphatê…và các vị sinh hoạt chung, tại
Côrinthô nữa. Ter-siô là người ghi chép những gì thánh Phaolô đọc cho ông ghi.
Chị Phêbê, người sống ở thủ phủ mang tên Kench-krê gần Côrinthô, là người đem
thư này đến người nhận.
Ở đây, tôi có nhận xét tương tự đề nghị
của một số vị lâu nay thường hay cho rằng: vào năm 64, có vụ cháy lớn ở Rôma
từng đốt sạch phân nửa thành đô nổi cộm, vì lúc đó bạo chúa Nêrô lên cơn làm
chuyện tày trời, rồi đổ lỗi cho người Đạo Chúa ra tay phóng hoả đến như thế.
Theo tôi, thì: sau khi đổ diệt cho người Đạo Chúa đốt trụi tài sản của chúng
dân rồi, quan quân ở đó lại đã ra tay trả đũa cách tàn bạo. Theo chỗ tôi hiểu,
thì: việc này càng làm cho tình thế căng thẳng đến cực độ, khiến quan quyền ở
đó trở thành đám hỗn quân hỗn quan không thể dừng tay được nữa. Và, bạo chúa
Nêrô lại vẫn tiếp tục bách hại thường dân vô tội khiến cộng đoàn tín hữu ở đây
đành chọn giải pháp chết vì Chúa, và cho Chúa. Tôi cũng nghĩ: thay vì đem chôn
hoặc bảo trì thánh tích của một Phaolô quyết sống chết vì Đạo ở nguyện đường
hoặc mộ phần nào tương tự, thì họ lại quẫn bách/hãm hại ông tựa hồ như người vô
danh tiểu tốt được quan viên vứt xác xuống huyệt mộ ở đâu đó chốn thành đô, xô
bồ, loạn náo. Kết quả là: thánh Phaolô đã thực sự trở nên hư vô/trống rỗng đến
tuyệt hảo. Riêng tôi không có bằng chứng cụ thể hoặc tài liệu nào khả dĩ xác
minh được những chuyện như thế; nhưng, cũng chửa biết chừng: mai kia mốt nọ lại
sẽ có người làm được chuyện đó! Và, tôi cũng không có tư cách để khẳng định
rằng: thánh-nhân đã qua đời tại “Tre Fontane”; rồi sau đó, bị bọn “đầu trộm
đuôi cướp” kia chặt đầu dùng đó làm thứ bóng đá mà tung/ném đến “3” lần. Câu
chuyện như thế chỉ là giả tưởng, tuyệt nhiên không mang tính khách quan lịch
sử, chút nào hết.
Thánh Phaolô viết lên chỉ một phần của
thư Rôma này thôi. Bởi, ông muốn hỗ trợ cho Rôma để còn đi Tây Ban Nha cho
“thoả chí tang bồng”. Và, ông lấy làm thích thú khi có cơ hội giao dịch với
cộng đồng ở nơi này. Và, đây là bức thư duy nhất được ghi chép trước khi ông có
dịp trở lại với cộng đoàn nơi đó.
Thư ông viết cho cộng đoàn ở đây cũng
từ tốn, khiêm nhu, có cân nhắc cẩn thận như một tuyên ngôn đã chín mùi, nhẹ
nhàng về những chuyện mang tính cảm xúc mà có lần ông từng bộc lộ vào thời
trước. Bộc lộ, đường lối Chúa hoạch định một thế giới mang tính tích cực hơn.
Bộc lộ, cả thắc mắc: sao Chúa lại mỗi hướng về với Cha bằng cả sự công chính để
duy trì kế hoạch Ngài ban một cách tốt đẹp, tuyệt diệu; hoặc: sao công cuộc
sáng tạo lại mang ý nghĩa của việc bộc lộ kế hoạch, vẫn tràn đầy việc Chúa biến
hình/đổi dạng ra như thế.
Để sự việc như thế có thể xảy ra, cũng
cần đến thứ “cắt bì nội tâm” ngõ hầu dân con mọi người mới nhận được những thứ
như quà tặng đơn thuần. Theo cung cách lịch sử, nhiều sự việc đã đi vào đường
lối giống như thế. Tất cả, đều như vậy. Thành thử, Thiên Chúa chỉ chọn mỗi dân
tộc đặc trưng là Israel qua đó mọi sự có thể xảy đến cách tích cực và như thế
mới chứng tỏ cho mọi dân nước thấy được đâu là vấn đề. Và, kế hoạch này không
đạt theo nghĩa thông thường của ngôn từ. Vì thế nên, có một người Do thái là
Đức Giêsu Kitô đã đến từ Thiên Chúa để thực hiện ơn gọi của Israel. Từ ngày
Ngài phục sinh/trỗi dậy, tất cả chúng ta mới có khả năng được sống tích cực như
thế, và sống tự do trọn vẹn. Và có thế, ta mới yêu Chúa, thương Đức Kitô,
Israel, thương mến mọi dân nước và mến thương mọi người. Và, thánh Phaolô đặt
tên cho tình yêu thương này là lòng mến thương agapè, tức cung cách yêu
đương như Thiên Chúa đương yêu mọi người.
Thánh Phaolô hiểu rõ rằng thế giới
quanh mình, đặc biệt tại La Mã, còn tăm tối, đầy bạo lực. Thánh-nhân lại cũng
biết rằng nơi đây cần được cảnh cáo về tình trạng hiện thời. Ông không đưa ra
thuyết lý nào đẹp như bánh vẽ. Ông cảnh báo sự việc xảy đến sẽ ở giữa hai tầm
nhìn về thế giới không thể ăn khớp với nhau. Nhưng cuối cùng, qua thư Rôma,
thánh-nhân nhấn mạnh rằng: tất cả phải tỏ ra tích cực. Tất cả phải yêu thương
nhau, và một ngày nào đó tình trạng tăm tối và bạo lực sẽ không không thể thắng
thế.
Thánh Phaolô không thiết lập nền thần
học tu đức nào dành cho dân thánh trong hệ thống của người đi Đạo. Thánh nhân
nói đến hệ thống La Mã và ông cũng cho họ biết về sự thể đã diễn ra rằng: hai
hệ thống này không thể hoà hợp, ăn khớp nhau được. Quan hệ giữa hai hệ thống
ấy, không thể nào có được sự hài hoà, chung sống. Và, ngôn từ về sự bất hoà này
rồi cũng sẽ đến, rất sớm thôi. Ông từng nói: “Hỡi La Mã! Ngươi không thể nào
chiến thắng được ai hết!” Quả thực, thì: đỉnh cao của những gì được thánh
Phaolô diễn tả nơi văn bản này vẫn là thành phần của niềm xác tín mang tính
chính trị. Đó không là những gì được thêm vào cho đủ nghĩa.
Sự chết, Phục sinh, Đóng đinh vào thập
giá, Trỗi dậy, Lời Nguyền/Chúc dữ, Tự do, Đau khổ, Yếu kém, Hành xử cách sầu
não, Tính khí dễ chịu và Tình yêu vào cuối đời… đều là ngôn từ có đổi thay,
nhưng ý nghĩa không thay đổi. Và, muốn lập thành danh bạ theo thứ tự nào đó
cũng cần có hành trình dài đằng đẵng. Theo tôi thấy, thư Rôma chừng như bắt đầu
vào lúc thư Galát đã được tác giả viết cùng lúc với phần cuối thư Côrinthô nữa.
Tất cả là tình thương, nhưng tình thương phải nói ra ngoài càng nhiều càng tốt.
Và, thư Rôma đã làm được việc này.
Thời gian thánh Phaolô lưu lại ở Êphêsô
là lúc ông viết lên bức thư Philípphê chính tại đây. Và, ông cũng viết thư gửi
cho dân thành Côrinthô cũng từ Êphêsô và một vài nơi khác chính vào lúc thư
Galát được hình thành. Ông đặt ý tưởng chính về tình thân thương agapè,
và nay –từ Côrinthô/Kench-krê ông lại viết về những tư tưởng rất chín mùi chung
quanh đề tài ấy.
Cùng một lúc, lại có một thứ âm thanh kiểu “đứt khúc” trong thư ông viết
cho dân thành Rôma. Ông sử dụng ngôn từ Hy Lạp được gọi là me genoito (tức:
phụ thêm vào) đến 10 lần. Ông còn lập đi lập lại các đoạn thư trong đó không
mang nhiều ý nghĩa và cũng không hoàn toàn mang tính gỡ múi thắt cho nó. Ông sử
dụng từ dikaiosune tou theou (tức: sự công minh chính trực của Thiên
Chúa) đến 60 lần. Ông cũng qui chiếu cơn giận dữ của Thiên Chúa mang ý nghĩa:
Thiên Chúa có thể xử phạt, nhưng Ngài lại không vô-hiệu-hoá một tuyệt đối nào
hết. Mãi về sau, ta có thể sử dụng nền thần học này để phân biệt ý nghĩa đúng
đắn của sự công chính/lòng Chúa xót thương từ ý nghĩa biểu trưng của sự nổi
giận rồi gán hết cho Chúa.
-------------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch