Chương 6
Ảnh-hình Đức Giêsu
và hình-ảnh cuộc sống của người đi Đạo
(Bài
28)
Đức Giêsu
và các truyện kể lớn
ở thánh kinh
Ba
truyện kể vừa rồi, cũng vẽ ra bức thông-điệp về Đức Giêsu và nền thần-học Kitô
giáo ở Tân Ước. Thông-điệp về Đức Giêsu, vẫn nói đến cuộc đời làm thân nô-lệ và
hành-trình lưu-lạc của dân Do-thái do “Khôn-ngoan qui-ước/phàm trần” tác tạo nên.
Và, cũng bàn về ý-nghĩa của sai-quấy, lỗi/tội cùng tính-chất bất tinh-tuyền do
hệ-thống tinh-anh tạo-thành. Các tác-giả Tân-Ước cũng đều nói đến ý-nghĩa cuộc đời,
cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu cùng các ảnh-hình rút từ ba truyện kể, ở đây.
Các
truyện kể cho thấy thần-học về bản-chất Đức Giêsu được bàn suốt trải qua nhiều thế-kỷ
trong quá-khứ. Qua nghiên-cứu về sự đền bù suốt 60 năm ròng, thần-học-gia Thụy-Điển
có tên là Gustaf Aulen đã định ra ba lý-chứng
trọng-yếu về cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu trong thần-học Đạo Chúa (*17).
Tác-giả
Aulen lại cũng biện-luận, rằng: nhờ vào
hiểu biết khi xưa về điều mà ông đặt tên là “Christus Victor” (tức “Đức Kitô toàn-thắng”), thì đây là ảnh-hình
giúp ta hiểu được trọng-tâm công-tác của Đức Kitô đã chiến thắng các “quyền-lực”
chuyên giam-hãm nhân-loại ở mãi trong tình-trạng nô-lệ, như: tội lỗi, nỗi chết và
ác thần/sự dữ. Tương-tự ảnh-hình diễn ra ở truyện kể dài về cuộc Xuất-hành, ảnh-hình
đây cho thấy tình-trạng nô-lệ của người dân đây và việc Đức Kitô giải-thoát con
người khỏi cảnh-huống ấy. Quyền-lực thế-giới chuyên giam-hãm con người trong
nô-lệ, lại đã mang ảnh-hình của một Pharaô tàn ác và một quốc-gia Ai-Cập to lớn
cỡ vũ-trụ.
Tác-giả
Aulen lại cũng gọi hiểu biết lớn-lao về
sự chết và sống lại của Đức Giêsu, là ảnh-hình của Khôn-ngoan “thay thế” hoặc “đối
tượng”. Ảnh-hình đây, định-vị nỗi chết của Đức Giêsu như một hy-sinh cao cả cho
các lỗi/tội của người phàm, khiến Thiên-Chúa ra tay tha thứ cách thực-thụ.
Tác-giả
Aulen còn cho biết: ngôn-ngữ diễn-tả nỗi
chết của Đức Giêsu ở Tân Ước, chỉ có tầm quan-trọng với Giáo-hội thời Trung Cổ,
thôi (*18). Rõ ràng là, ảnh-hình về nỗi
chết của Đức Giêsu được diễn-tả bằng truyện kể về hàng tư-tế, mỗi thế thôi.
Hiểu
thêm về nỗi chết và sự sống lại của Đức Kitô, cũng nên kèm theo một vài đổi
thay cho phù-hợp với truyện kể về “thời lưu lạc”, ở Cựu-Ước (*19). Có hiểu/biết thêm như thế, ta mới tạo
được chân-dung một Đức Giêsu không như Đấng “toàn-thắng” mọi quyền-lực thế-gian,
và cũng chẳng là sự “hy sinh cao cả” cho lỗi/tội của người phàm, cho bằng đó chỉ
để “tỏ bày” hoặc “bộc lộ” cho con người biết những gì còn che đậy, mà thôi.
Hiểu/biết
cách trọn vẹn, không đặt nặng trên sự thể bảo rằng: Đức Giêsu đã hoàn-tất điều gì đó vốn dĩ đổi thay cách
khách-quan lên mối tương-quan mật-thiết giữa Thiên-Chúa và loài người, cho bằng
chỉ nhấn mạnh vào việc Đức Giêsu muốn chứng-tỏ điều gì đó là có thật.
Điều
Ngài “bộc lộ” cho ta biết, cũng rất nhiều. Đôi khi, Giáo hội còn đặt trọng-tâm
vào sự việc Đức Giêsu “tỏ bày” cho mọi người biết: Thiên-Chúa là Đấng trông giống
thứ gì đó, như: Tình-yêu hoặc lòng Xót thương vô bến bờ.
Nhiều
lúc, đấng bậc vị vọng của Giáo-hội lại quá chú-trọng vào việc Đức Giêsu là “Ánh
sáng” soi dọi mọi con đường, cốt để mọi người ra đi mà “trở về nhà”, và rời xa bóng tối mịt mù vào những tháng/ngày lưu-lạc
nơi đất khách quê người.
Có
khi, các vị lại quá chú-trọng vào sự chết và sống lại của Đức Giêsu như để
tháp-đặt đường-lối “trở về nhà” bằng việc
diễn-tả tiến-trình tâm-linh, hầu giúp mọi người cất bước ra đi tham-gia trải-nghiệm
mối tương-quan đằm thắm với Thần Khí Chúa. Nhìn Đức Giêsu theo phương-án này,
Giáo-hội lại cứ muốn diễn-tả cách đậm sâu hơn là tháp-đặt “đường đi lối về” từ cuộc
lưu-đày, ở trần-thế.
Thêm
điều nữa, ba truyện kể ở trên dù có tầm quan-yếu đối với Đức Giêsu thế nào đi nữa,
thì phong-trào tín-hữu thời tiên-khởi và nền thần-học theo sau đó của Đạo Chúa
cũng như truyện kể của hàng tư tế, lại chiếm-hữu toàn-bộ mọi hiểu/biết dân-dã về
Đức Giêsu và cuộc sống người đi Đạo, mãi hôm nay.
Quả
là, ảnh-hình mọi người lâu nay được dạy về Đức Giêsu, cho thấy yếu-tố nòng-cốt
nơi sự việc Đấng Cứu-Chuộc phải chết đi là để hy-sinh cho các lỗi/tội của người
phàm, từ đó ta thể-hiện được việc Thiên-Chúa thứ-tha hết mọi người và coi đó là
sự thật. Bằng vào sự việc kể rằng “Đức Giêsu chết đi cho các lỗi/tội của ta”, tức:
cố ý diễn-giải ý-nghĩa tương-tự theo cung-cách truyện kể về hàng tư-tế.
Trọng-tâm
truyện kể đây, so với việc đi Đạo và giữ Đạo của tín-hữu Đức Kitô được minh-họa
không chỉ bằng vào ảnh-hình diễn-tả một Đức Giêsu giống hệt mọi người, như ta được
dạy hoặc bấy lâu nay từng biết đến. Nhưng, ta còn được bảo cho biết: Giáo-hội vẫn
buộc mọi tín-hữu đi Đạo phải thường xuyên xưng tội như một điều-kiện bắt buộc trong
qui-chế hành Đạo và giữ Đạo.
Nói
rõ hơn, bằng vào kinh-nghiệm riêng-tư, tôi lớn lên như mọi tín-hữu thuộc giáo-phái
Lutêrô, nghĩa là: cũng xưng tội và coi việc này như bổn-phận của mọi tín-hữu trong
sinh-hoạt phụng-thờ ngày Chúa nhật, và/hoặc khi đọc kinh thú tội ở đầu lễ như
được dạy:
“Con thú tội cùng Chúa bằng vào bản-chất đầy tội lỗi, bất
tinh-tuyền, và con trót phạm tội nghịch lòng Chúa qua tư-tưởng, lời nói, việc
làm. Bởi thế hôm nay, con chạy đến khẩn-nài lòng Chúa xót thương, ban cho con mọi
ân-huệ, con cầu cùng Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô con Chúa, Chúa chúng con.”
Lời
kinh trên, có lẽ đã đổi thay tùy người và tùy thời, nhưng xưng thú lỗi/tội như
thế vẫn là thành-phần Giờ kinh Phụng vụ ngày Chúa Nhật, mà hầu hết các nhánh/phái
Thệ Phản vẫn thực-thi. Việc chú-trọng vào chuyện xưng thú tội/lỗi còn lớn lao
hơn, đối với đạo Công giáo, bởi lẽ Công-giáo là đạo-giáo vẫn đưa việc đó vào thể-chế
phụng thờ mãi lâu nay. Và, xưng thú mọi lỗi/tội đã trở-thành chuyện bắt buộc ở Đạo
này, cũng từ lâu.
Thành
thử, truyện kể hàng tư-tế về các lỗi/tội cùng những sai quấy và chuyện hy-sinh/tha-thứ
đương nhiên trở thành truyện hàng đầu, đã tạo mẫu để mọi người biết mình là ai?
Phải chăng ảnh-hình mình hiện có, đều diễn-tả diện-mạo Đức Giêsu và những gì
Chúa đòi hỏi, cũng như đời sống tín-hữu trong Đạo mình?
Tôi
vẫn quan-trọng-hóa truyện kể hàng tư-tế, coi đó là việc thiết-yếu/trọng-đại, thế
nên tôi còn thừa-nhận uy-lực và ý-nghĩa tích-cực, ở trong đó. Ảnh-hình Đức
Giêsu được coi là Đấng hy-sinh vì tội lỗi con người, là dấu-hiệu nói lên lòng
Chúa xót thương con người lớn lao biết chừng nào, hệt như câu kinh ta đọc từ hồi
nhỏ, tóm-tắt bằng những câu đại-để bảo rằng: “Chúa thương yêu thế-gian đến độ Ngài hy-sinh Con Một Ngài cho thế-gian.”
(*20)
Ý-nghĩa
của truyện kể hàng tư-tế quả thật giản-dị. Nó trực tiếp nhắm thẳng vào cội rễ mọi
sự, để chứng-minh rằng: mọi người chúng ta được công-nhận bằng vào tư-cách của
mỗi người và mọi người. Lời lẽ trong ca vịnh xưa ở Tin Mừng từng hát rằng: “Ngài chấp-nhận con, dù con có ra như thế
nào đi nữa” cũng đã mang mục-đích rất tương-tự.
Thiên
Chúa vẫn thương-yêu ta, dù ta có ra thế nào đi nữa. Với Ngài, mọi người chúng ta
đều là những con người phàm-tục đáng quí-trọng. Truyện kể hàng tư tế, còn nói
lên một điều nữa, là: suy-tư của ta về các lỗi/tội hoặc sai sót/bất-toàn, không
có chỗ đứng trong mối quan-hệ mật-thiết giữa ta và Thiên-Chúa. Điều này, còn có
nghĩa: đã có khởi đầu mới, nên ta không cần ở mãi trong thân-phận tôi đòi, hoặc
làm thân nô-lệ do gánh nặng của quá-khứ tạo cho ta.
Một
số người có vấn-đề về tội lỗi hoặc mang tâm-trạng tiêu-cực, lại cứ nghĩ: mình không
xứng-đáng được Chúa cứu-vớt, nên càng phải xem xét cho thật kỹ thông-điệp này,
hơn.
Tuy
nhiên, khi truyện kể hàng tư-tế trở-thành chuyện chính thu-hút mọi người hoặc trở
nên câu truyện duy-nhất để ta tưởng-tượng hoặc có được ảnh-hình về Đức Giêsu và
cuộc sống người tín-hữu, lại có giới-hạn cũng nghiêm trọng.
Quả
thật, dùng tự-vựng “giới hạn” đây,
xem ra cũng hơi yếu ớt, không đủ diễn-tả sự thật đề-cập ở đây. Khi việc chiếm
toàn-bộ nỗi-niềm suy-tư của người đi Đạo, thì nó lại tạo ra nhiều “méo mó/trẹo
trọ” khác, trong hiểu/biết cuộc sống của tín-hữu Đạo Chúa (*21). Tôi sẽ tuần tự liệt kê đầy đủ 6 loại
méo mó này, ở các trang viết về sau.
Truyện
kể hàng tư-tế, đã khiến ta hiểu một cách thiếu xót về cuộc sống người Kitô-hữu vẫn
cứ được lập đi lập lại mãi, và cả đến vòng quay tội/lỗi cũng như mọi sai quấy và
sự thứ tha. Các Chúa Nhật trong tuần, bao giờ cũng thế, ta đều được giải-hòa khỏi
mọi lỗi/tội thêm lần nữa, trong suốt tuần và chu-kỳ này vẫn còn tiếp-diễn mãi về
sau.
Bởi
thế nên, truyện kể hàng tư-tế thường không tạo điều gì thêm, cả khi bà con ta được
chấp-nhận rồi, thì còn gì để nói thêm nữa bây giờ!
Hệt
như thế, việc này tạo một hiểu/biết thụ-động về cuộc sống của người tín-hữu Đức
Kitô, ít nhất theo hai nghĩa. Một, là nó dẫn ta vào tính thụ-động về chính cuộc
sống đạo-đức, thay vì hiểu rõ cuộc đời người như tiến-trình đổi thay tinh-thần,
nó lại nhấn mạnh vào việc tin-tưởng rằng Chúa đã thực-hiện những gì Ngài cần hiện
thực cho ta. Hai nữa, nó lại dẫn đưa ta vào tính thụ-động của mọi nền văn hóa.
Mọi
người đều thấy được chuyện này, bằng cách tưởng-tượng xem tầm-nhìn của ta về cuộc
sống người tín-hữu có khác biệt gì chăng nếu các công-tác mà Giáo hội thực-hiện
đều-đặn, lại vẫn bao gồm việc mô-tả điều-kiện sống của con người vẫn tuôn chảy
từ hai truyện kể còn lại; hoặc thay vào đó, thay thế nó bằng việc xưng thú các lỗi/tội,
nên mới ra thế.
Lại
sẽ ra sao, nếu ta buộc phải nói: “Chúng
tôi vốn dĩ là đám nô-lệ cho Pharaô ở Ai Cập, nay xin Ngài giải-thoát cho!” hoặc
cứ bảo: “Chúng tôi đang sống ở Babylon,
nên xin Ngài giải-thoát chúng tôi ra khỏi nơi đó?”
Ta
hẳn biết rõ lý do tại sao Giáo hội mình, suốt nhiều thế-kỷ, vẫn là Giáo-hội
chính-tông của nền văn-hóa phương Tây chuyên nhấn mạnh chuyện xưng thú mọi lỗi/tội
hơn bảo rằng: nền văn-hóa mà chúng tôi đang sống ở trong đó, là thứ văn-hóa Ai
Cập hoặc của Babylon, mà thôi. Truyện kể hàng tư-tế, là câu truyện thuần-thục
theo cung-cách chính-trị. Các truyện kể về cuộc sống làm thân nô lệ Ai Cập và thời
lưu lạc kéo dài ở Babylon, là truyện kể về “Khôn-ngoan lật đổ” theo văn-hóa.
Truyện
kể hàng tư-tế, lại có khuynh-hướng dẫn ta đi đến cảm-thông hầu hiểu rằng: Đạo
Chúa trước nhất là đạo-giáo đề-cập đến đời sau. Vấn-đề cốt-yếu ở đây, trở-thành
việc sống sao cho phải lẽ đối với Chúa trước khi lìa đời, tức: hãy tin-tưởng
ngay từ bây giờ để được hưởng phần rỗi Chúa ban, vào đời sau.
Truyện
kể hàng tư tế, lại cũng tạo ảnh-hình Thiên Chúa trước nhất như Đấng làm luật và
vị Thẩm-phán quyết-định hết mọi sự. Việc Chúa đòi hỏi, ta phải thực hiện cho bằng
được thể theo ý-định của Ngài và bởi ta không thể làm như thế, nên Chúa mới khoan-dung
thực-hiện việc hy-sinh/cứu-độ để rồi mọi đòi buộc như thể sẽ trở-thành hiện-thực,
thôi.
Lại
nữa, hy-sinh như thế lại cũng tạo nhiều đòi-buộc thêm nữa, tức: Thiên Chúa chỉ
tha-thứ những ai tin-tưởng rằng Đức Giêsu khi xưa đã hy-sinh hết mọi sự và Ngài
sẽ không tha-thứ cho những ai không tin-tưởng việc đó. Việc Chúa thứ-tha, lại
đã trở-thành phụ-thuộc hoặc có điều kiện. Điều này không chỉ ban cho các kẻ tin
mà thôi, nhưng chỉ tồn tại đến khi nào hối-nhân phạm tội lần nữa, và khi ấy mọi
lỗi/tội của con người mới được gỡ bỏ, khi kẻ phạm lỗi biết đường mà sám hối.
Thành
thử, dù truyện kể hàng tư tế có bảo rằng: Thiên Chúa là Đấng khoan-dung vô bến bờ
đi nữa, nhưng nó lại cứ đặt lòng khoan-dung của Ngài vào tận bên trong hệ-thống
gồm nhiều đòi-buộc hoặc luật-lệ do người phàm đặt ra. Ảnh-hình bao-quát về mối
tương-quan giữa Chúa và ta, đã thành thứ ẩn-dụ vốn mô-tả Chúa là Đấng Ban Ơn nhưng
lại ép buộc nhiều đòi-buộc còn gắt gao hơn. Truyện kể hàng tư tế, thường đặt “Khôn-ngoan
lật đổ” của Đức Giêsu vào với “Khôn-ngoan qui-ước” của tín hữu Đạo Chúa có từ
lâu.
Hơn
nữa, truyện này thật rất khó, để ta tin. Ý-niệm bảo rằng: Người Con độc-nhất của
Chúa đến với thế-gian là để trao tặng sự sống của Ngài như một hy-sinh cao cả cho
lỗi/tội của nhân loại; và rằng: Thiên-Chúa không thể tha-thứ cho ta, mà lại
không có sự kiện như thế diễn ra. Và thêm nữa: ta chỉ được cứu nếu biết tin-tưởng
vào chuyện này, mà thôi. Nói tóm lại, tất cả đều là chuyện khó tin do con người
bày đặt.
Hiểu
theo cách ẩn-dụ, thì truyện kể hàng tư-tế đây rất có uy-lực. Thế nhưng, nếu xét
cho kỹ, thì đây là cản-trở đậm/sâu trong việc chấp-nhận thông-điệp của Chúa. Với
nhiều người, điều này đơn-giản chỉ có nghĩa, là: chẳng gì có ý-nghĩa; bởi thế
nên, tôi đây thiết nghĩ: ta cũng nên tỏ ra thẳng thắn và minh-bạch, về chuyện này.
Cuối
cùng, lại có thêm vấn-đề về “truyện kể hàng tư tế” nữa, đó là: nhiều người
không cảm thấy sai trái gì hết. Thật cũng khó cho họ, để biết phải làm gì trong
trường hợp này. Có thể, nhiều người khác cũng đã cảm thấy mình có tội, dù không
mang mặc-cảm nào hết. Có vị, lại thấy lỗi/tội không là vấn-đề trọng-tâm cuộc sống
của họ, dù họ cảm thấy có vấn-đề gì đó về chuyện làm thân nô-lệ cho ai hoặc cho
lập-trường tư-tưởng nào đó, hoặc có cảm-giác khá mạnh về việc tha-hóa và sự chia-cách
giữa những người cùng một niềm tin. Với những người như thế, thì truyện kể hàng
tư tế chẳng có gì để họ bận tâm hết.
Nếu
quan-niệm rằng: ta phải nói cho họ biết những chuyện như thế, há nào bảo cho họ
biết rằng: khi xưa ông Môsê hẳn đã phải kinh qua Ai Cập và nói với đám nô lê
người Do-thái, rằng: “Này hỡi các con, tội
của các con đã được hóa-giải rồi!” thì khi ấy, có lẽ những người Do-thái ấy
hẳn sẽ trả lời rằng:
“Cái gì? Những thứ này có gì liên-quan đến bọn tôi đâu chứ?
Chuyện của chúng tôi đâu phải bảo rằng: chúng tôi là kẻ có tội, các ông có
khùng không đó? Vấn đề của chúng tôi lâu nay, là: chúng tôi đều làm thân nô-lệ
về nhiều thứ, thảy đều bị Pharaô chèn ép, có thế thôi!”
Thành
ra, chuyện ấy áp-dụng cho cả ta nữa, vào thời hôm nay. Bởi, với một số người
thì: vấn-đề trọng-tâm cuộc sống không phải là chuyện đã phạm tội hoặc vướng nhiều
sai trái cho bằng làm thân nô-lệ cho ai? Về việc gì? hoặc, làm nạn-nhân của một
Pharaô này nọ hoặc sao đó. Với họ, thông-điệp về tội/lỗi và sự tha thứ có ý-nghĩa
gì không?
Rủi
thay, mọi sự vẫn thường có nghĩa bảo rằng: “Anh/chị
phải tha thứ cho người nào đó từng khiến anh/chị trở-thành nạn-nhân của thứ gì
đó…” trong khi điều mà nạn-nhân cần đến lẽ đáng phải là câu nói bảo rằng: “Ý-định của Chúa đâu có ý khẳng-định là
anh/chị vẫn phải chịu tự giam/hãm mình trong trạng-huống làm thân nô-lệ cho một
(hoặc bất cứ) thứ Pharaô nào như thế.” Hoặc, giả như vấn-đề trọng-tâm là việc
tha-hóa và vô nghĩa-lý, cũng như thông-điệp mà mọi người cần nghe/biết, đó
chính là câu nói bảo rằng: “Đâu phải ý-định
của Chúa bắt anh/chị phải kẹt mãi ở Babylon, cũng chẳng phải là ý-định của Chúa
cứ bắt anh/chị một thân một mình vãn-than mãi trong tình-trạng lưu-đày, ở đó
đâu!”
Nay
thì, truyện kể hàng tư-tế đây phải được hiểu như một trong ba phương-cách để
nhìn cuộc sống người tín-hữu Đức Kitô, đúng hơn là cách đầu tiên, hoặc các khó
khăn có từ đó đã biến mất từ lâu rồi. Ta thấy được chuyện này bằng việc định-vị
bốn yếu-tố mà các truyện kể lớn lao được Kinh thánh sẻ san cho mọi người biết.
Trước
nhất, tất cả những thứ đó đều là truyện kể về sự khổ đau và trạng-huống mà con
người trải-nghiệm khi xa-cách Chúa mãi. Theo truyện kể về cuộc xuất-hành rời Ai
Cập, ta sống cuộc sống lao-động cật-lực ở Ai Cập, làm thân nô-lệ cho vua
quan/lãnh chúa đã tha-hóa. Thể theo truyện kể về cuộc lưu-đày này, thì ta cũng
đang sống tại Babylon, xa cách cả trọng-tâm cuộc sống và sự thương-mến ở trong
ta. Theo truyện kể hàng tư-tế, cuộc sống của ta bị đánh-dấu bằng các sai-sót, hổ-nhục,
ý-nghĩ tiêu-cực về chính mình và trải-nghiệm sự xa-cách Chúa do các mặc-cảm ấy
tạo nên.
Thứ
hai nữa, tất cả mọi thứ như thế tạo khẳng-định không chỉ về điều-kiện sống của
con người mà thôi, nhưng cả về Thiên-Chúa nữa. Đó là truyện kể về Thiên-Chúa,
chứ không chỉ về mỗi ta và các truyện này tại chân-dung Thiên-Chúa là Đấng
can-dự vào cuộc sống của con người. Vẫn
có quyền-uy tạo giải-thoát đến cho ta, một lằn sáng soi dọi mọi tăm tối vẫn mời
gọi ta trở về nhà từ cuộc lưu-đày này nọ, một hiện-diện đầy tình thương vẫn chấp-nhận
ta dù ta có ra thế nào đi nữa, dù có thể là ta chưa biết đến mời gọi ấy.
Thứ
ba, tất cả các thứ ấy cuối cùng đều là truyện kể về một hy-vọng. Thông-điệp
mang tính kiên-định này cốt ý bảo rằng: Thiên-Chúa không định trước điều-kiện sống
rất hiện tại của ta chút nào hết, nhưng Ngài chỉ mỗi định-liệu đôi điều cho
chúng ta, theo cách khác.
Tất
cả mọi sự việc như thế đều nói về một khởi đầu mới do Ngài định-liệu. Truyện kể
về cuộc xuất-hành rời Ai-Cập là để nói lên sự việc giải-tỏa con người khỏi cảnh-huống
làm nạn-nhân và làm thân nô-lệ của bất cứ thứ gì. Truyện lưu-đày rày đây mai
đó, lại cũng khẳng-định tin vui an-bình về việc “trở về nhà” và truyện kể hàng
tư-tế lại cũng khẳng-định rằng quá-khứ của ta không phải là lời cuối nói về ta,
chút nào hết.
Điểm
thứ tư và cũng là điểm cuối, chứng-tỏ điều này, là: mọi truyện đều kể về một
hành-trình. Việc này, tự thân, minh-chứng sự việc xuất hành và câu truyện kể về
cuộc sống lưu-đày rày đây mai đó của mọi dân nước. Mỗi điều, mỗi chuyện đều tạo
ảnh-hình về cuộc sống đạo-đức không như vòng xoay cứng ngắc của lỗi/tội, sai
sót và sự tha thứ, nhưng như một hành-trình.
Đó
là hành-trình dẫn đưa mọi người ra khỏi thứ Ai-cập và Babylon đi vào chốn miền
hoang-dã. Đó cũng là hành-trình về một giải-thoát và quay trở về. Là,
hành-trình hướng về Chúa và đến với Chúa. Thành thử, cũng hệt thế, truyện kể
hàng tư-tế hiểu cho đúng, sẽ phải là
truyện kể về một hành-trình, như đã định.
Chính
trong kinh thánh, mọi qui-định tạo-hình cho đời tư-tế và sự hy-sinh (từ đó, lại
cũng biến truyện kể hàng tư-tế thành một thể-chế rất công-khai) được dàn dựng
trong bối-cảnh truyện kể về một hành-trình ở bất cứ nơi nào ta biến nó thành
hành-trình. Hơn nữa, việc tiếp-nhận lai-lịch mới do truyện kể hàng tư-tế đề ra,
tức bảo rằng: tôi đây được Chúa yêu thương và chấp-nhận, tức: một tiến-trình kéo
dài nhiều năm. Bởi, chính tiến-trình ấy, lại cũng là hành trình nữa.
Thành
thử, ngay cả truyện kể hàng tư-tế lại cũng là câu truyện kể về một hành-trình.
Khi câu truyện ấy được tách rời khỏi các truyện kể về hành-trình này khác ở
thánh kinh vốn đưa dẫn tới việc bóp méo và làm kiệt quệ đời sống người tín-hữu
mà tôi có bàn ở các trang trước.
Thành
thử, ta có tất cả là ba câu truyện kể lớn để định-dạng cuộc sống đạo đức của mỗi
người và mọi người. Ta lại có thể suy-tư từ các truyện như thế để rồi tạo ra một
hành-trang dụng-cụ cho công việc mục-vụ, qua đó mỗi người nói lên một chiều-kích
khác nhau về điều-kiện sống của con người.
Một
số người có nhu-cầu được giải-thoát. Người khác lại có nhu-cầu trở về nhà, bởi
nhiều người vẫn cần có nhu-cầu chấp-nhận. Nhưng, bên dưới các khác biệt ở truyện
kể nói trên, tất cả vẫn định-dạng cuộc sống đi Đạo như một hành-trình có tính
chất đào sâu và thay đổi mối tương-quan với Thiên-Chúa, mà thôi.
(còn
tiếp)
Gs Marcus J. Borg
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch.