Chương 2
Đâu nào dáng vẻ của Con Người
(bài 10)
Đời sống Giáo hội
tháp-nhập vào trong Chúa
Có
hiểu Đức Giêsu là Đấng bậc linh-thiêng/lành thánh như thế, ta mới am-tường việc
tháp-nhập đời sống Giáo-hội hôm nay vào với Ngài. Và, việc này cũng ảnh-hưởng lên
việc ta nhìn-nhận Đức Giêsu, Thiên-Chúa và nhận ra đời sống tín-hữu như thế nào.
Ảnh-hình
Đức Giêsu trước ngày Phục Sinh như Đấng
bậc từng trải-nghiệm Thiên-Chúa lại khác với những gì mà mọi người lâu nay hiểu
về Ngài. Điều này, cũng khác với ảnh-hình Đức Giêsu mà tôi có từ hồi nhỏ cứ
nghĩ Ngài là Thiên Chúa, tức một hiểu/biết mà đến hôm nay nhiều vị trong Giáo hội
vẫn duy-trì hiểu/biết ấy nên hỏi: “Anh/chị
có tin Đức Giêsu là Thiên-Chúa không?”
Ảnh-hình
Đức Giêsu ở đây, cho thấy trả lời cho câu hỏi này, chắc chắn rồi sẽ bảo: “Không!
Nếu ảnh-hình đó biểu-hiện một Đức Giêsu
trước ngày Phục Sinh” (*41)
Cũng
thế, phác-hoạ đây, lại cũng khác với ảnh-hình Đức Giêsu Đấng tin-tưởng mạnh-mẽ
(tuy sai sót) vào Thiên Chúa, vốn cũng là niềm tin của tôi về Đức Giêsu lúc Ngài
mới trưởng thành. Phác-hoạ về Đức Giêsu như Đấng Linh-thiêng/lành thánh cũng cho
thấy: Ngài không chỉ là Đấng bậc tin-tưởng mạnh-vào Thiên-Chúa thôi, nhưng còn là
Đấng biết rõ Thiên-Chúa, nữa.
Phác-hoạ
này, ảnh-hưởng lên những gì từng hỏi: sao ta thấy Ngài dõi theo tầm nhìn khác hẳn,
tức: nhìn Đức Giêsu như Đấng bậc Lành thánh/hạnh-đạo theo tầm nhìn của tôn-giáo
có văn-hoá đính kèm, lại sẽ gây nguy-hại cho niềm tin cho rằng Ngài là Đấng
Duy-nhất nối-kết với khái-niệm nhất quyết bảo: Đạo Chúa độc-quyền nắm bắt sự thật
và Đức Giêsu là “Con Đường độc-đạo” ta biết được. (*42)
Ảnh-hình
tôi phác-hoạ về Đức Giêsu, lại cũng khác. Đúng hơn, đây là mặc-khải đặc-thù về
Thiên-Chúa, Đấng Trung-gian nối-kết Bậc Lành thánh. Đó, còn là tầm nhìn vốn loại-bỏ
tính-cách “Duy-nhất” của Đức Giêsu và truyền-thống Kitô-giáo. Điều này, theo
tôi, sẽ cộng thêm vào tính cách đáng tin cậy của hai bên.
Nói
cho ngay, một khi sự thật ở truyền-thống Đạo Chúa được nối-kết với lập-trường bảo
rằng mặc-khải Chúa gửi chỉ thấy có ở truyền-thống (và là truyền-thống
Do-thái-giáo vào lúc trước), rồi đến thời sự thật ấy, với tôi, lại sẽ không giống
như thế. Làm sao quí vị này lại cứ nghĩ rằng Thiên-Chúa chỉ nói với và nói qua
một nhóm người đặc-thù mà thôi, và nhóm này có là nhóm/hội của ta không? Quả thật, tôi có thể tuyên-bố mạnh hơn nữa, là: điều
đó trở-thành chuyện không thể xảy ra cho tôi để tin vào điều này. Tuy nhiên,
tôi thấy ảnh-hình Đức Giêsu như Đấng linh-thiêng/lành thánh càng đáng tin cậy
hơn.
Lại
cũng có người giống như thế và Đức Giêsu là một trong số những người ấy. Họ thực
sự đã trải-nghiệm về đấng linh-thiêng, lành thánh, về Thiên-Chúa – và Đức Giêsu
là một trong các Đấng nhất quyết rằng Thiên-Chúa là thực-tại đầy kinh-nghiệm.
Điều
này dẫn đến các hàm-ngụ khác vốn dĩ hỏi rằng: ta nghĩ gì về Thiên-Chúa. Tình thật,
tôi buộc phải công-nhận là các trải-nghiệm về đấng thánh-thiêng không chứng-tỏ
thực-tại Thiên-Chúa (dù tôi thấy những điều này còn thú-vị và đáng thuyết-phục
hơn bất cứ “bằng chứng” nào khác về sự hiện-hữu của Thiên-Chúa).
Thế
nhưng, mọi người lại cứ lấy các kinh-nghiệm này như một mặc-khải về đường-lối của
mọi sự việc nhằm biểu-lộ đấng thánh-thiêng, như tôi vẫn làm cho chính mình, tất
cả các sự việc như thế đều hàm-ngụ sự thể là ta nghĩ về Thiên-Chúa ra như thế
nào.
Các
sự việc này thách-thức đường-lối nói chung mà mọi người thường nghĩ về
Thiên-Chúa và mời gọi ta có đường-lối khác-biệt để mường-tượng Thiên-Chúa. Lối
hiểu/biết thông-thường nhất về Thiên-Chúa của Giáo-hội –cũng như văn-hoá của
ta- đều mang tính hữu-thần hoặc siêu-nhiên.
Nói
cho cùng, thì phái hữu-thần quan-niệm Thiên-Chúa như hữu-thể siêu-nhiên “ở trên
ấy” Đấng tạo-thành trời đất bấy lâu nay, từng thiết-lập luật thiên-nhiên theo
cung-cách ra lệnh cho nó và nay không còn việc việc để làm cho thế-giới này nữa.
Cung-cách
hình-tượng Thiên-Chúa theo lối siêu-nhiên lại cũng xem Thiên-Chúa như hữu-thể “ở
bên trên” chỉ khác thuyết hữu-thần tự-nhiên ở mỗi điểm là khẳng-định rằng
Thiên-Chúa đôi-lúc cũng can-thiệp một cách siêu-nhiên vào thế-giới này (đặc-biệt
ở các sự-kiện được ghi chép trong Cựu-Ước và Tân-Ước). Khác-biệt giữa hai tầm
nhìn này, gồm sự việc chúng có nhiều điểm rất tương-đồng, ở chỗ: cả hai đều do
từ lằn sáng soi dọi những muốn cất bỏ Thiên-Chúa ra khỏi thế-giới này. (43)
Cả
hai đều mang ví-dụ từ “thần-linh ở thuyết hữu-thần’ vốn dĩ mường-tượng
Thiên-Chúa như hữu-thể tách rời khỏi thế-giới hữu-hình, việc đó trước nhất như
một thực-tại siêu-thoát. Cả hai đều nhấn mạnh lên sự việc niềm tin-tưởng như nền-tảng
để khẳng-định sự hiện-hữu của Thiên-Chúa Đấng chắc chắn không ở đâu đó, quanh
chúng ta.
Ảnh-hình
Thiên-Chúa đi chung với sự hiểu biết Đức Giêsu như Đấng bậc linh-thiêng/lành
thángh lại hoàn-toàn khác-biệt. Hiểu đúng hơn là một chi-tiết của niềm tin,
Thiên-Chúa trở-thành một thực-tại đầy trải-nghiệm. Truyền-thống Do-thái-giáo
trong đó Đức Giêsu đứng lên nói về những vị “nhận biết” Thiên-Chúa, và ngôn-từ
Do-thái-giáo về hiểu/biết mật thiết cũng
y như từ-vựng được sử-dụng nói về việc ăn nằm xác thịt. Thiên-Chúa có thể được biết đến theo cách trực-tiếp và mật-thiết
như thế, chứ không chỉ mỗi tin vào mà thôi.
Kinh-nghệm
của đấng bậc linh-thiêng/lành thánh nói chung và về Đức Giêsu theo cách riêng
cho thấy ta không nên hiểu Thiên-Chúa như Đấng Tạo-hoá ỡ mãi đâu xa khỏi thế giớ-giới
thực-tại này, nhưng Ngài được mường-tượng là Đấng đang quanh-quẩn ở bên ta,
-như “ở trong Ngài ta đang sống, cũng như di-dời và có được sự hiện-hữu”, như
sách Công-vụ Tông-đồ viết ra thành chữ gán cho ông Phaolô là tác-giả. (*44)
Cũng
trong cùng một khuôn-khổ như thế, Đức Giêsu trước
ngày Phục Sinh lại trở thành bằng-chứng đầy quyền phép đối với thực-tại và
tính cách hiểu/biết của Thiên-Chúa.
Cuối
cùng ra, ảnh-hình Đức Giêsu như đấng bậc linh-thiêng/lành thánh cũng hàm-ngụ
ý-tưởng hỏi rằng ta nghĩ thế nào về cuộc sống người tín-hữu Đức Kitô. Ý-nghĩ
này, tập-trung lên sự sống người Kitô-hữu ra khỏi việc tin tưởng vào Đức Giêsu
hoặc tin vào Thiên-Chúa Đấng có tương-quan với cùng một Thần Khí mà Đức Giêsu nhận
biết. Đây là điều mà tôi từng nhấn mạnh ở cuối chương 1 và điều này sẽ còn hiện
thêm lần nữa trong sách tôi chủ trương trương rằng: đời sống Kitô-hữu tách rời khỏi
niềm tin vào Thiên-Chúa Đấng có tương-quan với chính Ngài.
CHÚ
THÍCH:
1.
Giai-đoạn
đầu ở công-trình của Nhóm “Chuyên Đề Về
Giêsu” (tức: về lời Đức Giêsu nói) sẽ được in theo mã-sắc Tin Mừng, tức: lời
Ngài nói sẽ được tô thành 4 mầu tương-ứng với phiếu bầu/chọn của nhóm “Chuyên Đề về Giêsu” như ở cuốn The Five Gospels: The Search for the
Authentic Words of Jesus (New York Macmillan, dự trù in vào đầu năm 1994;
Tin Mừng thứ 5 là của Tôma). Giai-đoạn hai của công-trình này được cho in là để
nhấn mạnh vào hành-xử của Ngài.
2.
Xem
Helmut Koesler và Stephen J. Patterson, “The Gospel of
Thomas: Does It Contain Authentic Sayings of Jesus?” Bible Review, tháng 4/1990 tr. 26-39. Cũng nên xem thêm Stevan Davies, The Gospel of Thomas and Chriostian Wisdom (New
York: Senbury, 1983): John S. Kloppenborg
et al., Q Thomas Reader (Sonoma, CA:
Polebridge, 1990) và Marvin Meyer, The
Gospel of Thomas (San Francisco, HarperSanFrancisco, 1992).
3. Xem Elisabeth Schũssler Fiorenza, In Memory of Her (New York:
Crossroad, 1985), tr. 105-6, trong đó tác giả nói về một người bạn đã cố gắng
thuyết phục lớp tráng niên trong giáo xứ của bà ta nên đã bảo: “Đức Giêsu là người Do-thái-giáo, viết ra
đây chỉ để xem có ai phản-ứng điều gì không”… “Nhưng, Mẹ Ngài chắc chắn là không”.
4.
Dịch
từ E. Hennecke và W. Schneemelcher, tác giả cuốn “New Testament Apocrypha (Philadelphia:
Westminster, 1963-65), tập 1 tr. 393. Trong tập sách xuất hiện trước lúc đoạn
này được ghi chép, thì Trẻ Giêsu có nói với trẻ bé kia rằng: “Ngươi là tên ma-đầu vô-đạo… ngươi sẽ ra khô
đét như cây kia và sẽ không còn đâm mầm nẩy lộc, và cũng chẳng đâm rễ sâu hoặc
cho hoa trái gì hết.” Và, trẻ kia “hoàn
toàn trở nên khô đét cách, ngay tức thì.” Tin Mừng Tôma về Thời Thơ Ấu (giống
Tin Mừng có từ thời cộng-đoàn tiên-khởi) nay có thể truy-cập ở The Complete Gospels, nxb Robert J.
Miller (Sonoma, CA: Polebridge, 1992).
5.
Câu
chuyện Tin Mừng Luca kể về việc Đức Giêsu, lúc lên 12 tuổi, đã làm cho các bậc
thày ở Đền Thờ ra kinh ngạc, có lẽ đoạn kể này nói lên giai-đoạn mới chớm của
tiến-trình bàn ở đây.
6. Truyền-thuyết xưa nay tìm cách lấp đầy
các giai-đoạn thiếu sót gọi là “Những năm
tháng âm thầm của Đức Giêsu”. Rất nhiều vị, cứ nghĩ là Ngài đi Ấn Độ hoặc đã
chạm trán các thừa sai Phật giáo tại Alexandria, Ai Cập; hoặc Ngài tìm cách học
xảo-thuật với các ảo-thuật gia người Ai Cập; hoặc Ngài tham gia làm thành-viên
cộng-đoàn Qumran toạ lạc bên bờ Biển Chết. Nhưng, các giả thuyết trên đều là những
lời đồn đoán mang tính giả-định, thậm chí có người còn nói: “Có thể nói nôm na ra là: mọi sự đều là giả-định;
nhưng tại sao người ta lại cứ nghĩ như thế?” Ta có thể thuật bất cứ thứ gì gặp
thấy nơi Đức Giêsu mà không cần đặt giả-thiết ngoài truyền thống Do-thái-giáo.
7. Có thể là Ngài sinh hạ tại Nadarét, chứ
không phải Bétlêhem. Đó là thói-lệ thông-thường suy từ danh-tánh qua đó mọi người
biết Ngài là: Giêsu thành Nadarét. Truyền-thống vẫn bảo: Ngài sinh hạ tại
Nadarét, có thể là biểu-tượng tạo thành cao-trào Kitô-hữu thời tiên-khởi nối-kết
với Đức Giêsu như ‘Đấng Mêsia’ và ‘Con vua Đavít’, tức: Bétlêhem. Xem Micah
đoạn 5 câu 2-4 được tác-giả Mátthêu sử-dụng ở đoạn 2 câu 5-6. Khuynh-hướng giải-quyết
vấn-đề một cách cẩn-trọng với kết-luận bảo rằng: Đức Giêsu có lẽ đã sinh hạ tại
Nadarét, xem John P. Meyer, A
Marginal Jew: Rethinking the Historical Jesus (New York, Doubleday, 1991) tập 1, tr. 214-16.
8. Nền-tảng tạo xét-định này, cốt ý bảo:
không thấy Tin Mừng nhắc đến ông Giuse trong thời-gian Đức Giêsu công-khai hoạt-động.
Trong khi đó, Mẹ và anh em Ngài lại vẫn được đề-cập. Truyền-thống cho biết: Ông
Giuse đã về già, khi kết-hôn với Đức Maria là chuyện không có nền-tảng trong Tân
Ước. Có thể, sự việc được tạo ra là để ta có dịp ca-tụng truyền-thống về sau
nói về tính đồng-trinh vĩnh-cửu của Đức Maria.
9. Một số học-giả cận-đại lại đã tỏ ra
nghi-ngờ chuyện xảy ra vào thời Đức Giêsu còn sống, khi ấy không chắc có hội-đường
Do-thái-giáo nào ở Galilê. Trước nhất, vì có sự mù mờ nơi bằng-chứng về sự hiện-hữu
của các hội-đường như thế, vào lúc ấy. Cụm-từ “hội-đường” chỉ có nghĩa là “buổi
hội”.
10. Cũng nên nhớ: mọi người đều chấp-nhận
cách rộng rãi là “sự việc” bàn về Đức Giêsu chỉ đặt căn-bản trên phân nửa câu
nói ở Tin Mừng mà thôi.
11. Cụm-từ này được E.P.Sanders sử-dụng trong cuốn: Judaism:
Practice and Belief, 63 B.C.E-55C.E (Philadelphia: Trinity Press
International, 1992) Nếu muốn xem bài nghiên-cứu mới đây có tầm mức quan-trọng
hồi thế-kỷ đầu đối với Do-thái-giáo, xem N.T.Thomas
Wright, The New Testament and the People of God (Minneapolis: Fortress,
1992), tr 145-338. Để minh-hoạ xã-hội thời Đức Giêsu như đã phản-ánh trên Tin Mừng,
hãy xem cuốn sách mới rất hữu-ích của tác giả Bruce J. Malina và Richard L.
Rohrbaugh, Social Science Commentary on the Synoptic Gospel (Minneapolis:
Fortgress, 1992). Cũng nên xem thêm Frederick
J. Murphy, The Religious World of Jesus: An Introduction to Second Temple
Palestinian Judaism (Nashville, TN: Abingdon, 1991)
12. Muốn có cái nhìn tổng hợp hơn về các lễ
hội Do-thái-giáo, xem Sanders, Judaism tr.
125-43)
13. Kinh “Shema” có nội dung trích từ sách
Đệ Nhị Luật đoạn 6 câu 4-5, hát rằng: “Nghe
đây, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến
Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em).” Câu
kinh này, mỗi ngày đọc hai lần gồm việc cất tiếng đọc một số trích đoạn từ Kinh
thánh cộng thêm vào với đạn sách ở trên. Muốn bàn luận thêm về sinh-hoạt nguyện
cầu như thế, xem Sanders, Judaism tr.
195-208)
14. Wiliam James , The Varieties of Religious Experience, nxb Martin Marty (New York:
Penguin, 1982, ấn bản gốc in vào năm 1902) tr.189-258.
15. Mátthêu 11: 11 – Luca 7: 28
16. Chẳng hạn như, tác giả John Dominic
Crossan từng biện luận rằng việc hành hình ông Gioan Tẩy Giả dẫn đưa Đức Giêsu
suy nghĩ lại về khía cạnh chính của thông-điệp mà Ngài học được từ ông Gioan. Nhiều
học giả kinh điển có nhận xét rằng thông-điệp Đức Giêsu đưa ra lại khác với
cung-cách ta hiểu thông-điệp của ông Gioan (theo tác-giả Crossan, việc này bao
gồm một cú nhảy vọt từ lối hiểu biết này về cánh chung sang lối hiểu biết khác
như thể nói đến Vương Quốc Nước Trời), và có thể là, sự khác biệt đây (ít là một
phần) là kết cuộc của khủng-hoảng do việc hành-hình ông Gioan Tẩy Giả mà các
người cầm quyền thế-giới từng tạo ra.
17. Mấy câu này, tuần tự rút từ N.Thomas Wright trong cuốn Wright and Stephen Neill, The Interpretation
of the New Testament (New York:
Oxford Univ. Press, 1988), tr. 379-403; James H. Charlesworth, Jesus Within Judaism (New York: Doubleday,
1988) tr.9-29; và Marcus J.Borg “A
Renaissance in Jesus Studies”, Theology Today 45 (1988), tr. 280-92
18. E.P Sanders, Jesus and Judaism (Philadelphia: Fortress, 1985), tr.2.
19. Câu này rút từ Burton L. Mack, A Myth of Innocence: Mark and Christian Origins (Philadelphia:
Fortress, 1988), tr. 56. Có lẽ, tác giả Mack cũng được coi là học-giả kinh-điển
lớn thời hiện-đại đa-nghi chuyên về Đức Giêsu, và vì thế nên ông đã khẳng-định
tính khả thi ở đây.
20. Thế nên, các học-giả kinh-điển vốn dĩ
hiểu biết từ vựng “cánh chung” một
cách khác hẳn, thế nên ông có thể tiếp-tục khẳng-định một hiểu biết về vấn-đề
cánh chung do Đức Giêsu đề-cập, xem các bài luận văn nói ở chú thích 21.
21. Muốn có bản tường trình đầy đủ hơn về
vấn đề này, xin xem bài luận văn của tôi có tiêu đề là “A Temperate Case for a Non-Eschatological Jesus”, in cùng thời với cuốn
Foundations and Faces Forum 2, số 3 (1986), tr. 81-102, và trong cuốn Society of Biblical Literature: 1986 Seminar
Papers (Atlanta: Scholar Press, 1986) tr. 521-35; “A Renaissance in Jesus Studies,” Theology Today 45 (1988), tr.
280-92; “Portraits of Jesus in
Contemporary North American Scholarship”, Harvard Theological Review 84 (1991)
tr. 1-22; và “Jesus and Eschatology: A
Re-Assessment,” bài luận văn trong tuyển tập được hiệu đính từ James Chaslesworth do Trinity Press
International in vào năm 1993.
22. Xem cuốn tôi viết có đầu đề là: Jesus: A New Visiob (San Francisco:
Harper & Row, 1987)
23. Trở về với phác-thảo Đức Giêsu thời
trưởng-thành qua phiếu bầu/chọn của nhóm “Chuyên Đề về Giêsu”: có hai tuyên bố
tiêu-cực và một “nét phác-hoạ” chân dung Đức Giêsu như bậc thày dạy về sự
khôn-ngoan ngược được đa số phiếu bầu chọn từ nhóm “Chuyên Đề” này;. Thật ra
thì, đó là các lập-tường gần như nhất trí. Ba nét còn lại từ nhóm này đều hoàn
toàn cách biệt, chú tâm đến sự việc thiếu nhất trí và đề-nghị: đây giống như
các vấn-đề tập-trung trong kỷ-luật kéo dài trong nhiều năm sắp đến.
24. Vì lý do không thể giải-trình yếu tố này, đối
với tôi, thì: vấn đề chính dính líu tới bộ phim được chiếu cách đây ít năm có
tên là “Cám dỗ cuối cùng của Đức Kitô”. Với
tôi, khía cạnh tạo thành vấn-đề không là dục tình, mà là chân dung Đức Giêsu
như một nhân-vật vụng-về cả về cung cách kể truyện dụ ngôn cũng không hay,
không tốt. Sao mọi người lạ có thể đi theo một Giêsu như thế?
25. Trong phân đoạn này, muốn có tư-liệu đầy
đặn hơn, xem Borg: Jesus: A New Vision, tr.
25-75.
26. Tôi sử-dụng cụm từ Đấng Linh thiêng/lành thánh theo nghĩa
chung càng tốt, chứ không theo nghĩa đặc biệt của Đạo khi nói đến Thần Linh
Thánh Ái. Bằng vào cụm từ Đấng Linh
thiêng/lành thánh, tôi muốn nói đến các đấng thánh thiêng hiểu như một thực-tại không mang tính chất-thể hoặc sự
hiện-diện được trải-nghiệm trong nhiều khoảnh khắc ngoại thường. Truyền thống đạo-giáo
đặt tên cho sự việc này bằng nhiều cách, Ngôn từ Đạo Chúa, Đấng Linh Thiêng đồng nghĩa với Thiên-Chúa,
bao lâu Thiên Chúa được hiểu như một thực-tại có trải-nghiệm chứ không là hữu-thể
ở nơi xa.
27. Mặc dù bậc thánh thiêng đôi lúc
đánh động tôi như một câu nói lạ kỳ, nhưng xem ra vẫn hơn là sử-dụng các chữ
nào khác để thay thế. Tôi đã từng hỏi tại sao sử-dụng cụm từ bậc thánh thiêng nghe không gọn. Có thể
cụm-từ bậc lành thánh cũng có thể được;
nếu được hiểu rõ ràng như ‘một vị nào đó từng sờ chạm Đấng Thánh thiêng’. Vâng.
Tôi nghĩ cụm-từ bậc lành thánh thường
được mọi người hiểu như đấng thiêng liêng
thần-thánh, vì thế dễ bị hiểu sai khi chỉ về tính-chất thần-linh của Đức
Giêsu.
28. Lớp vỏ bọc khác về thực tại nói ở đây
được trải-nghiệm như siêu thăng lằn ranh nhân-vị của ai đó. Lĩnh vực siêu bản-vị
nói ở đây là những gì tôi muốn tạo nghĩa như một thế giới về thần-linh. Cung
cách ta mường tượng hoặc có ý-niệm chuyện ấy là từ cụm từ “Tôi-Ngài” của tác-giả Martin Buber trong đó từ vựng “Ngài”
có lẽ hoà-giải trọn vẹn ngang qua thế-giới
của các sinh-hoạt thường nhật, cũng như tác giả Mircea Eliade quan niệm có sự khác biệt giữa “lành thánh” với “phàm
trần”, như thế giới nguyên mẫu, với vũ-trụ học shaman của thế-giới đầy dẫy các thần linh thánh ái.
29. Tôi đồng ý với các vị nói về truyền thống
đạo-giáo như một “thế-giới văn-hoá-ngữ-học”,; chẳng hạn như tác giả George Lindbeck trong cuốn The Nature of Doctrine (Philadelphia:
Westminster, 1984). Vì thế nên các tôn-giáo trên thế-giới đều không cùng một đạo;
họ có nền văn-hoá khác biệt làm nguồn-gốc. Đúng thế. Tôi vẫn xác tín rằng sự
thôi thúc để kiến tạo các thế-giới văn hoá và ngôn-ngữ này đến từ một số các
kinh-nghiệm ngoại thường rất khác-biệt ngang qua các văn hoá khác nhau.
30. James,
Varieties of Religious Experience, tr.
388.
31. Đệ Nhị Luật 34: 10
32. Geza
Vermes, Jesus the Jew
(New York: MacMillan, 1973) tr. 58-82. Điều này vẫn nằm trong công-trình cổ-điển
về các bậc hạnh đạo Do-thái-giáo. Dù một số kết-luận của tác-giả Geza Vermes được coi là công-trình
nghiên-cứu mãi sau này (đặc-biệt xem William
Scott Green, “Palestinian Holy Men: Charismatic Leadership and Rabbinic
Tradition”, Aufstig und Niedergang der Rõmischen Welt 2. 19.619-47), quan-niệm
của ông nói chung cho rằng các nhân vật Do-thái-giáo gần như cùng thời với Đức
Giêsu xem ra tiếp tục vững chãi.
33. Bàn về “ảo giác ánh sáng” đôi lúc đi
theo kinh-nghiệm của cuộc hồi hướng trở về, xem James Varieties of Religious Experience, tr. 251-53.
34. Thư 2 Côrinthô 12: 1-4. Xem James D. Tabor, Things Unuttenable (Lanham,
MD: University Press of America, 1986); và Alan
E. Segal, Paul the Convert: The Apostle and Apostasy of Saul the Pharisee (New
Haven, CT: Yale University Press 1990, đặc biệt là các trang 34-71.
35. Mác-cô 1: 10, RSV.
36. Tôi biết là nhiều vị cũng có khó khăn
khi đọc các truyện kể về việc Đức Giêsu chịu thanh tẩy và các truyện Ngài đi
vào vùng hoang sơ đều mang tính lịch-sử. Nhiều học-giả kinh-điển vẫn coi các điển-tích
ấy là để khai-triển truyền-thống đạo-giáo thời sau Phục Sinh. Thật, cũng nên biết
là: các đoạn ấy đều gặp thấy tuần tự ở Tin Mừng Mác-cô và Văn bản Q, cả hai đều
là lớp bọc rất sớm ở truyền-thống Tin Mừng. Ít là, điều này có nghĩa rằng: truyền-thống
thời rất sớm đã trình bày sự việc về Đức Giêsu như Đấng bậc từng có nhiều thị
kiến. Ta có thể coi chuyện này như việc can-thiệp hoặc việc trình-bày một cách
đầy tin tưởng vài sự việc có thật về Đức Giêsu. Nếu có can thiệp, thì mọi người
phải hỏi: “Như thế đi tới đâu?”Phải chăng mọi người có nhu cầu mang tính xúc cảm
để hợp-pháp-hoá hoặc “nâng cao” Đức Giêsu bằng việc thuật lại các trải-nghiệm về
Đấng Linh thiêng? Dù, chuyện ở đây không mang tính xác-thực chút nào hết, xem
ra điều cần đề cao là bảo rằng Đức Giêsu (giống như nhiều nhân-vật sống vào
giai-đoạn trước hoặc sau Ngài ở truyền-thống Do-thái-giáo cũng như Đạo Chúa) đều
đã có thị kiến. Cái hay nữa là, theo nhóm Chuyên Đề về Giêsu là những người đặc
biệt nghi ngờ về các văn bản như thế, các vị này chia ra thành nhánh phái ngay
cả vấn-đề hỏi rằng Đức Giêsu từng có các thị-kiến như thế không (theo phiếu bầu/chọn
diễn ra vào buổi gặp gỡ của Nhóm này vào mùa Xuân năm 1992).
37. Muốn hiểu thêm về truyền-thống
Do-thái-giáo khi bảo rằng “vị ấy nói từ môi miệng Đấng Linh Thiêng thần thánh”,
nên xem Borg, Jesus: A New Vision, tr. 46
và chú thích số 34.
38. Muốn tìm hiểu về thuyết thần-bí của
Do-thái-giáo thời đầu, nên xem thêm Segal,
Paul the Convert.
39. Xem chú thích ngắn gọn của John Dominic Crossan ở “Materials and Methods in Historical Jesus
Research” Forum 4, số 4 (Tháng 12
năm 1988) tr. 11: Jesus’s message of ‘the
unmediated presence of God’…đặt nền-tảng trên trải-nghiệm thần-bí, bởi lẽ
tôi không có ý tưởng là nó xuất phát từ đâu hết .
40. Đây, tôi cũng biết là có nhiều khó khăn
khi bảo rằng Tác giả Luca đã thực sự tường thuật những gì Đức Giêsu có nói ngay
từ lúc đầu về công cuộc thừa tác của Ngài. Tôi cũng từng nghĩ rằng cảnh-trí được
tường-thuật ở Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 16-19 mang tính sử học hoặc có là văn bản
do ông đúc kết hay không, nhưng điều đó phản-ánh cách chính-xác sự kiện bảo rằng
Đức Giêsu đã trải-nghiệm chính Ngài như được Đấng Linh Thiêng xức dầu cho Ngài.
41. Chối bỏ như thế không có nghĩa khẳng định
rằng Đức Giêsu là Đấng Thông tỏ hoặc Biểu lộ của Thiên Chúa hoặc, như tôi từng
nói ở chương 5, việc Đấng Lời và Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã mang mặc thể
xác vào mình hoặc nhập thể. Cũng nên xem thêm Jesus: A New Vision tr. 191-92.
42. Để ta có thể quảng-diễn cách nhẹ
nhàng, tôi đồng ý cho rằng Đức Giêsu là Đấng Độc Nhất theo nghĩa của ngôn-từ,
và chối bỏ rằng Ngài là Đấng Duy nhất theo cách khác. Theo nghĩa bảo rằng Đức
Giêsu không thực sự giống bất cứ nhân-vật nào khác trong các đạo-giáo, Ngài là
Đấng Độc nhất chỉ như thế (và cũng thế Bụt, Muhammad, Lão-tử và về vấn-đề này tất
cả người nào khác nữa). Thế nhưng, theo tính-cách phổ cập của Kitô giáo thì
“tính Duy nhất” của Đức Giêsu phần lớn cột vào với ý-niệm rằng Ngài là mặc khải
độc nhất và thật sự độc-quyền của Thiên-Chúa. Chính ý-nghĩa độc nhất này của
Ngài mà tôi muốn chối bỏ.
43. Việc Soi rọi là yếu tố “rẽ chia lớn”
trong lịch-sử tri-thức của Phương Tây đã tách rời thời cận-đại khỏi các thời kỳ
xảy đến trước đó. Ánh sáng soi rọi bắt đầu vào thế-kỷ thứ 17 và cho ra tầm nhìn
hiện-đại lan rộng khắp thế giới với sự hiểu biết về thực tại như chất-thể và “tự
hàm chứa”, hoạt động xứng hợp với “luật tự-nhiên” về nguyên-nhân và hậu-quả. Về
ảnh-hưởng của nó đối với đạo-giáo, nên
xem thêm W.T.Stace, Religion and the
Modern Mind (Philadelphia: Lippincott, 1952); và Huston Smith, Forgotten Truth the Primordial Tradition (San
Francisco: Harper & Row, 1976, tái bản lần thứ 2, năm 1992) đặc biệt ở
Chương 1.
44. Công vụ Tông đồ 17: 28.
(còn
tiếp)
Marcus J. Borg
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch