Wednesday, 27 September 2017

Lm Joe Mai Văn Thịnh CSsR : TIN VUI CHO NHỮNG NGƯỜI TỘI LỖI




Trình thuật mà chúng ta vừa nghe hôm nay tuy ngắn gọn, chỉ có 4 câu; nhưng đem đến cho tôi, một con ngươi tội lỗi – cần hối cải, một TIN VUI trọng đại. Vẫn biết rằng hồng ân cứu độ là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa ban cho con người. Thiên Chúa không hề ép buộc ai. Thưa có hay không là quyền của con người.
 Ðức Giêsu cho chúng ta thấy hai hình ảnh tương phản của hai người con. Hai hình ảnh đối nghịch đó cũng hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Và, theo Thánh Matthew, thì sự tuơng phản đó đuợc thể hiện trong cộng đoàn của Ngài: Một bên là quí vị có chức tước, bên kia là những người mà bọn lãnh đạo khai trừ và xếp vào bọn có tội.
Mở đầu bài Tin Mừng, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao?” Như vậy, truyện kể hôm nay truớc tiên nhắm đến những người lãnh đạo. Họ hãnh diện về lối sống mẫu mực của họ. Họ chủ truơng rằng những gì mà họ đang có như tiền tài, danh vọng, vị trí trong cộng đoàn là phần thuởng và dấu chỉ mà Thiên Chúa phải trao ban để tưởng thưởng cho các việc lành phúc đức và lối sống chu tòan lề luật của họ. Và, với lối sống tuân phục mọi điều khoản trong lề luật dậy bảo thì họ đã trở thành guơng sáng cho nguời khác; đâu cần phải thay đổi.
Theo quan niệm và mẫu mực sống đạo của họ thì người cần đuợc thay đổi là chính Chúa. Người xưng mình là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa mà chẳng hề tuân theo luật lệ và các tập tục của cha ông dậy bảo thì nói ai tin; do đó theo quan niệm của họ thì Chúa cần noi guơng họ!
Nhưng Chúa đã phản đối lối sống vụ luật, dựa vào hình thức của họ và xác định rằng: Trong vương quốc của Người, những ngươì thu thuế, hạng tội lỗi mà họ đã khai trừ ra khỏi cộng đoàn lại là những người chọn lựa đúng. Đám dân đen ít học này đã mở lòng ra để đón nhận lời rao giảng của Thánh Gioan tẩy giả và của Chúa, hối cải và trở về đường ngay nẻo chính. Còn họ thì không, cố giữ và ôm chặt lấy truyền thống để bảo đảm cho ngai vàng và nguồn lợi của họ.
Thay đổi cách sống không phải việc dễ dàng! Nếu có cơ hội, anh hay chị hãy nghiệm lại trong cách sống, chúng ta đã thay đổi đuợc gì! Giả như, nếu có thì cũng chỉ là các thay đổi đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình mình. Mới đây, tôi gặp lại gia đình người bạn, sau bao năm xa cách, đời sống của anh chị khá giả và sung túc hơn xưa. Tuy nhiên, cuộc sống mà họ đang thụ huởng cũng phải trả một giá rất đắt và thật chua xót. Anh chị biết điều đó và thản nhiên chia sẻ rằng: Xin cha thông cảm cho cuộc sống của gia đình tôi. Sống đạo trong hoàn cảnh của chúng tôi là điều một điều thật khó khăn; vì nếu phải thay đổi lối sống sao cho phù hợp với niềm tin thì cuộc sống của chúng tôi sẽ khó khăn hơn, sẽ nghèo lắm. (Hoàn cảnh và lời chia sẻ của gia đình này giống với hoàn cảnh của nhiều nguời trong chúng ta)
Theo tôi, điều đáng quí, đáng trân trọng là sự thành thật khi họ chia sẻ. Anh chị biết điều cần làm. Anh chị còn biết nỗi yếu đuối của bản thân. Hy vọng, một ngày nào đó, với ơn Chúa, anh chị can đảm thực hiện điều mà anh chị xác tín. Ước nguyện của tôi chỉ có thế!
Thái độ của hai người con trong câu chuyện hôm nay nhắc nhở thêm cho tôi một hiện tuợng đang xẩy ra cho các gia đình công giáo. Quí vi phụ huynh thuờng hay than phiền về việc các cháu bê trễ trong việc phụng tự. Các cháu ít hay hầu như không đọc kinh sáng tối! Các cháu cũng ít tham dự các Thánh Lễ Chúa nhật; may ra một năm được l hay 2 lần. Nói đến ‘lễ buộc’ thì các cháu phản ứng khá gay gắt như ‘xã hội hôm nay, làm gì còn việc ép buộc. Tự nguyện mới có giá trị, tham dự chỉ vì bị bắt buộc thì còn có ích lợi gì!’
Tôi thông cảm cho các nỗi lo âu của quí phụ huynh. Tôi cũng không bàn bạc về những suy nghĩ của các cháu là đúng hay sai? Vẫn biết lo lắng cho tương lai của con cái là bổn phận và ước mơ của cha mẹ. Nhưng, điều chúng ta lo có thay đổi gì trong cuộc sống của các cháu! Nhiều khi, chúng ta lo quá, lo đến mức làm mất đi niềm tin nơi các cháu. Điều đó có ích lợi cho các cháu hay không?
Tôi lại đuợc nghe quí phụ huynh kể lại việc các cháu tham gia các đoàn bác ái, các nhóm y tế … đi đến các nuớc nghèo thăm hỏi, cứu trợ và làm các việc thiện nguyện hầu giúp đỡ và xoa dịu các vết thuơng của những nguời thiếu may mắn hơn con cái của quí vị. Một điều đáng quí và đáng ngưỡng mộ là tiền vé máy bay và những khoản chi tiêu cần thiết cho chuyến đi thiện nguyện cũng do bàn tay của các cháu làm và để dành.
Việc làm tông đồ của các cháu thật đang khích lệ và tán thuởng. Phải chăng các cháu là những người con đã trả lời không với kiểu sống nhàm chán của lề luật, những nghi thức máy móc của các nghi lễ và lối sống đạo hoành tráng và phô truơng thanh thế của chúng ta. Việc làm của các cháu thực tế và phù hợp với tấm lòng của các cháu: lo và quan tâm cho kẻ khác. Các cháu có thể là hạng người, tuy miệng nói KHÔNG, cuối cùng lại làm CÓ; từ bỏ để bước ra ‘ngoài đồng’ làm các việc tông đồ giúp đỡ những kẻ khốn cùng.
Lắng nghe, đón nhận Tin Mừng rồi hối cải ra ngoài đồng thực hiện ý Chúa là tiến trình cần theo. Còn nếu chỉ biết dựa vào công nghiệp, hệ thống lề luật mà đòi thuởng công thì quả giống như người con chỉ biết nói vâng vâng dạ dạ, còn lòng đã bị đóng kín. Lòng đã đầy ‘CÁI TÔI’ thì còn chỗ nào trống để mở ra cho tha nhân và làm thế nào đón nhận đuợc Tin Mừng. Trong khi đó, bọn dân đen ít học, có thể là nạn nhân của hệ thống giáo điều mà hàng ngũ lãnh đạo đặt ra, tuy nghèo nàn và thiếu thốn tất cả; nhưng lại dễ mở lòng ra để đón nhận CHÚA VÀ TIN VUI CỨU ĐỘ CỦA NGUỜI.
Ðức Giêsu không có cái nhìn như chúng ta. Người yêu thương những người tội lỗi biết sám hối trở về. Người thường nói: "Ta không đến để kêu gọi những người công chính mà là người tội lỗi. Và “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” Người kiên tâm chờ đợi và hy vọng chúng ta hối cải. Dù đã nói KHÔNG nhiều lần, nhưng chỉ cần một lần thưa CÓ và cố gắng thể hiện trong cuộc sống thì cũng thật xứng đáng để được Cứu độ.
Như vậy, việc sống đạo và chu toàn Thánh ý của Thiên Chúa không chỉ dựa vào lời nói; nhưng bằng hành động. Một trong những việc làm quan trọng mà chúng ta cần thực hiện là nhận biết chính mình, sửa đổi để lệ thuộc vào quyền năng của Thiên Chúa. Đây chính là hồng ân. Chỉ có hồng ân và tin vui của Chúa mới giúp con người thay đổi. Amen!

Tuesday, 26 September 2017

Suy niệm trong linh đạo DCCT: Tái khám phá sự tự do vì Tin mừng




Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là: 
“hãy ra đi” buộc ta lên đường, 
trong tư thế lắng nghe và đối chất.
Sứ mạng ở ngã tư đường

“Loan báo Tin Mừng là bản chất sâu xa của Hội Thánh” (Tông huấn loan báo Tin Mừng, số 14). Vào năm 1975 chính những lời này của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thức tỉnh lại về sự ý thức sứ mạng của Hội thánh. So với lúc trước, tầm nhìn của sứ vụ đã thay đổi, khởi đi từ cách chúng ta nhận thức về thế giới hiện nay, và những thách đố chúng ta đang đối diện.

Có nhiều yếu tố cho thấy hành tinh của chúng ta quả là nhỏ bé hơn bao giờ hết: Từ vấn đề truyền thông xã hội đến những phương tiện vận tải, từ việc du lịch ồ ạt cho đến những vấn đề di dân của con người. Tất cả những sự kiện này gợi lên một tia sáng qua lời của Chúa Giêsu:
Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của mình” (Ga 3,16).

Thế giới chúng ta với sự đa nguyên về sắc màu và văn hóa của nó; thế giới với sự thèm khát cuộc sống và sự tuyệt vọng của nó; thế giới mà phải nói là, không phải chỉ là mảnh đất tôi bước qua ngày tháng của đời tôi.

Điều này quả là một bước ngoặt lạ lẫm trước những điều mà chính sứ mạng nhận thấy ngày nay. Một mặt, quyền lực lớn mạnh của thế giới vĩ đại này, sự quyến rũ của quảng cáo và của mọi điều khác đã tạo nên một bối cảnh và khung cảnh có thể khiến tiếng nói của chúng ta trở nên vô vọng, đồng thời gây ra cảm giác bại trận và thoái lui.

Nhưng có một con đường khác, con đường được bước đi bởi những con người thiện chí, nơi ấy sự công bố Tin Mừng được thấy là rạng rỡ và cần thiết, quý giá bởi lẽ đó là vấn đề của một tiếng nói khác biệt. Một mặt, đó là những gì mà Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi là “toàn cầu hóa của sự dửng dưng”. Mặt khác, thế giới được chiếu tỏa bởi tinh thần của phúc thật tám mối. Sứ mạng có nghĩa là mở đôi mắt của ta ra để đối diện với những bước ngoặc này.

Ta hãy ngắm nhìn thế giới của chúng ta và nhìn những dấu chỉ đang được gửi đến cho chúng ta. Ta hãy suy nghĩ về đòi hỏi ám ảnh về sự nối kết mà nó ảnh hưởng đến mọi người đôi chút: sự hiện hữu là mời gọi việc công bố về một vì Thiên Chúa là tình yêu, công bố về một vị Cha Đấng hằng hiện diện cho ta trong sự thao thức của ta. 

Chủ nghĩa cá nhân, điều làm tổn hại đến lối sống của nhiều người, tạo ra nơi họ một chỗ không nhận thấy được đối với sự chạnh lòng thương, mà đó chính là trung tâm của Tin Mừng. Sự phiền muộn này làm rất nhiều người ngày đau khổ ngày nay, khởi đi từ phương Tây, tình trạng tục hóa lột tả sự trống rỗng đời sống tâm linh mà mọi người, cách cá nhân không thể bù đắp được.

Ở một thế giới mà sai lầm luôn luôn quy đổ cho người khác, thì quả là cần thiết về việc đòi hỏi trách nhiệm cá nhân và vai trò của lương tâm. Một nền kinh tế ngày càng được đánh dấu bởi chủ nghĩa tự do thái quá mà nó chỉ ích lợi cho một nhóm nhỏ thì cần phải kêu gọi một công bố mới cho công bằng và nhân phẩm chung của con cái Thiên Chúa.

Ta cũng phải ý thức rằng việc mở mắt ra chưa đủ, nếu trong khi đó chúng ta vẫn còn khoanh tay đứng nhìn, đơn giản vì chúng ta thấy mình bất lực. Cầu nguyện có thể giúp ta đi vào trật tự của ân sủng, giúp ta thấm nhuần sự can đảm và tạo nên sự thanh thản, vì điều đó tùy thuộc nơi ta để thực thi nhiệm vụ của mình (Lc 17,10) như những người tôi tớ đơn sơ.

Sau hết cầu nguyện là điều kiện để tái khám phá sự tự do vì Tin Mừng. Ta không thể bỏ điều này nếu ta muốn tiến đến quá trình tái cấu trúc. Nếu ân sủng của Thiên Chúa phù giúp ta biện phân, thì mọi sự sẽ tốt đẹp để bàn thảo: những cấu trúc tiềm tàng và trống rỗng, những sự hiện diện không được đòi hỏi cấp bách bởi đặc sủng của chúng ta, cũng như những thực hành và lối sống làm suy giảm tính năng động thừa sai thiết yếu.

Lời Chúa là ánh sáng chỉ đường con đi

Tin Mừng theo Thánh Luca 10,1-9:
·                     Hình ảnh con đường tóm tắt sứ mạng trong một từ. Ta có một truyền thống ở phía sau, ta dựa vào một thể chế, nhưng cái cám dỗ thật mạnh để đồng hóa Giáo hội với cả hai điều này. Nằm chờ cũng là một nguy cơ khép lại chính mình trong những vấn đề của riêng ta, là đành bằng lòng với những lĩnh vực cỏn con của mình. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là: “hãy ra đi” buộc ta lên đường, trong tư thế lắng nghe và đối chất. Điều này giúp ta nghe được tiếng kêu của cuộc sống gào lên trong thế giới, hơn là nghe thấy những lời than phiền mà điều này thường cắt rời đôi cánh nhiệt huyết tích cực của mình.

Công bố Nước Thiên Chúa,mục tiêu của sứ vụ. Đây là Tin mừng trước nhất và trên hết về một vị Thiên Chúa ở gần, một vì Thiên Chúa đơn giản mong muốn thiết lập triều đại của Người: ấy là hòa bình, sự chữa lành, đón nhận và quan tâm chân thành tới tha nhân. Cơn cám dỗ ở đây là giảm bớt tính sứ mạng thành một bài giảng hoa mỹ hoặc là một bài giáo lý có hiệu quả. Hoặc là lôi cuốn sự chú ý của người khác với những hình ảnh của năng lực, trong khi Chúa Giêsu thực sự mời gọi ta ra đi tay không như chiên ở giữa bầy sói.

Từ truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế
Ngay từ ban đầu ước mơ truyền giáo của Thánh Anphongsô là không biên giới. Những năm sống ở trường đại học Trung Hoa (1720-1732) đã nung nấu trong ngài khao khao đi đến những đất nước xa xôi: Khao khát mà khiến ngài phải hy sinh cũng chỉ vì sự thúc bách cho những nhu cầu của những người bi bỏ rơi mà ngài đã gặp ở miền nam vương quốc Napôli. Niềm khát khao này không bao giờ tàn lụi trong con tim của ngài, đến nỗi bởi sự khao khát đó mà ngài đã trở thành những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên và diễn tả điều ấy qua một trong nhiều tác phẩm quan trọng của ngài như Những chiến thắng của các vị tử đạo(1775), mà vài thập kỷ sau đã làm rực lên nhiệt huyết truyền giáo của nhiều người, trong số đó có thánh Daniele Comboni.

Nhưng những gì xảy ra vào giữa những năm 1756 và 1761 đối với chúng ta quả là điều đáng nói. Cũng giống như những hội dòng khác, vào năm 1758 Hội dòng chúng ta cũng nhận được lời mời gửi những nhà thừa sai đến vùng Phương Đông, đến Mesopotamia, đến truyền bá Tin Mừng cho người Nestorian. Bức thư báo từ cha Pagani cho bốn cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế khác đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Không chỉ là các cha mà còn có cả những sinh viên và tập sinh đều quả quyết rằng mình sẵn sàng ra đi. 

Lòng hăng hái, nhiệt huyết quá đỗi khiến bị vỡ tung như một quả bóng khi vị sáng lập biết được những điều kiện mà Giáo Đoàn Truyền Giáo đòi hỏi: ví dụ, người tình nguyện sẽ phải rời bỏ Dòng. Đối với thánh Anphongsô, điều này là không thể chấp nhận được, đã cho nhiều công việc thừa sai được mở rộng ở vương quốc Napôli.

Khoảng chừng thời gian đó, thánh Anphongsô đối đầu với những khó khăn không thể vượt qua được trong việc gửi những anh em đến Sicily. Kế hoạch đầu tiên cho việc thiết lập cơ sở được phát thảo vào năm 1756, nhưng anh em không đồng thuận về điều này. Mesopotamia thì đồng ý, còn Sicily thì nói không. Ngay cả tổng Ban cố vấn trung ương cũng phản đối: ví dụ có quá nhiều điều không biết, rồi nguy cơ bị kẻ cướp tấn công. Tuy vậy, Đấng sáng lập là người thẳng thắn nói toạc ra rằng: “chẳng ai muốn rời mẹ mình cả”.

Cầu nguyện lâu giờ là điều rất cần, và điều đó rất cần thiết cho tất cả điều đã nói trên, để rồi mãi cho tới năm 1761 mới có cơ sở đầu tiên ở Sicily, ở Agrigento, và để giải quyết những mâu thuẫn vỗn dĩ hiện hữu trong nhiệt huyết thừa sai.

Hiến Pháp ngày nay
Diệu cảm của Thánh Anphongsô,cái trực giác đã được khơi dậy nơi bản hiến pháp được đổi mới của chúng ta, là lòng tin của ngài xem sứ mạng chính là việc thống nhất toàn thể cuộc sống của chúng ta với tư cách là Dòng Chúa Cứu Thế. Sức mạnh hợp nhất này được gọi là ‘đời sống tông đồ’ (Communicanda 2 [1999], 13). Nguồn gốc và căn nguyên của linh đạo chúng ta được tìm thấy cách đúng đắn nơi Sứ vụ của hội dòng.

Kết thúc những suy tư về chủ đề lục niên, hơn bất cứ thứ gì, ta phải nhớ điều chính yếu này: ơn gọi của ta theo Chúa Kitô trong sứ mạng cứu thế và đời sống loan báo Tin Mừng của Ngài để mưu ích cho những kẻ bị bỏ rơi, với con tim nhiệt thành và hợp nhất mà Hiến Pháp gọi là đời sống tông đồ.

Nhiều công việc đã được thực hiện từ Công Hội nhằm đọc lại trực giác thực sự của đấng sáng lập trong ánh sáng của thời đại chúng ta. Một công việc vĩ đại vẫn duy trì liên tục, và không ai coi mình được miễn trừ cả. Đó là việc đồng hóa ngôn ngữlinh đạo của Hiến pháp. Nhưng điều đó cũng chất vấn mỗi người làm cách nào để ngày nay có thể hiện thân lại những điểm chủ chốtcủa đề án Anphongsô, những điều mà đấng sáng lập của chúng ta đã ấp ủ nuôi dưỡng trong lòng của thánh nhân, biến chúng như là lời khấn cá nhân trước khi xin chuẩn nhận của nhà vua và Đức giáo hoàng. 

Sự lựa chọn người bị bỏ rơi như là “thế giới” nơi ấy nhập thể một cá nhân, ưu tiên việc loan báo Tin Mừng, quan tâm đến hoàn cảnh cụ thểcủa con người, của đại chúng, việc giáo dục con người, nhờ thế họ mới trở thành những nhân vật chính trong việc khao khát đời sống thánh thiêng của họ, bao gồm những người giáo dân, khả năng thích ứng của ta cho mọi hoàn cảnh khác nhau – đây là những điểm nổi bật của kế hoạch này.

Chúng ta buộc phải có đặc tính này trong tâm tưởng của chúng ta và thực hiện nó trong công việc phục vụ Giáo hội với một cách lối thích hợp của các ngôn sứ. Hội thánh cần đặc sủng của chúng ta. Không chỉ vì lý do phương thức hiện hữu và hành động của ta, không chỉ vì thiếu thợ gặt cho vụ gặt; nhưng, trước hết mọi sự, vì ngay cả kế hoạch mục vụ khôn ngoan nhất cũng có nguy có bỏ quên một người nào đó, phải nói rằng đó là người bị bỏ rơi. Thiên Chúa đã đánh thức đặc sủng của chúng ta trong lịch sử, vì thế đầu tiên và trước hết chúng ta phải nhắc nhở Hội thánh về điều này.

Cuối cùng, những lời cầu nguyện cùng với nhau giờ này nhắc nhở ta về những lời kêu xin mà lịch sử đã chỉ cho chúng ta thấy: Tái khám phá “quy luật nền tảng của đời sống chúng ta” là cộng đoàn(HP 21). Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta, nhưng không phải chỉ mỗi cá nhân đơn độc, Thiên Chúa đã gọi chúng ta cùng với nhau. 

Lời đáp trả trước sứ mạng của chúng ta không giống công việc của những thủy thủ đơn độc, nhưng là việc diễn tả sự hiện hữu của Hội thánh ngang qua truyền thống Dòng Chúa Cứu Thế, hoa quả của việc ta cùng nhau kiếm tìm, trong ý định hòa hợp những khác biệt và mang lại cho thế giới những chứng nhân, những người mà họ sống như là “một thân thể thừa sai độc nhất” (HP 2).

Để được mong ước đó, mỗi người hãy nắm lấy cơ hội để làm mới lại lời khấn chung của mình. Hoặc là khuyến khích việc trao phó ủy thác cho giáo dân trong công việc sứ vụ. Hay khác nữa, chúng ta có thể đọc thêm “the supplex libellus” được tìm thấy trong Hiến Pháp và Quy luật của dòng chúng ta.

Kết luận
Kinh nguyện Đức Trinh Nữ Maria
trong “Huấn thị về Ánh sáng Đức tin (số 60) như sau:

Lạy Mẹ, xin chúng con vững tin!
Hãy mở tai chúng con để nghe được lời Chúa hầu nhận ra tiếng nói 
và lời mời gọi của Ngài. 
Hãy đánh thức trong chúng con niềm khao khát bước theo chân Ngài, 
cất bước ra khỏi mảnh đất quê hương mình và nhận lấy lời hứa của Ngài.
Xin giúp chúng con được đụng chạm đến tình yêu Ngài,
hầu trong đức tin chúng con có thể đụng chạm được Ngài.
Xin giúp chúng con hoàn toàn tín thác nơi Ngài và tin tưởng vào tình yêu của Ngài,
đặc biệt lúc gặp thử thách gian nan, dưới chân thập giá, lúc niềm tin của chúng con được mời ngày trưởng thành hơn.
Xin hãy gieo vào đức tin chúng con niềm vui của Đấng Phục Sinh.
Xin nhắc nhớ chúng con rằng hễ ai tin thì sẽ không bị bỏ rơi bao giờ.
Xin dạy chúng con nhìn mọi sự với đôi mắt của Chúa Giêsu, vì chính Ngài là ánh sáng dẫn đường chúng con. Và xin cho ánh sáng đức tin này trong chúng con luôn luôn bừng cháy không ngừng, cho tới lúc rạng đông của ngày bất tử là chính Chúa Kitô, Con Cha, Chúa chúng con.

Học viện Thánh Anphongsô (theo cssr.news)

Monday, 25 September 2017

DCCT: THẦY DENIS ANRÊ TRẦN VĂN VŨ, C.Ss.R ĐÃ VỀ VỚI CHÚA



DCCT: THẦY DENIS ANRÊ TRẦN VĂN VŨ, C.Ss.R ĐÃ VỀ VỚI CHÚA 

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)

CÁO PHÓ  

Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
và gia đình huyết tộc trân trọng báo tin:

THẦY ANRÊ TRẦN VĂN VŨ, C.Ss.R.

Sinh ngày 29 tháng 11 năm 1928
tại Vạn Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên (Huế).    
   
Khấn Dòng ngày 2 tháng 2 năm 1950.

Khấn Trọn Đời ngày 2 tháng 2 năm 1956.

Đã an nghỉ trong Chúa lúc 1g00, Thứ Hai, 25 tháng 09 năm 2017

Hưởng thọ 89 tuổi với 67 năm làm tu sĩ thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế.

Thánh lễ nhập quan cử hành lúc 19 giờ 00, Thứ Hai, ngày 25 tháng 09 năm 2017, tại nhà khách của Tu viện Sài Gòn.

Thánh lễ an táng cử hành lúc 6 giờ 00, Thứ Năm, ngày 28 tháng 09 năm 2017, tại Nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3.
Sau đó, hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Xin hiệp thông cầu nguyện cho thầy Anrê Trần Văn Vũ, C.Ss.R.

RIP
--- *** --- 

TIỂU SỬ 

THẦY ANRÊ TRẦN VĂN VŨ C.Ss.R. 
• Sinh ngày 29 tháng 11 năm 1928 tại Vạn Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên (Huế).
• Từ năm 1928 đến năm 1945: Sống với gia đình tại quê nhà. 
• Từ năm 1945 đến năm 1948: Học nghề sắp chữ tại nhà in tại Huế.
• Ngày 28.2.1948: Gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế tại Huế.
• Ngày 1.2.1949: Vào Nhà Tập Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội.
• Ngày 2.2.1950: Tuyên khấn lần đầu tại Tu viện DCCT Hà Nội.
• Từ năm 1950 đến năm 1957: Phục vụ nhà khách, phòng may, nhà thờ tại DCCT Sài Gòn.
• Ngày 2.2.1956: Tuyên khấn trọn đời tại Tu viện DCCT Sài Gòn.
• Từ năm 1957 đến năm 1958: Phục vụ phòng may tại DCCT Đà Lạt.
• Từ năm 1959 đến năm 1961: Phục vụ tại Đệ tử viện, nhà thờ tại DCCT Huế.
• Từ năm 1961 đến năm 1962: Phục vụ tại nhà khách, nhà thờ tại DCCT Vũng Tàu.
• Từ năm 1963 đến năm 1967: Làm việc tại tòa báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Quản lý báo Tuổi Hoa tại DCCT Sài Gòn.
• Từ năm 1967 đến năm 1970: Phục vụ tại nhà khách tại DCCT Nha Trang.
• Từ năm 1970 đến năm 1975: Phục vụ tại nhà khách tại DCCT Sài Gòn.
• Từ năm 1975 đến năm 1977: Phục vụ tại nhà khách, Nhà máy cưa tại DCCT Huế.
• Từ năm 1977 đến năm 1978: Sống tại Tu viện DCCT Thủ Đức (Sài Gòn).
• Từ năm 1978 đến năm 1993: Phục vụ tại Hiệp Hòa, Long An.
• Từ năm 1993 đến năm 2003: Mục vụ tại Cộng đoàn Clêmentê.
• Từ năm 2003 đến năm 2005: Dưỡng bệnh tại nhà hưu dưỡng DCCT Sài Gòn.
• Từ năm 2005 đến năm 2015: Phục vụ ở DCCT Mai Thôn và giúp Dự Tập Mai Thôn
• Từ năm 2015 đến nay: Nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng DCCT Sài Gòn.

Vào 1 giờ 00 Thứ Hai, ngày 25.9.2017, thầy Anrê Trần Văn Vũ, C.Ss.R. đã được Chúa gọi về tại Tu viện DCCT Sài Gòn, sau 89 năm làm con Chúa trên dương thế, 67 năm sống lời khấn Dòng. 
Cuộc đời thầy Anrê là chuỗi dài hành trình theo Chúa Cứu Thế trong âm thầm. Thầy đã phục vụ nhiều cộng đoàn của Nhà Dòng với những công việc khác nhau như lo phòng khách, nhà may, nhà in... Thầy tìm thấy niềm vui trong sự phục vụ Nhà Dòng và mưu cầu lợi ích cho các linh hồn.
Thầy Anrê chia sẻ:
Con rất sung sướng vì được hiến dâng đời mình và được làm con cái của Nhà Dòng. Con cũng luôn luôn tạ ơn Chúa và cố gắng sống tốt lành cho xứng với ơn huệ đó. Nhờ ơn Chúa giúp, con xin trao phó cuộc đời con cho Chúa. 
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria - Mẹ Hằng Cứu Giúp, các Thánh trong Dòng, cùng với lời nguyện cầu của cộng đoàn Dân Chúa, nguyện xin Thiên Chúa ban cho thầy Anrê sớm hưởng vinh quang Nước Trời.
Ngợi khen Chúa Giêsu và Đức Bà Maria!
Văn Phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.