Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng
Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi
cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất
Khải-huyền.
(Bài 56)
Đức
Giêsu
và
Vương Quốc Nước Trời
(tiếp
theo)
Nhiều
dụ-ngôn truyện kể được Đức Giêsu sử-dụng để nói về Vương Quốc Nước Trời, là
những điều hàm-ẩn một thực-tại vẫn hiện-hữu,
ít ra đã
khiến người đọc coi đó là điều rất thật.
Với
Đức Giêsu, Vương Quốc Nước Trời được biểu-trưng như hoạt-động của đất trồng có điều-hợp,
nên nhà vườn mới gieo hạt/vãi giống rất chuyên-môn,
như Tin Mừng Máccô đoạn 4 câu 26-29 từng cắt nghĩa:
Ngài nói: "Chuyện
Nước Thiên Chúa cũng tựa như chuyện một người gieo vãi hạt giống xuống đất.
Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng
cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây
lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa
chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
Tựa
hồ hạt cải bé nhỏ khó thấy nhưng nó tăng-trưởng một cách đầy kinh-ngạc để trở-thành
cây rau/cọng cải cao to thậm chí tạo bóng râm/mát
cho chim trời tìm đến làm tổ, như Tin Mừng Nhất Lãm còn ghi chép.
-Ở Tin Mừng Máccô đoạn
4 câu 30-32, ta thấy viết:
“Ngài nói: "Ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ-ngôn nào mà
hình-dung được? Nước Thiên-Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là
loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lớn hơn mọi thứ
rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng."
Ngài dùng nhiều dụ-ngôn tương-tự mà
rao-giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Ngài không bao giờ rao-giảng
cho họ mà không dùng dụ-ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Ngài giải-nghĩa
hết.”
Trong khi
đó, Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 31-32 lại đã ghi:
“Đức
Giêsu còn trình-bày cho họ nghe một dụ-ngôn khác. Ngài nói: "Nước Trời
cũng giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại
nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất;
nó trở-thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được."
Và,
Tin Mừng Luca đoạn 13 câu 18-19 rày thấy nói:
“Vậy Ngài nói:
"Nước Thiên-Chúa giống cái gì đây? Tôi phải ví Nước ấy với cái gì? Nước
Thiên-Chúa giống như chuyện một hạt cải người nọ lấy gieo trong vườn mình. Nó lớn
lên và trở thành cây, chim trời làm tổ trên cành được."
Và,
Nước Trời lại cũng giống lớp men làm dậy
bột thành bánh một cách đầy bí-ẩn, như: Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 33 cùng
Tin Mừng Luca đoạn 13 câu 20-21, đã ghi rõ:
-Tin
Mừng Mátthêu 13: 33 cũng từng viết:
“Ngài còn kể cho họ một
dụ-ngôn khác: "Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào
ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.”
-Và,
Tin Mừng Luca 13: 20-21 lại cũng ghi:
“Ngài nói: "Tôi
phải ví Nước Thiên-Chúa với cái gì? Nước Thiên-Chúa giống như chuyện nắm men bà
kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men."
Xem
thế thì, việc sống chung hiện-diện giữa cái xấu/điều tốt cho thấy cảnh-trí vẫn cứ
thế, ở đây bây giờ, như thời-điểm định-vị cuối cùng đặt ngày tháng trở về trước
thành mới mẻ. Hạt ngô/cây bắp và cỏ dại, cùng loài cá nên ăn hay không nên dùng,
vẫn tồn-tại ở dụ-ngôn “Người gieo giống”
và “Mảng lưới đầy những cá” như ta thấy
ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 24-43, và câu 47-50 sau đây:
“Đức Giêsu trình-bày cho dân nghe một dụ-ngôn khác: "Nước Trời ví
như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người còn đang
ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi bỏ đi. Khi lúa
mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất-hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ rằng:
"Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng sao? Thế thì cỏ
lùng ở đâu mà ra vậy?" Ông đáp: "Kẻ thù đã làm đó!" Đầy tớ thưa:
"Vậy ông có muốn chúng tôi đi gom lại không?" Ông đáp: "Đừng, sợ
rằng khi gom cỏ lùng lại, các anh làm bật luôn cả rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn
lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó
thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi."
Đức Giêsu còn trình-bày cho họ
nghe một dụ-ngôn khác. Ngài nói: "Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải
người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các
hạt giống, nhưng khi lớn lên, lại là thứ lớn nhất trở thành cây, đến đỗi chim
trời bay tới làm tổ trên cành được."
Ngài còn kể cho họ một dụ-ngôn khác: "Nước Trời cũng giống như chuyện nắm
men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men." Tất
cả các điều ấy, Đức Giêsu dùng dụ-ngôn mà nói với đám đông; và Ngài không nói
gì với họ mà không dùng dụ-ngôn, hầu ứng-nghiệm lời sấm của ngôn-sứ: Mở miệng
ra, tôi sẽ kể dụ-ngôn, công-bố những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa.
Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà
đi về. Các môn-đệ lại gần Ngài thưa: "Xin Thầy giải-nghĩa dụ-ngôn cỏ lùng
trong ruộng cho chúng tôi nghe." Ngài đáp: "Kẻ gieo hạt giống tốt là
Con Người. Ruộng là thế-gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng
là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma/quỷ. Mùa gặt là ngày tận-thế.
Thợ gặt là các thiên-thần. Vậy,
như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận-thế cũng
xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên-thần của Ngài tập-trung cáci kẻ làm
gương mù gương xấu và mọi kẻ gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Ngài, rồi quăng
chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ người công-chính
sẽ chói lọi như mặt trời trong Nước của Cha. Ai có tai thì nghe.”
Và, như truyện kể về tiệc cưới
có đề-cập đến chuyện các trinh-nữ khờ-dại và khôn-lanh, truyện thực-khách xứng-đáng
được dự hay không cũng đều cùng nhau chờ đoàn phù dâu hoặc những người đi vào
phòng tiệc, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 25 câu 1-13, đoạn 22 câu 1-14 và Luca đoạn
14 câu 16-24 còn ghi rõ:
-Ở
Mt 25: 1-13 ta thấy viết:
“Bấy giờ, Nước Trời sẽ
giống như chuyện mười trinh-nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô, thì có năm
người khờ-dại và năm khôn-lanh. Quả vậy, các cô khờ-dại mang đèn mà không mang
dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang dầu theo. Vì chú rể đến
chậm, nên các cô thiếp đi rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: "Chú rể tới
rồi, ra mà đón!"
Bấy giờ tất cả các
trinh-nữ đều thức dậy, sửa soạn đèn. Các cô khờ-dại nói với các cô khôn-lanh rằng:
"Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt rồi!" Các
cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và các chị đâu, hay là các chị ra cửa
hàng mà mua thì hơn." Đang lúc các cô đi mua thì chú rể tới, và những cô
đã sẵn sàng đều được theo chú rể vào dự tiệc. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau
cùng, mấy trinh-nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! Xin mở cửa cho
chúng tôi với!" Nhưng Ngài đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết
các cô là ai hết!" Vậy anh em hãy canh-thức, vì anh em không biết ngày
nào, giờ nào.”
-Và,
Mt 22: 1-14 lại cũng viết:
“Đức Giêsu lại dùng dụ-ngôn
mà nói với họ rằng: "Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc
cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước,
xin đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến. Nhà vua lại sai các đầy tớ khác đi và
dặn họ:
"Hãy thưa với
quan-khách được mời rằng: Này cỗ bàn ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ, mọi
sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc!"
Nhưng quan-khách
không thèm đếm xỉa, lại bỏ đi: kẻ đi thăm trại người đi buôn, còn người khác lại
bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Nhà vua liền nổi cơn thịnh-nộ,
sai quân đi tru-diệt bọn sát-nhân ấy và thiêu-huỷ thành phố của chúng. Rồi nhà
vua bảo đầy tớ:
"Tiệc cưới đã sẵn,
mà kẻ được mời lại không xứng-đáng. Vậy các ngươi ra các ngã đường, gặp ai cũng
mời vào dự tiệc."
Đầy tớ liền đi ra các
nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng đều tập-hợp lại, nên phòng tiệc cưới
đầy thực-khách.
"Bấy giờ nhà vua tiến vào quan-sát khách dự tiệc, thấy có một người không
mặc y phục lễ cưới, bèn hỏi người ấy: "Này bạn, sao bạn vào đây mà lại
không có y-phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói gì. Nhà vua liền bảo
những người phục-dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên
ngoài, ở đó chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng! Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà
người được chọn thì ít."
-Còn,
Lc 14: 16-24, lại cũng ghi:
“Ngài đáp: "Một
người kia mở tiệc lớn mời nhiều người. Đến giờ tiệc, ông sai đầy tớ đi thưa với
quan-khách rằng: "Mời quý vị đến, cỗ bàn đã sẵn. Bấy giờ mọi người nhất-loạt
bắt đầu xin kiếu. Người thứ nhất nói: "Tôi mới mua một thửa đất, cần đi
thăm; cho tôi xin kiếu. Người khác nói: "Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử
đây; cho tôi xin kiếu. Người khác nói: "Tôi mới cưới vợ, nên không đến được.
"Đầy tớ ấy trở về, kể lại sự việc cho chủ. Bấy giờ chủ nhà nổi cơn thịnh-nộ
bảo người đầy tớ rằng: "Mau ra các nơi công-cộng và đường phố trong thành,
đưa các người nghèo-khó, tàn-tật, đui-mù què-quặt vào đây. Đầy tớ nói:
"Thưa ông, lệnh ông đã được thực-thi mà vẫn còn chỗ. Ông chủ bảo đầy tớ:
"Hãy ra các đường làng, chòm xóm,
ép mọi người vào đầy nhà cho ta. Ta nói cho các anh biết: Những khách đã được mời
trước kia, không một ai sẽ được dự tiệc của tôi."
Bằng
lời lẽ Đức Giêsu phát-biểu ở Tin Mừng Nhất Lãm, “Vương Quốc Nước Trời đang ở giữa anh em”, Tin Mừng Luca đoạn 7 câu
20-21 lại xác-định:
“Người Pharisêu hỏi Đức
Giêsu bao giờ thì Triều Đại Thiên-Chúa đến. Ngài trả lời: "Triều-Đại Thiên-Chúa
không đến như điều mọi người có thể quan-sát được. Và người ta sẽ không nói: "Ở đây này!” hay "Ở
kia kìa!”, vì này Triều-Đại Thiên-Chúa đang ở giữa các ông.”
Tuy
là thế, lời dạy của Đức Giêsu mang ý-nghĩa khác lại cũng được các tác-giả Tin Mừng
đặc-biệt nhấn mạnh, là: Vương Quốc ẩn-tàng của Đức Chúa, lâu nay hiển-hiện qua
lực-hút hấp-dẫn người nghe đến rất đông. Đức Giêsu lại tuyên-bố: việc chiến-thắng
ác-thần/sự dữ bằng hình-thức trừ tà do Thần khí hoặc Ngón tay của Chúa tỏ dấu
cho phép “Vương Quốc của Ngài đến với anh em” như Tin Mừng Mátthêu đoạn 12 câu
28 và Luca đoạn 11 câu 20 từng nói rõ:
-“Nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên-Chúa mà
trừ quỷ, thì quả là triều-đại Thiên-Chúa đã đến giữa các ông.”
-Và,
Lc 11: 20 lại cũng nói:
“Nếu tôi dùng ngón
tay Thiên-Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều-Đại Thiên-Chúa đã đến giữa các
ông.”
Việc
truy-tìm Vương Quốc Nước Trời, như Đức Giêsu đã bộc-lộ cho người tìm đến với
Ngài, đã lôi cuốn quần-chúng đến nghe Ngài vượt cả sự việc ông Gioan Tẩy Giả thu
hút người nghe, và lúc đó có những lời lẽ như sau:
“Tin vui Nước Trời được
giảng rao khắp thế-giới và mọi người lại tràn vào đó một cách đầy bạo lực.”
Ngay
đến Tin Mừng Luca đoạn 16 câu 16 lại cũng viết:
“Cho đến thời ông
Gioan, thì đã có Lề Luật và các ngôn sứ; còn từ thời đó, thì Tin Mừng Nước
Thiên-Chúa được loan-báo, và ai cũng dùng sức mạnh mà vào.”
Riêng,
Tin Mừng Mát-thêu đoạn 11 câu 12, đã ghi thêm:
“Từ thời ông Gioan Tẩy
Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương-đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm
được.”
Đức
Giêsu cho biết: mọi người có thể đi vào Vương Quốc Nước Trời nói ở đây chỉ bằng
cách duy-nhất sống như trẻ nhỏ, hệt như các tác-giả đã qui-định rõ ở Tin Mừng
Nhất Lãm. Cửa Vương Quốc vẫn rộng mở cho người nào biết sống giản-đơn, chân-thật
và có lòng muốn cao-độ như con trẻ. Điều này, được nói rõ ở Tin Mừng Mátthêu đoạn
18 câu 2-3, cùng Tin Mừng Máccô đoạn 10 câu 15 và Tin Mừng Luca đoạn 18 câu 17
như sau:
“Đức Giêsu liền gọi một
em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em
không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 18: 2-3)
“Thầy bảo thật anh
em: Ai không đón nhận Nước Thiên-Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được
vào." (Mc
10: 15): và
“Thầy bảo thật anh
em: Ai không đón nhận Nước Thiên-Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được
vào."
Tiếp-tục
đường-hướng như thế, Ngài nhấn mạnh với các đồ-đệ rằng: không ai trở thành
cư-dân của Vương Quốc này được nếu không dốc lòng cho đại-nghĩa, như: nhà buôn
tìm cách làm chủ viên ngọc quí chưa từng thấy hoặc như kho báu mình tìm ra, tất
cả phải từ-bỏ những gì mình sở-hữu mới đạt nguyện-ước, như: Tin Mừng Mátthêu đoạn
13 câu 44-46 từng ghi như sau:
“Nước Trời giống như
chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu
lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. "Nước
Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.46 Tìm
được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên
ngọc ấy.
Người
dốc lòng vào việc tìm kiếm Vương Quốc ấy hơn ai hết là bà goá nọ từng cho đi hết
những gì bà có, kể cả cuộc sống trọn vẹn của bà, như Tin Mừng Mác-cô đoạn 12
câu 44 và Luca đoạn 21 câu 3-4 từng ghi rõ:
“Quả vậy, mọi người đều
rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái
túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài-sản, tất cả những gì bà có để nuôi
sống mình."
Và
Lc 21: 3-4:
“Ngài liền nói:
"Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào nhiều hơn ai hết. Quả vậy,
tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ, mà bỏ vào dâng cúng;
còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả những gì bà
có để nuôi sống mình."
Cuối
cùng thì, Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm lại đã khẳng-định rằng: tốt nhất nên
bỏ đi con mắt, hoặc cánh tay và hy sinh cả chuyện dục-tính với dụng-tình như
cái giá để đi vào Vương Quốc Nước Trời đòi-hỏi phải làm thế như Tin Mừng Mác-cô
đoạn 9 câu 45-47, Mát-thêu đoạn 18 câu 9, và đoạn 19 câu 12 từng khẳng định:
-Mc
9: 45-47:
“Nếu chân anh làm cớ
cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn
là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã,
thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt
mà bị ném vào hoả ngục.”
-Và,
Mt 18: 9
“Nếu mắt anh làm cớ
cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; thà chột mắt mà được vào cõi sống, còn
hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào lửa hoả ngục.”
Mt:
19: 12
“Quả vậy, có những
người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những
người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết
hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu."
Với
tầm nhìn của Đức Giêsu, thì quyết-tâm từ bỏ chính mình vì Vương Quốc Nước Trời
sẽ là chuyện không tưởng, phi trừ ta biến sự việc ấy thành hành-động đích-thực,
ngay tức thời. Bằng biện-pháp rất hài-hoà, chuyện ngày nay sẽ được ưu-tiên đặt
trên việc mai ngày, Ngài buộc các đồ-đệ phải dấn thân vào việc đặt định Nước Trời,
không chậm trễ và cũng không lập thành khuôn đúc giống hệt nhau, dù chỉ để chứng-tỏ
đặc-tính sốt-mến mình như người con một của Đức Chúa, hệt như Tin Mừng Luca đoạn
9 câu 6 rày những viết:
“Các ông ra đi, rảo
qua các làng mạc loan báo Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi.”
Và,
Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 22 lại cũng bảo:
“Đức Giêsu nói:
"Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ."
Quả
là, khi được Đức Giêsu tuyển chọn, người phục-vụ Nước Trời không được ngại-ngần
hoặc có thắc-mắc/vấn-nạn gì hết. Và vì thế, Ngài mới bảo:
“Đức Giêsu phán:
"Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với
Nước Thiên Chúa."
Mang
trong đầu lời hối-thúc liên-hồi “phải hành-động” ngay lập tức, thì việc cho đi
chính con người mình một cách không hạn-chế nhưng chuyên-tâm/ân-cần đối với
Vương Quốc Nước Trời, thì kết-quả không thể tránh né được sẽ phải là: tầm nhìn
của Đức Giêsu nhất-quyết tập-trung vào chuyện hiện-tại, vào công-tác đích-thực
vào lúc ấy và khép đóng những gì liên-quan đến tương-lai xa vời nhiều hơn.
Quả
thực, nếu ta hiểu lời Ngài nói theo nghĩa hiển-nhiên nhất, ta buộc phải chấp-nhận
những gì Đức Giêsu chối-bỏ mọi suy-tính hoặc chuẩn-bị chỉ vì các tình-huống có
thể xảy đến rất mai sau.
Bởi,
nếu Vương Quốc Nước Trời đã có đó rồi, và vinh-quang ngời sáng đã hiển-hiện vào
bất cứ lúc nào, thì cũng chẳng nên lo-âu/quan-ngại đến các vấn-đề của thời này
mà thời-gian cũng sẽ trôi qua rất mau. Triển-vọng như thế không có chỗ đứng cho
ý-tưởng về một tổ-chức rất lớp lang như Giáo-hội được định-vị để tồn-tại mãi
cho đến khi trời và đất sẽ qua đi cho đến một thời rất xa vời, rồi cuối cùng
cũng lại đến.
Những
ai thẩm-định rằng Đức Giêsu có tầm-nhìn về một thế-giới đầy triển-vọng như thế,
ắt thấy khó mà chịu đọc thêm một lần nữa dụ-ngôn Ngài kể về người chủ trại giàu
có là rõ ngay. Anh này, trông mong có được mùa gặt thật màu mỡ, nên mới tự mình
hoạch-định một tiến-trình thật chi-tiết về vụ gặt. Anh phá bỏ các kho tồn-trữ
cũ bằng cách gia-tăng thu-hoạch, cuối cùng mới khám-phá ra rằng: cũng giống như
thời hiện-tại, anh chẳng có được cái ngày mai đẹp-đẽ bao giờ hết. Và, như Tin Mừng
Luca ghi lại đoạn kết của dụ-ngôn Chúa kể, với lời rằng:
“Nhưng Thiên Chúa bảo
ông ta: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những
gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”
Cụm-từ
tiếng Aram ở Kinh Sách có chữ “emunah
đại ý diễn tả niềm tin không lung-lạc và sự tín-thác vào Thiên-Chúa. Đây là dấu-hiệu
đầy phẩm-chất, là lý-tưởng do Đức Giêsu đề ra khi Ngài giảng-rao thực-hiện điều
đó. Đó chính là động cơ thiêng-liêng của toàn-bộ cuộc đời hoạt-động của Ngài; vì
thế nên, ta tin chắc rằng điều ấy tiếp-tục xảy ra mãi cho tới hết đời Ngài.
Chính
đó là niềm tin tưởng của Ngài ngay khi đứng trước toà án của các thượng-tế và của
Philatô, ngay cả lúc Ngài chấp-nhận vác thập-giá ngang qua con đường đầy âu-sầu/khổ-ải.
Tuy nhiên, lại xảy đến thời-khắc qua đó Ngài nhận ra rằng Thiên-Chúa-là-Cha chẳng
chịu ra tay can-thiệp khiến Ngài phải cất lên tiếng kêu não nùng mà ngôn-ngữ thời
đó đã sử-dụng: “Eloi, Eloi, lama
sabachtani?”... đến nỗi Tin Mừng Máccô đoạn 15 câu 34 diễn nghĩa thành câu,
như:
“Vào giờ thứ chín, Đức
Giêsu kêu lớn tiếng: "Êlôi, Êlôi, lama xabácthani!" Nghĩa là: "Lạy
Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?"
Có
tác-giả nổi tiếng thời cận-đại lại đã mô-tả việc hiểu được tầm nhìn của Đức
Giêsu như “kết-cuộc ảm-đạm”. Điều này
thật không xa với với sự thật là bao. Ngay như với tác-giả Tin Mừng Máccô, thì
khi Đức Giêsu đi dần vào cõi chết cũng phải bật lên một tiếng than khóc cuối
cùng, nên chẳng có gì ngăn-cản ta tưởng tượng ra sự việc diễn-tiến ở vườn
Ghétsêmani hôm ấy, Ngài từng khẩn-khoản như Tin Mừng Máccô đoạn14 câu 36 những
viết rằng:
“Ngài nói: "Abba,
Lạy Cha! Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều
con muốn, mà làm điều Cha muốn."
Tuy
vậy, không giống trường-hợp các nhà buôn ở đâu đó chỉ nghĩ đến “kết-cuộc ảm-đạm” cho doanh-thương của họ,
thì: Đức Giêsu là Đấng chủ-trương một cánh-chung-luận đầy hưng-phấn, Ngài vẫn suy-nghĩ
theo cung-cách khác hẳn người đời.
Ta
sẽ bị coi là người có tâm-tính hẹp-hòi, nếu cho rằng những gì Ngài tin-tưởng
vào sứ-vụ đặc-biệt đã dẫn-đưa dân con gồm những người tin vào tài-trí tháo-vát của
Ngài để vào được Nước Trời. Và, điều đó lại cũng định ra vai-trò của Đức Giêsu khi
Ngài có hành-xử cuối cùng trong bi-kịch cuộc đời, của con người.
Ngài
được các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm mô-tả như một hướng-dẫn-viên đầy lòng trắc-ẩn,
biết thương-yêu chăm sóc người khác và là Đấng Chăn Chiên từng bắt chước
Thiên-Chúa qua việc tỏ bày lòng từ-bi, nhân-hậu, rất yêu-thương chăm-sóc người
có yêu-cầu hơn hết. Tức các trẻ bé, kẻ hèn mọn, người tội lỗi, gái tứ-chiếng/làng
chơi và giới thu-thuế đi vào Vương Quốc của Thiên-Chúa-là-Cha, như Tin Mừng
Mátthêu đoạn 18 câu 10 từng mô-tả:
“Anh em hãy coi chừng,
chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết:
các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng
ngự trên trời.”
Tin
Mừng Nhất Lãm lại đã thể-hiện điều mà tác-giả sách này vẫn bảo rằng: khi Đức
Giêsu quyết-đoán rằng: ta chỉ cần cứu-vớt độc-nhất một con chiên lạc thôi, cũng
khiến mọi người trong Vương Quốc Nước Trời mừng vui hơn 99 con khác đang an-toàn,
hệt như Tin Mừng Luca đoạn 15 câu 7 còn lên tiếng:
“Vậy, tôi nói cho các
ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám
hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.”
Và,
Tin Mừng Mátthêu đoạn 18 câu 14 lại diễn-tả ý tương-tự, như câu viết ở dưới:
“Cũng vậy, Cha của
anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải
hư mất.”
Và,
Ngài cũng định việc thực-hiện ý-muốn cuối-cùng của Ngài, bằng ảnh-hình trong đó
mô-tả người thu thuế biết sám-hối và gái tứ-phương đã biết chuyện phải lẽ cần làm
trong cuộc chạy đua vào Vương Quốc của Chúa, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 21 câu 31,
đã diễn-tả như sau:
“Trong hai người con
đó, ai đã thi-hành ý muốn của người cha?" Họ trả lời: "Người thứ nhất."
Đức Giêsu nói với họ: "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những
cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.”
(còn tiếp)
Gs Geza Vermes
biên-soạn,
Mai
Tá lược-dịch.