Thursday, 30 June 2016

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu (Chương 6): Đức Gies6u qua tầm nhìn của bầu bạn và đám thù nghịch (Bài 44)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 44)


Đức Giêsu
qua tầm nhìn của bầu bạn
và đám thù nghịch

Như ta từng trông-đợi, trường-hợp một nhân-vật không theo qui-ước chung, nhưng tạo nhiều ảnh-hưởng mà ta từng gặp ở Tin Mừng Nhất Lãm. Có hai diện-mạo được diễn-tả rất khác-biệt về Đức Giêsu tùy theo cách ta xét bằng tầm nhìn của người luôn hâm-mộ hoặc chỉ muốn chỉ-trích/khích-bác Ngài.


Tầm nhìn
Từ bầu bạn

Có đến 12 vị tông-đồ được chọn-lựa làm bạn đồng-hành rất liên-tục của Đức Giê-su. Xem ra, các vị đây, đều đã quay lưng lại với gia-đình, công việc làm, và cả đến tài-sản mình sở-hữu, cốt dấn bước theo chân Bậc thày rày đây mai đó.

Theo cách nào đó, có thể nói: các vị đây, đã tập-hợp được các nhà khắc-kỷ kiểu của Therapeutae hoặc theo kiểu tín-đồ Do-thái-giáo thiết-thân với nhóm Essênê ở Palestin. Đây là các cụ đạo từng bỏ lại đằng sau tất cả tài-sản và mọi thứ, như: anh em, vợ con, cháu chắt cùng mẹ cha, và vòng-tròn lớn rộng gồm dân con/giòng-tộc cũng như nhóm/hội bạn-bè sống quẩn-quanh, cốt để kiếm tìm sự thánh-thiêng/hạnh-đạo như tác-giả Philo từng ghi lại ở cuốn “Sống Đời Chiêm-Nghiệm” đoạn 2 câu 18.

Khi đó, có 4 tông-đồ đầu tiên gồm các ông: Simôn, tục gọi là Phêrô hay Kêpha (tức: “hòn đá cục”), cùng em ruột của ông là An-rê và 2 người con của ông Dê-bê-đê là: Gia-cô-bê và Gioan, tất cả đều hành-nghề chài-lưới, để kiếm sống. Theo tác-giả Gioan Tin Mừng viết ở đoạn 1 câu 44, thì: trong số các người đồng-hành này, còn có ông Phillípphê là người đến từ Bét-xai-đa, cũng là làng chài-lưới của ông Simôn/Phêrô và An-rê.    

Thành thử, có thể là: ông ta cũng thuộc giới công-nhân/thuyền-chài giống hệt nhau. Quá-trình/lai-lịch của 8 môn-đồ về sau, xem ra hơi mù-tối. Giả như, tông-đồ Mát-thêu lại cũng là ông Mátthêu-thu-thuế, hoặc như Lêvi con trai của  Alphêô như được tả ở Tin Mừng Mát-thêu đoạn 9 câu 9, đã từng bảo:

“Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mátthêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người.”

Và, cùng một cung-cách, người đọc lại thấy ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 2 câu 14 cũng đã ghi:

“Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lêvi là con ông Anphê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!" Ông đứng dậy đi theo Người.”

Cả đến tác-giả Luca ở Tin Mừng đoạn 5 câu 27 cũng thấy viết những câu sau:

“Sau đó, Đức Giêsu đi ra và trông thấy một người thu thuế, tên là Lêvi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!”

Vậy thì, ông này có thể thuộc giai-cấp cao hơn một chút, nhưng cũng không lấy gì làm nổi tiếng cho lắm, hoặc cũng chỉ thuộc tầng lớp xã-hội không cao hơn là bao.

Cuối cùng thì, dù cho các ông có được gọi là các cư-dân người Cananêan mà tiếng Do-thái cổ tức Aram gọi là “Qannai” có nghĩa là: “Cuồng-tín”, các ông lại cũng không là tín-đồ Do-thái-giáo đặc-biệt chuyên-chăm đầy mộ-đạo mà chỉ là bè/lũ cách-mạng chính-trị -phạm. Tức: loại người mang dấu thập trên mình mà tiếng Do-thái gọi là “Sicarius” tức: bè/nhóm ở Galilê luôn phản-chống người La-Mã từng có người đại-diện trà-trộn trong vòng-tròn gần-gũi với Đức Giê-su hơn cả. Nhiều vị học-giả lại đã chú-giải cụm từ “Iscariốt” tức: tên họ của ông Giuđa là tên họ đọc trại từ cụm-từ “Sicarius” . Thế nhưng, bằng-chứng về ý-nghĩa của việc gọi “trệch” như thế cũng không có nền-tảng gì sâu-sát, đáng tin-cậy cả.

Có nhóm người đông-đảo hơn thế, gồm các nữ-phụ từng lập nên đám tùy-tùng thường-xuyên vây quanh Đức Giêsu ngay từ ban đầu. Thành-viên gia-đình của Đức Giêsu lại đã tự tách rời Ngài, như ta đã đề-cập chuyện này ở các trang trước, ở sách này. Thế nhưng, sách Công-vụ Tông-đồ của ta chỉ có thể tin-tưởng được khi cho thấy là các vị nói ở đây đã tái-lập đường giây nối-kết với các đồ-đệ vào nhiều tháng ngày sau khi Đức Giê-su đã quá vãng, cũng như vào một lúc nào đó, trước lễ Ngũ Tuần, như được tả ở sách này đoạn 1 câu 14 sau đây:

“Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu.”  

Vào lúc ấy, con số kẻ tin chỉ lên đến mức tối-đa là 120 vị, như sách Công-vụ đoạn 1 câu 15 từng chứng-thực, như sau:

“Trong những ngày ấy, ông Phêrô đứng lên giữa các anh em - có khoảng một trăm hai mươi người đang họp mặt…”

Như vậy thì, con số từng làm biểu-tượng cho 12 tông-đồ tượng-trưng cho 12 chi-tộc Do-thái và số 10 là số các đại-biểu ở mức tối-thiểu được sử-dụng làm đại-diện cho Hội-đồng Do-thái-giáo lúc đó. Thật ra thì, tầm-vóc thực-thụ của vòng-cung này, lúc ấy, còn nhỏ hơn thế; và một số vị thuộc về nhóm ấy đã xa rời Đức Giêsu và đã bỏ chạy khỏi đội ngũ khi Ngài bị cầm-giữ như hai tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm dưới đây đã ghi chép. Chẳng hạn như, Tin Mừng Mác-cô ở đoạn 14 câu 50, đã thấy nói:

“Bấy giờ các môn đệ bỏ Ngài mà chạy trốn hết.”  

Và, Tin Mừng Mátthêu cũng nối-tiếp ý-tưởng này bằng đoạn 26 câu 56, sau đây:

Nhưng tất cả sự việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ." Bấy giờ các môn đệ bỏ Ngài mà chạy trốn hết.”

Xem thế thì, các môn-đệ từng bỏ Thày mình lại càng khó có thể trở về gia-nhập lại đội-ngũ tông-đồ thân-thương của Ngài, mãi về sau.

Theo Tin Mừng Nhất Lãm, thì: Đức Giêsu được đông-đảo quần-chúng người Ga-li-lê vây quanh Ngài là nhờ tăm-tiếng của Ngài là Đấng Chữa-lành đầy lôi-cuốn, mà các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm có đề-cập, như:

-Ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 3 câu 7 và đoạn 5 câu 21 đã đoa-chắc:

“Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Ngài lánh về phía Biển Hồ. Từ miền Galilê, người ta lũ-lượt đi theo Ngài. Và từ miền Giuđê…”

Và, cũng Tin Mừng này đoạn 5 câu 21, cũng thấy ghi:

“Đức Giêsu xuống thuyền, lại trở sang bờ bên kia. Một đám rất đông tụ lại quanh Ngài. Lúc đó, Ngài đang ở trên bờ Biển Hồ.”

Cũng hệt thế, Tin Mừng Mát-thêu đoạn 4 câu 25, lại đã nối-kết với câu sau đây:

“Từ miền Galilê, vùng Thập Tỉnh, thành Giêrusalem, miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Ngài.”

Và, tác-giả Luca lại cũng diễn-tả điều này qua Tin Mừng đoạn 6 câu 19 vốn bảo rằng:

“Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Ngài, vì có một năng lực tự nơi Ngài phát ra, chữa lành hết mọi người.”

Các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm nói ở đây, đều tạo cảm-tưởng là: Đức Giêsu đạt thành-quả một cách ngoại-thường. Ngay khi khởi-đầu công-cuộc thừa-sai của Ngài, Đức Giêsu không còn ngang-nhiên đi vào thị-trấn nào khác nhưng Ngài đã phải lui về quê miền đồng-nội như Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 45 từng dẫn-chứng:

“Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Ngài.”

Dù, tiếng-tăm tên tuổi của Ngài nổi cồn đến tận Tyr và Siđôn, xuyên ngang Giođan và có khi còn xa hơn nữa, nhưng quả là Ngài không còn được đón-tiếp cách long-trọng ngoài đường ranh biên-giới của Galilê, như các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm đã chứng-giám. Mỗi vị một cách, các tác-giả này đều đã kể lại như sau:

-Ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 3 câu 7-8, rày đã thấy:

“Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Ngài lánh về phía Biển Hồ. Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Ngài. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ-lượt đến với Ngài, vì nghe biết những gì Ngài đã làm.”

-Và, Tin Mừng Mát-thêu ở đoạn 4 câu 25, tác-giả cũng không quên kể:

“Từ miền Galilê, vùng Thập Tỉnh, thành Giêrusalem, miền Giuđê và vùng bên kia sông Giođan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Ngài.”

Cuối cùng thì, Tin Mừng Luca đoạn 6 câu 17 cũng đã ghi lại những lời như sau:

“Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Ngài dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông-đảo môn-đệ của Ngài, và đoàn-lũ dân-chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên-hải Tia và Xi-đôn.”

Các cư-dân sống ở chốn miền được gọi tên theo cung-cách khác nhau. Lúc thì bảo: đó là Gher-ghê-sha hoặc Ghê-ra-sa, lúc lại nói: đó là Ga-ra-đa. Tất cả cũng đã hối-thúc Đức Giêsu rời hỏi khu-vực họ đang sống. Không còn nghi ngờ gì, là: chúng-dân sống ở đây, từng cảm thấy bực-bõ khi bị mất đi nguyên đàn heo con của họ đã nhảy bổ xuống đáy hồ chết tốt. Sở dĩ có chuyện ấy, là vì Tin Mừng Nhất Lãm bảo là: Đức Giêsu đã cho phép đám ma/quỷ bị trừ-khử được nhập vào đàn heo con do dân nuôi trong làng để kiếm sống, như các chương/đoạn Nhất Lãm từng mô-tả như sau:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 5 câu 11-17 có cho thấy:

“Ở đó có một bầy heo rất đông đang ăn bên sườn núi. Đám thần ô uế nài xin Ngài rằng: "Xin sai chúng tôi đến nhập vào những con heo kia." Ngài cho phép. Chúng xuất khỏi người đó và nhập vào bầy heo. Cả bầy heo -chừng hai ngàn con- từ trên sườn núi lao xuống biển và chết ngộp dưới đó. Các kẻ chăn heo bỏ chạy, loan tin trong thành và thôn xóm. Thiên hạ đến xem việc gì đã xảy ra. Họ đến cùng Đức Giêsu và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo -chính người này đã bị đạo binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ. Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và chuyện bầy heo. Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ.” 

-Và, Tin Mừng Mát-thêu đoạn 8 câu 30-34 cũng đã viết:

“Khi ấy, ở đàng xa, có một bầy heo rất đông đang ăn. Bọn quỷ nài xin Ngài rằng: "Nếu ông đuổi chúng tôi, thì xin sai chúng tôi nhập vào bầy heo kia." Ngài bảo: "Đi đi!" Chúng liền ra khỏi hai người đó và nhập vào bầy heo. Thế là tất cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống biển và chết đuối hết. Các người chăn heo chạy trốn vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỷ ám. Bấy giờ, cả thành ra đón Đức Giêsu, và khi gặp Ngài, họ xin Ngài rời khỏi vùng đất của họ.”

-Cuối cùng thì, Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 32-37 lại cũng ghi:

“Ở đó có một bầy heo khá đông đang ăn trên núi. Lũ quỷ nài xin Ngài cho phép chúng nhập vào bầy heo kia, và Ngài cho phép. Lũ quỷ xuất khỏi người đó, nhập vào bầy heo. Cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống hồ và chết ngộp hết.

Thấy sự việc xảy ra, các người chăn heo bỏ chạy, loan tin trong thành và thôn xóm. Thiên-hạ ra xem sự việc đã xảy ra. Họ đến cùng Đức Giêsu và thấy kẻ đã được trừ quỷ đang ngồi dưới chân Đức Giêsu, ăn mặc hẳn-hoi và trí-khôn tỉnh-táo. Họ phát sợ. Những người chứng-kiến đã kể lại cho họ nghe người bị quỷ-ám được cứu chữa thế nào. Bấy giờ đông đảo dân chúng vùng Ghêraxa xin Ngài rời họ, vì họ sợ quá. Thế nên Ngài xuống thuyền trở về.”

Tựu-trung thì, địa-điểm xảy ra câu truyện ở giai-đoạn này, rất có thể là vùng Gher-ghe-sa gần mạn Đông Biển hổ Galilê. Nhiều văn-bản viết tay còn định-vị nơi này có tên là Gađara hoặc Ghêrasa, tức Jerash thời bây giờ.

Thế nhưng, giả như bày heo đàn bị tống-xuất khỏi chốn miền mà chúng có thể bay vèo đâu đó hơn là nhẩy bổ xuống nước nếu chúng buộc phải chạy xuống đáy Biển hồ Galilê. Không thấy quần-chúng số đông ra mặt đón tiếp Đức Giê-su khi Ngài ghé thị-trấn Tyr và Siđôn Syrô-Phênixia như được Tin Mừng Nhất Lãm đề-cập ở:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 7 câu 24 sau đây, đã từng viết:

“Đức Giêsu đứng dậy, rời nơi đó, đến địa hạt Tyr. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được.”

-Còn Tin Mừng Mát-thêu đoạn 15 câu 21 cũng thấy ghi:

“Ra khỏi đó, Đức Giêsu lui về miền Tyr và Xiđôn.”

Hoặc ở Cêsarê Phillípphê thuộc vùng Panaias-Iturê như có viết ở:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 8 câu 27, những bảo rằng:

“Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Ngài hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?"

Hoặc, Tin Mừng Mátthêu đoạn 16 cây 13, sau đây:

“Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Ngài hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?"

Tại Samaria, Đức Giêsu với tư-cách là người Do-thái-giáo lại đã tích-cực gánh trên vai Ngài sứ-vụ lạnh-lùng như Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 52, đã từng kể:

“Ngài sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samaria để chuẩn bị cho Ngài đến.”

Chẳng lạ gì, khi thấy Đức Giêsu đã phải ra lệnh cho đồ-đệ Ngài hãy tránh xa vùng Samaria như Tin Mừng Mát-thêu còn ghi ở đoạn 10 câu 5 sau đây:

“Đức Giêsu sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng…”

Tuy có thế, những năm về sau, chừng như mọi người đều quên mất chỉ-thị này. Các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm nói rất ít về việc quần-chúng đón tiếp Đức Giêsu ở Giuđêa. Thế nhưng, không giống như ông Gioan Tin Mừng từng viết, các tác-giả đây đã chỉ nói rằng Ngài đến Giêrusalem có một lần một mà thôi; có thể đây là chuyện mọi người đều trông mong như thế.

Mọi người trong chúng ta được bảo ban một cách loáng-thoáng rằng: trên đường đi tới thủ-đô như Đấng chữa lành, Ngài đã lôi cuốn đám đông ở Giê-ri-khô như các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm từng ghi chép:

-Ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 10 câu 46, tác-giả có ghi rằng:

“Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Giêrikhô. Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giêrikhô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Batimê, con ông Timê.”   

Còn, ở Tin Mừng Mát-thêu đoạn 20 câu 29 cũng thấy viết:

“Khi Đức Giêsu và môn đệ ra khỏi thành Giêrikhô, dân-chúng lũ-lượt đi theo Ngài.”

Riêng tác-giả Luca, ở đoạn 18 câu 36, lại chỉ viết:

“Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì.”

Ở Giêrusalem cũng thế, Ngài từng giảng-rao cho một cử-tọa rất đông-đảo như có kể ở:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 11 câu 18 với những câu như:

“Các thượng-tế và kinh-sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giêsu. Quả thế, họ sợ Ngài, vì cả đám đông đều rất ngạc-nhiên về lời giảng-dạy của Ngài.”

Và, Tin Mừng của cùng một tác-giả này ở đoạn 12 câu 37 lại cũng nói:

“Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con vua ấy thế nào được?" Đám người đông đảo nghe Đức Giêsu cách thích thú.” 

Nhưng, điều này cũng là chuyện bình-thường, bởi lâu nay Ngài vẫn giảng-dạy ở Đền Thờ, là nơi rất đông người tụ-tập cho đến lễ Vượt Qua. Ở Giê-ru-sa-lem, thời-điểm có “số đông dân-chúng tụ-tập” bên ngoài Đền Thờ, là lúc mọi người được bảo rằng: Đức Giêsu thực-hiện “lên đền thánh” vẻ-vang/hân-hoan đi vào chốn thị-thành khi “nhiều người” hoặc “đa số chúng-dân” trải áo choàng lên mặt lộ đón chào Ngài như ở:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 11 câu 8, có lời viết:

“Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải.”

Còn, Tin Mừng Mát-thêu ở đoạn 21 câu 8 cũng phụ-hoa:

“Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi.” 

Tuy là thế, theo tác-giả Luca, Đức Giêsu bị đám chúng-dân Do-thái-giáo xúm quanh là do sức lôi-cuốn không vì tên tuổi của Ngài nhưng là các nhóm môn-đệ tháp-tùng Ngài từ Ga-li-lê như Tin Mừng của tác-giả đây từng ghi rõ ở đoạn 19 câu 37 sau đây:

“Khi Ngài đến gần chỗ dốc xuống núi Ôliu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên-Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy.”

Ở Tin Mừng Nhất Lãm, không có chứng-cứ nào cho thấy chúng-dân vui mừng đón chào Ngài bên ngoài quê làng của Ngài ở mạn Bắc hết.  



Đám người thù-nghịch
với Ngài

Lạ lùng thay, nhóm nghịch-thù chống lại Đức Giêsu chợt đến trước tiên và ít có ai lại nghĩ là từ phía gia-đình chòm xóm của Ngài, hết. Chắc một điều, là: các vị ấy do cảm-giác ngượng-nghịu và ganh-tị khi thấy có sự biến-đổi nơi ông thợ mộc trong làng lại trở-thành Đấng trừ-tà được ưu-ái quá sức. Tác-giả Mác-cô còn đi xa hơn khi ông khẳng-định rằng: những người thân quen/bàng-tộc chỉ muốn ngăn-trở Ngài vì họ nghĩ: nếu không, thì Ngài sẽ trở-thành khùng/điên, mất thôi. Đó, là điều mà tác-giả Mác-cô đã ghi ở đoạn 3 câu 21 rất như sau:

“Thân nhân của Ngài hay tin ấy, liền đi bắt Ngài, vì họ nói rằng Ngài đã mất trí.”

Cũng tựa như thế, lý-do cho thấy tại sao Mẹ Ngài và các người em của Ngài lại đã yêu-cầu Ngài bỏ đám đồ-đệ lại đó mà quay về nhà, có thể là để ngưng không cho Ngài làm những điều vô-lý/trái-khoáy. Điều này, có lẽ cắt nghĩa được lời đáp trả khá cứng cỏi khi Ngài định-nghĩa thế nào là gia-đình của Ngài như các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm đều đồng-loạt ghi-chú câu nói khá mạnh-bạo như:

-Ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 3 câu 31-35, có lời lẽ khá đanh-thép như sau:

“Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Ngài ra. Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Ngài. Có kẻ nói với Ngài rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!" Nhưng Ngài đáp lại: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" Rồi Ngài rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi-hành ý-muốn của Thiên-Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi."

Và, Tin Mừng Mát-thêu đoạn 12 câu 46-50 cũng đã chép hệt như thế, có những lời sau đây:

“Ngài còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và em của Ngài đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Ngài. Có kẻ thưa Ngài rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." Người bảo kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ tôi? Ai là em tôi?" Rồi Ngài giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi-hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi."

Cuối cùng thì, tác giả Luca lại viết ở đoạn 8 câu 19-21, những lời như sau:

“Mẹ và em Đức Giêsu đến gặp Ngài, mà không làm sao lại gần được, vì dân chúng quá đông. Người ta báo cho Ngài biết: "Thưa Thầy, có mẹ và em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy." Người đáp lại: "Mẹ tôi và em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên-Chúa và đem ra thực-hành."

Đối với chúng-dân ở thôn-làng Nadarét, thì truyện kể ngắn gọn này bộc-lộ nơi họ một cảm-giác yêu nước của người địa-phương có trộn-lẫn đôi chút mặc-cảm tự-ty của đám dân quê có đầu óc bé mọn. Nói theo ngôn-ngữ thời hôm nay, thì: phản-ứng của các vị này như thể bảo: “Này ông bạn nghĩ mình là ai thế?” Quả thật, thực-tế mà nói: đây là cảm-giác được bộc-lộ dưới câu nói ở trình-thuật cứ thắc-mắc hỏi rằng: ông này chẳng phải là bác thợ mộc nhà ta (hoặc con trai ông thợ mộc nhà ta ư?”)như Tin Mừng Nhất Lãm tuần-tự kể:

-Tin Mừng Máccô đoạn 6 câu 3 lại đã nói:

“Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và là anh của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?"

Còn, Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 55 lại cũng viết:

“Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; các em của ông không phải là ông Giacôbê, Giôxếp, Simôn và Giuđa sao?”

Cuối cùng, Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 22 cũng ghi rõ:

“Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.”

Chủ-nghĩa “Sô-vanh nước-lớn” của dân làng Nadarét được bộc-lộ bằng phản-ứng bên ngoài khi Đức Giêsu thực-hiện điều kỳ-lạ ở Caphánaum chứ không ở quê nhà của Ngài, như Tin Mừng Luca từng ghi ở đoạn 4 câu 23 sau đây:

“Ngài nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Caphácnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!”

Chính vì thế, Đức Giêsu đã có lời phản-cảm về cơn giận mang tính trưởng-giả của dân làng và sự miễn-cưỡng của gia-đình Ngài qua câu nói ở Tin Mừng Máccô đoạn 6 câu 3 bên dưới:

“Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh của các ông Giacôbê, Giôxết, Giuđa và Simôn sao? Chị em của ông, không là bà con lối xóm với ta sao?" Và họ vấp ngã vì Ngài.”

Tin Mừng Mátthêu đoạn 13 câu 57 lại cũng viết:

“Và họ vấp ngã vì Ngài. Nhưng Đức Giêsu bảo họ: "Ngôn-sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ ở chính quê-hương mình và gia-đình mình mà thôi."

Cả khi chòm xóm của Ngài thấy chướng tai gai mắt như hai đoạn Tin Mừng trên vừa diễn tả cách bộc-trực và tỏ ra ghen-tức. Cảm-giác tức-tối và ghen-tị có lẽ không thể biến tình cảm cũng xô đẩy Đức Giêsu vào chỗ chết như thúc ép Ngài từ đồi cao trong làng hệt như Tin Mừng Luca đọan 4 câu 29 từng mô tả:

“Họ đứng dậy, lôi Ngài ra khỏi thành. Thành này được xây trên núi, họ kéo Ngài lên tận đỉnh núi, để xô Ngài xuống vực.”

Tin Mừng Nhất Lãm đã ghi lại một xung-đột khá gây-cấn giữa Đức Giêsu và đạo-lý của giới thẩm-quyền Do-thái-giáo ở Palestine rất dễ tái tạo, nhưng khó ước-định. Các tác giả, vẫn muốn người đọc nghĩ rằng: các bậc thày chính, cộng với đám Biệt Phái, Kinh sư, Luật sĩ cũng như giới-chức thẩm-quyền ở Đền thờ và các trợ-thủ đắc-lực của họ cùng đám quí-tộc Sađuxê và người Galilê luôn cổ-vũ cho nhóm độc-tài/cầm-quyền là Hêrôđê Antipas (còn gọi là đám phò La Mã), và tất cả đều tìm cách triệt-hạ Đức Giêsu.

Phân tách kỹ Tin Mừng, không buộc ta phải sánh-ví điều này/chuyện nọ bằng chứng-cứ rút từ nguồn văn này khác ngoài Tân-ước, nhưng vẫn muốn dựa vào đó để làm mờ/nhạt hình-ảnh này, thôi. Chẳng hạn như, người Galilê luôn kình-chống Đức Giêsu mà Tin Mừng Máccô giọi họ là bè/nhóm Pharisêu và đám người ủng-hộ Hêrôđê ở đoạn 3 câu 6, xưa từng viết:

“Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập-tức bàn tính với phe Hêrôđê, để tìm cách giết Đức Giêsu.”

Và, Tin Mừng Matthêu cũng đơn giản gọi người Biệt Phái bằng các tên như đã ghi ở đoạn 12 câu 14, sau đây:

“Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu.”

Cuối cùng là, Tin Mừng Luca lại cũng coi họ là đám Kinh-sư/Biệt-Phái mà người đọc chúng ta còn gặp thấy ở đoạn 6 câu 7 vốn bảo rằng:

“Các kinh-sư và người Pharisêu rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy trong ngày Sabát không, để tìm được cớ tố-cáo Ngài.”

Phải chăng họ là nhóm người như thế thôi sao? Thêm nữa, lại có khuynh-hướng chung vẫn coi đám 'Biệt phái", "Kinh sư" và "Luật sĩ" đại-diện cho cùng một giai cấp, rất giống nhau.

Tùy là thế, cũng nên nhớ: tác giả Máccô và Luca đã dứt-khóat nói về đám “Kinh sư/Biệt phái" như ngầm xác-nhận rằng: thành-viên kinh-sư thuộc khuynh-hướng khác hoặc không nối-kết với nhóm/phái nào hết. Và, giả như ta cứ để trong đầu mọi đề-phòng mà suy-nghĩ, rằng bất cứ lúc nào đám Pharisêu xuât-đầu lộ-diện ở Galilê hồi đầu thế-kỷ thứ nhất Công-nguyên, ít ra chẳng có gì để minh-xác được chuyện như thế.

Xét nội dung, thì chuyện này thật “phi phỏng” cũng không ít. Đồng thời, nếu ta đặt nặng chuyện đổ vấy cho Tin Mừng Nhất Lãm là đã đặt lên vai vị thượng tế và thuộc hạ của ông tội đã giao/nộp Đức  Giêsu cho đám thế quyền người La Mã, nhưng chẳng nói rõ là việc ấy do nhóm Pharisêu tạo ra, như đã ghi:

-Tin Mừng Máccô đoạn 11 câu 27-28 có những câu sau đây:

" Đức Giêsu và các môn đệ lại vào Giêrusalem. Ngài đang đi trong Đền Thờ, thì các thượng-tế, kinh-sư và kỳ-mục đến cùng Ngài hỏi: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?"

-Còn, Tin Mừng Matthêu đọan 21 câu 23 lại đã viết:

"Đức Giêsu vào Đền Thờ, và trong khi Ngài giảng dạy, các thượng-tế và kỳ-mục trong dân đến gần Ngài hỏi: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?”

-Và, Tin Mừng Luca đọan 20 câu 1-2 lại kể tiếp:

" Một hôm, đang khi Đức Giêsu giảng dạy cho dân trong Đền Thờ và loan báo Tin Mừng, thì các thượng-tế và kinh-sư cùng các kỳ-mục kéo đến nói với Ngài rằng: "Xin ông cho chúng tôi biết: ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Hay ai là người đã cho ông quyền ấy?”

Đồng thời, Tin Mừng Máccô đoạn 15 câu 1 cũng thấy viết:

"Vừa tảng sáng, các thượng-tế đã họp bàn với các kỳ-mục và kinh-sư, tức là toàn-thể Thượng Hội Đồng…”

Và Tin Mừng Matthêu đoạn 27 câu 1 cũng không quên ghi:

"Trời vừa sáng, tất cả các thượng-tế và kỳ-mục trong dân cùng nhau bàn kế hại Đức Giêsu, để xử-tử Ngài.”

Cuối cùng ra, Tin Mừng Luca đoạn 22 câu 66 cũng hợp giọng với Tin Mừng khác:

"Khi trời sáng, đoàn kỳ-mục trong dân, các thượng tế-và kinh-sư nhóm họp. Họ điệu Ngài ra trước Thượng Hội-Đồng.”

Xem thế thì, người đọc ắt phải kết luận rằng: trong các chương/đọan tương-tự ở đây, Đức Giêsu chỉ đi vào xung-đột với giới-chức Đền thờ về khía-cạnh trật-tự/luật-pháp ở Giêrusalem vào giai-đoạn cuối thời công-khai rao-giảng của Ngài, thôi.

Dù sao đi nữa, ta sẽ không chối bỏ tính khả-thi của sự thể bảo rằng: khi đã thông hiểu và muốn giải-thích luật theo tư-cách riêng của Ngài, Đức Giêsu lại đã gánh chịu sự âm-thầm phản-đối của giới kinh sư và các trưởng hội-đường ở Galilê vốn là những vị có lập-trường bảo-thủ hơn ai hết.

Mục-đích khiến các vị này quyết-tâm phản-bác, là đặt nặng lên xung-đột vốn dĩ đem đến cái chết của Đức Giêsu. Một việc không do người Do-thái-giáo nói chung tạo nên mà do giới lãnh-đạo tôn-giáo/chính-trị ở Giêrusalem lập chủ-đích.

Việc tuân giữ luật Torah đến độ nào, ta sẽ bàn sau ở chương tiếp. Bởi thế nên, ở đây, ta chỉ giới-hạn tầm-nhìn của mình vào hai ví-dụ cụ-thể để minh-họa chuyện luận bàn về đạo-lý, mà thôi.

Và, thảo-luận đây sẽ mang tính giả-tưởng hơn là đích thật. Khả dĩ tương ứng với cuộc luận chiến giữa Đạo Chúa thời tiên khởi với bè Sađốc, Đức Giêsu đã tỏ ý bất đồng ý-kiến về chuyện bè/nhóm này chối bỏ đạo-lý tuyên-bố “xác sẽ sống lại” như Tin Mừng Nhất Lãm đã đề cập. Đặc biệt, là:

-Tin Mừng Máccô đoạn 12 câu 18-27, như sau:

" Có những người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ-trương không có sự sống lại. Họ hỏi Ngài: "Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta rằng: "Nếu anh hay em của người nào chết đi, để lại vợ mà không để lại con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình." Vậy có bảy anh em trai. Người thứ nhất lấy vợ, nhưng chết đi mà không để lại một đứa con nối giòng. Người thứ hai lấy bà đó, rồi cũng chết mà không để lại một đứa con nối giòng. Người thứ ba cũng vậy. Cả bảy người đều không để lại một đứa con nối giòng. Sau cùng, người đàn bà cũng chết. Trong ngày sống lại, khi họ sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong số họ? Vì bảy người đó đã lấy bà làm vợ."

Đức Giêsu nói: "Chẳng phải vì không biết Kinh Thánh và quyền năng Thiên-Chúa mà các ông lầm sao? Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên-thần trên trời. Còn về vấn-đề kẻ chết trỗi dậy, các ông đã không đọc trong sách Môsê đoạn nói về bụi gai sao? Thiên-Chúa phán với ông ấy thế nào? Ngài phán: Ta là Thiên-Chúa của Abraham, Thiên-Chúa của Isaác, và Thiên-Chúa của Giacóp. Ngài không phải là Thiên-Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống. Các ông lầm to!"

Và, Tin Mừng Matthêu đoạn 22 câu 23-33, cùng nói rõ:

"Hôm đó, có những người thuộc nhóm Xađốc, đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ-trương không có sự sống lại. Họ hỏi Ngài: "Thưa Thầy, ông Môsê có nói: Nếu ai chết mà không có con, thì anh hay em của người ấy phải cưới lấy người vợ goá, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. Mà, trong chúng tôi, nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, rồi chết, và vì không có con nối dòng, nên để vợ lại cho em. Người thứ hai, rồi người thứ ba, cho đến hết bảy người, người nào cũng vậy. Sau hết, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy, trong ngày sống lại, bà ấy sẽ là vợ ai trong số bảy người, vì tất cả đều đã lấy bà?" Đức Giêsu trả lời họ: "Các ông lầm, vì không biết Kinh Thánh, cũng chẳng biết quyền-năng Thiên-Chúa. Quả thế, trong ngày sống lại, người ta chẳng lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên-thần trên trời. Còn về vấn-đề kẻ chết sống lại, thì các ông không đọc lời Thiên-Chúa đã phán cùng các ông sao? Ngài phán: Ta là Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác và Thiên-Chúa của Giacóp. Ngài không phải là Thiên-Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống." Dân chúng kinh-ngạc khi nghe lời Ngài dạy.”

Cũng thế, Tin Mừng Luca đoạn 20 câu 27-40, cũng đề-cập đến tương-tự. Và Ngài lại nghiêng về  phe/nhóm Biệt-phái là những người tin vào chuyện ấy.

Cũng hệt như thế, đứng về quan điểm của giới-lệnh lớn nói về tình-yêu của Thiên-Chúa và lòng mến-thương người đồng-loại cùng giới cận-thân và cận-lân hệt như Tin Mừng Nhất lãm có ghi:

-Riêng, Tin Mừng Máccô đọan 12 câu 28-34 lại đã viết:

"Có một người trong các kinh-sư đã nghe Đức Giêsu và những người thuộc nhóm Xađốc tranh-luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Ngài hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?" Đức Giêsu trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên-Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu-mến Đức Chúa, Thiên-Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh-hồn, hết trí-khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." Ông kinh-sư nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên-Chúa là Đấng duy-nhất, ngoài Ngài ra không có Đấng nào khác. Yêu-mến Thiên-Chúa hết lòng, hết trí-khôn, hết sức lực, và yêu người thân-cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn-thiêu và hy-lễ." Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn-ngoan như vậy, thì bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên-Chúa đâu!" Sau đó, không ai dám chất-vấn Ngài nữa.”

Và Tin Mừng Matthêu đoạn 22 câu 34-40, cũng có chép:

" Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. - Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Ngài rằng: "Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?" Đức Giêsu đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên-Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh-hồn và hết trí-khôn ngươi. Đó là điều răn quan-trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân-cận như chính mình.” Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn-sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy."

Còn, Tin Mừng Luca đoạn 10 câu 25-28 cũng xác-định:

“Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Ngài rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia tài?

Ngài đáp: "Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?" Ông ấy thưa: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên-Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh-hồn, hết sức lực, và hết trí-khôn ngươi, và yêu mến người thân-cận như chính mình." Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."

Theo luật định của Do-thái-giáo nói chung, Ngài đã nói lên quan-điểm của giới Biệt-phái rồi. Quả thật, luật-pháp đã định như thể bảo rằng: lời công-kích kịch-liệt chống lại đám Biệt-phái đã được đặt vào môi/vào miệng Đức Giêsu ở chương 25 Tin Mừng Matthêu.

Không có gốc nguồn nào cho thấy là lời ất xuất-phát từ môi/miệng Ngài, mà chỉ là những  vang-vọng xuất từ sự cãi-cọ giữa Giáo-hội Giêrusalem ở thời đầu với bậc thày thuộc nhóm Pharisêu vào nửa cuối thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, mà thôi.

Dù lúc ấy, người Pahrisêu có bị chỉ-trích về chuyện họ không theo đúng điều họ dạy, là: họ ngồi vào ghế của ông Môsê (theo tư-cách giới-chức trưởng-thượng của hội-đường để dạy sự thật cùng để thực-hành/tuân thủ những gì họ dạy ta, chứ không là điều họ đã từng làm, hệt như Tin Mừng Mátthêu đoạn 23 câu 2 đà ghi rõ, những lời sau đây:

"Các kinh-sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy.”

Đó mới là điều đích-thật, đáng để ý.

(còn tiếp)

Gs Geza Vermes soạn tác
Mai Tá lược dịch