Monday, 29 February 2016

Gs Geza Vermes: Khuôn trăng diện-mạo Ngài thay đổi: Đức Giêsu, Ađam Cuối cùng (bài 28)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 28)


Đức Giêsu,
Ađam cuối cùng

Ông Phaolô có cả một huyền-nhiệm gây ấn-tượng cũng rất nhiều, về Đức Kitô đã chết và trỗi dậy. Đây là tấn bi-kịch hoành-tráng bí-ẩn về ơn cứu-độ, do ông dàn-dựng, khởi-đầu bằng việc tạo-thành trời/đất và kết-thúc bằng việc vinh-danh Giêsu Đức Chúa, rất cánh-chung.

Ông Phaolô tạo hai nhân-vật lỗi-lạc từng đưa đường chỉ lối rất nhiều người. Hai nhân-vật ấy, là: Ađam-đầu-đời của nhân-loại và Ađam-Cuối-Cùng là Đức Giêsu, kèm theo đó lại có một số tư-tưởng về Đạo được nhân-cách-hoá, như: lỗi/tội, sự chết và Lề-luật, vv… vẫn thủ-giữ vai-trò yểm-trợ.

Cốt-truyện và bố-cục cuối cùng, được triển-khai cách rộng-rãi ở nhiều thư, như: thư Rôma và thư thứ nhất Côrintô. Theo các thư này, thì: bi-kịch được dàn-dựng tạo ra một đạo-lý về tội nguyên-tổ và việc chỉnh-sửa, hỏi rằng: làm sao, lỗi/tội con người lại được chỉnh và sửa theo công-bằng/chính-trực, được? Kể từ đó, đạo-lý của Giáo-hội Công-giáo và Thệ-Phản đã biến-đổi khi có sự-kiện Augustinô và hiện-tượng Luther, rất đặc-thù.

Với Phaolô, tất cả khởi-đầu bằng biến-cố ‘con-người-đầu’ xuất-hiện ở Địa-Đàng. Bằng hiện-tượng bất phục Thiên-Chúa, Ađam-đầu-đời đem lỗi/tội đến với loài người, nên đã dẫn về hệ-quả là sự chết, một tưởng-thưởng cho ông và hậu-duệ, như ông Phaolô từng nhắc chuyện này ở thư Rôma đoạn 5 câu 12-14, sau đây:

“Vì thế, cũng như chỉ vì một người, mà sự tội đã đột-nhập trần-gian; và vì tội, thì sự chết nữa; và như vậy, sự chết đã lan qua hết mọi người, một khi mọi người đều đã phạm tội… Vì chưng (từ đầu) cho đến Lề Luật, tội đã có trong thế-gian! Nhưng, Luật không có, kể tội làm sao? Ấy thế, mà sự chết đã ngự-trị từ Ađam cho đến Môsê, trên những kẻ không phạm tội bằng cách vi-phạm giống như Ađam, phản-ảnh của Đấng sẽ đến!”    


Bằng việc đóng-đinh-thập-giá và Phục-sinh-trỗi-dậy của Đức Giêsu-là-Ađam-Cuối, sự chết cũng từ đó đã vào với thế-gian, do người-đầu-đời bị đánh-bại và sự sống vĩnh-cửu lại chỉ dành cho những ai biết kết-hợp huyền-nhiệm với Đức Kitô. Hai ý-tưởng này, do ông Phaolô kiến-tạo, cốt để diễn-tả việc thực-thi Luật Môsê như trò xảo-thuật, nên ông coi các ý-tưởng ấy như việc chúc-phúc. Còn, ý-tưởng sau lại là nguyền-rủa. Ông Phaolô sử-dụng bi-kịch huyền-nhiệm, là để nói lên thân-phận con người nhờ hai nhân-vật chính đối-đầu với vũ-trụ, mỗi bên mặc lấy cho mình ý-tưởng về việc này, là để biểu-tỏ việc coi nhân-loại như một tổng-thể, trong đó Ađam-đầu-đời và Đức Kitô-Ađam-Cuối, là như thế.

Muốn hiểu thấu-đáo tầm nhìn khác-lạ của ông Phaolô, có lẽ ta cũng nên quay về truyện kể Ađam-Evà được coi là duyên-cớ dẫn về tội nguyên-tổ. Chương 3 sách Sáng Thế, được giới khoa-bảng và kinh-điển thời xưa/cũ coi như một diễn-trình kèm theo câu hỏi: làm sao sự chết lại bước vào địa-hạt nhân-sinh/phàm-trần, được?

Thần-thoại Lưỡng-Hà-Địa, coi cái chết của con người như hành-xử đồng-bóng rất thất thường của thần-linh, tức: các thần vẫn coi cái chết nằm trong khuôn khổ đạo-đức, cũng rất mực. Ađam-Evà Chúa tạo-dựng vào thời vàng son, nên thoát khỏi chuyện chết chóc/chôn vùi ở mộ-phần. Tội của Ađam-đầu-đời đây, là: tội bất phục, tức: lỗi/tội được dàn/dựng theo nguyên-tắc khi ta kể về ác-thần/sự dữ đội lốt rắn độc đã đưa đường chỉ lối cách sai-chệch, qua nữ-phụ. Và, qua mặt cả luật-pháp nên đã kéo theo án chết đặt cho cặp nam/nữ đầu đời, và cho hậu-duệ sinh sôi nảy-nở mãi.

Truyền-thống Do-thái-giáo, lại chấp-nhận sự chết một cách khắc-kỷ và lạ kỳ coi đó như thành-phần thân-phận con người. Trong khi các linh-hồn ở trong Đạo lại cứ mơ về cuộc sống đời sau, nhờ tiếp-cận với Thiên-Chúa một cách rộng mở vượt cả mộ-phần. Đến thế-kỷ thứ hai trước Công-nguyên, sự việc này được Do-thái-giáo cảm-nghiệm từ thời xảy đến sự-kiện tử-vì-đạo do Antiôchus Epiphanes ép/buộc kẻ tin phải Hy-Lạp-hoá hết mọi sự đến độ niềm tin vào sự sống vĩnh-cửu trở thành công-thức bài bản, có hệ-thống đã xuất-hiện với Do-thái-giáo.

Ta gặp điều này qua hình-ảnh xác/phàm loài người đã trỗi-dậy như chương 7 và chương 10 sách Macabê 2 có đề-cập. Từ độ rất sớm, bậc thày dạy thời hậu-Kinh-thánh đôi lúc cũng đã phẩm-bình về gốc-nguồn của sự chết. Và, các vị theo chủ-nghĩa Sô-vanh nam-tính lại cũng thích-nghi với tư-tưởng này, khiến nhiều lúc họ phải tìm cách miễn lỗi cho Ađam-đầu-đời, rất con người.

Sách Huấn Ca đoạn 25 câu 24, hoặc sách Khôn ngoan của Jesus Ben Sira đầu thế kỷ thứ hai đã tuyên-bố Evà thuộc nhóm tội-phạm, khi bảo rằng:

            “Tội khởi tự đàn bà, vì nó mà chúng ta hết thảy đều phải chết”

Sách Khôn ngoan Hy-Lạp, xuất-hiện vào cùng thế-kỷ, lại gán cho ác-thần/sự dữ, vốn tượng-trưng bằng con rắn trong Sáng Thế Ký, với những lời như sau:

“Quả thế, Thiên Chúa đã sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt. Họ được Người dựng nên làm hình ảnh của bản tính Người. Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết.”         

Tuy thế, người đọc lại cũng không tìm đâu ra ý-tưởng về tội nguyên-tổ. Bởi, theo các học-giả Do-thái-giáo thời xưa/cổ, thì: tội chỉ là thành-phần của những gì do con người chế-tạo, mà thôi. Sách Ezra quyển 4 xuất-hiện vào cuối thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên, lại gán/ghép các sai lầm cùng lỗ/tội này cho Ađam-đầu-đời vì ông tâm-can độc-ác (cor malignum) nên mới đi vào con đường tội/lỗi. Riêng văn-chương tư-tế, lại cũng nói về xu-hướng ngả về sự dữ mà tiếng Do-thái gọi là “yetzer ra’) nhưng đôi lúc cũng có xu-hướng tốt (tức: Yetzer tov). Đây là xu-hướng quay về động-thái bất-tuân chứ không phải tội/lỗi đích-thật mà hậu-duệ Ađam-đầu-đời đành gánh chịu.

Cũng hệt thế, trong các qui-định về hai Thần-khí ở Nội-qui cộng-đoàn Qumran, là cộng-đoàn đã lùi ngày/tháng ông Phaolô chừng trăm rưởi năm ngược về trước, thì: mỗi người đều được “thần-khí sự-thật và thần-khí bất-công” quản cai (X.1QS 3: 18-19). Tuy nhiên, một lần nữa, đây thật ra là lực đẩy hơn là lỗi/tội con người phải gánh chịu. Và, trong ba nguồn sách nói ở trên, cả đến xu-hướng nghiêng về sự dữ cũng do Chúa tác-tạo. Thế nên, không có dữ-liệu đồng-bộ nào từ Do-thái-giáo lại giải-thích được một cách chính-xác tầm nhìn của ông Phaolô.

Tầm nhìn lớn-lao do ông tạo-tác, đã triển-khai sự tương-phản giữa Ađam-đầu-đời như bậc tiên-tổ và Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu-độ nhân-loại. Cứ gia/giảm công-thức giản-đơn nhất, có thể nói: Ađam-đầu-đời chịu trách-nhiệm về tất cả sự dữ tạo ảnh-hưởng lên con người; và Ađam-Cuối lại khiến mọi sự nên tốt lành. Dùng ngôn-từ ông Phaolô viết ở thứ thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 21-22, ta có thể bảo:

“Vì chưng, sự chết do bởi một người, thì biệc kẻ chết sống lại cũng do bởi một người. Quả vậy, cũng như nơi Ađam mọi người đều phải chết, thì trong Đức Kitô, mọi người cũng sẽ được tác-sinh.”         


Và, trong thư Rôma đoạn 5 câu 12, tác-giả còn ghi rõ điều này hơn, khi ông bảo:

“Vì thế, cũng chỉ vì một người, mà sự tội đã đột-nhập trần-gian; và vì tội, thì sự chết nữa; và như vậy, sự chết đã lan qua hết mọi người, một khi mọi người đều đã phạm tội…”


Nói cách khác, chính lỗi/tội của Ađam-đầu-đời lại đã kích-động sự chết lên ông ta và hậu-duệ. Sự chết, là một trừng-phạt của lỗi/tội. Nói khác đi, nếu tất cả mọi người đều đáng chết, thì đó là vì tất cả mọi người đều đã phạm tội.

Nhưng, ông Phaolô lại lý-sự theo cách khác hẳn. Ông mải-mê giải-nghiệm và hiểu tội/lỗi theo cách riêng của ông. Với ông, tội là vi-phạm giới-lệnh. Sẽ không có tội và lỗi gì hết, nếu không có luật. Quả thật, Ađam-người-đầu đã vi-phạm luật do bởi ông không tuân-phục lệnh-truyền do Chúa ban ra, là: không ai được ăn hoa/trái cây “biết lành biết dữ” ấy.

Thế nhưng, kịp đến khi quà-tặng luật-pháp rất Torah được ban-bố trên núi Si-nai hơn hai ngàn năm sau, mà theo Truyền-thống trong Đạo, thì phần này được thêm vào sách Hậu-Sáng-Thế, thì: con cháu của ông không phải đối đầu với lề-luật bao giờ nữa, nên không thể đổ lỗi cho ông vì đã phạm luật. Dù sao thì, tất cả cũng đã chết trước khi Luật Môsê được ban-hành, bởi ngay đến kẻ tốt-lành/hạnh-đạo như Abram và các tổ-phụ khác cũng đều thế. Đó là điều, được ông Phaolô nói ở thư Rôma đoạn 5 câu 13-14, sau đây:

“Vì chưng, từ đầu cho đến Lề-Luật, tội đã có trong thế-gian! Nhưng luật không có, kể tội làm sao? Ấy thế mà sự chết đã ngự-trị từ Ađam cho đến Môsê, trên những kẻ phạm tội bằng cách vi-phạm giống như Ađam, phản-ảnh của Đấng sẽ đến!”              


Vì thế nên, tầm nhìn mang phong-cách rất Phaolô, lại khác hẳn mọi hiểu biết rất chung của người Do-thái-giáo về hệ-quả có từ truyền-thuyết Vườn Địa Đàng, thì lỗi/tội của Ađam-đầu-đời thật sự đã tác-động lên hậu-duệ của ông. Để chỉnh-đốn lại sai-sót nền-tảng này, cần thêm nhiều hơn nữa chứ không chỉ mỗi khoản luật này, dù có là Lề-Luật thánh-thiêng do Trên đặt ra đi nữa, cũng đều thế. Vậy nên, Lề Luật cần đổi-thay cấu-trúc nơi con người. Thay-đổi này, được chính Đức Kitô, Đấng mang trong mình cung-cách đổi-thay được ông Phaolô đề-cập rất rõ, ở thư Rôma đoạn 8 câu 3, như sau:

            “Điều vô-phương đối với Lề-luật bởi đã ra bất-lực vì xác thịt…”


Như thế có nghĩa, là: thân-xác con người bị suy-nhược do lỗi của Ađam, nay mở ra một tạo-dựng mới như ông Phaolô đã thêm vào thư thứ hai Côrintô đoạn 5 câu 17 và thư Galát đoạn 6 câu 15, những câu sau:

“Cho nên, ai ở trong Đức Kitô , kẻ ấy là tạo-thành mới: cũ đã qua đi, và này mới đã thành sự.”                

Hoặc:

“Vì chưng, cắt bì hay không cũng chẳng là gì cả, có chăng là vì đã nên tạo-thành mới, mà thôi.”


Vấn-đề đặt ra, là: làm sao ông Phaolô lại khiến phản-đề sắc-sảo của hai Ađam thêm rắc rối bằng việc đưa Lề-luật vào đó? Câu trả lời, có thể là: xem ra ông muốn tìm cách bắn chết nhiều con chim chỉ với một hòn đá nhỏ, mà thôi.  Ở giai-đoạn đầu, ông thiết-lập một nền thần-học bằng cách tuyên-bô kết-thúc qui-định đạo-giáo cổ hủ về lỗi/tội và về sự chết; rồi thay vào đó bằng sự tử-tế/đúng-đắn, bằng phục-sinh/trỗi dậy và sự sống. Sau đó, ông lại nhấn mạnh sự khác-biệt giữa Lề-luật vốn dĩ đòi nhiều chứ không sản-xuất cách tự-động ra “công việc” và “niềm tin” có hoa/trái của sự “tốt lành/hạnh-đạo” trước hoặc sau sự chết và phục-sinh/trỗi dậy của Ađam-Cuối.

Bằng vào tuyên-bố: Lề-luật không xứng-hợp để có thể tạo được sự “tốt lành/hạnh-đạo” nếu không có niềm tin, ông Phaolô đã thanh-minh cho lập-trường chính-trị của ông theo thuyết chống lại Đạo Chúa rất Do-thái-giáo của Phêrô và Giacôbê bằng việc đề-cao tự-do cho Giáo-hội phục-vụ dân ngoại của ông. Giáo-hội này, được giải-thoát khỏi giới-lệnh nào của Môsê không mang tính đạo-đức. Và, khỏi mọi ràng buộc luật lệ về tục cắt bì, vốn dĩ theo ông, là đặc-trưng của Lề-luật, nói ở đây.

Vậy, thái-độ của ông Phaolô đối với Lề-Luật là gì?
Thật khó nói, bởi nó vẫn mơ-hồ xuyên-suốt, chí ít là khi ông bị xé nát giữa hai thái-độ cực-đoan, một: thừa-tự từ Do-thái-giáo của tiên-tổ, còn: thái-độ kia đã nổi lên do động-thái “phò-Kitô” rất cực-kỳ của ông, tựa hồ động-thái phản-chống luật-pháp, chống cả những gì mang tính Do-thái-giáo (hoặc Do-thái-giáo cũng rất Đạo) theo kiểu bút-chiến. Đặc-trưng tiềm-ẩn chống Do-thái-giáo của ông đã thôi-thúc ông một cách công-khai tuyên-bố Lề-Luật là “linh-thiêng”, tốt-lành”,“lành-thánh”, như thư Rôma đoạn 7 câu 12 , 14, 16 từng khẳng-định:

“Cho nên, luật vẫn là thánh, và lệnh-truyền vẫn là thánh, ngay chính, tốt lành. Vậy ra điều tốt làng đã nên cái chết cho tôi?...
“Vì chưng, ta biết rằng: Lề-Luật hẳn là thần-thiêng, còn tôi thuộc về xác thịt, bị bán làm tôi sự tội.”
“Song, nếu tôi làm điều tôi không muốn, tức là tôi đồng ý với Lề-Luật là Lề-Luật hẳn là lương-hảo.”


Tuy thế, trong tranh-luận để biện-minh điều mình nói, ông Phaolô có đề-cập đến “sự nguyền-rủa của Lề Luật”, về việc “giải-thoát khỏi bị chết được khắc chữ trong đá”, về các bức thư từng “giết chết” đã dấy lên “nỗi đam mê vi-phạm mọi lỗi/tội” và sự việc quay về với “Luật của lỗi/tội và sự chết” bằng những lời lẽ viết trong thư Galát đoạn 3 câu 13 cũng như thư thứ hai Côrintô đoạn 3 câu 6-7, hoặc thư Rôma đoạn 7 câu 5 và đoạn 8 câu 2, như sau:

Thư Galát: “Đức Kitô đã chuộc ta khỏi án chúc dữ của Lề-Luật, một khi Ngài đã nên đồ chúc-dữ vì ta, bởi đã viết: Là đồ chúc dữ, phàm ai bị treo cây gỗ”..

Thư thứ 2 Côrintô: “Đấng đã ban cho tôi sức cáng-đáng làm kẻ phục-vụ Giao-ước mới, không phải văn-tự, mà là Thần-khí, vì chưng văn-tự thì giết chóc, Thần-khí mới tác-sinh. Mà, nếu việc phục-vụ án chết, khắc từng chữ trên những tấm đá, đã rạng vẻ vinh-quang, khiến cho con cái Israel không thể nhìn mặt Môsê được, bởi vinh-quang –cái vinh-quang chóng tàn – chói-lọi nơi mặt ông..”

Thư Rôma: “Vì xưa, khi ta còn trong xác thịt, thì các dục-tình tội lỗi nhờ thế Lề Luật mà hoạt-động nơi chi-thể ta, để sinh trái trăng cho sự chết…”

“Vì luật Thần-khí ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu đã cho ngươi được tự-do thoát luật của sự tội và sự chết.”


Ngoại trừ việc bất ngờ ám chỉ Luật Môsê là thứ “mô-phạm” như tay nô-lệ La-Hy đi theo con trẻ đi hoặc về từ trường học, vốn là người hướng-dẫn “cho đến khi Đức Kitô đến lại”, như lời thư Galát đoạn 3 câu 24, vẫn từng nói:

“Cho nên, Lề-Luật đã thành quản-giáo dẫn tới Đức Kitô, ngõ hầu ta được giải-án tuyên-công do tự đức tin.”

Và, luật Torah thường được trình-bày như việc thực-hiện vai-trò phải là tiêu-cực trong bức tranh lớn do ông Phaolô phác-hoạ về lịch-sử cứu-độ.

Khởi-đầu, bằng cách bảo những gì sai trái nơi con người, những gì con người không được phép làm, Lề-Luật thông-báo cho họ về sự tội. Bằng việc chỉ-thị cho con người biết mình không được tham muốn, nó gieo vãi hạt giống của tham muốn trong tâm can họ và từ đó, theo cách không chủ-tâm, lại đã dẫn dắt họ vào với sự tội, như lời thư Rôma đoạ 7 câu 7-11 từng nói rõ:

            “Vậy ta sẽ nói sao? Luật là tội ư?
Đừng nói gở! Song, chỉ ngang qua luật, tôi mới biết tội. Vì tôi đã không biết đến tham muốn, nếu luật đã chẳng nói: Ngươi chớ tham muốn! Chí ít là vì lệnh-truyền, tội đã tạo nên được trong tôi mọi sự tham muốn. Vì tội đã chết cứng rồi, nếu không có luật. Một thời, tôi đã được sống, mà không có luật; nhưng xảy đến lệnh-truyền, tội đã hồi-sinh, còn tôi, tôi đã chết. Thành thử, lệnh-truyền đành đến sự sống, lại là đành đến sự chết cho tôi, vì tội đã duồng dịp có lệnh-truyền mà quyến-rũ tôi, và giết chết tôi qua lệnh-truyền.”


Mối lo của ông Phaolô khi đó là: trong khi Lề Luật nói rất rõ về những gì người Do-thái-giáo phải né tránh hoặc thực-hiện, thì nó lại không trao quyền cho ông để giữ mình khỏi làm điều sai trái hoặc hành-động cho chính-đáng. Ông đã phải giáp mặt với các đối-thủ Do-thái-giáo hoặc người Do-thái-giáo nay theo Đạo Chúa qua một số các câu hỏi như lời thư Rôma đoạn 2 câu 21-23 từng viết rõ:

“Vậy ra ngươi giáo-hoá kẻ khác mà không giáo-hoá được chính mình? Ngươi giảng đừng trộm cắp, chính người lại trộm cắp!  Ngươi nói đừng ngoại tình, chính người là ngoại tình!Ngươi gớm-ghiếc ngẫu-tượng, nhưng ngươi đánh cướp đền miếu! Ngươi vinh-vang nơi Lề-Luật, song bởi người vi-phạm Lề-Luật, ngươi làm nhục cho Thiên-Chúa.”


Đối với ông, đó là những câu hỏi đầy hoa-mỹ qua đó câu trả lời sẽ lại là: đúng! Đúng là như thế.

Thành thử, trái nghịch với Đức Giêsu đích-thực là Đấng tìm thấy nơi Luật Torah của Thiên-Chúa nguồn-cội tối-cao của mội linh-hứng đạo-đức linh-thiêng, xét-đoán của ông Phaolô về Lề-Luật hầu hết rất then-chốt. Thêm vào đó, ngay đến khiá-cạnh tích-cực của Lề-Luật, vốn tạo-hứng cho các người Do-thái-giáo tìm cách sống một cuộc sống tốt-lành/hạnh-đạo, đều được diễn-tả ra như thiếu lực-đẩy để biến-đổi các lệnh-truyền lạnh-lùng thành hành-xử lành-thánh. Kiến-thức tối-thiểu về lệnh-truyền yêu thương người lân-cận không nhất-thiết dẫn đến hành-xử từ-bi/bác-ái nào hết. Đối với ông Phaolô, sự tốt-lành/hạnh-đạo và phải lẽ, trước nhất không xuất tự việc mình làm gì mà từ niêm tin, không phải từ “công việc” mà từ sự tin tưởng.              

Hoặc khi ông tuyên-bố với tất cả niềm tự-hào của chính mình như đã viết trong thư Galát đoạn 2 câu 15-16, vẫn bảo rằng:

“Chúng ta bẩm sinh là Do-thái, chứ không phải hạng tội lỗi do tự dân ngoại, song vì biết rằng người ta có được giải án tuyên công bởi việc làm của Lề Luật, là chỉ vì tin vào Đức Kitô Giêsu, nên chúng ta tin vào Đức Kitô Giêsu, để được giải án tuyên công do tự lòng tin vào Đức Kitô, chứ không phải do tự việc làm của Lề Luật: vì chưng do tự việc làm của Lề Luật, không xác phàm nào sẽ được giải án tuyên công.”


Ông Phaolô tìm thấy nơi việc diễn-giải truyện kể về Abraham lời chứng cuối cho thấy là: niềm tin-tưởng (Kinh-thánh dùng cụm từ emunah để diễn-tả việc tín-nhiệm vào lòng từ-bi/nhân-hậu của Thiên-Chúa, chứ không từ “việc làm” đã khiến con người được Thiên-Chúa chấp-nhận, như lời thư Rôma đoạn 4 câu 1-3, từng xác-chứng:

“Vậy ta sẽ nói sao: Abraham, tổ-phụ của ta về phần xác đã gặp được gì? Vì giả như Abraham đã tự việc làm mà được giải án tuyên công, thì ông có lý mà vinh-vang! Song, không phải đối với Thiên-Chúa! Sách thánh nói gì? Abraham đã tin vào Thiên-Chúa và sự ấy đã được kể cho ông như sự công-chính.”


Chính do bởi sự tin cậy hoàn-toàn của Tổ-phụ vào lời hứa đáng ngờ của người con vào tuổi già của chính mình và người vợ mình mà ông biết được sự tốt-lành/hạnh-đạo, và không do việc tuân-thủ một số lệnh-truyền mà ra. Dĩ nhiên, ở đây không có vấn-đề về hiệu-lệnh của Luật Môsê do bởi Abraham đã sống đến 500 năm trước Môsê, nữa.

Trên thực tế, những gì ông Phaolô quyết bãi bỏ/không xét tới, là tinh-hoa của “việc làm” nơi Lề-Luật, tục cắt-bì, lập-trường bị ghét cay/ghét đắng trong cuộc bút chiến mà ông từng chống hành-động Do-thái-hoá đạo-giáo. Chẳng phải sau này ông mới khắt khe chỉ-trích tục lệ cắt da qui-đầu như thế đâu, nhưng là việc đau lòng khen thưởng một người đã vào tuổi chin mươi vẫn còn tin-tưởng một cách vô điều-kiện vào lời của Chúa, như lời lẽ nhắc lại ở sách Sáng Thế đoạn 17 câu 24, sau đây:

“Abraham thọ chín mươi tuổi khi ông chịu cắt bì xác thịt da qui đầu của ông.”

Ông Phaolô không thể thông-cảm nhiều hơn thế, khi ông nói rõ sự việc ở thư Rôma đoạn 4 câu 9-12, sau đây:

“Vậy, lời chúc phúc ấy tuyên-bố trên giới cắt bì, hay cả trên giới không cắt bì? Quả như chúng tôi vừa nói: Tin đã được kể cho Abraham như sự công-chính. Vậy đã được kể thế nào? Đã cắt bì hay không cắt bì? Không phải là đã cắt bì, nhưng là không cắt bì ! Và ông đã lĩnh lấy dấu cắt bì niêm-ấn cho sự công-chính của lòng tin (ông đã có) trong trạng-thái không cắt bì, để ông nên cha mọi kẻ tin mà không có cắt bì, ngõ hầu lòng tin ấy được kể là sự công-chính cho họ; và là cha cho giới cắt bì, nhưng không phải cho những kẻ chỉ nại vào cắt bì mà thôi, nhưng là cho những kẻ dõi theo vết bước đức tin, Abraham tổ-phụ chúng ta đã có trong trạng-thái không cắt bì.”


Ông Phaolô lý-luận: từ Môsê cho đến Ađam-Cuối, đã có hầu hết chế-độ lâm-thời của Lề-Luật. Kịp đến lúc Đức Kitô chuộc lại sự chết bằng sự sống lại, Lề Luật này đã từng diễn-tiến đúng mục-đích. Theo như thế, thì ngôn-từ rất Phaolô như thư Rôma đoạn 10 câu từng minh-xác như sau:

            “Vì đích cùng của Lề-Luật là Đức Kitô, nguồn công-chính cho mọi kẻ tin.”

Để tóm lược ảnh-hình rất phức-tạp, ông lại tìm cách quanh co bằng những lý-luận rất vớ vẩn, như thư Rôma đoạn 5 câu 18-21 có những ý-tứ sau đây:

“Ấy vậy, như sự sa-ngã của một người đã thành án phạt cho hết thảy mọi người, cũng vậy, công-đức của một người đã thành giải án tuyên công đem lại sự sống cho mọi người hết thảy. Vì như do sự bất tuân của một người, nhiều người đã bị liệt hàng tội nhân, cũng vậy, vì sự vang-phục của một người, nhiều người sẽ được liệt hàng công-chính.

Luật đã xen vào để sa ngã gia-tăng; song, ở đâu tội đã gia-tăng, thì ơn đã siêu-bội, ngõ hầu cũng như tội đã ngự-trị bằng sự chết, thì ơn cũng ngự-trị nhờ sự công-chính cho đến sự sống đời đời, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.”

                                                                        (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch.
                  



      
    

Tuesday, 23 February 2016

Gs Geza Vermes: Chết và sống lại nơi Đức Kitô với thần-học Phaolô (Bài 27)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 27)


Chết và sống lại nơi Đức Kitô
với thần-học Phaolô

Sự chết và sống lại, cũng như ơn cứu-chuộc nhân-loại khỏi mọi lỗi/tội và việc sẻ-san sự sống mới do Đấng Cứu Thế thông-chuyển, vẫn là các khiá-cạnh của cùng một thực-tại tâm-linh nơi tư-duy thần-học do ông Phaolô tạo ra.

Đoạn cuối của vinh-quang Phục Sinh vốn soi-rọi nỗi-niềm chán-ngán/tuyệt-vọng ở thập-tự và do thập-tự luôn có trước phục-sinh, nên việc Phục-hồi Sinh-lực nơi Đức Kitô được coi như trình-tự và hệ-quả thiết-yếu sau cái chết của Ngài.

Thiết tưởng, cũng không nên hiểu sai trái những điều tôi trình-bày ở đây. Hơn nữa, sẽ là chuyện lố-lăng, kỳ-quặc nếu ta hiểu ngầm rằng: đối với ông Phaolô, việc Đức Giêsu Phục-Sinh quang-vinh chỉ có tầm quan-trọng thứ-yếu, mà thôi.

Không có Phục-Sinh, chắc hẳn nền-tảng thần-học của Đạo dù sâu xa/tráng-lệ cách mấy đi nữa, cũng sụp-đổ như bức tường/thành Giêrikhô trước tiếng kèn thúc-quân của Giôshua, là dũng tướng. Phản-ứng/phản-hồi trước sự ngờ-vực vẫn lưu-truyền nơi dân con thành Côrintô về Phục-Sinh do ông Phaolô tạo ra. Nên, ông mới tỏ-bày sự giận-dữ kịch-liệt khi viết bức thư thứ nhất gửi cộng-đoàn Côrintô trong đó có đoạn 15 câu 12-14 nói rõ như sau:

“Nếu chúng tôi rao giảng rằng: Đức Kitô đã từ cõi chết trỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao-giảng của chúng tôi nên trống-rỗng, và cả đức tin của anh em nữa, cũng ra rỗng-tuếch.”   


Theo ông, Phục-sinh là đối-tác trung-thực của thập-giá: Đức Giêsu chết đi, là chết cho nhân-loại và Ngài trỗi-dậy là vì họ và cho họ, như thư Rôma đã xác-định ở đoạn 4 câu 25, sau đây:

“Đức Giêsu là Đấng đã bị phó nộp vì các lỗi-lầm của ta và đã sống lại là để ta được giải án tuyên công.”  


Việc Ngài trỗi dậy từ cõi chết cách biểu-trưng, đã bộc-lộ sự toàn-thắng trên mộ-phần đầy chết-chóc, như ông Phaolô có viết trong thư Rôma ở đoạn 6 câu 9 như sau:

“Bởi biết rằng: Đức Kitô sống lại từ cõi chết, không bao giờ Ngài chết nữa, sự chết không còn bá-chủ được Ngài.” 


Lướt-vượt ảnh-hình về việc sự sống thắng sự chết, Người Con của Chúa được ông Phaolô quan-niệm như cội nguồn của việc tái-sinh với kẻ tin, rằng: ông viết điều này, ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 22, có những giòng như sau:


“Quả thế, cũng như nơi Ađam mọi người đều phải chết, thì trong Đức Kitô mọi người cũng sẽ được tác-sinh.” 


Việc tác-sinh này có hai nghĩa: Nghĩa đầu, mang tính biểu-tượng đặc-thù hoặc theo ngôn-ngữ nhiệm-tích tư-riêng của Giáo-hội, thì thực-tại cánh-chung cốt nói lên rằng: thực-sự nhiều người vẫn trông-đợi việc này xảy đến, vào lần Chúa quang lâm lần thứ hai. Với lối nối-kết này, ảnh-hình do ông Phaolô tạo nên, vẫn giả-thiết có mộ-phần. Bởi, nếu không có mộ-phần, thì thân xác đã chết của Đức Kitô sẽ không được Thiên-Chúa vực dậy, như ý của thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 4 từng biện-giải:


“Người đã bị chôn-cất, và Ngài đã sống lại, ngày thứ ba, theo lời Kinh Thánh.”  


Không ai biết chắc được những điều ông Phaolô suy-nghĩ đã xảy đến không, nhưng ông lại cứ nhấn mạnh rằng: thân xác trỗi-dậy của Đức Kitô, hoặc bất cứ thân nào khác có thể cũng đã trỗi dậy, không là xác-phàm thể chất ở dưới đất, mà là thân mình linh-đạo thuộc về trời của Ngài đã được thay thế, như ý/lời ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 42-49, lại vẫn nói:

“Cũng vậy, về việc kẻ chết sống lại:
gieo xuống trong hư-hoại, trỗi-dậy trong bất-hoại;
gieo xuống trong ô-nhục, trỗi-dậy trong vinh-quang;
gieo xuống trong yếu đuối, trỗi-dậy trong quyền-năng;
gieo xuống là thân-thể có sinh-khí, trỗi dậy là thân thể có thần-khí.
Cũng vậy, đã có lời chép:
Ađam, người thứ nhất đã thành sinh-khí sống-động;
còn Ađam cuối cùng đã nên thần-khí tác-sinh. Nhưng không phải thần-thiêng có trước mà là khí-huyết, rồi mới đến thần-thiêng. Người thứ nhất do tự đất là người trần ai; người thứ hai do tự trời.  
Người trần-ai kia sao, các người trần-ai khác cũng vậy;
Người thiên-thai kia sao, các người thiên-thai khác cũng vậy.
Và, cũng như ta mang hình ảnh người trần ai, ta cũng hãy mang lấy hình-ảnh của người thiên-thai!” 

Dù sao đi nữa, thân mình linh-đạo-thuộc-về-trời nói ở đây, từng được tông-đồ và môn-đệ và sau đó lại cũng được chính ông Phaolô minh-xác, như ông có ghi ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 5-8, như sau:


“Ngài đã hiện ra cho Kêpha, rồi cho Nhóm Mười Hai. Rồi, Ngài hiện ra cho hơn năm trăm anh em một lần, trong số đó phần đông đến nay vẫn còn sống, nhưng cũng có người đã yên nghỉ. Rồi, Ngài hiện ra cho ông Giacôbê, đoạn cho các Tông Đồ. Sau hết, Ngài đã hiện ra cho tôi nữa, không khác một đứa con ranh.”


Chính ông Phaolô cũng không biết rằng: thân mình trỗi dậy của Đức Kitô lại đã ra đi sau một loạt các lần hiện đến vào tháng ngày đầu sau khi Ngài trỗi-dậy; mà chẳng ai nghĩ rằng: thân mình ấy vẫn còn tồn-tại ở dưới thế này, nữa.

Quả thật, người đọc lại sẽ nhận-xét từ truyện do ông Phaolô kể về sự quang-lâm của Đức Chúa đã trỗi-dậy đến từ trời, rồi còn trở về lại như “hoa quả đầu mùa cho những ai đã ngã gục trong “giấc ngủ vùi” mà thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 23 từng nói đến:

“Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức Kitô, rồi đến các kẻ thuộc về Ngài, vào buổi quang-lâm của Ngài. 

Đó là: chuỗi ngày dài nổi đình nổi đám gồm với nhiều người từng đi theo Ngài.

Nói đơn-giản, thì: với ông Phaolô và các tín-hữu Đạo Chúa, việc Đức Giêsu phục-sinh/trỗi-dậy biểu-tỏ khả-năng tái-tạo cuộc sống vẫn dành cho những kẻ lỗi phạm theo cách linh-đạo đến chỗ chết, cả những người nhờ kết-hiệp cái chết của Đức Kitô được thừa-hưởng phần sẻ-san trong sự sống mới của mình.

Nhờ cách-thức giản-đơn biểu-tỏ sự cao cả do ông Phaolô diễn-giải, việc kết-hợp bí-nhiệm này, mới trở thành thực-tại cho mỗi kẻ tin. Nghi-thức này, khi xưa gọi là phép tẩy rửa do ông Phaolô quan-niệm. Nói cách khác, ông Phaolô đã dọi lại lề-lối/tập-tục đầy huyền-bí của Đông Phương tràn lan trong thế-giới La-Hy, vào dạo ấy.

Ảnh-hình đầu về tẩy rửa, từ khởi-thủy chỉ là nghi-thức dầm mình của Do-thái-giáo, vốn hướng về việc tẩy-xoá mọi uế-tạp cả thể xác lẫn tinh-thần. Khi xưa, nghi-thức này được coi như nghi-lễ tẩy-uế định-vị cho những người theo Do-thái-giáo, như: thượng tế, trợ-tế Lê-vít và chúng dân Do-thái trước khi cho họ được phép bước vào đền Giêrusalem để tham-gia phụng-thờ, ở đền thánh.

Trên thực-tế, thì nghi-lễ tắm-rửa kết-hợp với việc vệ-sinh biểu-trưng nơi việc tẩy-rửa mọi thứ uế-tạp nhắm vào mọi thứ. Luật-lệ áp-đặt việc này, là nhằm dứt-đoạn một số tật/bệnh lây/lan như xáo-trộn về sinh-dục hoặc về da mà tiếng chuyên môn gọi là “phung-cùi/ghẻ-lở” và/hoặc “xuất-huyết”. Nghi-lễ tắm-rửa cũng tác-tạo tình-trạng thanh-khiết sau khi tiếp-cận thi-thể người chết, hoặc sau lần giao-thoa/ăn nằm thể-xác với cả hai giới, và/hoặc sau kỳ kinh và sinh-đẻ, ở phụ-nữ.

Một số dạng-thức đặc-thù của tẩy/rửa nơi Do-thái-giáo thời cổ/xưa, chỉ thực-hiện duy-nhất một lần, mà thôi. Đó, là sám-hối/tẩy rửa do ông Gioan Tẩy-Giả rao-truyền mang nghĩa một xoá tẩy mọi uế-tạp của lỗi/tội, rồi định-vị mà về với cuộc sống lành-thánh, ngõ hầu đi vào Vương Quốc Nước Trời.                             

Dường như phái Essênê Qumran khi xưa, cũng đã hiện-thực nghi-thức tắm/rửa đặc-thù cốt cải-tân linh-đạo trong suốt lễ-nghi cử-hành lập giao-ước đi vào bè/nhóm tách riêng như cảo bản 1QS 5:13-14 từng ghi lại. Do-thái-giáo của thày tư-tế dựa vào tập-tục có từ thế-kỷ thứ nhất trước Công-nguyên, lại cũng bao gộp dân ngoại gồm cả nam lẫn nữ bất cứ ai muốn quay về với Do-thái-giáo hầu thực-hiện cuộc tẩy rửa cải đạo cộng với tục cắt bì nếu là nam.

Tuy thế, dù có tháp-nhập lại hoặc là trường-hợp có một không hai, việc tẩy rửa theo kiểu Do-thái-giáo luôn duy-trì tính biểu-tượng của nó lúc đầu gồm có việc tắm/táp hoặc tẩy sạch bằng nước.

Nói chung thì, ông Phaolô không thiết-tha gì đến nghi-thức tẩy/rửa và nếu ông có sử-dụng ý-niệm uế-tạp thế nào đi nữa, thì ông luôn hàm-ngụ ý-nghĩa luân-lý đạo-đức thôi. Tẩy rửa, đối với ông, được điểm thêm một ý-nghĩa ẩn-dụ đầy nghĩa bóng chứ không can-dự gì đến việc rửa sạch bằng nước, chút nào hết. Việc tẩy/rửa ở trong hồ, trước hết và trên hết, tượng-trưng cho mộ-phần từ nơi đó Đức Giêsu đã trỗi dậy vào ngày Phục Sinh quang vinh.

Thế nên, khi có người thực-thi nghi-thức khai-tâm linh-đạo đi vào với huyền-nhiệm Đạo Chúa, họ vẫn dầm mình trong đó, có nghĩa: chôn sâu vào giòng tẩy rửa, tức: họ mặc lấy sự chết của Đức Kitô khi đến với Ngài mà đi vào chốn mộ-phần. Và, khi người được tẩy/rửa trỗi-dậy, là: họ lại một lần nữa thực-thi giao-tiếp với Đức Kitô phục-sinh theo cách bí-nhiệm. Từ đó, họ thuộc về Ngài. Và, bi-kịch này được ông Phaolô diễn-đạt bằng một số ngôn-từ đau-buốt như ông có ghi chú trong thư Rôma đoạn 6 câu 3-4, bảo rằng:


“Anh chị em không biết sao: hết thảy chúng ta đã được thanh-tẩy trong Đức Kitô Giêsu, thì chính trong sự chết của Ngài mà ta đã được thanh-tẩy? Vậy, nhờ thanh-tẩy, ta đã được mai-táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Đức Kitô, nhờ bởi vinh-quang của Cha, đã được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới.”


Thành thử, bằng việc diễn-giải lại ảnh-hình cội-nguồn/ban đầu về nghi-thức tẩy/rửa, ông Phaolô đã đem đến cho tín-hữu Đạo Chúa một phương-án khiến cho công việc của họ làm có được đặc-trưng/đức tính mang cả hai ý-nghĩa vừa là thập-giá vừa là phục-sinh/trỗi dậy. Không cần nói nhiều, khi dẫn-nhập việc tẩy/rửa cho con trẻ theo cách chung chung, thì hành-xử xối/rửa nước được thay cho việc dầm mình vào cung-cách rửa sạch với Bí-tích này, vốn dĩ khi xưa chỉ dành riêng cho người lớn vào lúc khai-tâm linh-đạo tổ-chức vào lễ Phục-Sinh. Tuy nhiên, làm thế thì giải-pháp tượng-trưng theo khuynh-hướng của nhóm đồ-đệ ông Phaolô tự-khắc bị huỷ-bỏ như thể lỗi thời.

Thêm vào đó, là hệ-quả tức thời của việc kết-hiệp đầy bí-nhiệm này với Đức Chúa Phục Sinh mà ông Phaolô mường-tượng thay cho sự/việc sống phục-vụ Thiên-Chúa “ngang qua Đức Giêsu Kitô” cho việc hiện-hữu đầy lội/tội, là việc thanh-tẩy tượng-trưng cho việc trổi-dậy, lại cũng tượng-trưng cho việc cấp vé tham-gia vào sự chiến-thắng cuối cùng của Đức Kitô và các dự-tòng của Ngài vào với Phục-sinh cuối, rất đích-thực.

Như ta biết, triển-vọng về sự chiến-thắng chung-cuộc của Đức Kitô và các dự-tòng của Ngài, theo thần-học của ông Phaolô, lại không là biến-cố thuộc tương-lai xa vời, nhưng lại trông đợi sẽ xảy ra ngay vào thời các tông-đồ và thế hệ của Ngài, nữa. Quả thật, ông Phaolô từng lặp đi lặp lại nhiều lần về kịch-bản của nghi-thức cuối cùng này.

Mỗi một chi-tiết đều được ông am-tường, rất rõ rệt. Đức Kitô được các thiên-thần hộ-thủ của Ngài vây quanh, khi ấy sẽ từ trời mây cao chót vót mà đến. Và vị tổng-lãnh thiên-thần, chắc chắn là thần-sứ Mikae –là vị cầm đầu đăng cai ở thiên-quốc sẽ không ở mỗi nơi đây, nhưng còn ở các thư cũng như Cảo-bản Biển Chết – sẽ thổi kèn đồng kêu gọi những người được thanh-tẩy đã chết sẽ vực trở lại với sự sống, cũng rất chóng.

Có lẽ, còn có cả ông Phaolô và các tín-hữu Đạo Chúa đang sống sót được tham-gia vào đội ngũ ấy, xác phàm và máu mủ của họ sẽ chuyển-đổi thành thân mình linh-thiêng và họ cũng sẽ được nâng-nhấc đến với Đức Chúa đang ngự trị trên mây trời vần vũ, như thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 51-52 từng bảo:

“Này đây mầu-nhiệm, tôi xin nói với anh chị em: ta sẽ không chết hết thảy, nhưng hết thảy ta sẽ được biến-đổi, bất thần, trong nháy mắt, vào tiếng loa cuối cùng  - vì loa sẽ thổi – và người chết sẽ trỗ-dậy bất hoại, và ta sẽ biến-đổi.” 



Cuối cùng thì, Đức Chúa Phục sinh chiến-thắng sẽ đạt đến mọi thứ, cả cái chết, như thư thứ nhất Côrintôi đoạn 15 câu 28 lại cũng viết:

“Vì khi mọi sự đã phục quyền Ngài, thì bấy giờ Con cũng sẽ phục quyền Đấng đã bắt mọi sự phục quyền mình, ngõ hầu Thiên-Chúa là tất cả trong mọi sự.”  


Và, cứ thế, ông Phaolô lại viết nhiều hơn, như thư thứ nhất Thessalônikê đoạn 4 câu 16-17, từng nói:

“Bởi, khi lệnh vang ra, theo tiếng tổng lãnh Thiên thần và loa của Thiên-Chúa, thì tự trời chính Chúa sẽ ngự xuống và những kẻ chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước, rồi chúng ta, những kẻ còn sót lại, chúng ta sẽ được quyện lên các tầng mây làm một với họ, đi đón Chúa trên làn khí. Và như vậy, chúng ta sẽ được ở với CHúa luôn luôn.”


Người được tẩy/rửa trỗi dậy từ cõi chết sẽ đi thẳng đến sự chiến-thắng cánh-chung của Đức Kitô và của tín-hữu Đạo Chúa. Thật sự thì, cả hai kết hợp thành một, nhờ có ngòi bút lông của bậc thày Phaolô đưa đẩy, nằm trong cùng một bích-hoạ hoành-tráng lên mây trời lủng-lẳng đầy kịch-tính.

Sau những giờ phút rất ngưỡng-mộ đứng trước kiệt-tác của ông Phaolô, mọi người mới thấy được sự phiền-toái thắc-mắc trườn bò vào tâm-não của mọi người. Bởi, bức tranh hoành-tráng ấy không hoàn-tất.

Sau buổi hội-ngộ này với Đức Chúa trên làn khí, thì việc gì sẽ xảy đến với dân con tín-hữu đây? Phải chăng, các vị ấy lại sẽ tiếp-tục hành trình của mình trên mây làn vần vũ hướng về bẩy tầng trời hoặc họ sẽ lại rơi xuống mặt đất như công dân thường-tình của Giêrusalem từ trên cao sau khi đã hạ cánh thay thế cho Sion mặt đất?

Và điều gì lại sẽ xuất-hiện với những người không ở “trong Đức Kitô”? Ông Phaolô đã không thở ra câu nào về chuyện như thế. Phải chăng những người này biến mất dạng hoặc trở thành tự huỷ?

Ảnh-hình do ông Phaolô vẽ vào cuối thư Thessalônikê lại không gồm tóm cảnh phán xét nào hết. Chuyện ở đây, không phải là không thường xuyên xảy đến ở các thư do chính mình viết, ông Phaolô lại không đi đến hệ-quả nào hết. Như, ở thư Rôma đoạn 2 câu 16, ông lại tuyên bố đôi điều mà không nói làm sao và khi nào, như từng bảo:


“Đó là điều sẽ lộ ra trong ngày Thiên-Chúa đoán-xét những điều khuất-ẩn nơi loài người –chiếu theo Tin Mừng tôi rao giảng – nhờ Đức Kitô Giêsu.”


Tuy nhiên, ở thư thứ hai Côrintô đoạn 5 câu 10 ông lại nói đến chuyện xét đoán của Chúa, như:                 

“Vì chưng, ta hết thảy sẽ phải xuất đầu lộ diệntrước toà Đức Kitô, để mỗi người lĩnh lấy thành-quả đời mình trong thân xác, xứng với các việc đã làm, lành hoặc dữ.”


Rõ hơn nữa, ở thư thứ 2 Thessalônikê, ông nói huỵch-toẹt ra ngoài việc Đức Giêsu xuất-hiện từ trời cao có các thần-sứ quyền-uy nổi lửa đánh trả-đũa những ai không tuân-thủ Tin Mừng của Giêsu Đức CHúa, như lời thư thứ 2 Thessalônikê đoạn 1 câu 7-9, từng nói rõ:

“Quả là công-minh nơi Thiên-Chúa, là: những kẻ gây gian-truân cho anh chị em lại có gian-truân báo đền, và cho anh chị em, những kẻ phải gian-truân, được phúc thanh-nhàn với chúng tôi vào thời mạc-khải từ trời của Đức Giêsu với các thiên-thần của quyền-năng Ngài, dùng ngọn lửa hoả-hào đoán-phạt những kẻ không biết Thiên-Chúa, và không không vang-phục Tin Mừng của Chúa chúng ta, Đức Giêsu. Những kẻ ấy sẽ bị án hư đi đời đời, xa mặt Chúa và xa cách vinh-quang quyền-lực của Ngài.”


Mặt khác, nếu theo-dõi câu nói của ông ở nơi khác, người đọc lại sẽ nghĩ rằng ông Phaolô hy-vọng vào một chuyển-đổi vũ-trụ vào trước thời-gian Chúa đến lại. Hệt như thư thứ nhất Côrintô đoạn 4 câu 5 lại quả-quyết:


“Nhục thật, để tôi phải nói với anh chị em. Thế ra, trong anh chị em không có được một người khôn-ngoan nào để có thể phân-xử giữa anh chị em mình ư?”

Thật ra, xem chừng ông Phaolô đã không thay đổi tâm não của ông và tầm nhìn của ông lại cứ giao-động giữa đức-tính từ-bi nhân-hậu của Thiên-Chúa, một trỗi-dậy chỉ dành riêng cho các kẻ tin mà thôi, và sự chia-rẽ vốn có lâu nay giữa chiên và dê đã rõ ràng với chuyện thưởng/phạt riêng rẽ, thích-hợp, là như thế.
                                                                                                            (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch.