Tuesday, 27 October 2015

Gs Geza Vermes: Chân dung tự tạo Đức Giêsu của ông Gioan Tin Mừng



Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 9)



II. “Chân-dung Tự Tạo”,
Đức Giêsu của ông Gioan

Tác giả Gioan Tin Mừng đã chọn lấy cho mình văn-phong thể-loại rất tư-riêng, cốt hàm-ẩn một lập-trường những bảo rằng: Tin Mừng do ông ghi, nhằm đưa ra lời lẽ của Đức Giêsu quyết không để cho người đọc rơi vào vòng tuyệt-vọng. Bởi, giáo-huấn Đức Giêsu đưa ra, được tác-giả Gioan chuyển-đạt, lại hoàn-toàn khác hẳn mọi lời nhủ-khuyên/răn-dạy ở Tin Mừng nào khác, có trước đó. Và, truyện ông kể, đã đinh-danh/định-hình Đức Giêsu theo nghĩa đích-thực có niên-đại ít nhất 70 năm sau thời Đức Giêsu sống, mà thôi.

Do đó, cơ-hội nghe được tiếng/giọng chân-phương/thực-thụ của Bậc Thày vốn giòng hào-kiệt người Galilê cũng hạn-chế không kém. Đúng hơn, phải nói: “Chân-dung Tự-tạo” Đức Giêsu, tức: giòng tư-duy về danh-xưng/diện-mạo của Ngài, và sứ-vụ đặc-thù của Ngài, đều cho thấy lập-trường tư-riêng của tác-giả Gioan Tin Mừng. Nhờ giòng chảy thần-bí do tác-giả Gioan viết về diện-mạo Đức Kitô và về quan-hệ của Ngài với Thiên-Chúa, Ngài đã trải-nghiệm một đổi-thay trọn vẹn; từ đó, mở ra một đường-lối rất đặc-trưng cho thần-học về Ba Ngôi thần-thánh gồm Cha, Con và Thánh Thần.



  1. Giêsu, Con Người (*5)       


Cụm-từ “Con Người”, là đặc-trưng chính nơi diện-mạo Đức Giêsu ở Tin Mừng Thứ Tư. Muốn nắm trọn ý-nghĩa do tác-giả Gioan đưa ra, người đọc nên có thói quen tiếp-cận thành-ngữ Do-thái-giáo thời cổ-đại hoặc các chương/đoạn này/khác đã xuất-hiện ở Tân Ước.

Ở đây, tôi sẽ giản-lược các chi-tiết đậm-sâu đầy tư-duy tập-trung vào các chủ-đề chằng-chịt khiến nhiều nhà kinh-điển lại cứ hỏi: các vấn-đề về “Con Người” có là điều không thể giải-thích được không?

Dưới đây, là một vài dữ-liệu thống-kê ta thu-thập được. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, cụm-từ “Con Người” xuất-hiện đến 65 lần; và ở Tin Mừng Thứ Tư, người đọc cũng đếm được đến 11 lần viết như thế. Các văn-bản khác ở Tân-Ước, lại cũng khó mà định con số đếm được nhiều/ít. Chẳng hạn, trong các thư do Phaolô tông-đồ soạn-thảo, không thấy chỗ nào nói về sự việc như thế. Ở sách Tông Đồ Công-vụ, tác-giả chỉ đề-cập duy-nhất có một lần về danh-xưng này. Còn, sách Khải-Huyền đã trích-dẫn chỉ hai lần, nhưng lại rút tự Cựu-Ước.

Về lập-trường triết-lý, ý-kiến thông-thường của mọi người đều chấp-nhận rằng: bên tiếng Hy-Lạp, thể-thức xưng-hô được gọi là “ho hulos tou anthropou”, có nghĩa: “Con trai của người” dịch từ thành-ngữ bên tiếng Aram là: “bar’enasha” hoặc “bar nasha”. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, duy-nhất chỉ mỗi Đức Giêsu là Đấng nói lên cụm từ “Con Người” để ám-chỉ chính Ngài, mà thôi. Mỗi mình Ngài độc-quyền sử-dụng cụm-từ này, thế nên xem ra không ai hiểu là Ngài muốn nói điều gì. Và, người nghe khi ấy cũng tạm chấp-nhận chuyện này, nên chẳng ai lên tiếng hỏi xem điều Ngài nói, có nghĩa gì. Chẳng một ai thắc-mắc là: cụm-từ ấy, có tác-dụng thế nào lên đời sống của tín-hữu, hết.

Ngoài Tân-Ước ra, cụm-từ “Con của người” được sử-dụng khá rộng-rãi trong ngôn-ngữ dân-gian tiếng Aram mà người Do-thái-giáo vẫn dùng nó như danh-từ chung: “người/cái người này”; hoặc như một danh-từ bất-định ở câu “người ta”, hoặc “một người nào đó”. Nhưng, việc sử-dụng tự-vựng như thế chỉ thấy ở Tin Mừng Nhất Lãm, mà thôi. Hơn nữa, đối với người Galilê quen nói tiếng Aram như Đức Giêsu, thì cụm-từ “con người” đôi lúc cũng chỉ xuất-hiện trong đối-thoại hoặc độc-thoại, như một kiểu nói quanh-co/uẩn-khúc cốt để hướng về chính người nói ra, mà thôi.

Không như tiếng Anh hoặc ngôn-ngữ ngày nay, thì: khi viết xong thư, người viết thường ghi ở cuối trang chữ “nay kính”, hoặc có lúc còn nói rõ: “thật lòng với anh/chị”, tức là dùng thay cho chủ-từ “tôi”, là người viết lên thư ấy. Chẳng hạn, khi có người hỏi: “ai là tác-giả tuyệt-phẩm này?”, hoặc “Ai là thủ-phạm, hoặc người chủ-mưu vụ này?” lại cũng kéo theo câu trả lời rất khiêm-tốn hoặc đáng xấu-hổ, như thành-ngữ: “thật lòng với anh/chị”. Mục-đích của văn-phong/thể-loại viết như thế, là: để che-đậy điều gì gây kinh-hoàng “đến chết được” do người nói gây ra; hoặc điều gì cũng rất ư khoác lác, nếu nói huỵch-toẹt ra như thế.

Thành thử, bên tiếng Aram, khi có người sử-dụng cụm-từ “con người” đang đi dần vào chỗ chết, hoặc: “con người” đang sắp sửa làm vua, thì hay hơn cả nên bảo rằng: “tôi” sẽ chết, hoặc “tôi” sẽ tuyên-xưng mình là vua.

Cũng hệt thế, nhiều người lại vẫn hiểu theo nghĩa bóng hoặc hiểu theo cách diễn-giải cụm-từ “con người” mà ta vẫn hay gặp ở trong hoặc bên ngoài sách Tân Ước, đều như thế hết. Đặc-biệt hơn, thì người nói điều này lại dựa vào sách Tiên-tri Đaniel ở đoạn 7 câu 13, còn rõ hơn nữa. Đoạn 7 sách này, cho thấy: vị tiên-tri nhân-hiền là Đaniel nằm mộng thấy 4 con thú tượng-trưng cho 4 đế-quốc lớn vào thời đó, là: Babylon, Media, Ba-Tư và Hy-Lạp. Sau đó, ông lại nằm mơ thấy “buổi phán-xét cuối” ở trên trời, trong đó Đức Chúa đã lên án trừng-phạt tội-nhân, rất phẫn-uất.

Thiên-Chúa đây, được tả như Cụ-già đang lên án chết cho con thú cuối cùng, đã cứu được 3 con kia để chúng không bị thú dữ này khống-chế. Cao-điểm giấc mơ này muốn diễn-tả, là ở câu 13 trong đó có sự đối-chọi giữa loài thú dữ với con người, câu nói “một thứ như con người” là chỉ về kẻ được nâng nhấc lên khỏi mặt đất nhờ vào đám mây cao tít trên đó và ông được ban cho tước-vị vua/quan vĩnh-cửu do Quan án trên trời từng quyết-định.

Ở sách Tiên-tri Đaniel, khi ngôn-sứ nói “kẻ giống như con người” là cốt biểu-trưng cho “các thánh chốn trên cao”, điều này cốt ý chỉ về dân con Do-thái như đoạn 7 câu 18, 22, 27 từng diễn-nghĩa. Và, việc diễn-giải những điều như thế đã tạo-thành tổng-thể gồm nhiều người, thật ra chỉ được xác-chứng ở ngụy-thư Đaniel hồi thế-kỷ thứ nhất trước Công-nguyên, thôi. Và sau này, khai-quật Qumran lại đã xác-chứng là chương 2 sách này cũng từng đề-cập đến chuyện này ở mục ghi-chú 2.

Từ ngày sách Tiên-tri Đaniel đi vào hoàn-tất suốt từ thập-niên 160 trước Công-nguyên cho đến thời-kỳ đền thờ Giêrusalem bị tàn-phá vào năm 70, văn-chương Do-thái-giáo chưa từng xác-chứng điều gì về việc các sách này/khác cũng sử-dụng cụm-từ “con người” để diễn-tả chức-năng nào đó trong Đạo, hết?

Tuy thế, vào thập-niên theo sau cuộc chiến giữa Do-thái và La Mã năm 70, có điều là: thời-gian này, các tác-giả khởi-sự viết Tin Mừng hầu có chút gì để lại cho hậu-thế, ta mới có được chứng-cớ văn-học độc-lập, qua đó việc mô-tả diện-mạo Đấng Thiên-Sai-từ-trời-tới cũng giống hình-hài “con người” được mô-tả ở sách Ezra 13 hoặc “Buổi phán xét cuối” mang tính siêu không-gian và thời-gian, như dụ-ngôn Enoch hoặc sách Enoch thứ nhất câu 37-71 cũng có ghi. Ít lâu sau, có vị tư-tế nổi-danh Rabbi Akiba, là người bị tuẫn-tiết như đấng tử-dạo vào năm 135 sau Công-nguyên, cũng được nhìn-nhận là “kẻ giống con người”, tức: Đấng Thiên-Sai, con vua Đavít vậy (x. bHagigah 14a; bSanhêdrin 38b).

Tác-giả Gioan, là người phản-ánh thật rõ ý-nghĩa Thiên-Sai phong-phú nơi Đức Giêsu qua sử-dụng cụm-từ “Con người”, tức: như sự thường, ông vẫn có tài phối-hợp sử-dụng lối nói quanh co/uẩn-khúc để người đọc nhớ đến Tin Mừng Nhất Lãm, từng có trước. Thành ra, ở Tin Mừng Thứ Tư, ông không sử-dụng chủ-từ “Tôi” cho Đức Giêsu, mà cụm-từ “Con Người”, để chỉ về Đấng phú-ban sự sống vĩnh-cửu hoặc Đấng được “nâng cao” tức có nghĩa: Đấng chịu đóng-đinh-thập-giá.

Đưa ra các giáo-đầu này rồi, nay tôi đề-nghị ta tập-trung vào 3 chủ-đề trọng-điểm nối-kết với ý-tưởng “con người” ở Tin Mừng Thứ Tư, như sau:

  1. Các ý-niệm đầu về thần-học, là cốt bảo: niềm-tin vào “con người”, là những gì mà kẻ tin như thế đã được tặng ban sự sống vĩnh-cửu. Tin Mừng Thứ Tư đoạn 6 câu 27 ta đọc được câu sau đây: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư-nát, nhưng để có lương-thực trường-tồn đem lại phúc trường-sinh, là thứ lương-thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên-Chúa-Cha đã ghi-dấu xác-nhận."

  1. Chủ-đề hai nối-kết việc tặng ban sự sống vĩnh-cửu đặc-biệt, với sự “nâng cao con người”, như đã ghi ở đoạn 3 câu 14-15, rằng: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa-mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.”

Câu này dọi lại ảnh-hình rút từ Cựu-Ước kể về con rắn bằng đồng mà ông Môsê được lệnh gắn vào đầu cây gậy của ông. Ông chỉ cần thoáng nhìn vào đó cũng được nó bảo-vệ không bị rắn nào cắn, trong lúc lưu-lạc vùng hoang-sơ ở Sinai (Dân số 21: 6-9).

Tuy nói thế, tác-giả Gioan lại giải-thích việc “nâng cao” con rắn đồng lên không, là để tiêu-biểu cho việc Đức Giêsu chịu đóng-đinh-vào-thập-giá và ơn cứu-độ được hứa ban cho những ai hướng tầm mắt mình nhìn vào thập-giá bằng cả niềm tin. Ở đây, tác-giả Gioan lại bóp-méo/vẹo-vọ cách ngộ-nghĩnh, cốt đưa vào đó ý-niệm về “con người”. Ông hiểu cụm-từ “nâng cao” theo nghĩa “đóng-đinh-thập-giá” (*6) chứ không theo nghĩa bóng thông-thường ở việc tán-dương, nâng-nhấc như đoạn 12 câu 32-33 đã diễn-tả.

3.    Chủ-đề ba, và có lẽ đây lại là diện-mạo quan-trọng nhất mà tác-giả Gioan vẽ về ảnh-hình “con người” làm dụng-đích nói về hành-trình lên/xuống đất/trời. Ý-tưởng về việc “con người” lên/xuống như thế, bắt nguồn từ sách Tiên-tri Đaniel chương 7 và sau này được Tin Mừng Nhất Lãm triển-khai rộng trước khi bước vào đỉnh cao Tin Mừng Thứ Tư do tác-giả Gioan chủ-trương. Mây bay mau, được diễn-tả ở sách Tiên-tri Đaniel được coi như phương-tiện chuyên-chở ở trời cao là nói theo ngôn-từ, như từng viết ở chương 7 câu 13, rằng: “Trong những thị-kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện.”

Ở đây nữa, việc chuyển-động hiện rõ động-tác nâng cao, nâng cao mãi như câu truyện kể về việc Đức Kitô vinh-thăng chốn cao tít mù tắp, mà sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 1 câu 9 có viết: “Nói xong, Người được ‘nâng cao’ lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa.”

Ở truyện kể về các linh-hồn trỗi dậy giữa không trung, và tình-trạng các tín-hữu vẫn sống-động với Đức Kitô ngay lúc Ngài quang-lâm đến với thế-gian một lần nữa, tựa như thư thứ nhất tông-đồ Phaolô viết cho giáo-đoàn Thessalônikê đoạn 4 câu 16-17 có nói: “Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên-thần và tiếng kèn của Thiên-Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước tiên; rồi đến chúng ta, là những người đang sống, những người còn lại, chúng ta sẽ được đem đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh-đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi.”

Với Tin Mừng Nhất Lãm, việc “con người” quang-lâm lại đến quyện trong mây trời nhiều đám đã kéo theo một ‘ngự xuống’ từ “vùng trời cao tít” ấy, được tác-giả Mát-thêu viết ở đoạn 24 câu 30, Mác-cô đoạn 13 câu 26, Luca đoạn 21 câu 27. Và tác-giả Mátthêu, còn viết thêm ở đoạn 26 câu 64, Mác-cô đoạn 14 câu 62 nữa.

Với tác-giả Gioan Tin Mừng, thì: “con người” di-chuyển hai chiều lên/xuống như đoạn 3 câu 13 có chép: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống tạm thời lưu-lạc trên trái đất và Ngài khát-khao quay trở về quê nhà thực của Ngài.”

Ở Tin Mừng Thứ Tư, Đấng Cứu-độ tặng-ban-sự-sống, là lữ-khách nhà trời tạm-thời lưu-lạc ở trái đất; và Ngài khát-khao quay về quê đích-thực của Ngài, thôi.


                                                                                                                        (còn tiếp)
Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch       
         

                           



                  

Saturday, 24 October 2015

Lm Vĩnh Sang DCCT CÓ MỘT GIÊRIKHÔ Ở NƠI NÀY




Câu chuyện người mù ở Giêrikhô ( Tin Mừng Chúa nhật 30 TN B – Mc 10, 46 – 52 ) cho ta nhiều điều suy gẫm. Thường thì tùy vào cách mô tả của tác giả, sứ điệp gởi đến cho chúng ta nhấn mạnh đến ý nghĩa nào. Hôm nay, với đoạn Tin Mừng nêu trên, tác giả Marcô không mô tả tỉ mỉ việc Chúa Giêsu làm phép lạ, nhưng lại thận trọng đặt sự kiện trong chuỗi hành trình lên Giêrusalem và ghi chú đặc biệt biến cố xảy ra ở Giêrikhô.
Lên Giêrusalem nghĩa là thực hiện cuôc hiến tế như lời các Ngôn Sứ đã loan báo, ghi nhận biến cố ở Giêrikhô như muốn chuyển tải đến chúng ta hành vị khai mở một Dân mới, một vùng đất mới, đất của Thiên Chúa đã hứa. Chúng ta nhớ rằng khi dân Do Thái tiến vào Đất Hứa, họ tiến vào qua cửa ngõ Giêrikhô, tường thuật lại cuộc hành trình như nhận định về cuộc lữ hành của Dân Thiên Chúa, và biến cố thực hiện bằng lời quyền uy giải phóng con người.
Về cuộc hành trình, mấy tuần nay, Tin Mừng cho ta thấy thân phận của con người, sự tréo ngoe không đồng nhịp giữa những người theo sát Chúa Giêsu và với chính Chúa Giêsu. Thầy suy nghĩ giảng dạy một đàng, trò tư duy toan tính một kiểu, hai kiểu trái ngược nhau. Thế mà vẫn thầy vẫn trò, vẫn tôn sư vẫn môn đệ, vẫn được đi theo sát bên và được mang danh là “theo sát Chúa Kitô – sequela Christi".
Hôm nay tác giả Tin Mừng cho chứng ta chứng kiến cách hành xử của những con người này. Cần nhấn mạnh rằng họ theo Chúa Kitô, họ muốn nên giống Chúa, họ là những người được Chúa tuyển chọn và đặt làm thủ lãnh. Vậy mà, họ hoàn toàn thờ ơ với tiếng kêu lạc lõng của người bất hạnh nghèo khổ bên vệ đường. Họ hùa nhau quát mắng và bắt người thấp cổ bé họng phải im, nhân danh trật tự trị an chung, nhân danh một hành trình, nhân danh sự thánh thiêng, nhân danh cả ích lợi chung. Chỉ có những ai đã từng bị loại ra bên vệ đường mới cảm được hết cái xót xa đau đớn của thân phận.
Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ quên tiếng thét gào của người nghèo khổ, người bị áp bức. Thật đắng lòng khi chiên bò đầy đàn nhưng bọn gian ác quỷ quyệt lại bắt con chiên bé nhỏ duy nhất của người hàng xóm mà giết thịt. Dù tiếng thét có bị ngàn muôn thế lực bắt im lặng, dù tiếng thét có lạc lõng giữa biển thông tin, nhưng đối với Thiên Chúa thì không bao giờ tiếng thét ấy bị lãng quên bỏ mặc.
Ai mà không bồn chồn lo lắng khi nhìn hình ảnh những chị Nữ Tu nhỏ bé, hiền lành và có phần ngờ nghệch đứng dưới mưa gió để lên tiếng gọi “Con Vua Đavít” ? Ai mà không xót xa cay đắng khi nhìn thấy hình ảnh của những cụ Nữ Tu già nua ngồi xe lăn tay cầm tràng hạt kêu gào “Con Vua Đavít” bên vệ đường ? Tuổi các cháu, hồn nhiên trong sáng, hiến dâng như của lễ đầu mùa tinh tuyền cho Chúa và “mối tình siêu nhiên nở giữa tuổi đời mộng mơ”, chứ đâu phải là gió bão, là nắng gắt, là giông tố thế gian ! Tuổi các bà, một đời hy sinh lặn lội khắp hàng cùng ngỏ hẻm, tìm Chúa nơi những người tất bạt bị bỏ rơi, lẽ ra các bà được nghỉ ngơi, được chăm sóc cẩn thận để đảm đương tuổi già sức yếu, chứ sao còn phải một nắng hai sương như vầy ?
Từ hôm qua, ngày 22.10.2015, người ta đã ngang nhiên tiến vào, đập phá trường học của Dòng Nữ Tu Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, đập phá để giải tỏa không đền bù và để lấy đất xây dựng một thành phố mới. Dòng Mên Thánh Giá Thủ Thiêm đã 175 năm hiện diện trên mảnh đất Sàigòn, 175 năm hiện diện trên bán đảo Thủ Thiêm, thuở Thủ Thiêm còn hoang sơ cồn cỏ, thuở những kẻ ra lệnh và bọn người đang kéo vào đập phá bây giờ còn chưa sinh ra trên mặt đất này, chưa là cái gì trong cõi vô thường này, nhưng hôm nay họ có quyền và họ dùng quyền để áp bức người khác…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 23.10.2015

Monday, 19 October 2015

PHẦN THỨ HAI của KINH LẠY CHA : Ba (hay bốn) lời xin Các lời xin nầy có tính cách cánh chung, chung luận hướng về việc Thiên Chúa thực hiện cùng tận trong ý định của Người, chứ không phải là việc nầy việc nọ, được làm liên miên theo thời gian. Ba lời xin ấy cắm rễ trong hiện tại đời nầy, tức là sinh hoạt, hay sinh mện bấp bênh của môn đồ trên trần gian. Những ước nguyện Nước Chúa trị đến (Phần I Kinh Lạy Cha) không loại bỏ đi lời xin, nhưng càng thúc dục hơn nữa lời xin, đó là đứng trước những khốn cùng của hiện sinh của con người sống trong ngóng đợi Nước Thiên Chúa đến. Trong Thánh vịnh 89 (90) có nói : Ngài trải ra ngày đời chúng tôi, thì trong phần II Kinh Lạy Cha, Chúa Yesu cũng dạy chúng ta hãy trải ra trước mặt Chúa sinh mạng bấp bênh của chúng ta. Vì thế, có ba tiếng kêu cứu ngày càng khẩn thiết hơn, mà sự khẩn thiết cuối cùng như chop đỉnh của crescendo, cái nguy kịch cuối cùng từ miếng bánh (lời xin 1) cho đến sự cám dỗ, sự thử thách cuối cùng (lời xin 3). Vậy là có một sự tiệm tiến lên tới cực độ của sự thúc bách khẩn cấp trong việc kêu cứu của mình. Lời xin 1 : XIN CHO CHÚNG TÔI CÓ BÁNH NGÀY NẦY – Mt 6:11. 1. Đối tượng của lời xin nầy là Bánh. Bánh đó chỉ cái gì ? Thực sự, Lc 14:15 cho chúng ta ý nghĩa của bánh ấy : Một người ngồi đồng bàn nói với Ngài : Phúc cho kẻ được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa, thực sự là được bẻ bánh trong Nước Thiên Chúa, nhưng người đồng bàn ấy nghĩ đến tiệc trong Nước Thiên Chúa : Phúc cho kẻ được ăn bánh (tức là dự tiệc) trong Nước Thiên Chúa. Vậy, ăn bánh của người Palestine cũng như người Việt Nam ăn cơm, nghĩa là của ăn nói chung. Theo chính bản văn Hy lạp, bánh ấy là bánh của chúng tôi (panem nostrum), bánh chia phần cho chúng tôi, bánh mà chúng tôi phải có mới sống được. Khẩu phần mà chúng tôi phải có hằng ngày. Bánh mà Kinh Thánh nói là phải đổ mồ hôi trán mới có mà ăn. Bởi thế, không thể giải thích bánh của chúng tôi một cách tượng trưng quá sớm. Vậy, bánh đó là một bánh nói đến sự cần thiết cho sinh nhai, sinh sống thật. Trong lời xin thứ nhất nầy, có tiếng Bánh ngày nầy, là tiếng vô phương dịch cho chính xác. Bản thông dụng của chúng ta dịch hơi rộng là Bánh mỗi ngày (pain quotidien). Hoặc theo bản dịch Tin Mừng của tín hữu Hipri, một ngụy thư, là Bánh ngày mai, ngày đang đi đến. Bản dịch Syriac thì dịch là Bánh cần thiết. Có người khác dịch là bánh của mai ngày. Mỗi bản dịch đều khác nhau. Vì thế, người ta còn đang tranh luận về ý của Chúa Yêsu khi nói đến cái bánh nầy. Điều lạ là Mattheu và Luca đều dùng tiếng Bánh ngày nầy ấy. Theo văn mạch, bánh nầy là của ăn cần thiết như hầu hết các lời của Chúa Yêsu nói trong các ví dụ về việc xin bánh. Như Mt 7:9-10 nói đến hai thứ cần thiết là Bánh và Cá mà mỗi ngày đứa con xin với Cha mình : Trong các ngươi ai có con xin bánh, há lại lấy đá mà cho nó ư ? Hay là nó xin cá, há lại cho nó rắn ư ? Đó là hai của ăn cốt thiết của dân Palestine, dân Galilée. Hay như Lc 11:5 nói về một người bạn đi xin bánh nữa đêm : Nầy bạn, cho tôi vay ba chiếc bánh. Người bạn ấy đã xin Bánh là thứ tối cần thiết để đãi bạn mình. Nếu không có bánh, thì người bạn ngang qua đường kia sẽ chết đói vì kiệt sức. Vậy ở đây chỉ nói tới cái tối cần mà thôi, chứ không phải cái dư thừa. Lc 12: 22-31 cũng nói về cái tối cần trên đời , và của ăn ấy sẽ xin hằng ngày, xin ngày hôm nay : Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy. Lời xin chỉ nhắm đến sự cần thiết ngày hôm nay, chứ không phải xin sự bảo đảm cho cả đời. Vậy, đứng trước cái cùng tận của Thiên Chúa như ập xuống trên mình, tức là Nước Thiên Chúa, thì lời xin ấy dạy phải sống trong lúc bấy giờ thế nào, không còn lo quá ngày hôm nay. 2. Ai xin bánh ấy ? Người đọc lên lời xin ấy là ai ? Môn đồ đã xin Chúa Yêsu dạy lời xin nầy. Ngài dạy cho những nhóm môn đồ xung quanh Ngài, sống với Ngài. Điều nầy cho chúng ta tình cảnh hiện sinh của đời Tông đồ đương thời của Chúa Yêsu, hé rạng cho chúng ta thấy cuộc sống phiêu lưu mà Chúa Yêsu đã kéo môn đồ của Ngài vào. Lời xin nầy là lời xin thành thực, và Chúa Yêsu cho chúng ta những lời xin, không phải là những lời đưa đẩy ngoài môi miệng, nhưng là những lời xin đem về sự hiện sinh của mình, về những thúc bách hiện tại của mình. Vậy những kẻ xin ở đây phải là những kẻ ăn mày, mới nói thành thực như thế được. Họ là những kẻ đến nỗi thiếu cả cái cần thiết trong hiện tại nên không còn nghĩ được đến ngày mai, như chúng ta nói : Có ngày nào, xào ngày ấy, chứ không có gì để đến ngày mai. Vậy, lời xin nầy không phải dành cho những kẻ nghèo thông thường, vì họ vẫn có ngày mai, nhưng cho người mà cái tối cần ngày hôm nay cũng không có. Có lẽ Chúa Yêsu đã nghĩ đến những người ăn mày như Lazarô, như bà góa (Mc 12: 41-44), để thấy rằng Ngài nêu những trường hợp ấy ra để nói lên tinh thần trông cậy đến cùng tận thế nào, trông cậy đến nổi cái tối thiểu trong ngày cũng đành lòng bố thí đi : (41) Ngồi đối diện với hòm tiền, Ngài xem dân chúng bỏ tiền vào hòm tiền thế nào. Lắm người giàu có bỏ nhiều.(42) Bà góa nghèo khó nọ cũng đến và bỏ vào hai trinh, tức là một xu.(43) Ngài gọi môn đồ của Ngài lại mà nói với họ : Quả thật ! Ta bảo các ngươi, bà góa nghèo khó ấy đã bỏ vào nhiều hơn những người bỏ vào hòm tiền hết thảy.(44) Vì mọi người đều lấy của dư bỏ vào, còn bà ấy lấy túng thiếu mà bỏ vào mọi sự mình có, tất cả của độ thân. Bà góa nghèo khó đã bỏ ra hết, đã dám bỏ hết mọi sự bà có, đến nỗi sau đó phải đi ăn mày mà ăn, bằng không sẽ phải nhịn đói. Chúa Yêsu có trước mắt những điều đó, nên vì thế mà Ngài mới kêu môn đồ mà nói với họ như thế (43), để môn đồ của Ngài cũng thông chia thân phận như bà góa nầy. Vậy, nơi những người nghèo khó thật sự ấy, lời xin thứ nhất nầy mới có hẳn ý nghĩa của nó, chứ không phải là một sự đưa đẩy trong lời mình nói. Chỗ nầy chúng ta mới thấy thân phận môn đồ mà Chúa Yêsu kêu vào là một sự phiêu lưu thật sự, như Ngài nói với họ (Mt 8:20): Chồn có hang, chim trời có tổ, chứ Con Người không có chỗ ngã đầu. Chúa Yêsu không có chỗ nào định sở để bảo đảm ngày mai cho môn đồ của Ngài. Khi người thanh niên giàu có đến xin được sự sống đời đời, Chúa Yêsu không nói : Ngươi hãy về đem hết gia sản nộp vào nhóm môn đồ của tôi, nhưng Ngài nói : Đi đi ! có gì thì hãy đem bán mà cho kẻ khó, và ngươi sẽ có một kho tàng trên trời, đoạn hãy đến theo Ta (Mc10:21). Chúa Yêsu mời người thanh niên giàu có đó vào nhóm khố rách áo ôm của Ngài, không có cái gì cả. Chúa Yêsu dạy môn đồ Ngài lời cầu xin nầy, tức là ngày nào họ cũng thế, không có gì bảo đảm ngày mai của họ cả. Ngài còn dạy họ bỏ mọi sự lo lắng trong sự ký thác toàn diện (Mt 6: 25-34). Điều Chúa Yêsu dạy các môn đồ khi họ ra đi làm sứ vụ Tông đồ của họ : Đừng chuốc lấy vàng lấy bạc, hay tiền đồng hòng vặn thắt lưng, không bị đi đàng, đừng có hai áo, giày dép hay gậy gộc, vì thợ thì đáng của nuôi thân. (Mt 10: 9-10). Ngài đã phóng môn đồ của Ngài vào một cuộc phiêu lưu vĩ đại, và vào cuối cuộc đời, Ngài cho thấy kết quả của cuộc phiêu lưu ấy khi hỏi họ : Khi Ta sai các ngươi đi : Không ví tiền, bao bị, giày dép, các ngươi có thiếu gì không ? Họ thưa : Không (Lc 22:35). Các môn đồ không thiếu thốn gì cả, tức là họ đã hưởng được sự quan phòng của Thiên Chúa Cha trên Con của Người thế nào, thì các môn đồ cũng được hưởng sự quan phòng ấy như vậy. Nhưng Ngài không thử thách lòng tin của họ, vì thế Ngài mới bảo họ : Nhưng bây giờ, ai có ví tiền thì hãy cầm đi, và bao bị cũng vậy (Lc 22:36). Bây giờ tình cảnh cũng khác, là ngay điều đó chỉ có Ngài ban và sống lý tưởng đó nên họ mới làm được. Còn sau khi đã khuất đi, Ngài không muốn thử thách họ nữa, vì như thế, tất cả họ sẽ ngã lòng hết. Nên điều Ngài đòi hỏi, sau khi Ngài khuất, là để cho kẻ nào được Thiên Chúa kêu gọi vào con đường đó, kẻ đó sẽ làm được. Vì thế, chúng ta thấy con đường của thánh Phanxicô khó nghèo có ít người đi vào được, và ơn kêu gọi của Ngài ít người có được, vì Ngài đã từ bỏ đến cùng tận. Lời xin thứ nhất nầy cho phép chúng ta đo được việc Chúa Yêsu đã thử các môn đồ của Ngài thế nào và lời xin ấy nói lên cái hiện tại kinh khủng cho nhóm môn đồ ấy, là không bao giờ môn đồ có ngày mai. Vì thế, Ngài mới dạy họ : Cái bánh ngày mai phải xin, hãy trao cho Cha. Vậy, họ là nhóm ăn mày, phó mặc cho Cha quan phòng. Vậy lời xin ấy trở nên yếu tố cần thiết cho sinh hoạt đỏng đảnh của họ. Không bao giờ chắc chắn chi cả, mà đối với Ngài, đó là yêu sách đòi môn đồ không làm thế, không theo Chúa được. Khi nghe Chúa Yêsu dạy phải bỏ tất cả, bỏ nhà cửa, anh em, chi em, cha mẹ, con cái ruộng nương (Mt 19:29) để đi theo Ngài, chúng ta thường cho đó là lời nói quá, lời nói ngoa. Chúng ta biết rằng, ngoài nhóm mười hai ra, Chúa Yêsu còn có những nhóm người khác tin vào Ngài. Mặc dù họ vẫn có nhà cửa, nhưng không phải vì thế mà họ không hưởng tình thương của Ngài. Đó là những người môn đồ như Martha và Maria (Lc 10:38), nhóm bà góa, nhóm phụ nữ (Lc 8:1), trong số đó có bà Yoanna, vợ của Khuza, một viên quản lý của Hérode. Họ là những môn đồ khá giả đã lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài (Lc 8:3). Nhưng, Ngài nay đây mai đó, không có chỗ nào chắc chắn. Vậy, chúng ta thấy lời xin nầy di liền với sứ vụ tông đồ của nhóm Chúa Yêsu, nên kích thước của lời xin nầy không phải chỉ của chất, là khẩu phần (ration) hằng ngày phải có. Nhưng là, nếu Thiên Chúa Cha nhậm lời xin, tức là làm trọn lời hứa của Chúa Yêsu và y chuẩn sự táo bạo và kiểu sinh hoạt cánh chung của nhóm môn đồ, tức là họ xin bánh hằng ngày, nhưng thực sự họ xin cái đó, là xin Cha cho họ được tiếp tục sinh hoạt ấy và một trật được tiếp tục công việc công bố Nước Trời. Vây, lời xin nầy không hoàn toàn tràn tục, khiến người ta phải nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng của nó. Như vậy, trong hoàn cảnh nầy, chúng ta mới thấy được tại sao lời xin bánh nầy lại đi liền sau lời xin cho Nước Cha trị đến (Theo Luca). Vậy, Bánh nầy là một dấu chỉ sinh hoạt đã dốc cả cho Nước Thiên Chúa và thực ra không phải là xin của vật chất, nhưng xin sự bảo đảm trần gian cho sinh hoạt cộng đồng của Chúa Yêsu. Khi được Chúa Yêsu sai đi từng hai người một (Mt 6:7tt), nhóm mười hai biết rằng mình không bánh, không tiền, và vào nhà người ta, không biết người ta có đón nhận mình không, hay mình phải ra đi đói bụng, nên họ phải xin. Họ xin cho ngày ấy có người đón nhận họ. Họ để mặc ý Thiên Chúa. Lúc bấy giờ mới thấy lời xin đó thiết thực cho đời sống đó thế nào. Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy. Chữ chúng tôi ở đây có nghĩa đặc biệt, là những kẻ sống chung với chúa Yêsu. Lời xin, cho dù của mỗi người đi nữa, cũng luôn luôn là của tập thể, không cầu nguyện cho mình. Cái túng quẫn mà họ nghĩ đến, là cái túng quẫn của cộng đoàn. Chúng ta phải đặt tình trạng rõ rệt cụ thể đó, để hiểu lời xin nầy, chứ đừng vội đem về ý nghĩa thiêng liêng siêu vời như chúng ta đọc hằng ngày. Người triệu phú cũng đọc : Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy, thì thật là phi lý. Vậy muốn hiểu lời xin ấy, chúng ta phải đặt mình vào tình thế hiện thực của nhóm môn đồ của Chúa Yêsu. Nếu chữ chúng tôi trong lời xin ấy là chính các môn đồ chung quanh Chúa Yêsu, chóp đỉnh lời xin ấy là lời xin của nhóm mười hai về tình cảnh hiện thực của họ. Nhưng lời xin ấy, trong hình thức hiện tại của Mattheu và Luca, là lời xin của cộng đoàn. Những kẻ tin sau nầy chứ không phải chính trong đời Chúa Yêsu nữa. Vậy đó là lời của các môn đồ Chúa Yêsu dạy lại cho những kẻ nghe Tin Mừng của Nước Thiên Chúa sau nầy. Nhóm môn đồ của Chúa Yêsu là khuôn mẫu nghèo khó, còn các kẻ nghe họ thì cúng phải và có thể xin trong túng thiếu như vậy, dẫu sinh hoạt của họ không dốc cả cho Nước Trời, vì họ không theo Chúa Yêsu theo nghĩa chính nữa, nhưng họ có sự thông chia xẻ nào đó thật. Vì thế mà Mattheu đã viết lại lời xin nầy cho họ trong câu : Hãy tìm kiếm Nước trước đã (Mt 6:33). Trước đã là không phải tất cả, nghĩa là có một sự quan tâm khác mà môn đồ Chúa Yêsu cắt nghĩa, có thể châm chước được,tùy theo cảnh yếu hèn của người ta. Chữ Trước đã đó là một sự giảm thiểu, nhưng chữ ấy dạy phải có sự trang nghiêm trong việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa, đặt tiên quyết trong đời của mình. Trong lịch trình tiệm tiến của người theo Chúa, theo đạo lý của Ngài, người đó có thể phải trang nghiêm cho đến nổi phải chuyên nhất nữa. Từ sự bắt buộc phải bỏ cái nầy cái nọ, cho đến sự từ bỏ địa vị, rồi đến từ bỏ nguồn lợi tức, và đến cùng, đành lòng sống bấp bênh, không có gì bảo đảm ở trần gian. Đó là cả một lịch trình trong sự nghèo khó. Đó là ơn kêu gọi, Chúa sẽ dẫn từng người, từng nhóm vào sự nghèo khó. Phải ở trong lịch trình tiệm tiến trong sự từ bỏ đó, người ta mới có thể nói lời xin nầy một cách trang nghiêm được. Không thì chỉ là lời nói ngoa, láo khoét ! Vậy, đó là lịch trình đi từ sự từ bỏ từng vật một trên con đường tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Chúng ta thấy các thánh đều như thế, như thánh Yoan Thánh Giá – trước khi chết ngài mới từ bỏ được thêm vài vật nữa, trong đó có một vật kỷ niệm cùa bà thánh Thérèse Avila, là người cùng chí hướng trong việc cải tổ dòng Cát Minh. Chúng ta phải từ bỏ từ cái nầy, từ vật nọ trong suốt đời của mình, rồi đến việc phải từ bỏ địa vị, từ bỏ nguồn lợi tức, từ những lợi tức bất chính như những mánh lới, cho đến những lợi tức chính đáng. Rồi đến việc chúng ta đành lòng sống bấp bênh đến cùng, không có sự bảo đảm nào nữa, như thánh Phanxicô khó nghèo, sống bậc ăn mày mà thôi. Đó là lịch trình của những kẻ thành thực tìm kiếm Nước Trời trước đã, rồi Chúa Yêsu với ơn kêu gọi của Ngài đến cho mỗi người để họ có thể đi đến cùng. Các môn đồ đã thực sự dạy điều ấy cho những kẻ tin sau nầy trong Hội Thánh tiên khởi. Trong Hội Thánh ấy vẫn có những người có nhà có cửa như bà Maria, nhưng thánh Phêrô nói rõ rệt : Bạc vàng tôi không có, song có gì thì tôi cho anh : Nhân danh Đức Yêsu Kito, người Nazareth, anh hãy bước đi. (Cv 3:6) Phêrô và Yoan còn tiếp tục được một phần nào lý tưởng mà các ông đã sống với Chúa Kitô trong đời của các ông. Chúng ta thấy lời xin trong văn bản Mattheu : Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy. Còn Luca lại viết : Xin cho chúng tôi mỗi ngày có bánh ngày nầy. Từ ngữ hôm nay của Mattheu gần với từ ngữ tiên khởi của Chúa Yêsu hơn. Luca dùng tiếng mỗi ngày là áp dụng cho tình cảnh châm chước. Xin cho chúng tôi mỗi ngày là xin trước cho cả chuỗi ngày về sau nữa. Đó là sự châm chước. Mattheu : Xin cho chúng tôi hôm nay, là xin cái bánh phải có cho hôm nay, phải có bây giờ để sống. Kiểu xin của Luca giống bản dịch Kinh Lạy Cha xưa của chúng ta : Xin cho hằng ngày dùng đủ. Vậy Luca đã thích nghi lời xin ấy cho một cộng đoàn sau nầy. Đằng khác, động từ Xin cho chúng tôi ở thể mệnh lệnh cách hiện tại (imparfait présent), nghĩa là lời cầu xin được lập đi lập lại, vì thế mà Luca đung chữ mỗi ngày. Lời xin của chúng ta hôm nay là lời nói ngoa cả, vì chúng ta không bao giờ bị dồn đến chỗ thiếu thốn đến cực điểm, nên chúng ta không cảm thấy sự thúc bách và cũng không cảm thấy được sự vui sướng được Thiên Chúa quan phòng trên mình. Chúng ta phải có một sự nhận định rằng, mình ở trong tình trạng thiếu về tinh thần Chúa Kitô thế nào. Đó là tình trạng phần nào tội lỗi của chúng ta. Vậy ít ra tinh thần của lời xin nầy có thể rút ra là : Chỉ xin sự tối thiểu cần thiết, chứ không xin điều phù phiếm nào, dư dật nào. Một sự kềm chế mình cho những kẻ đã gặp Chúa độc nhất và không còn làm tôi Mammon (của cải), không sống để làm giàu nữa. Lấy kho tàng trên trời làm vui thỏa để không còn màng có kho tàng nào dưới đất nữa. Đó là lời xin của kẻ được mặc khải về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, và đã hết lòng ước nguyện Nước Cha trị đến, và tìm Nước đó tiên vàn mọi sự, như độc nhất trên đời mình. Chúng ta thật sự Tìm kiếm Nước trước đã. Vậy tinh thần của Chúa Kitô là sự trông cậy bất khuất và vô biên vào tình của Cha trên trời. Sự tuyệt đối của Kinh Lạy Cha trước tiên được dùng là cho các môn đồ, những người theo Chúa Yêsu và sống chung với Ngài, rồi sau mới áp dụng cho chúng ta. Thế nên nhóm mười hai đó bao giờ cũng là mẫu mực cho tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh cho đến muôn đời (không ngạc nhiên khi Hội Thánh sử dung Kinh Lạy Cha của Mattheu). Họ sẽ không bao giờ lập lại được tình cảnh đó nữa, nhưng đó là cái tiên trưng, cái mẫu mực. Lời xin thứ hai : XIN THA NỢ CHÚNG TÔI NHƯ CHÚNG TÔI CŨNG THA KHÁCH NỢ (Mt 6: 12) Chữ Tội ở chỗ nầy được nói bằng chữ Nợ : Nợ đối với Thiên Chúa. Chúa Yêsu không nói đến việc phạm đến, nhưng nói đến cái Nợ. Trong các ví dụ của Chúa Yêsu, Ngài đều nói đến cái Nợ đối với Thiên Chúa. Thí dụ trong Mt 18: 23-35, nói về người mắc nợ chủ một vạn tạ vàng (Chứ không phải một nén, vì một nén chỉ có vài chục gramme) mỗi tạ vàng có ít ra 36 kg. Vậy là một món nợ khổng lồ, không thể nào đo lường được, so với 100 đồng bạc của người bạn mắc nợ họ. Thật là hai chuyện vô cùng khác nhau. Đó là sự lạ kỳ và Chúa Yêsu nói quá đáng như thế để cho biết cái Nợ của chúng ta đối với Thiên Chúa là vô cùng. Không hòng trả được. Chúa Yêsu thường diễn tả mối liên lạc chúng ta với Thiên Chúa hoặc như là tôi tớ, nô lệ, hoặc như là con, tức là những kẻ không chỉ làm công, nghĩa là làm việc nầy việc nọ mà thôi, mà tất cả sinh mạng là lệ thuộc, là thuộc về người khác, như nô lệ thuộc về chủ, con thuộc về cha. Vì thế, Nợ là tất cả sinh mạng phải thuộc về Thiên Chúa. Nợ ấy chúng ta không bao giờ làm trọn được đòi hỏi. Vậy, không chỉ là phạm tội, nhưng cái nợ ấy nói cách riêng về những sự thiếu sót mà chúng ta thường làm và không ai xét mình về những điều thiếu sót ấy cả. Đối với Chúa Yêsu cũng như đối với Hội Thánh, đáng lẽ cái tội nặng hơn hết, phải là tội thiếu sót (Peche d’omission). Điều thiếu sót không làm, đó là cái Nợ trước tiên. Nơi điều nầy chúng ta mới gặp được sự xung đột với người Biệt phái, vì họ chỉ làm việc nầy việc nọ để có công nghiệp mà thôi, và họ cho thế là đủ (như người có đạo ấu trĩ). Chúa Yêsu thì không thế, vì cái mắc nợ cuối cùng là chính tinh thần của người con nong nã đến cùng tột để hướng về Thiên Chúa một các toàn diện. Như vậy, kẻ có tinh thần nong nã hướng về Thiên Chúa đó, mới thấy mình mắc nợ khổng lồ là không bao giờ mình mến Thiên Chúa hết lòng được. Cái mến Thiên Chúa hết lòng ấy, không còn là một lời khuyên, nhưng là một lệnh truyền : Ngươi phải yêu mến Chúa, thiên Chúa ngươi , hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, và hết trí khôn ngươi ! (Mt 22:37). Như vậy, tội phạm đến Lề luật không đủ nữa, vì thế mới nói đến cái Nợ. Vậy nhờ biết tình trạng tội lỗi đó, nên lời xin tha tội là một lời kêu rú lên trước mặt Thiên Chúa. Sau lời xin tha tội nợ chúng tôi, Mattheu đã thêm một lời làm cắt đứt liên lạc của những lời cầu xin : Như chúng tôi cũng tha khách nợ. Người ta đặt vấn đề : Lời thêm nầy là điều kiện hay là nguyên nhân ? Chữ như trong lời ấy là thế nào ? Lời nầy thật sự làm gián đoạn các lời xin, vì tư tưởng đang diễn ra để nói lên các lời xin với nhau, đến lời nầy phải dừng lại một lúc. Vậy về hình thức, lời nầy được coi như một lời ngoại lai trong một kinh rất đồng đều, tuần tự đi với nhau. Đó là một điều quan trọng đối với Chúa Yêsu nên Ngài đã dừng lại phần nào đó trong ba lời xin về con người phải đi liền theo nhau. Vấn đề quan trọng trước tiên ở đây là sự tương quan thế nào giữa ơn tha thứ Thiên Chúa ban cho chúng ta và sự chúng ta tha thứ cho nhau ? Đó là điều kiện để được tha thứ hay là hậu kết cho chúng ta đã được tha thứ ? Thực sự , theo cách trình bày ý tưởng theo kiểu tổng hợp như thế nầy, đằng khác, việc tha tội, việc tha thứ của Thiên Chúa là một trình tự luôn luôn diễn tiến, nên vì thế phải nói rằng, vừa là hậu kết, vừa là điều kiện. Là hậu kết vì chúng ta có thể nói về hai người mắc nợ (Mt 18: 23-25), Một người mắc nợ một vạn tạ vàng so với người mắc nợ 100 đồng, thật là một trời một vực. Sau khi ông chủ tha, người bầy tôi ác nghiệt vẫn không tha cho người bạn đồng liêu mắc nợ y 100 đồng bạc. Theo lý luận trong câu 32-33, chúng ta thấy sự tha thứ phải được người bầy tôi ác nghiệt kia làm cho người bạn của y, đó là một hậu kết của việc y đã được vị tôn chủ tha bổng cả món nợ khổng lồ kia : Tôi tớ bất lương, Ta đã tha bổng cho ngươi tất cả món nợ ấy, chỉ vì ngươi nài xin Ta. Há ngươi không phải thương xót bạn đồng liêu với ngươi sao ? Như Ta đã thương xót ngươi ? Đó là hậu kết. Hậu kết của sự tha thứ kia là phải tha thứ. Nhưng cũng là điều kiện để được tiếp tục ở trong sự tha thứ, và ở trong sự tha thứ cuối cùng : Thịnh nộ ! Tôn chủ của y đã tro y cho lý hình cho đến khi nào y trả xong tất cả những gì y mắc nợ với ông. (Mt 18:34) Vậy cũng là một điều kiện nữa, nhưng là điều kiện của một kẻ đã được chịu lấy một cái gì lớn lao hơn và phải rút lấy hậu kết cho mình. Vậy trong trình tự thì có sự tha thứ tiên khởi, sự tha thứ thứ nhất của Thiên Chúa đối với những kẻ tội lỗi, và từ đó trở đi, sự tha thứ là điều kiện sống cho lòng yêu mến đó ở trần gian bấp bênh nầy. Vậy ơn tha thứ chỉ được hưởng trong việc chuyển đi ơn tha thứ ấy cho kẻ khác. Vậy vừa là điều kiện, vừa là hậu kết của ơn tha thứ, cũng là điều kiện để được tha thứ cùng tận. Sự tha thứ là một điều kiện không thể miễn được. Sự tha thứ chung kết khi phán xét là tùy vào hoa quả hối cải, trong đó Chúa Yêsu nhấn một cách phiếm diện, một cách như sự tuyệt đối về tha thứ và thương người. Vậy, điều kiện ấy do tự ý thức về ơn tha thứ đã được. Vậy sự tha thứ đó chính thực là mình phải ở như được tha thứ. Như chúng tôi cũng tha khách nợ, tức là sự xưng thú trước tiên rằng chúng tôi đã được tha thứ thật. Bởi đã được tha thứ nên có thể tha thứ, và như vậy mới có thể tiếp tục xin tha thứ sau nầy. Chua Yêsu đã dừng lại ở lời Như chúng tôi cũng tha khách nợ, vì đối với Ngài, đó là một điều quan trọng. Ngay khi kẻ nào ra trước mặt Thiên Chúa để xin tha thứ thì luôn mang sẳn điều kiện ấy là ngay lúc đó, trong lòng đã tha thứ hết cả mọi sự gì anh em mình đã mắc với mình. Vậy , có sự hợp nhất tất cả với nhau trong hàng ngũ những kẻ tội lỗi. Sự hợp nhất ấy đi từ Thiên Chúa đến với người ta. Thiên Chúa đã tha thứ và làm hòa với người ta, nên vì thế người ta sẽ tiếp tục được với nhau sự làm hòa và hợp nhất ấy. Vậy, hợp nhất với Thiên Chúa là căn cứ cho sự hợp nhất trong tha thứ như người đời trong bấp bênh của đời người còn khiếm khuyết. Sự hợp nhất căn cứ trên sự tha thứ của Thiên Chúa, và như vậy gây được sự tha thứ giữa loài người. Lời xin thứ ba : XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG TÔI SA CƠN THỬ THÁCH . Thử thách (tentation) chứ không phải là cám dỗ, tức dụ dỗ về đường tội, xúi dục vào đường dữ. Dịch như thế làm mất đi sắc thái về thử thách của tiếng nầy. Chữ cám dỗ chỉ nói về một khía cạnh là sự xúi dục, chứ không có nghĩa như chữ thử thách, dùng để thí nghiệm, để thử lòng một người nào đó. Thực sự, tiếng thử thách trước tiên là sự quẫn bách cùng tận mà thường dân Do Thái, qua tư tưởng của văn chương khải huyền, nghĩ đến ngày tận thế và những sự dữ ngày tận thế. Chúa Yêsu cũng cho chúng ta thấy điều đó trong diễn từ chung luận Mc 13, Lc 21, Mt 24 là những chương nói trước tiên về những su thử thách cùng tận. Thử thách ác liệt đến nỗi Chúa Yêsu nói : Song khi Con Người đến Sẽ còn gặp lại lòng tin trên đất nữa không ? (Lc 18: 8b) Chúa Yesu đã dùng hình ảnh của thế giới Do Thái để nói rằng, với ơn cứu thoát cùng tận của Thiên Chúa đến, thì có một thời thử thách không bao giờ gặp thế được, và sự dữ sẽ làm cho nhân loại ra khốn đốn đến chừng nào. Đó là cơn thử thách cùng tận, nhưng với Chúa Yêsu, sự thử thách ấy cuối cùng sẽ đi đến điều nầy là : Song khi Con Người đến, sẽ còn gặp lai lòng tin trên đất nữa không ? Vậy là một sự thử thách có tính cách Kitô luận, đem về sự chối bỏ Chúa Kitô. Tức là vấn đề chối bỏ Nước Thiên Chúa và ơn huệ của Thiên Chúa đã đến cho chúng ta trong Chúa Kitô. Đó là cái nguy cơ hơn cả. Một kẻ đã nhận thấy Nước Thiên Chúa trong Chúa Kitô thì thực sự lời xin đó cuối cùng là lời xin gọi là Thất kinh hồn vía trong điều đó, bởi đã nhận thấy ơn huệ lớn lao như thế, và sự yếu đuối của mình : Xin chớ để chúng tôi sa cơn thử thách. Giả thiết rằng sự thử thách ấy vốn luôn có và bây giờ đây luôn luôn đe dọa chúng ta trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô. Ở những chỗ khác trong Tin Mừng, Chúa Yêsu nói đến mãnh lực tối tăm trên nhân loại. Khi đến giờ Thương khó, Ngài nói : Nầy là giờ của tối tăm, của Satan, của ma quỷ (Lc 22:53). Vì thế, Chúa Yêsu đã cảnh cáo các môn đồ Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cơn thử thách (Mt 26:41). Thử thách lòng tin của môn đồ vào Chúa Yêsu lúc bấy giờ. Khi Chúa gặp Thương khó, các môn đồ đều sa ngã cả : kẻ thì bỏ, kẻ thì chối và kẻ thì bội phản Ngài. Những kẻ về sau càng đọc càng thấy tấm gương đó và càng phải cầu nguyện. Thực sự, lời cầu nguyện nầy thúc bách hơn nữa, vì thấy người ta đi trước mình đã bị thử thách và đã sa ngã chừng nào. Xin chớ để chúng tôi sa cơn thử thách. Trong lời xin nầy nầy cũng nói đến cả tội lỗi, nhưng không phải chỉ nhắm đến việc sa phạm tội nầy tội nọ, vì sự yếu đuối của con người, nhưng nhắm đến cái nguy kịch nhất là sự từ khước chính ơn cứu rỗi đã đến, Nước Thiên Chúa đẫ đến trong Chúa Kitô. Cuối cùng, Mattheu đã thêm câu nầy vào kinh Lạy Cha : NHƯNG XIN CỨU LẤY CHÚNG TÔI THOÁT KHỎI QUỶ DỮ. Luca không có câu nầy. Đó là câu riêng của Mattheu viết vào lối năm 80 để giải rộng thêm nghĩa tiếng thử thách, vì chẳng lẽ Luca lại bỏ ngoài một lời dạy của Chúa ? Về bình luận. có thể hiểu cả hai nghĩa là quỷ dữ và sự dữ. Người Do Thái thường hiểu là sự dữ, tức là ma quỷ. Nhưng với nghĩa quỷ dữ, chúng ta có nhiều xuất xứ : 2Th 3:3 Chúa là Đấng trung tín, Ngài sẽ làm cho anh em kiên vững và gìn giữ khỏi kẻ dữ. 1Yn 2: 14b Tôi đã viết cho anh em, những kẻ còn thanh niên, là anh em mạnh mẽ, và lời Thiên Chúa lưu lại trong anh em, và anh em đã thắng kẻ dữ. Yn 17:15 : Con không xin cha cất chúng khỏi thế gian, Nhưng xin gìn giữ chúng khỏi kẻ dữ. Chúng ta có thể hiểu theo cả hai nghĩa, vì tiếng Hy lạp tự nó có thể có hai nghĩa. Mặt khác, những chương muộn thời của Tân Ước phần nhiều hiểu tiếng ấy là ma quỷ. Mc 6:14-15 Vì nếu các ngươi tha thứ cho người ta những điều họ sai lỗi, Thì Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, cũng tha cho các ngươi. Nhược bằng các ngươi không tha thứ cho người ta, Thì Cha các ngươi cũng không tha thứ những điều các ngươi sai lỗi. Hai câu nầy để giải rộng ý nghĩa của câu Xin tha tội nợ chúng tôi (Mt 6:12), tức là vấn đề tha thứ, như trong Mc 11: 25-26 : Và khi đứng cầu nguyện, các ngươi hãy tha thứ, giả như các ngươi có điều gì bất bình với ai, ngõ hầu Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, cũng tha thứ cho các ngươi những điều các ngươi sa lỗi. Nhược bằng các ngươi không tha thứ, thì Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, cũng không tha thứ những điều các ngươi sa lỗi. Mattheu cũng đã lập lại nầy trong đoạn 18: 35 Cũng vậy, Cha Ta, Đấng ngự trên trời, sẽ xử với các ngươi, Nếu các ngươi mỗi người không thật lòng tha cho anh em mình. Câu 14 và 15 là để nối vào Kinh Lạy Cha và được đem vào ngay sau Kinh Lạy Cha. Nó không trực thuộc ngay việc dạy Kinh Lạy Cha, nhưng diễn ra ý tưởng quan trọng về sự tha thứ ấy. Khi Mattheu viết như vậy, chúng ta thấy để lộ ra đằng sau tình hình Giáo hội của Mattheu mà Mattheu muốn viết cho họ. Một Giáo hội mà ngài phải nhắc đi nhắc lại sự tha thứ nhiều lần, chứng tỏ rằng sự tha thứ ấy là một khó khăn đặc biệt trong đời sống cộng đoàn. Giáo hội ấy đã cảm thấy sự tha thứ và sống trong lòng nhân lành tha thứ, châm chước mọi sự là điều khó khăn chừng nào. Tâm hồn con người rất khó tha thứ, nhưng kẻ nào không cảm thấy sự vui sướng trong việc tha thứ, từ nhiên không thể nào cảm thấy niềm hạnh phúc được Thiên Chúa tha thứ. Thánh nữ Thérèse Hài Đồng Yêsu khi có một chị đến xin lỗi, đã ôm chầm lấy chị nầy mà khóc, Thánh nữ nói : Tha thứ cho chị, em vui sướng quá thể, như ở thiên đàng vậy. Chúng ta phải có linh nghiệm của một đấng thánh, mới thấy được điều phúc lạc khi tha thứ cho kẻ khác. ********



PHẦN THỨ HAI của KINH LẠY CHA : Ba (hay bốn) lời xin

Các lời xin nầy có tính cách cánh chung, chung luận hướng về việc Thiên Chúa thực hiện cùng tận trong ý định của Người, chứ không phải là việc nầy việc nọ, được làm liên miên theo thời gian. Ba lời xin ấy cắm rễ trong hiện tại đời nầy, tức là sinh hoạt, hay sinh mện bấp bênh của môn đồ trên trần gian.

Những ước nguyện Nước Chúa trị đến (Phần I Kinh Lạy Cha) không loại bỏ đi lời xin, nhưng càng thúc dục hơn nữa lời xin, đó là đứng trước những khốn cùng của hiện sinh của con người sống trong ngóng đợi Nước Thiên Chúa đến. Trong Thánh vịnh 89 (90) có nói : Ngài trải ra ngày đời chúng tôi, thì trong phần II Kinh Lạy Cha, Chúa Yesu cũng dạy chúng ta hãy trải ra trước mặt Chúa sinh mạng bấp bênh của chúng ta. Vì thế, có ba tiếng kêu cứu ngày càng khẩn thiết hơn, mà sự khẩn thiết cuối cùng như chop đỉnh của crescendo, cái nguy kịch cuối cùng từ miếng bánh (lời xin 1) cho đến sự cám dỗ, sự thử thách cuối cùng (lời xin 3). Vậy là có một sự tiệm tiến lên tới cực độ của sự thúc bách khẩn cấp trong việc kêu cứu của mình.

Lời xin 1 :     XIN CHO CHÚNG TÔI CÓ BÁNH NGÀY NẦY – Mt 6:11.

1. Đối tượng của lời xin nầy là Bánh.
Bánh đó chỉ cái gì ? Thực sự, Lc 14:15 cho chúng ta ý nghĩa của bánh ấy :

                     Một người ngồi đồng bàn nói với Ngài :
                     Phúc cho kẻ được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa.

Được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa, thực sự là được bẻ bánh trong Nước Thiên Chúa, nhưng người đồng bàn ấy nghĩ đến tiệc trong Nước Thiên Chúa : Phúc cho kẻ được ăn bánh (tức là dự tiệc) trong Nước Thiên Chúa. Vậy, ăn bánh của người Palestine cũng như người Việt Nam ăn cơm, nghĩa là của ăn nói chung.

Theo chính bản văn Hy lạp, bánh ấy là bánh của chúng tôi (panem nostrum), bánh chia phần cho chúng tôi, bánh mà chúng tôi phải có mới sống được. Khẩu phần mà chúng tôi phải có hằng ngày. Bánh mà Kinh Thánh nói là phải đổ mồ hôi trán mới có mà ăn. Bởi thế, không thể giải thích bánh của chúng tôi một cách tượng trưng quá sớm. Vậy, bánh đó là một bánh nói đến sự cần thiết cho sinh nhai, sinh sống thật.

Trong lời xin thứ nhất nầy, có tiếng Bánh ngày nầy, là tiếng vô phương dịch cho chính xác. Bản thông dụng của chúng ta dịch hơi rộng là Bánh mỗi ngày (pain quotidien). Hoặc theo bản dịch Tin Mừng của tín hữu Hipri, một ngụy thư, là Bánh ngày mai, ngày đang đi đến. Bản dịch Syriac thì dịch là Bánh cần thiết. Có người khác dịch là bánh của mai ngày. Mỗi bản dịch đều khác nhau. Vì thế, người ta còn đang tranh luận về ý của Chúa Yêsu khi nói đến cái bánh nầy.

Điều lạ là Mattheu và Luca đều dùng tiếng Bánh ngày nầy ấy. Theo văn mạch, bánh nầy là của ăn cần thiết như hầu hết các lời của Chúa Yêsu nói trong các ví dụ về việc xin bánh. Như Mt 7:9-10 nói đến hai thứ cần thiết là Bánh và Cá mà mỗi ngày đứa con xin với Cha mình :
                     Trong các ngươi ai có con xin bánh, há lại lấy đá mà cho nó ư ?
                     Hay là nó xin cá, há lại cho nó rắn ư ?

Đó là hai của ăn cốt thiết của dân Palestine, dân Galilée. Hay như Lc 11:5 nói về một người bạn đi xin bánh nữa đêm : Nầy bạn, cho tôi vay ba chiếc bánh. Người bạn ấy đã xin Bánh là thứ tối cần thiết để đãi bạn mình. Nếu không có bánh, thì người bạn ngang qua đường kia sẽ chết đói vì kiệt sức. Vậy ở đây chỉ nói tới cái tối cần mà thôi, chứ không phải cái dư thừa. Lc 12: 22-31 cũng nói về cái tối cần trên đời , và của ăn ấy sẽ xin hằng ngày, xin ngày hôm nay : Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy. Lời xin chỉ nhắm đến sự cần thiết ngày hôm nay, chứ không phải xin sự bảo đảm cho cả đời.

Vậy, đứng trước cái cùng tận của Thiên Chúa như ập xuống trên mình, tức là Nước Thiên Chúa, thì lời xin ấy dạy phải sống trong lúc bấy giờ thế nào, không còn lo quá ngày hôm nay.

2. Ai xin bánh ấy ? Người đọc lên lời xin ấy là ai ?
Môn đồ đã xin Chúa Yêsu dạy lời xin nầy. Ngài dạy cho những nhóm môn đồ xung quanh Ngài, sống với Ngài. Điều nầy cho chúng ta tình cảnh hiện sinh của đời Tông đồ đương thời của Chúa Yêsu, hé rạng cho chúng ta thấy cuộc sống phiêu lưu mà Chúa Yêsu đã kéo môn đồ của Ngài vào.

Lời xin nầy là lời xin thành thực, và Chúa Yêsu cho chúng ta những lời xin, không phải là những lời đưa đẩy ngoài môi miệng, nhưng là những lời xin đem về sự hiện sinh của mình, về những thúc bách hiện tại của mình. Vậy những kẻ xin ở đây phải là những kẻ ăn mày, mới nói thành thực như thế được. Họ là những kẻ đến nỗi thiếu cả cái cần thiết trong hiện tại nên không còn nghĩ được đến ngày mai, như chúng ta nói : Có ngày nào, xào ngày ấy, chứ không có gì để đến ngày mai.

Vậy, lời xin nầy không phải dành cho những kẻ nghèo thông thường, vì họ vẫn có ngày mai, nhưng cho người mà cái tối cần ngày hôm nay cũng không có. Có lẽ Chúa Yêsu đã nghĩ đến những người ăn mày như Lazarô, như bà góa (Mc 12: 41-44), để thấy rằng Ngài nêu những trường hợp ấy ra để nói lên tinh thần trông cậy đến cùng tận thế nào, trông cậy đến nổi cái tối thiểu trong ngày cũng đành lòng bố thí đi :

(41) Ngồi đối diện với hòm tiền, Ngài xem dân chúng bỏ tiền vào hòm tiền thế nào. Lắm người giàu có bỏ nhiều.(42) Bà góa nghèo khó nọ cũng đến và bỏ vào hai trinh, tức là một xu.(43) Ngài gọi môn đồ của Ngài lại mà nói với họ : Quả thật ! Ta bảo các ngươi, bà góa nghèo khó ấy đã bỏ vào nhiều hơn những người bỏ vào hòm tiền hết thảy.(44) Vì mọi người đều lấy của dư bỏ vào, còn bà ấy lấy túng thiếu mà bỏ vào mọi sự mình có, tất cả của độ thân.

Bà góa nghèo khó đã bỏ ra hết, đã dám bỏ hết mọi sự bà có, đến nỗi sau đó phải đi ăn mày mà ăn, bằng không sẽ phải nhịn đói. Chúa Yêsu có trước mắt những điều đó, nên vì thế mà Ngài mới kêu môn đồ mà nói với họ như thế (43), để môn đồ của Ngài cũng thông chia thân phận như bà góa nầy. Vậy, nơi những người nghèo khó thật sự ấy, lời xin thứ nhất nầy mới có hẳn ý nghĩa của nó, chứ không phải là một sự đưa đẩy trong lời mình nói. Chỗ nầy chúng ta mới thấy thân phận môn đồ mà Chúa Yêsu kêu vào là một sự phiêu lưu thật sự, như Ngài nói với họ  (Mt 8:20):

                     Chồn có hang, chim trời có tổ, chứ Con Người không có chỗ ngã đầu.

Chúa Yêsu không có chỗ nào định sở để bảo đảm ngày mai cho môn đồ của Ngài. Khi người thanh niên giàu có đến xin được sự sống đời đời, Chúa Yêsu không nói : Ngươi hãy về đem hết gia sản nộp vào nhóm môn đồ của tôi, nhưng Ngài nói : Đi đi ! có gì thì hãy đem bán mà cho kẻ khó, và ngươi sẽ có một kho tàng trên trời, đoạn hãy đến theo Ta (Mc10:21). Chúa Yêsu mời người thanh niên giàu có đó vào nhóm khố rách áo ôm của Ngài, không có cái gì cả.

Chúa Yêsu dạy môn đồ Ngài lời cầu xin nầy, tức là ngày nào họ cũng thế, không có gì bảo đảm ngày mai của họ cả. Ngài còn dạy họ bỏ mọi sự lo lắng trong sự ký thác toàn diện (Mt 6: 25-34). Điều Chúa Yêsu dạy các môn đồ khi họ ra đi làm sứ vụ Tông đồ của họ :

Đừng chuốc lấy vàng lấy bạc, hay tiền đồng hòng vặn thắt lưng, không bị đi đàng, đừng có hai áo, giày dép hay gậy gộc, vì thợ thì đáng của nuôi thân. (Mt 10: 9-10).

Ngài đã phóng môn đồ của Ngài vào một cuộc phiêu lưu vĩ đại, và vào cuối cuộc đời, Ngài cho thấy kết quả của cuộc phiêu lưu ấy khi hỏi họ : Khi Ta sai các ngươi đi : Không ví tiền, bao bị, giày dép, các ngươi có thiếu gì không ? Họ thưa : Không (Lc 22:35). Các môn đồ không thiếu thốn gì cả, tức là họ đã hưởng được sự quan phòng của Thiên Chúa Cha trên Con của Người thế nào, thì các môn đồ cũng được hưởng sự quan phòng ấy như vậy. Nhưng Ngài không thử thách lòng tin của họ, vì thế Ngài mới bảo họ : Nhưng bây giờ, ai có ví tiền thì hãy cầm đi, và bao bị cũng vậy (Lc 22:36).

Bây giờ tình cảnh cũng khác, là ngay điều đó chỉ có Ngài ban và sống lý tưởng đó nên họ mới làm được. Còn sau khi đã khuất đi, Ngài không muốn thử thách họ nữa, vì như thế, tất cả họ sẽ ngã lòng hết. Nên điều Ngài đòi hỏi, sau khi Ngài khuất, là để cho kẻ nào được Thiên Chúa kêu gọi vào con đường đó, kẻ đó sẽ làm được. Vì thế, chúng ta thấy con đường của thánh Phanxicô khó nghèo có ít người đi vào được, và ơn kêu gọi của Ngài ít người có được, vì Ngài đã từ bỏ đến cùng tận.

Lời xin thứ nhất nầy cho phép chúng ta đo được việc Chúa Yêsu đã thử các môn đồ của Ngài thế nào và lời xin ấy nói lên cái hiện tại kinh khủng cho nhóm môn đồ ấy, là không bao giờ môn đồ có ngày mai. Vì thế, Ngài mới dạy họ : Cái bánh ngày mai phải xin, hãy trao cho Cha.

Vậy, họ là nhóm ăn mày, phó mặc cho Cha quan phòng. Vậy lời xin ấy trở nên yếu tố cần thiết cho sinh hoạt đỏng đảnh của họ. Không bao giờ chắc chắn chi cả, mà đối với Ngài, đó là yêu sách đòi môn đồ không làm thế, không theo Chúa được. Khi nghe Chúa Yêsu dạy phải bỏ tất cả, bỏ nhà cửa, anh em, chi em, cha mẹ, con cái ruộng nương (Mt 19:29) để đi theo Ngài, chúng ta thường cho đó là lời nói quá, lời nói ngoa. Chúng ta biết rằng, ngoài nhóm mười hai ra, Chúa Yêsu còn có những nhóm người khác tin vào Ngài. Mặc dù họ vẫn có nhà cửa, nhưng không phải vì thế mà họ không hưởng tình thương của Ngài. Đó là những người môn đồ như Martha và Maria (Lc 10:38), nhóm bà góa, nhóm phụ nữ (Lc 8:1), trong số đó có bà Yoanna, vợ của Khuza, một viên quản lý của Hérode. Họ là những môn đồ khá giả đã lấy của cải mình  mà trợ giúp Ngài (Lc 8:3). Nhưng, Ngài nay đây mai đó, không có chỗ nào chắc chắn.

Vậy, chúng ta thấy lời xin nầy di liền với sứ vụ tông đồ của nhóm Chúa Yêsu, nên kích thước của lời xin nầy không phải chỉ của chất, là khẩu phần (ration) hằng ngày phải có. Nhưng là, nếu Thiên Chúa Cha nhậm lời xin, tức là làm trọn lời hứa của Chúa Yêsu và y chuẩn sự táo bạo và kiểu sinh hoạt cánh chung của nhóm môn đồ, tức là họ xin bánh hằng ngày, nhưng thực sự họ xin cái đó, là xin Cha cho họ được tiếp tục sinh hoạt ấy và một trật được tiếp tục công việc công bố Nước Trời.

Vây, lời xin nầy không hoàn toàn tràn tục, khiến người ta phải nghĩ đến ý nghĩa thiêng liêng của nó. Như vậy, trong hoàn cảnh nầy, chúng ta mới thấy được tại sao lời xin bánh nầy lại đi liền sau lời xin cho Nước Cha trị đến (Theo Luca). Vậy, Bánh nầy là một dấu chỉ sinh hoạt đã dốc cả cho Nước Thiên Chúa và thực ra không phải là xin của vật chất, nhưng xin sự bảo đảm trần gian cho sinh hoạt cộng đồng của Chúa Yêsu.

Khi được Chúa Yêsu sai đi từng hai người một (Mt 6:7tt), nhóm mười hai biết rằng mình không bánh, không tiền, và vào nhà người ta, không biết người ta có đón nhận mình không, hay mình phải ra đi đói bụng, nên họ phải xin. Họ xin cho ngày ấy có người đón nhận họ. Họ để mặc ý Thiên Chúa. Lúc bấy giờ mới thấy lời xin đó thiết thực cho đời sống đó thế nào.

                     Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy.

Chữ chúng tôi ở đây có nghĩa đặc biệt, là những kẻ sống chung với chúa Yêsu. Lời xin, cho dù của mỗi người đi nữa, cũng luôn luôn là của tập thể, không cầu nguyện cho mình. Cái túng quẫn mà họ nghĩ đến, là cái túng quẫn của cộng đoàn. Chúng ta phải đặt tình trạng rõ rệt cụ thể đó, để hiểu lời xin nầy, chứ đừng vội đem về ý nghĩa thiêng liêng siêu vời như chúng ta đọc hằng ngày. Người triệu phú cũng đọc : Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy, thì thật là phi lý.

Vậy muốn hiểu lời xin ấy, chúng ta phải đặt mình vào tình thế hiện thực của nhóm môn đồ của Chúa Yêsu. Nếu chữ chúng tôi trong lời xin ấy là chính các môn đồ chung quanh Chúa Yêsu, chóp đỉnh lời xin ấy là lời xin của nhóm mười hai về tình cảnh hiện thực của họ. Nhưng lời xin ấy, trong hình thức hiện tại của Mattheu và Luca, là lời xin của cộng đoàn. Những kẻ tin sau nầy chứ không phải chính trong đời Chúa Yêsu nữa. Vậy đó là lời của các môn đồ Chúa Yêsu dạy lại cho những kẻ nghe Tin Mừng của Nước Thiên Chúa sau nầy. Nhóm môn đồ của Chúa Yêsu là khuôn mẫu nghèo khó, còn các kẻ nghe họ thì cúng phải và có thể xin trong túng thiếu như vậy, dẫu sinh hoạt của họ không dốc cả cho Nước Trời, vì họ không theo Chúa Yêsu theo nghĩa chính nữa, nhưng họ có sự thông chia xẻ nào đó thật. Vì thế mà Mattheu đã viết lại lời xin nầy cho họ trong câu : Hãy tìm kiếm Nước trước đã (Mt 6:33). Trước đã là không phải tất cả, nghĩa là có một sự quan tâm khác mà môn đồ Chúa Yêsu cắt nghĩa, có thể châm chước được,tùy theo cảnh yếu hèn của người ta. Chữ Trước đã đó là một sự giảm thiểu, nhưng chữ ấy dạy phải có sự trang nghiêm trong việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa, đặt tiên quyết trong đời của mình. Trong lịch trình tiệm tiến của người theo Chúa, theo đạo lý của Ngài, người đó có thể phải trang nghiêm cho đến nổi phải chuyên nhất nữa. Từ sự bắt buộc phải bỏ cái nầy cái nọ, cho đến sự từ bỏ địa vị, rồi đến từ bỏ nguồn lợi tức, và đến cùng, đành lòng sống bấp bênh, không có gì bảo đảm ở trần gian. Đó là cả một lịch trình trong sự nghèo khó. Đó là ơn kêu gọi, Chúa sẽ dẫn từng người, từng nhóm vào sự nghèo khó.

Phải ở trong lịch trình tiệm tiến trong sự từ bỏ đó, người ta mới có thể nói lời xin nầy một cách trang nghiêm được. Không thì chỉ là lời nói ngoa, láo khoét ! Vậy, đó là lịch trình đi từ sự từ bỏ từng vật một trên con đường tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Chúng ta thấy các thánh đều như thế, như thánh Yoan Thánh Giá – trước khi chết ngài mới từ bỏ được thêm vài vật nữa, trong đó có một vật kỷ niệm cùa bà thánh Thérèse Avila, là người cùng chí hướng trong việc cải tổ dòng Cát Minh.

Chúng ta phải từ bỏ từ cái nầy, từ vật nọ trong suốt đời của mình, rồi đến việc phải từ bỏ địa vị, từ bỏ nguồn lợi tức, từ những lợi tức bất chính như những mánh lới, cho đến những lợi tức chính đáng. Rồi đến việc chúng ta đành lòng sống bấp bênh đến cùng, không có sự bảo đảm nào nữa, như thánh Phanxicô khó nghèo, sống bậc ăn mày mà thôi.

Đó là lịch trình của những kẻ thành thực tìm kiếm Nước Trời trước đã, rồi Chúa Yêsu với ơn kêu gọi của Ngài đến cho mỗi người để họ có thể đi đến cùng. Các môn đồ đã thực sự dạy điều ấy cho những kẻ tin sau nầy trong Hội Thánh tiên khởi. Trong Hội Thánh ấy vẫn có những người có nhà có cửa như bà Maria, nhưng thánh Phêrô nói rõ rệt :

                     Bạc vàng tôi không có, song có gì thì tôi cho anh :
                     Nhân danh Đức Yêsu Kito, người Nazareth, anh hãy bước đi.  (Cv 3:6)

Phêrô và Yoan còn tiếp tục được một phần nào lý tưởng mà các ông đã sống với Chúa Kitô trong đời của các ông.

Chúng ta thấy lời xin trong văn bản Mattheu :
                     Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày nầy.

Còn Luca lại viết :
                     Xin cho chúng tôi mỗi ngày có bánh ngày nầy.

Từ ngữ hôm nay của Mattheu gần với từ ngữ tiên khởi của Chúa Yêsu hơn. Luca dùng tiếng mỗi ngày là áp dụng cho tình cảnh châm chước. Xin cho chúng tôi mỗi ngày là xin trước cho cả chuỗi ngày về sau nữa. Đó là sự châm chước. Mattheu : Xin cho chúng tôi hôm nay, là xin cái bánh phải có cho hôm nay, phải có bây giờ để sống. Kiểu xin của Luca giống bản dịch Kinh Lạy Cha xưa của chúng ta : Xin cho hằng ngày dùng đủ. Vậy Luca đã thích nghi lời xin ấy cho một cộng đoàn sau nầy. Đằng khác, động từ  Xin cho chúng tôi ở thể mệnh lệnh cách hiện tại (imparfait présent), nghĩa là lời cầu xin được lập đi lập lại, vì thế mà Luca đung chữ mỗi ngày.
Lời xin của chúng ta hôm nay là lời nói ngoa cả, vì chúng ta không bao giờ bị dồn đến chỗ thiếu thốn đến cực điểm, nên chúng ta không cảm thấy sự thúc bách và cũng không cảm thấy được sự vui sướng được Thiên Chúa quan phòng trên mình. Chúng ta phải có một sự nhận định rằng, mình ở trong tình trạng thiếu về tinh thần Chúa Kitô thế nào. Đó là tình trạng phần nào tội lỗi của chúng ta.

Vậy ít ra tinh thần của lời xin nầy có thể rút ra là : Chỉ xin sự tối thiểu cần thiết, chứ không xin điều phù phiếm nào, dư dật nào. Một sự kềm chế mình cho những kẻ đã gặp Chúa độc nhất và không còn làm tôi Mammon (của cải), không sống để làm giàu nữa. Lấy kho tàng trên trời làm vui thỏa để không còn màng có kho tàng nào dưới đất nữa. Đó là lời xin của kẻ được mặc khải về mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, và đã hết lòng ước nguyện Nước Cha trị đến, và tìm Nước đó tiên vàn mọi sự, như độc nhất trên đời mình. Chúng ta thật sự Tìm kiếm Nước trước đã. Vậy tinh thần của Chúa Kitô là sự trông cậy bất khuất và vô biên vào tình của Cha trên trời.

Sự tuyệt đối của Kinh Lạy Cha trước tiên được dùng là cho các môn đồ, những người theo Chúa Yêsu và sống chung với Ngài, rồi sau mới áp dụng cho chúng ta. Thế nên nhóm mười hai đó bao giờ cũng là mẫu mực cho tất cả mọi hoạt động của Hội Thánh cho đến muôn đời (không ngạc nhiên khi Hội Thánh sử dung Kinh Lạy Cha của Mattheu). Họ sẽ không bao giờ lập lại được tình cảnh đó nữa, nhưng đó là cái tiên trưng, cái mẫu mực.

Lời xin thứ hai :                            XIN THA NỢ CHÚNG TÔI
                                       NHƯ CHÚNG TÔI CŨNG THA KHÁCH NỢ    (Mt 6: 12)
        
Chữ Tội ở chỗ nầy được nói bằng chữ Nợ : Nợ đối với Thiên Chúa. Chúa Yêsu không nói đến việc phạm đến, nhưng nói đến cái Nợ. Trong các ví dụ của Chúa Yêsu, Ngài đều nói đến cái Nợ đối với Thiên Chúa. Thí dụ trong Mt 18: 23-35, nói về người mắc nợ chủ một vạn tạ vàng (Chứ không phải một nén, vì một nén chỉ có vài chục gramme) mỗi tạ vàng có ít ra 36 kg. Vậy là một món nợ khổng lồ, không thể nào đo lường được, so với 100 đồng bạc của người bạn mắc nợ họ. Thật là hai chuyện vô cùng khác nhau. Đó là sự lạ kỳ và Chúa Yêsu nói quá đáng như thế để cho biết cái Nợ của chúng ta đối với Thiên Chúa là vô cùng. Không hòng trả được.

Chúa Yêsu thường diễn tả mối liên lạc chúng ta với Thiên Chúa hoặc như là tôi tớ, nô lệ, hoặc như là con, tức là những kẻ không chỉ làm công, nghĩa là làm việc nầy việc nọ mà thôi, mà tất cả sinh mạng là lệ thuộc, là thuộc về người khác, như nô lệ thuộc về chủ, con thuộc về cha. Vì thế, Nợ là tất cả sinh mạng phải thuộc về Thiên Chúa. Nợ ấy chúng ta không bao giờ làm trọn được đòi hỏi. Vậy, không chỉ là phạm tội, nhưng cái nợ ấy nói cách riêng về những sự thiếu sót mà chúng ta thường làm và không ai xét mình về những điều thiếu sót ấy cả. Đối với Chúa Yêsu cũng như đối với Hội Thánh, đáng lẽ cái tội nặng hơn hết, phải là tội thiếu sót (Peche d’omission). Điều thiếu sót không làm, đó là cái Nợ trước tiên. Nơi điều nầy chúng ta mới gặp được sự xung đột với người Biệt phái, vì họ chỉ làm việc nầy việc nọ để có công nghiệp mà thôi, và họ cho thế là đủ (như người có đạo ấu trĩ). Chúa Yêsu thì không thế, vì cái mắc nợ cuối cùng là chính tinh thần của người con nong nã đến cùng tột để hướng về Thiên Chúa một các toàn diện. Như vậy, kẻ có tinh thần nong nã hướng về Thiên Chúa đó, mới thấy mình mắc nợ khổng lồ là không bao giờ mình mến Thiên Chúa hết lòng được. Cái mến Thiên Chúa hết lòng ấy, không còn là một lời khuyên, nhưng là một lệnh truyền : Ngươi phải yêu mến Chúa, thiên Chúa ngươi , hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, và hết trí khôn ngươi ! (Mt 22:37). Như vậy, tội phạm đến Lề luật không đủ nữa, vì thế mới nói đến cái Nợ.

Vậy nhờ biết tình trạng tội lỗi đó, nên lời xin tha tội là một lời kêu rú lên trước mặt Thiên Chúa.

Sau lời xin tha tội nợ chúng tôi, Mattheu đã thêm một lời làm cắt đứt liên lạc của những lời cầu xin : Như chúng tôi cũng tha khách nợ. Người ta đặt vấn đề : Lời thêm nầy là điều kiện hay là nguyên nhân ? Chữ như trong lời ấy là thế nào ?

Lời nầy thật sự làm gián đoạn các lời xin, vì tư tưởng đang diễn ra để nói lên các lời xin với nhau, đến lời nầy phải dừng lại một lúc. Vậy về hình thức, lời nầy được coi như một lời ngoại lai trong một kinh rất đồng đều, tuần tự đi với nhau. Đó là một điều quan trọng đối với Chúa Yêsu nên Ngài đã dừng lại phần nào đó trong ba lời xin về con người phải đi liền theo nhau.

Vấn đề quan trọng trước tiên ở đây là sự tương quan thế nào giữa ơn tha thứ Thiên Chúa ban cho chúng ta và sự chúng ta tha thứ cho nhau ? Đó là điều kiện để được tha thứ hay là hậu kết cho chúng ta đã được tha thứ ? Thực sự , theo cách trình bày ý tưởng theo kiểu tổng hợp như thế nầy, đằng khác, việc tha tội, việc tha thứ của Thiên Chúa là một trình tự luôn luôn diễn tiến, nên vì thế phải nói rằng, vừa là hậu kết, vừa là điều kiện. Là hậu kết vì chúng ta có thể nói về hai người mắc nợ (Mt 18: 23-25), Một người mắc nợ một vạn tạ vàng so với người mắc nợ 100 đồng, thật là một trời một vực. Sau khi ông chủ tha, người bầy tôi ác nghiệt vẫn không tha cho người bạn đồng liêu mắc nợ y 100 đồng bạc. Theo lý luận trong câu 32-33, chúng ta thấy sự tha thứ phải được người bầy tôi ác nghiệt kia làm cho người bạn của y, đó là một hậu kết của việc y đã được vị tôn chủ tha bổng cả món nợ khổng lồ kia :

         Tôi tớ bất lương, Ta đã tha bổng cho ngươi tất cả món nợ ấy, chỉ vì ngươi nài xin
         Ta. Há ngươi không phải thương xót bạn đồng liêu với ngươi sao ?
         Như Ta đã thương xót ngươi ?

Đó là hậu kết. Hậu kết của sự tha thứ kia là phải tha thứ. Nhưng cũng là điều kiện để được tiếp tục ở trong sự tha thứ, và ở trong sự tha thứ cuối cùng :

Thịnh nộ ! Tôn chủ của y đã tro y cho lý hình cho đến khi nào y trả xong tất cả những gì y mắc nợ với ông.          (Mt 18:34)

Vậy cũng là một điều kiện nữa, nhưng là điều kiện của một kẻ đã được chịu lấy một cái gì lớn lao hơn và phải rút lấy hậu kết cho mình. Vậy trong trình tự thì có sự tha thứ tiên khởi, sự tha thứ thứ nhất của Thiên Chúa đối với những kẻ tội lỗi, và từ đó trở đi, sự tha thứ là điều kiện sống cho lòng yêu mến đó ở trần gian bấp bênh nầy. Vậy ơn tha thứ chỉ được hưởng trong việc chuyển đi ơn tha thứ ấy cho kẻ khác. Vậy vừa là điều kiện, vừa là hậu kết của ơn tha thứ, cũng là điều kiện để được tha thứ cùng tận.
Sự tha thứ là một điều kiện không thể miễn được. Sự tha thứ chung kết khi phán xét là tùy vào hoa quả hối cải, trong đó Chúa Yêsu nhấn một cách phiếm diện, một cách như sự tuyệt đối về tha thứ và thương người. Vậy, điều kiện ấy do tự ý thức về ơn tha thứ đã được. Vậy sự tha thứ đó chính thực là mình phải ở như được tha thứ.

Như chúng tôi cũng tha khách nợ, tức là sự xưng thú trước tiên rằng chúng tôi đã được tha thứ thật. Bởi đã được tha thứ nên có thể tha thứ, và như vậy mới có thể tiếp tục xin tha thứ sau nầy.

Chua Yêsu đã dừng lại ở lời Như chúng tôi cũng tha khách nợ, vì đối với Ngài, đó là một điều quan trọng. Ngay khi kẻ nào ra trước mặt Thiên Chúa để xin tha thứ thì luôn mang sẳn điều kiện ấy là ngay lúc đó, trong lòng đã tha thứ hết cả mọi sự gì anh em mình đã mắc với mình. Vậy , có sự hợp nhất tất cả với nhau trong hàng ngũ những kẻ tội lỗi. Sự hợp nhất ấy đi từ Thiên Chúa đến với người ta. Thiên Chúa đã tha thứ và làm hòa với người ta, nên vì thế người ta sẽ tiếp tục được với nhau sự làm hòa và hợp nhất ấy. Vậy, hợp  nhất với Thiên Chúa là căn cứ cho sự hợp nhất trong tha thứ như người đời trong bấp bênh của đời người còn khiếm khuyết. Sự hợp nhất căn cứ trên sự tha thứ của Thiên Chúa, và như vậy gây được sự tha thứ giữa loài người.

Lời xin thứ ba :    XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG TÔI SA CƠN THỬ THÁCH . 

Thử thách (tentation) chứ không phải là cám dỗ, tức dụ dỗ về đường tội, xúi dục vào đường dữ. Dịch như thế làm mất đi sắc thái về thử thách của tiếng nầy. Chữ cám dỗ chỉ nói về một khía cạnh là sự xúi dục, chứ không có nghĩa như chữ thử thách, dùng để thí nghiệm, để thử lòng một người nào đó. Thực sự, tiếng thử thách  trước tiên là sự quẫn bách cùng tận mà thường dân Do Thái, qua tư tưởng của văn chương khải huyền, nghĩ đến ngày tận thế  và những sự dữ ngày tận thế. Chúa Yêsu cũng cho chúng ta thấy điều đó trong diễn từ chung luận Mc 13, Lc 21, Mt 24 là những chương nói trước tiên về những su thử thách cùng tận. Thử thách ác liệt đến nỗi Chúa Yêsu nói :

                     Song khi Con Người đến
                     Sẽ còn gặp lại lòng tin trên đất nữa không ?     (Lc 18: 8b)

Chúa Yesu đã dùng hình ảnh của thế giới Do Thái để nói rằng, với ơn cứu thoát cùng tận của Thiên Chúa đến, thì có một thời thử thách không bao giờ gặp thế được, và sự dữ sẽ làm cho nhân loại ra khốn đốn đến chừng nào. Đó là cơn thử thách cùng tận, nhưng với Chúa Yêsu, sự thử thách ấy cuối cùng sẽ đi đến điều nầy là : Song khi Con Người đến, sẽ còn gặp lai lòng tin trên đất nữa không ?

Vậy là một sự thử thách có tính cách Kitô luận, đem về sự chối bỏ Chúa Kitô. Tức là vấn đề chối bỏ Nước Thiên Chúa và ơn huệ của Thiên Chúa đã đến cho chúng ta trong Chúa Kitô. Đó là cái nguy cơ hơn cả. Một kẻ đã nhận thấy Nước Thiên Chúa trong Chúa Kitô thì thực sự lời xin đó cuối cùng là lời xin gọi là Thất kinh hồn vía trong điều đó, bởi đã nhận thấy ơn huệ lớn lao như thế, và sự yếu đuối của mình : Xin chớ để chúng tôi sa cơn thử thách. Giả thiết rằng sự thử thách ấy vốn luôn có và bây giờ đây luôn luôn đe dọa chúng ta trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô.
Ở những chỗ khác trong Tin Mừng, Chúa Yêsu nói đến mãnh lực tối tăm trên nhân loại. Khi đến giờ Thương khó, Ngài nói : Nầy là giờ của tối tăm, của Satan, của ma quỷ (Lc 22:53). Vì thế, Chúa Yêsu đã cảnh cáo các môn đồ  Hãy tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa cơn thử thách (Mt 26:41). Thử thách lòng tin của môn đồ vào Chúa Yêsu lúc bấy giờ. Khi Chúa gặp Thương khó, các môn đồ đều sa ngã cả : kẻ thì bỏ, kẻ thì chối và kẻ thì bội phản Ngài. Những kẻ về sau càng đọc càng thấy tấm gương đó và càng phải cầu nguyện. Thực sự, lời cầu nguyện nầy thúc bách hơn nữa, vì thấy người ta đi trước mình đã bị thử thách và đã sa ngã chừng nào.

Xin chớ để chúng tôi sa cơn thử thách. Trong lời xin nầy nầy cũng nói đến cả tội lỗi, nhưng không phải chỉ nhắm đến việc sa phạm tội nầy tội nọ, vì sự yếu đuối của con  người, nhưng nhắm đến cái nguy kịch nhất là sự từ khước chính ơn cứu rỗi đã đến, Nước Thiên Chúa đẫ đến trong Chúa Kitô.

Cuối cùng, Mattheu đã thêm câu nầy vào kinh Lạy Cha :

                     NHƯNG XIN CỨU LẤY CHÚNG TÔI THOÁT KHỎI QUỶ DỮ.

Luca không có câu nầy.
Đó là câu riêng của Mattheu viết vào lối năm 80 để giải rộng thêm nghĩa tiếng thử thách, vì chẳng lẽ Luca lại bỏ ngoài một lời dạy của Chúa ?

Về bình luận. có thể hiểu cả hai nghĩa là quỷ dữsự dữ. Người Do Thái thường hiểu là sự dữ, tức là ma quỷ. Nhưng với nghĩa quỷ dữ, chúng ta có nhiều xuất xứ :

2Th 3:3          Chúa là Đấng trung tín,
                        Ngài sẽ làm cho anh em kiên vững và gìn giữ khỏi kẻ dữ.
1Yn 2: 14b    Tôi đã viết cho anh em, những kẻ còn thanh niên, là anh em mạnh mẽ,
                        và lời Thiên Chúa lưu lại trong anh em, và anh em đã thắng kẻ dữ.
Yn 17:15 :     Con không xin cha cất chúng khỏi thế gian,
                        Nhưng xin gìn giữ chúng khỏi kẻ dữ.

Chúng ta có thể hiểu theo cả hai nghĩa, vì tiếng Hy lạp tự nó có thể có hai nghĩa. Mặt khác, những chương muộn thời của Tân Ước phần nhiều hiểu tiếng ấy là ma quỷ.

Mc 6:14-15               Vì nếu các ngươi tha thứ cho người ta những điều họ sai lỗi,
                        Thì Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, cũng tha cho các ngươi.
                        Nhược bằng các ngươi không tha thứ cho người ta,
                        Thì Cha các ngươi cũng không tha thứ những điều các ngươi sai lỗi.

Hai câu nầy để giải rộng ý nghĩa của câu Xin tha tội nợ chúng tôi (Mt 6:12), tức là vấn đề tha thứ, như trong Mc 11: 25-26 :

Và khi đứng cầu nguyện, các ngươi hãy tha thứ, giả như  các ngươi có điều gì bất bình với ai, ngõ hầu Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, cũng tha thứ cho các ngươi những điều các ngươi sa lỗi. Nhược bằng các ngươi không tha thứ, thì Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, cũng không tha thứ những điều các ngươi sa lỗi.
Mattheu cũng đã lập lại nầy trong đoạn 18: 35

         Cũng vậy, Cha Ta, Đấng ngự trên trời, sẽ xử với các ngươi,
         Nếu các ngươi mỗi người không thật lòng tha cho anh em mình.

Câu 14 và 15 là để nối vào Kinh Lạy Cha và được đem vào ngay sau Kinh Lạy Cha. Nó không trực thuộc ngay việc dạy Kinh Lạy Cha, nhưng diễn ra ý tưởng quan trọng về sự tha thứ ấy. Khi Mattheu viết như vậy, chúng ta thấy để lộ ra đằng sau tình hình Giáo hội của Mattheu mà Mattheu muốn viết cho họ. Một Giáo hội mà ngài phải nhắc đi nhắc lại sự tha thứ nhiều lần, chứng tỏ rằng sự tha thứ ấy là một khó khăn đặc biệt trong đời sống cộng đoàn. Giáo hội ấy đã cảm thấy sự tha thứ và sống trong lòng nhân lành tha thứ, châm chước mọi sự là điều khó khăn chừng nào.

Tâm hồn con người rất khó tha thứ, nhưng kẻ nào không cảm thấy sự vui sướng trong việc tha thứ, từ nhiên không thể nào cảm thấy niềm hạnh phúc được Thiên Chúa tha thứ. Thánh nữ Thérèse Hài Đồng Yêsu khi có một chị đến xin lỗi, đã ôm chầm lấy chị nầy mà khóc, Thánh nữ nói : Tha thứ cho chị, em vui sướng quá thể, như ở thiên đàng vậy. Chúng ta phải có linh nghiệm của một đấng thánh, mới thấy được điều phúc lạc khi tha thứ cho kẻ khác.


                                                                     ********