Wednesday, 27 May 2015

Lm Yuse Nguyễn-Thế-Thuấn: Tính-cách duy-nhất của THƯ II CORINTHÔ





Tính-cách duy-nhất của 2Corinthô:
Có 3 khúc rất được bình-luận đến:

1)6: 14 – 7:1 fá rối liên-tục tư0tưởng (7: 2 có thể nối ngay với 6: 12t), từ-ngữ có vẻ khác văn của thánh Faolô. Thái-độ nói đây không hoàn-toàn đi với ICor 5: 9tt 10: 27tt.

2)Đoạn 9: nhiều tác-giả coi như trùng với đoạn 8. Và thực-sự cũng khá lạ, vì hai đoạn đều bàn đến quyên-trợ, mà như thể không biết nhau.

3)Nhưng vấn-đề khó giải-thích là các đoạn 10-13. Thay-đổi thình-lình về giọng nói; đang hiền-lành, đầy yêu-thương thì lại gặp những lời ngăm đe, đả-kích. Có những điều khá vấp-váp trong các đoạn này và các fần khác trong thư: thí-dụ 1:24/13:5 7:4, 14-16 8: 7/10:2 13: 2tt (coi B.Rigaux, St Paul et ses lettres, 154-157)

Thư chia làm 3 fần:

1-7:      biện-hộ cho sứ-vụ tông-đồ của Faolô
8-9:     về sự quyên-trợ cho Yêrusalem.
10-13:  biện-hộ cho sứ-vụ của Faolô (có tính-cáchbút-chiến).

           2Cor có những điểm đạo-lý quan-trọng về liên-lạc giữa hai Giao-ước (IC 3-4), về mầu-nhiệm Giáng-sinh Cứu-chuộc (3:4 6 5:14tt 18tt 8:9), về Thánh-Thần (3:3 8 13:10), về tín-hữu sau khi chết (5:6-10)…

Nhưng quí hơn cả, 2Cor cho biết công-việc truyền-giáo của Faolô, và nhất là con-người của Faolô.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Trích Bài Giảng-huấn thập-niên 1960’
phổ-biến nội-bộ



Monday, 25 May 2015

Cựu linh mục John Dominic Crossan: Phải chăng khi xưa Đức Giêsu có làm phép lạ?



Chương 5
Có phải khi xưa
Đức Giêsu làm nhiều phép lạ?
(bài 14)

Thật sự, tôi hơi bị lẫn lộn. Có phải ông muốn nói là: người cùi cũng được chữa lành chứ?  


Tôi thật chẳng muốn quý vị nghĩ là tôi cố tránh/né các câu hỏi xách mé do nhiều người đặt ra. Bởi thế nên, nay hãy cho tôi cơ-hội để nói lên điều này: Vâng. Đúng thật là người bệnh hôm ấy đã được cứu-chữa lành-lặn. Trả lời rồi, nay xin quý vị cùng tôi để ra một khoảnh-khắc rất ngắn hầu phân-biệt rành-rẽ việc “chữa-trị căn-bệnh nào đó cho tiệt-nọc” so với việc “chữa-lành tình-trạng đau/yếu cho khỏi hẳn”.   


Qua tìm-hiểu/học-hỏi các xã-hội khác-biệt, các nhà nghiên-cứu cho thấy: tật/bệnh và tình-trạng đau/yếu không phải cùng một thứ. Bác-sĩ, là người chẩn-đoán và chữa-trị cho tiệt-nọc các tật/bệnh; còn, bệnh-nhân lại là người đau/yếu cách nào đó, có thế thôi. Nói trắng ra, thì: tật/bệnh là tình-trạng diễn ra giữa tôi, bác sĩ của tôi và vi trùng/vi khuẩn, tức thứ gì đó, có là sự/việc “không hay” hoặc “không phải” đối với thể-xác tôi, tôi vẫn đem nó đến bác sĩ của tôi, để vị ấy trừ-khử nó cho tiệt-nọc. Và đó mới là chuyện quan-trọng.


Nhưng ở đây, lại có chiều-kích khác không còn xuất-hiện nơi ảnh/hình này nữa. Việc đó không chỉ mang tính tâm-lý của tật/bệnh; nhưng quan-trọng hơn, đó lại là chiều-kích xã-hội ở bệnh/tật, nữa. Hệt như câu mọi người vẫn tự hỏi: “Sao tôi được sinh ra là để tư-duy về thân-xác của mình, kiểu như thế?” Suy, về y-học hiện-đại. Về, y-sĩ chữa-trị cho tôi? Về những gì sai trái, lại cứ gây ảnh-hưởng lên gia-đình, lên công-ăn-việc-làm và khủng-khiếp hơn, lên cả tầng lớp xã-hội ngoài đời, tựa như thế? Bệnh/tật, theo cái nhìn về thể-lý, vẫn rất hẹp; còn, cơn đau/yếu lại được xét theo bối-cảnh tâm-lý/xã-hội lớn rộng hơn.


Như bệnh LIỆT KHÁNG chẳng hạn. Độc-giả đây, những ai từng xem diễn-viên người Mỹ Tom Hanks diễn-xuất cảnh người bệnh LIỆT KHÁNG khổ-sở đến thế nào trong phim “Philadelphia” chứ? Phải chăng anh vẫn khốn-khổ về chuyện xảy đến với hệ-thống miễn-nhiễm trên cơ-thể bệnh-hoạn của anh mà thôi không? Hay, đó vẫn chỉ là kinh-nghiệm từng-trải về sự/việc anh bị báng-bổ, mất việc và phấn-đấu mãi mới tìm ra được luật-sư biện-hộ cho anh, đấy chứ? Xem thế thì, ở đây, nay thấy có sự khác-biệt một-trời-một-vực giữa việc chữa-trị tật/bệnh và chữa-lành cơn đau/yếu, do bị Liệt Kháng. Về cách trị-liệu hoặc thuốc-thang để chữa bệnh, ai cũng đều muốn những điều giống như nhau, dù thuốc-thang hoặc phương-cách chữa-trị tật/bệnh cho tiệt-nọc, nay chưa khám-phá được gì nhiều. 


Và, cả khi ta không thể chữa tiệt-nọc căn-bệnh cho kỳ được, thì ta vẫn có thể chữa-lành cơn đau/yếu bằng việc chối-bỏ chuyện loại-trừ người đau/yếu bằng hành-động cảm-thông với mối âu-lo của họ, hoặc bằng hành-động “bảo-bọc” cơn đau-đớn của người ấy qua việc tôn-trọng và yêu-thương họ. Đó, là điều Đức Giêsu thực-hiện nơi người phong/cùi, tức: Ngài “hoan-nghênh” người ấy về với tương-quan xã-hội mà họ đã bị ‘đầy-lùi’ ra khỏi cảnh sống của xã-hội ấy. Thật ra thì, Đức Giêsu chỉ chữa-lành cơn đau/yếu, chứ không trị tiệt-nọc căn-bệnh của họ. Giả như Đức Giêsu đang ở đây, hôm nay, thì trong khoảnh-khắc rất nhanh, tôi không nghĩ là Ngài có thể chữa cho tiệt căn bệnh rất ghê-gớm mà người người gọi đó là bệnh LIỆT-KHÁNG. Nhưng tôi lại vẫn xác-tín rằng: Ngài có khả-năng rất vững-vàng để chữa-lành được cơn đau/yếu dưới cùng một tên gọi như thế.


Thế nghĩa là: ông xác-nhận rằng Đức Giêsu từng chữa cho người phong/cùi, nhưng đó không phải là phép lạ, chứ gì?


Cái đó tùy cách anh/chị hiểu thế nào là “phép lạ”, mà thôi. Nếu hiểu đó là việc sử-dụng uy-lực siêu-nhiên để gạt qua một bên, các sinh-hoạt thường-tình của thế-giới tự-nhiên này, thì không phải. Bởi, Ngài có làm thế nhưng không theo nghĩa: đã làm “phép lạ”, hiểu như một hành-động đầy tính siêu-nhiên. Và, chắc-chắn là: không giống như nhiều người từng chủ-trương: đấy là bằng-chứng nói lên tính thần-thiêng của Đức Giêsu, do bởi Ngài từng khuyên-nhủ người theo Ngài: hãy làm những việc tương-tự như Ngài từng làm. 


Theo quan-điểm của riêng tôi, thì: Đức Giêsu khi xưa chưa từng chữa-trị bệnh bằng can-thiệp vào thế-giới thể-xác hết. Nhưng, Ngài lại đã từng chữa-lành cơn đau/yếu bằng việc can-thiệp vào các qui-định của xã-hội Ngài sống, mà thôi. Ngài chữa-lành bằng động-thái khước-từ mọi cấm-đoán của giới “cầm cân nẩy mực” đã tạo mọi thứ để phỉ-báng người bị bệnh. Ngài chữa-lành người “phung/cùi” bằng việc kêu mời anh quay về với cộng-đồng nhân-loại, tức cộng-đồng lý-tưởng mà Ngài vẫn từng gọi là Vương-Quốc-Nuớc-Trời. 


Ngài không bao giờ công-nhận tật/bệnh là tình-trạng ô-uế theo nghi-lễ; chính vì thế, động-thái của Ngài đã thúc-ép mọi người chấp-nhận người bệnh phung/cùi về sống với cộng-đồng mình hoặc sẽ loại-trừ Ngài khỏi nơi đó. Uy-lực chữa-lành, là quà tặng từ Thiên-Chúa dựng-xây trên cấu-trúc của vũ-trụ, chứ không là động-thái Chúa can-thiệp vào vũ-trụ khép kín theo cách tạm-thời hoặc từng đợt. 


Có một khía-cạnh ta cũng cần chú ý thêm, là: khi kêu mời người bệnh quay về với cộng-đồng dân Chúa, Đức Giêsu lại đã đưa ra thách-thức những ai từng duy-trì đường ranh chia-cách, ở xã-hội mình sống. Ngài cống-hiến cho người bệnh cung-cách đúng-đắn thay cho đường ranh cách-biệt để phá-đổ tiến-trình kỳ-thị do xã-hội lập ra. Ngài chào mừng người bệnh biết trở về với cộng-đồng mình sống khiến anh trực-tiếp “giáp mặt” hàng tư-tế có quyền-hành là những vị đề ra tình-huống chia-cách, giống như thế. 


Tác-giả Mác-cô diễn ý ban đầu của truyện kể bằng một câu nói được ông đặt vào miệng Đức Giêsu khi Ngài khuyên người bệnh hãy đến với hàng tư-tế để “minh-xác” sự-việc xảy ra. Câu này, nói cho đúng, phải được dịch như thế này: “Đây là xác-chứng để chống lại họ”. 


Nói cách khác, đây còn là “thách-thức” đặt ra cho họ. Có thể nói, đối với một số người, lề-lối diễn-tả như thế đã phá-bỏ những gì mà nhiều người, lâu nay, vẫn coi đó như ‘phép-lạ’, sự lạ. Nhưng riêng tôi, vẫn tin rằng ‘phép-lạ’ không biến-đổi gì nhiều những chuyện từng xảy ra nơi thế-giới thể-lý/xác-phàm như nó từng xảy đến với xã-hội, là thế-giới tự-nhiên. Dĩ nhiên, cũng nên có một số ‘phép-lạ’ nào đó khả dĩ thay-đổi được thế-giới phàm-trần này; nhưng tôi nghĩ, điều đó chỉ là ao-ước biến-cải uy-lực của xã-hội là thế-giới tự-nhiên này, mà thôi. 


Nếu quý vị đây, thấy khó đi vào với thế-giới chữa-trị người phung tâm-thần, thì việc “đi vào” thế-giới ấy phải là việc “đi chung” và “đi cùng” nhau, theo cùng một tâm-thức. Thêm vào đó, ta phải đối đầu với sự-kiện không thể chối cãi được rằng: Đức Giêsu Lịch-sử, lâu nay, dựng nên cho ta như Đấng Trừ tà, chỉ mỗi xua đuổi quỷ ma ra khỏi con người, mà thôi.      
                 


Đức Giêsu là Đấng Trừ Tà ư? Hãy bỏ qua một bên việc Ngài xua đuổi quỷ ma ra khỏi con người, nay hãy hỏi: ta có tin chuyện quỉ ám cách nghiêm-túc không?


Chuyện này không có gì phải nghi-ngờ hết. Thời buổi này, mà lại nói chuyện “tà ma quỷ quái” ắt không còn hợp-thời nữa. Tôi xin nói ngay ở đây, rằng: bản thân tôi chẳng bao giờ tin chuyện “quỷ tha ma bắt” có sức-mạnh siêu-phàm cứ nhập thân-xác của ta, với mục-đích xấu/tốt, rồi còn bức-bách/xô đẩy bằng sự/việc này khác cốt chế-ngự bản-vị của ta. 


Nhưng, đại đa số quần-chúng trên thế-giới lại vẫn  tin như thế, đó mới là điều. Và, theo số-liệu khảo-sát mới đây cho thấy: có đến 25% dân-số trên thế-giới vẫn còn tin vào những chuyện thần sầu quỉ-ám, rất như thế. Thành thử, ở đây nữa, ta phải đưa ra một số câu hỏi cũng khó có ngay được câu trả-lời, như thể bảo: Đám quỷ-tha-ma-bắt ấy mang hình-thù giống gì vậy? Sao chúng cứ bị coi như thế? Phần ta, có thấy điều gì xảy ra hoàn-toàn khác lạ, hoặc có xem-xét hiện-trạng sự việc theo tầm mức nào khác không?


Trường-hợp nào đi nữa, tôi dám chắc một điều, là: ta không cần có động-thái lửng-lơ, lờ-mờ bằng tuyên-bố câu gọn lỏn, rằng: “Tôi không tin ma quỷ.” Vì làm thế, ta không thể chẩn-đoán sự việc theo cùng một cung-cách. Nhưng, chỉ có ý bảo rằng: không có triệu-chứng nào giúp ta giải-thích những chuyện như thế cho hữu lý. Nói cách khác, cung-cách ta sử-dụng để giải-thích sự việc này khác, có thể lại cũng tạo ra một khác-biệt nào đó, mà ta không biết.

Ở đây, tôi xin phép dùng hai ví-dụ cụ-thể để minh-hoạ chuyện này.
Có nhà phân-tâm nọ từng kể cho tôi nghe câu chuyện của một cô bé tên là Mary; cô này tuổi chừng 13 mà ông được gặp ở Cung Văn-hoá của người Da Đỏ tên là Yakima thuộc tiểu bang Washington. Hôm ấy, bác-sĩ trong vùng, là người từng chẩn-đoán căn-bệnh cô mắc phải, đã thấy nơi cô triệu-chứng cuồng-loạn mà thời nay mọi người quen gọi là Tâm-thần Phân-liệt nên mới ghi toa cho cô uống loại thuốc thích-hợp, thực mạnh. 


Tuy làm thế, bác-sĩ phân-tâm là người nhạy-cảm về nền văn-hoá tư riêng của cô bé. Ông được biết, ông nội người “shaman” của cô bé từng nói tiên-tri rằng: uy-lực của ông sẽ đổ tràn xuống trên cô bé cháu, nhưng cô lại chỉ muốn trở-nên như thành-phần của đại đa-số quần-chúng, những người đang sống ở xã-hội Mỹ. Do có xung-đột tâm-lý bắt nguồn từ một cảm-xúc bị thần-linh ô-uế thuộc giống-giòng “shaman”, nên ông nội khuyên mọi người nên tổ-chức buổi lễ trừ tà cho cô cháu của ông. Sau buổi ấy, cô bé hoàn-toàn bình-phục. Theo văn-hoá gốc của cô, thì buổi lễ “trừ tà” ấy rất có lý nên mới hiệu-nghiệm, đến như vậy.

Mặt khác, tôi lại cũng nhớ về một buổi lễ trừ tà khác, từng được giới-chức truyền-thông đưa lên truyền-hình địa-phương ở Mỹ cách đây chừng vài năm. Những người tham-dự lễ-hội hôm ấy, đều tin là cô bé trẻ tuổi nọ là kẻ đang bị quỉ ám rất dữ dội, nên khi vị pháp-sư quyết-định bỏ cuộc không đối-đầu với người bệnh đang la-ó/nguyền-rủa rất liên-hồi, ông báo là ông đã thấy mặt lũ quỉ đang ám cô bé cách triệt-để, nên đành chịu.

Ở đây, lại có câu hỏi rằng: phạm-trù quỉ ám có chứng-tỏ một hiểu biết thực-nghiệm triệt-để nào đó không? Thử ví-dụ, giả như đa số các rối-loạn về nhân-cách được giấu kín dưới dạng-thức gọi là ma quỉ ám hại, thì sao? Thật sự diện-mạo của ác-thần/sự dữ có thể đang ngồi ở gần đó, phòng sát cạnh chẳng hạn, dưới hình-thức một cụ già nào đó từng xách-nhiểu tình-dục với cô bé khi cô còn ở vào thời thơ-ấu và từ đó, làm tiêu-tán nhân-vị vô-hình của cô thành nhiều mảnh vụn hầu phòng-vệ, thì sao? 


Gọi tình-huống cô ta đang chịu-đựng bằng cụm- từ “bị quỉ ám” tức đã bao gồm một trách-móc/mắng mỏ nạn-nhân, cho rằng cô người chắc đã làm điều gì đó mới nên nông-nỗi? Nếu ta chẩn-đoán theo nhiều cách, các rối-loạn khác nhau về bản-vị, chắc cũng không tạo ra được ý-nghĩa nào chứ? Hẳn rằng, việc chẩn-đoán theo cách nào khác, sẽ không trù-dập nạn-nhân nhiều hơn chăng?

Nói cách khác, việc định-danh/định-hình ở đây, mới là vấn-đề. Cũng có thể, sự việc sẽ không mang ý-nghĩa gì khiến ta có thể định ra phạm-trù nào đó gọi là quỉ ám và trừ tà rồi đưa vào với thế-giới của ta, ở thời này được. Tuy nhiên, làm như thế cũng mang nhiều ý-nghĩa khi hỏi rằng các tự-vựng ấy có nghĩa gì, bởi đôi lúc nó lại mang ý-nghĩa nào khác, hiểu theo văn-hoá nào khác với văn-hoá của ta?


Quý vị chắc còn nhớ câu truyện ở Tin Mừng nói về chuyện trừ tà, chứ? Tác-giả Mác-cô ở đoạn 5 câu 1-7 có kể cho người đọc rằng: Đức Giêsu có lần về vùng quê ở Gerasenes. Hôm đó, Ngài gặp một người bị thần ô uế ám ảnh cứ sống chui sống nhủi quanh khu mồ mả, y ta mạnh đến độ không ai có thể cột trói được, dù xích sắt. Y ta lúc nào cũng la lối/hét hò rồi còn lấy đá sỏi đập đánh người mình đến tím bầm. Khi thấy Đức Giêsu đến gần, y la to: “Này hỡi Ông Giêsu, Con Đức Chúa Tối Cao, Ông làm gì tôi thế? Đừng hành hạ tôi nữa!”  


 Lúc đầu, Đức Giêsu hỏi anh một câu xem ra hơi lạ: “Tên ngươi là gì?” Anh ta thưa:”Tên tôi là Lữ Đoàn, vì bọn tôi đông lắm!” Và rồi, ta nghe kể là tên ấy van nài Đức Giêsu tống-xuất chúng khỏi người bị quỷ ám thành đàn lợn con đang ăn uống nơi triền đồi, và Đức Giêsu cho phép chúng bỏ đó mà đi; thế là, có đến hai nghìn con lao xuống biển đến chết ngộp. Người ở vùng quê thấy tay thanh niên lâu nay bị quỉ ám chuyên la hét, nay sống trầm tĩnh, ăn mặc chỉnh-tề và nghĩ ngợi đâu ra đấy. Và truyện kể kết luận bằng câu: Chúng bắt đầu nài xin Đức Giêsu rời khỏi khu-vực này”      

Ở đây, cho tôi minh-xác thêm rằng: tôi không coi truyện này có thật rút từ cuộc sống của Đức Giêsu Lịch-sử. Dù, đôi khi Tin Mừng cũng nhắc đến vài trường-hợp trong đó Ngài cũng trừ tà ma quỷ quái, nhưng ta chẳng có ví-dụ cụ-thể về các truyện kể riêng biệt được hơn một nguồn văn từng xác chứng. Điều được coi như đã xảy ra, là: truyền-thống dân-gian coi Đức Giêsu là Nhà trừ quỷ cuối cùng cũng chế ra các truyện kể để xác-chứng những gì giống như công-cuộc mục-vụ Ngài từng thực-hiện. Và cứ thế, câu hỏi ta cần nêu ra về truyện kể đặc-biệt này, là: Ta thấy được điều gì ở trong đó? Điều gì xem ra vẫn còn tiếp-diễn?


Thật ra, có một sự việc mà tôi thấy được tính dửng-dưng đến lạ lùng từ phía Đức Giêsu khi Ngài tỏ ra đối với tài-sản của chúng dân. Nói một cách nghiêm-túc, thì: đối với tôi, đó là câu truyện lạ kỳ không mang tính xã-hội nào hết về sự cứu-rỗi.


Lạ-kỳ, là phải! Nhưng, theo tinh-thần nghiên-cứu/học-hỏi như tôi trình-bày ở trên, thì điều đó cho thấy một xác-phàm riêng rẽ tượng-trưng cho toàn xã-hội. Hãy nhìn kỹ 2 điểm trong số các đặc-trưng được kể, cũng dư hiểu. Thứ nhất là, khi hỏi tên tuổi của mình, thì người bị quỷ ám bèn trả-lời: “Tên tôi là Lữ-đoàn!”  


Dĩ-nhiên, Lữ-đoàn đây là đơn-vị quyền-bính trong đội-binh viễn-chinh người La-Mã cốt tượng-trưng cho vua quan lãnh-chúa chuyên thống-lĩnh đất đai của người Do-thái. Quyền-bính ấy, gộp vào với thú đàn ô-uế nhất của Do-thái-giáo theo nghĩa tế-tự. Và đây là đặc-trưng thứ hai, tôi muốn mọi người trong chúng ta để tâm chú-ý: “Lữ-đoàn” bị tống-xuất lao mình xuống biển đến chết ngộp. Là người nghe, ai mà quên được giấc mộng lớn rất sục-sôi của các chiến-binh quyết đấu-tranh cho người Do-thái được tự-do. Điều chắc chắn là ai ai cũng đều nghĩ đến cảnh người La Mã sẽ bị tống-xuất xuống biển Địa Trung Hải, cho chết tốt!


Ở đây, có sự liên-tưởng giữa việc quỷ ám với sự chèn ép nữ-giới bằng những khuynh-loát/thống-trị từ phía nam-nhân, hoặc sự bức-bách cả một dân-tộc phải gánh chịu dưới sự thống-lĩnh của đám đế-quốc vẫn tự-hào mình thuộc giòng-dõi ở bên trên. Đất nước của những người bị chèn ép, như vẫn thấy, là sự xáo-trộn về bản-vị theo nhiều kiểu cách. Một mặt, những người ở trong đó vẫn khinh thường/ghét bỏ kẻ thống-trị, nhưng mặt khác lại thèm thuồng ngưỡng-mộ quyền-bính ở trên mình. Và giả như thân xác con người mình là biểu-tượng của xã-hội, thì chắc chắn cá-nhân một số người rồi cũng trải-nghiệm cùng một chia-cách/tách-lìa ở giữa họ, mà thôi. Trong đầu những người sống vào thế-kỷ thứ nhất, tôi dám chắc là có sự nối-kết giữa việc bị quỷ-ám với tình-trạng bị o-ép từ đế-quốc thực-dân, thôi.   
       
                              
                                                                                                                               (còn tiếp)

Cựu linh-mục John Dominic Crossan soạn-thảo
Cựu tu-sĩ Mai Tá lược-dịch.
                

                   


Friday, 22 May 2015

Lm Yuse Nguyễn-Thế-Thuấn: THƯ II CORINTHÔ





Thư tịch: Các sách Nhập-đề (Robert-Feuillet: Introduction à la Bible 437-450
  1. Wikenhauser, W.Micahelis, Meinertz
DBS tome VII, 183-195 (A. Feuillet)
      Sách chú-giải: Allo, Lietzmann, Héring, O. Kuss, Plummer.

Xác-thực: hiện bây giờ: ngoài mọi tranh-luận. Rõ ràng của thánh Faolô.
Hoàn-cảnh lịch-sử:

Các biến-cố xảy ra từ thư I Cor đến việc gửi thư này gồm có:
- thư đã mai một (ám-chỉ trong 2: 3 4 9 7: 8tt  12): viết trong một hoàn-cảnh bi-đát ‘thư đẫm-lệ’ (2: 4); nghiêm-nghị và tàn-nhẫn nữa, cốt để thử biết tín-hữu Corinthô thế nào; và thực-sự đã làm cho họ (ít là số đông) fải hối-tiếc. Thư đó có nói đến một vụ xung-đột (một người xúc-fạm, và một kẻ bị xúc-fạm). Bởi hoàn-cảnh như thế, nên thư ám-chỉ đây không thể là 1Corinthô.

- một hành-trình  của thánh Faolô đi viếng Côrinthô: ám-chỉ đến trong 2Cor (12: 14 13: 1 : ‘lần thứ ba’ ! và như vậy cùng với lần giảng-đạo đầu-tiên và lần hứa sẽ đến trong thư 2Cor, thì còn có một lần ở giữa). Không biết rõ: lâu hay chóng (nhưng có lẽ chóng) , trong cơ-hội nào. Nhưng cuộc viếng thăm đó mang nhiều buồn tủi, đến đỗi thánh Faolô không muốn thấy sự-thể như vậy tái-diễn (2: 1); nhân dịp đó, thánh Faolô fải nghiêm-nghị quở trách nhiều người có tội (13: 2 12: 21).

-Một vụ xung-đột:  2: 5-11 có nhắc lại; và những gì ngoài các lời đó, thì chỉ còn là fỏng-đoán về biến-cố.
Không thể đồng-nhất vụ nói đây với nố người loạn-luân nói trong ICor 5: 1-13 (vì trong nố này thánh Faolô ra hình-fạt, trục-xuất khỏi cộng-đoàn; còn người xúc-fạm đây thì bị cộng-đoàn ra vạ, và lỗi fải hiểu về một việc bất fục-tùng (đối với ai, chính mình Faolô! Hay một người đại-diện).

Với những biến-cố trên này làm chốt, trình-tự các việc đã diễn ra đại-khái như thế này:
Chừng một năm trước thư ICor đã được viết (2C 8:10 9: 2 nói rằng việc tổ-chức quyên-giáo đã làm ‘năm ngoái’): hiệu-quả mong muốn đã đạt được đến đỗi những tệ-đoan trước không còn fải đề-cập đến một lần nữa. Nhưng chẳng bao lâu (có lẽ trong ICorinthô đã có ít triệu-chứng mù mờ) những khó-khăn mới nảy ra. Timôthê (ICor 16: 10) không được tiếp-rước như ước mong. Có những thừa-sai Do-thái-fiệt đã xâm-nhập vào giáo-hội, và cố làm lung-lạc uy-thế của thánh Faolô. Bởi đó, thánh Faolô đã vội-vàng viếng thăm Côrinthô, để gắng lập lại quyền của ngài. Có khi vào thời đó việc xúc-fạm nói trên đã diễn ra. Việc xúc-fạm đó có khi do một “tông-đồ thượng-đẳng” (11: 5)! Để dàn-xếp việc dở-dang đó, thánh Faolô viết bức thư mai-một rồi. Bức thư đã đem đến hiệu-quả mong muốn; nhưng không hẳn là trăm fần trăm. Cùng với thư đó, thánh Faolô còn fái Titô đi nữa để thu-xếp công-việc và tổ-chức quyên-trợ, và hẹn với Titô mau mau công-việc để về báo-tin ở Trô-a, nhưng khi sang đến Makêđônia, thánh Faolô mới gặp được Titô về. Để thanh-toán vấn-đề, và tái-lập quyền Tông-đồ trên giáo-hội Côrinthô, mà thư 2Côrinthô được viết ra. Duyên-do những điều xảy ra là sự chống-đối của một fe nghịch với Faolô, và Faolô  fải đả-kích mạnh (2Cor 2: 5-9 7:9 11 và nhất là các đoạn 10-13).

                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Bài Giảng-huấn thập-niên 1960’
phổ-biến nội-bộ