Chương 1
Sao ta không đọc
chỉ mỗi Tin Mừng, thôi?
(bài 2)
“Nhiều năm qua, tôi cố tìm đọc cho được cuốn sách
gì đó có tựa đề là: “Đức Giêsu: Một Tiểu-Sử Đầy Cách-Mạng” thật ráo-riết. Những gì lâu nay tôi biết về
Đức Giêsu chừng như không là điều mà nhiều người đã “nói thật”; và quả nhiên là
nơi tôi, luôn có niềm hãi-sợ nhè nhẹ. Điều đó, có thể là: theo cách nào đó, tôi
đang chối bỏ niềm-tin nung-nấu trong tôi như trẻ bé! Nhưng, có điều chắc là: niềm-tin
ấy đã hằn sâu tâm-can tôi từ những ngày đầu của cuộc sống mộ-đạo của chính tôi.
Quả là, sách của ông đã, theo cách nào đó, củng-cố niềm-tin của riêng tôi đang
lớn mạnh dần với những điều mà tôi “chưa từng biết đến” cũng như những gì từ
lâu nay mình được dạy. Và, đây là điều tích-cực và thích-thú đang diễn tiến chứ
nó không làm sút giảm nỗi-niềm tôi có với Đức Giêsu. Sách ông viết, chắc chắn
đã củng-cố được nhiều thứ như thế; đồng thời, nó còn mở rộng tấm lòng cảm-kích nơi
tôi, qua tâm-trạng của một người từng dấn bước theo chân Ngài.”
Một nữ giáo-dân sống ở
Massachusetts.
“Có lẽ ông là người duy
nhất có cái may được người khác trả tiền để chuyên lo tìm hiểu những điều ông
thao-thức. Đồng thời, ông cũng là người có khả năng tra-cứu những gì là thành-phần
cuộc sống của chính ông…
Tôi đây, tuy đã vào
tuổi 52 nhưng cũng chỉ tìm ra được chút gì đó, có thế thôi. Tôi nghĩ, mình cũng
nên bắt đầu cuộc kiếm tìm nào khả dĩ khiến cho đạo mình có nghĩa hơn. Tôi nói thế,
là bởi: khi xưa tôi bị bắt buộc phải đến nhà thờ để cho ông cha Đạo rửa tội, rồi
buộc phải theo đuổi chương-trình bị “nhồi” nhét vào trong đầu mình các giáo-lý/tín-điều
cũng như bí-tích tại trường mình theo học, nữa! Tôi chắc mình phải tự đưa ra sáng-kiến,
mới thoát khỏi mọi vũ-lực hoặc cột buộc này khác. Và có thế, mới xa rời sự
trông-đợi của người khác, để dõi theo một Đức Chúa khác với Thiên-Chúa đầy áp-đặt
như khi trước. Điều quan-trọng hơn cả, là: ta cần tìm câu trả lời để ta
mãn-nguyện với những gì mình tìm. Phải thế không thưa ông?”
Một giáo-dân viết từ
Wisconsin.
“Sách ông viết, có
tên là “Đức
Giêsu Lịch-sử, Cuộc Sống Của Một Nông-Dân Do-Thái thuộc Xứ Miền Địa-Trung-Hải” là sự truy-tìm của “chúng tôi” về cơn thác đổ
này. Dùng chứ “chúng tôi” đây, tôi muốn nói đến một mớ các bàn quỳ nhà thờ, vì từ
đó ta từng có nhiều cái nhìn đầy lầm lạc tăm-tối về bất cứ loại hình này khác từng
kể về của Đức Giêsu. Chúng tôi thấy mình gắn bó với ông như vị quân-sư khiếm-diện
của chúng tôi.”
Một nhóm giáo-dân ở North Carolina.
“Nhiều người vẫn cứ tin
rằng: niềm tin tôn-giáo và khoa-học không thể đi đôi với nhau được. Ta càng biết
nhiều, thì niềm tin càng yếu kém. Vì thế nên, tôi chắc ông là người mộ đạo, tin
tưởng. Bởi, với tư cách là người Công giáo chính-đáng lâu nay từng củng-cố niềm-tin
của chính mình. Về phần tôi, tôi đọc Sách thánh cũng khá đủ để đến nay, thấy được
là ta đã có sự lẫn-lộn về nhiều thứ. Nay viết cho ông, với danh-nghĩa của một
người muốn tìm cho bằng được câu giải-thích đích-đáng cho những gì xem ra còn
gây ngộ-nhận quanh các chương/đoạn đối
chọi nhau. Có nhiều đoạn làm cho nhiều người như tôi thắc-mắc đủ mọi thứ.
Nhưng, có điều là tôi không không khôn-ngoan/lanh-lợi đủ để tự mình định ra
cách giải-quyết sự việc cho thoả-đáng. Bởi thế nên, tôi chắc ông là nguời đã
tìm ra được giải-pháp nào đó khá hài-hoà, để không còn sự đối chọi nghịch-chống
nhau như thế nữa. Và vấn-đề là: làm thế nào để được thế?”
Một người đang sống tại
California
“Sống ở thời này, người
thông-minh/tỉnh-trí một chút, đồng thời lại có kiến-thức về khoa-học, thì dứt-khoát
phải có nhu-cầu về Đạo. Những người như thế, không thể không có động-thái tìm
giải-đáp cho nhu-cầu ấy.”
Một người vẫn sống tại Massachusets
“Tôi thật sự rất biết
ơn tác giả John D. Crossan và các nhà thần-học như ông, là vì: nhóm các ông đều
nhận ra rằng: tôi đây có đầu óc và con tim cũng trưởng-thành đủ, để có được động-thái
chín-chắn trong tin-tưởng, ngõ hầu bỏ qua một bên việc đọc các sách truyện giải-thích
có phần “ấu-trĩ” những đoạn Phúc Âm một cách khá sát nghĩa và rõ ràng, mà lại
am-hiểu bằng đầu óc tinh-tường để còn duy-trì niềm tin nữa. Cuối cùng thì, nếu
vì niềm tin khiến tôi không thể chấp-nhận được làn sóng và cơn lốc đầy
thông-minh/trí-tuệ thì khi ấy, với tư-cách là Kitô-hữu, tôi đây làm được gì
trên con thuyền bềnh bồng sóng nước chứ?”
Một
cụ bà viết từ bang Illinois.
“Có một chuyện tôi
không thể hiểu được, là: làm sao ông và các thành-viên khác trong nhóm “Chuyên
Đề Về Đức Giêsu” lại bầu phiếu kín xem ngôn-từ nào là lời Đức Giêsu, chữ nào
không! Phải chăng đây là cung-cách để các ông đem ra mà bầu bán? Sao các ông lại
nói: chỉ một số lời lẽ Phúc Âm là đúng thật còn nhiều câu khác, thì không? Xin
cho tôi được học hỏi đôi điều.”
Một nữ tín-hữu cũng ở
bang Illinois.
Và
sau đây, là các câu hỏi được tuần-tự đưa ra như thế này:
Tại sao nghiên-cứu/tìm-hiểu
về Đức Giêsu Lịch-sử lại cần-thiết đến thế? Có phải là ta đã có 4 tiểu-sử về Đức
Giêsu do 4 tác-giả là: thánh Mát-thêu, Mác-cô, Luca và Gioan viết rồi sao?
Ta có 4 tiểu-sử khác
nhau ở trước mắt, thì còn đặt vấn-đề nữa làm gì?
Thật ra thì, việc 4 bộ
sách Tin Mừng đã được dùng làm trọng-tâm cho vấn-đề mình đặt ra, là do có sự-kiện:
ta đọc dụ-ngôn, lời nói hoặc truyện kể theo nhiều văn-bản khác nhau, nên không
thể bỏ qua mối bất-đồng giữa các người viết được. Trước hết, ta thường bị cám dỗ
bảo rằng: các nhân-chứng nhớ lại sự việc xảy ra, vẫn khác nhau là chuyện thường.
Nhưng, rõ ràng là: thánh Mát-thêu và thánh Luca khi bắt đầu viết Tin Mừng, đều
có ấn-bản do thánh Mác-cô viết, đặt ở trước mặt. Điều đó có nghĩa: dựa vào truyện
kể do các ngài viết lại, thì bản-văn của hai vị là: Mát-thêu và Luca không là
nguồn-mạch biệt-lập, mà là thứ “biến-tấu” từ văn-bản do thánh Mác-cô viết ra mà
thôi. Điều này còn cho thấy: “biến-tấu” ấy, chỉ phản-ảnh thần-học của người viết,
mà thôi. Nói khác đi, thì: mỗi Tin Mừng là giải-thích có chủ-tâm về Đức Giêsu
hơn là tiểu-sử đích-thực.
Hơn nữa, cả 4 Tin Mừng
không là 4 bản văn duy-nhất nói về Đức Giêsu, đâu. Nhiều Tin Mừng khác, được
tìm thấy do khai-quật hoặc vẫn hàm-ngụ trong 4 bản văn ta có ở Tân-Ước, hoặc do
các phát-hiện bên ngoài các sách ấy, mà ra. Trường-hợp trên, là tư-liệu tái-tạo
được mọi người biết dưới danh-xưng là Văn-bản “Q”, tức chữ viết tắt từ tiếng Đức
“Quelle” có nghĩa là “nguồn-mạch”. Bản này, từng làm
nền cho hai Tin Mừng Luca và Mát-thêu, do bởi hai cuốn này cùng xuất-xứ từ một
nguồn-mạch nào đó không thấy trích ở Tin Mừng Mác-cô. Theo tôi thì: điều này, do
mạch-văn ấy không chỉ đóng vai-trò “lấp lỗ” mà thôi, nhưng còn là Tin Mừng
chuyên-chở nền thần-học riêng của người viết. Tôi sẽ trở lại vấn-đề này ở các
trang bên dưới, khi nói về bản-văn Tin Mừng “Quelle”.
Ví-dụ về việc khám-phá
ra nhu-liệu ngoại-tại của Tin Mừng Mát-thêu, Mác-cô, Luca và Gioan là từ Tin Mừng
thánh Tôma tìm thấy ở Ai Cập năm 1946. Theo thiển ý, Tin Mừng này tách-biệt khỏi
4 Tin Mừng Tân-Ước. Tin Mừng thánh Tôma khác với 4 Tin Mừng Tân Ước rất nhiều.
Khác, về văn-phong thể-loại cũng rất nhiều, nhưng lại giống Tin Mừng “Quelle” không ít. Trên căn-bản, thì đây là bộ sưu-tập gom-gộp
các câu nói của Đức Giêsu, không đính-kèm truyện-kể nào hết về hành-xử cũng như
phép-mầu lạ-lùng hoặc sự-việc Ngài bị đóng đinh Ngài và treo trên thập-giá hoặc
việc Ngài sống lại.
Bằng vào khác-biệt giữa
Tin Mừng Mát-thêu, Mác-cô, Luca và Gioan cùng đa số các Tin Mừng khác hiện đang
có, là như thế. Rõ ràng là, ta đang có vấn-đề thực-sự rồi. Bởi, mỗi Tin Mừng đều
theo cách đặc-trưng, riêng-biệt khi xét về Đức Giêsu. Thế nên, có câu hỏi là:
các tài-liệu này sâu-sắc thế nào về lịch-sử?
(còn tiếp)
Cựu Lm John D.
Crossan
Mai
Tá lược dịch