Thursday, 31 December 2015

Gs Geza Vermes: Diện-mạo Đức Giêsu theo ông Phaolô



Chương 3
Bậc Lão thành
có mặt giữa các tông-đồ
(bài 18)


Phaolô và diện mạo Đức Giêsu
do ông tạo

Phác-hoạ đôi giòng về cuộc đời, tính-khí lạ kỳ cũng như vị-thế của ông Phaolô qua tư-cách của vị lãnh-tụ chuyên giảng-rao cho dân ngoại về nhận-thức chính mình khi phải đối đầu với các tông-đồ khác, như: ông Phêrô, Giacôbê và các tông-đồ lớn bé/già trẻ. Tiếp theo đây, ta cũng nên thêm phần nhận-định rất chân-chất để phân-tách và định-hình một vài chấn-động gặp thấy trên bình-diện xét-đoán và nghĩ suy về diện-mạo Đức Giêsu.

Trong lúc ta cứ bảo, rằng: ông Phaolô có đủ tư-cách của một tông-đồ theo Đức Giêsu rất đúng nghĩa, lại có dữ-kiện cho thấy chính ông Phaolô đã chấp-nhận mình không là người như thế, ngay từ đầu. Cả vào những ngày còn mới chớm  khi ông Gioan Tẩy Giả từng ngộ-nhận về ông Phaolô, khá tiêu-biểu.

Quả thật, ông Phaolô chưa từng giáp mặt Đức Giêsu lần nào ở chốn thế-trần này. Ông cũng chưa một lần nghe Ngài giảng thuyết hoặc có kinh-nghiệm gì về sự hiện-diện và ảnh-hưởng linh-đạo của Ngài, bao giờ hết.          

Là người sáng-trí và lanh-lẹ, ông Phaolô cũng đã biết tìm đường tắt ngang qua địa-hạt đầy nguy-hiểm, rồi tự chế ra phương-án mới không mang tính sử-học gì để đến với Đức Giêsu mà ông gọi Ngài là Chúa, một sự việc rõ ràng là không có gì là bất-lợi đối với ông.

Bắt đầu bằng sứ-điệp của Đức Giêsu, rõ ràng là ông Phaolô cố ý chấp-nhận rằng một số nguyên-lý căn-bản ở trong Đạo đã tới với ông ngang qua ngôn-từ đầy truyền-khẩu, từ những người đi trước, ở hội-thánh. Trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 3-7, ông liệt-kê danh-sách về nền-tảng ở trong Đạo, như: cái chết và sự phục-hồi sinh-lực của Đức Giêsu, qua đó ông ghi rõ từng chi tiết như sau:

“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Ngài đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Ngài đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Ngài đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Ngài hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ.”

Cùng một truyền-thống hàm-ẩn trong bản tóm-lược của ông về “Tin Mừng của Chúa” ngay ở phần đầu thư ông viết cho tín-hữu Rôma, ở đoạn 1 câu 3-4 còn ghi chú:

“Đó là Tin Mừng về Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Ngài đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.”


Trong toàn-bộ các thư do ông Phaolô viết, chỉ có hai chỗ trích-dẫn lời dạy của Đức Giêsu khi xưa được truyền-tải đến với dân-gian qua truyền-thống Giáo-hội bằng việc truyền-khẩu.

Trường-hợp thứ nhất, là việc cấm ngặt dân con mọi người không được tính chuyện ly-hôn/ly-dị như tác-giả Mác-cô ghi tạc ở Tin Mừng đoạn 10 câu 11-12, như sau:

“Ngài nói: "Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình."  

Trong khi đó, ông Phaolô lại trích-dẫn tác-giả Mát-thêu ở Tin Mừng đoạn 5 câu 32 và đoạn 19 câu 9 về việc ly-hôn, rẫy vỡ, những bảo rằng:

“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

Và đoạn khác, lại cũng ghi:

“Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình."

Thế nên, ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 10-11, ông Phaolô cũng ghi rõ những câu như sau:

“Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ.”


Tuy nhiên, dù mọi người đều tin rằng qui-tắc này có gốc-nguồn từ Đức Giêsu, ông Phaolô vẫn cảm thấy là mình có tự-do sửa-đổi để có thể áp-dụng văn bản lập-trường do ông viết ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 12, như sau:

“Còn với những người khác, thì tôi nói -chính tôi chứ không phải Chúa-: nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ.”


Trừờng-hợp này, là về một người mới được thanh-tẩy nay đã thành gia-thất với người ngoại-giáo, mà người ngoại-giáo ấy chống-đối việc hồi hướng trở lại Đạo; do đó, ông Phaolô lại đã cho phép ly-dị tiếp ngay sau đó được phép tái-giá với người phối-ngẫu nam hoặc nữ đã theo Đạo, như lời lẽ trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 15 từng chứng-tỏ:

“Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau!”


Đây là đặc-quyền của cộng-đoàn theo chân ông Phaolô. Và, luật-trừ này vẫn nằm trong giáo-luật của Hội-thánh Công-giáo La Mã như điều luật mang tên Codex Iuris Canonici đoạn 120-27.

Ông Phaolô có nhắc đến giáo-huấn của Đức GIêsu được truyền-thống Giáo-hội chuyển-tải nhờ các vị giảng-thuyết của Đạo Chúa và cứ thế được kẻ tin truyền-tụng, hệt như Tin Mừng của tác-giả Luca ở đoạn 10 câu 7, đà ghi chép:

“Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.”


Và, thư thứ nhất Côrintô đoạn 9 câu 14 lại cũng viết như sau:

“Cũng vậy, Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng.”    


Một lần nữa, nhờ vào thành-quả của công-cuộc thừa-sai, rao-giảng, ông Phaolô lại thích lợi-dụng quyền-bính của Đức Giêsu đem vào cho mình và chọn kế sinh nhai bằng cuộc sống lao-động chân tay, cụ thể là người kiến-tạo lều/bạt như sách Công Vụ Tông-đồ đoạn 18 câu 3 đà mô-tả:

            “Và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề dệt lều/bạt.”

Bằng cách này, nỗ-lực rao truyền Phúc Âm cho thế-giới ngoài Do-thái-giáo không bị rầy rà vì bất cứ sự gì, tựa như thứ thứ nhất Côrintô đoạn 9 câu 12 còn diễn-tả:

“Nếu những người khác còn có quyền đòi hỏi anh em, thì huống hồ là chúng tôi! Nhưng chúng tôi đã không dùng quyền đó. Trái lại, chúng tôi chịu đựng tất cả mọi sự để khỏi gây trở ngại cho Tin Mừng của Đức Kitô.”


Trường-hợp thứ ba, phần lớn các nhà kinh-điển đều đã coi đây như hệ-thống truyền-khẩu làm cho người đọc chúng ta càng thấy lạ kỳ. Lạ và kỳ, vì việc ấy nhằm chuyện ông Phaolô trình-thuật sự việc thiết-lập Tiệc Thánh Thể. Ông từng phàn-nàn về sự rẽ-chia/tách-biệt giữa các thành-viên trong Hội-thánh ở Côrintô, trong đó có đồng-đạo đến dự tiệc do Đức Chúa khoản đãi. Thay vì sẻ-san cho nhau thức ăn đồng-dạng, người giàu/kẻ nghèo cứ phải tự xoay sở hoặc dựa vào của ăn/thức uống do người này/khác đem đến. Thế nên, người thì ăn uống no say, kẻ thì vẫn cứ đói meo như ông đã từng đề-cập ở thư thứ nhất gửi giáo-đoàn Côrintô đoạn 11 câu 20-21, trong đó nói rằng:

“Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say.” 


Ông Phaolô lại đã khuyến-cáo các vị hãy biết sẻ-san cùng một tấm bánh biểu-trưng cho thân mình Chúa và hãy uống cùng một thức uống biểu-trưng cho máu-huyết của Ngài, hầu tất cả được chiêm-ngưỡng sự chết của Đức Kitô đến ngày Ngài quang lâm, đến lại.

Với ông Phaolô, thì Tiệc Thánh Thể thực ra là việc làm để nhắc nhở mọi người về tính-chất ẩn-dụ, huyền-nhiệm nói đến cái chết bạo-tàn của Đức Giêsu. Tuy thế, ông lại không làm như ông Gioan Tin Mừng chỉ chuyên-chú sự việc nói ở đây theo cách gây chấn-động không đi vào chi-tiết như Tin Mừng Nhất Lãm từng viết. Chẳng hạn như, Tin Mừng tác-giả Mát-thêu đoạn 26 câu 26-29 đã ghi rõ những lời rằng:

“Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Ngài cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."


Hoặc ở Tin Mừng tác-giả Mác-cô đoạn 14 câu 22-25 cũng có những lời như sau:

“Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Ngài bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa."

Tin Mừng tác-giả Luca ở đoạn 22 câu 15-20, cũng lại viết:

Ngài nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa." Rồi Ngài nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều-Đại Thiên-Chúa đến."

Rồi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Ngài cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.”


Khi các tác-giả này định-danh “bánh và rượu” là “thân mình và máu huyết” đích-thực của Ngài cốt là để ăn và để uống; thế nên, ông Phaolô lại đã sử-dụng phương-cách rất riêng của ông để trình-thuật chi-tiết của hai sự kiện nói ở trên trong thư thứ nhất gửi Côrintô chương 11; và cũng ở thư này đoạn 10 câu 16-17, như sau:

“Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.”


Ông Phaolô lại đã dẫn-giải bảo rằng: mục-đích của việc kết-hợp huyền-nhiệm, còn gọi là sự hiệp-thông lành-thánh làm một với thân mình và máu huyết Đức Kitô, là để biểu-trưng cho việc ràng-buộc thành-viên hội-thánh vào tổng-thể duy-nhất, mà thôi.

Dĩ nhiên, điều rất dễ thấy là ông Phaolô đã tái-bản văn-kiện nói trên, trừ phi ta chắng làm sao thấy được rằng hai trình-thuật được kể ở Tin Mừng Nhất Lãm về việc thiết-lập Tiệc Thánh Thể vẫn chỉ là một và các văn-bản của ông Gioan Tin Mừng cũng về buổi Tiệc Tạ Từ như thế, cũng chẳng có gì dính-dự đến cái-gọi-là Tiệc Thánh Thể hết. Tuy nhiên, xem ra, với chúng ta, thể-thức dẫn-nhập của ông Phaolô đã bắt chước điều ông có ý nói về điều gì đó thật độc-đáo chứ không chỉ tái-bản các truyện kể không tên chuyển đến ông theo truyền-thống Giáo-hội để lại cho thế-hệ sau, như sự việc Đức Giêsu chết đi, đem chôn-cất và đã phục-hồi sinh-lực, cũng rất đẹp. Về sau, Ngài lại đã xuất-hiện nhiều lần, hệt như ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 3-5, ông Phaolô đã nhấn mạnh các điều sau đây:

“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ.”


Nếu ta không lầm khi diễn-giải bức thư này, thì điều tác-giả Phaolô viết lên có nghĩa: câu chuyện ông đề-cập đến, khác hẳn truyền-thống được ghi-chép khoảng 15 cho đến 45 năm sau, ở Tin Mừng Nhất Lãm, bởi lẽ: thư đầu do ông soạn có thể cũng là nguồn-mạch đầu-tiên được các tác-giả sử-dụng đưa vào sách Tân-Ước để trình-bày cho có hệ-thống khi thiết-lập truyện kể về Tiệc Thánh Thể.

Nói cách khác, đây là lúc ta có cơ-hội thuận-tiện để diễn-đạt truyện kể về Tiệc Thánh Thể như một yến tiệc nói về việc thiất-lập Giáo-hội do ông Phaolô kiến-tạo và sau đó được các hiệu-đính-viên như tác-giả Mác-cô, Mát-thêu và đặc-biệt ông Luca từng là người thân-cận đã dẫn-nhập truyện kể ấy vào các câu truyện kể theo thứ tự lớp lang xếp hàng dài ở Tin Mừng Nhất Lãm.

                                                                                                            (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn,
Mai Tá lược dịch   
       




     

Wednesday, 23 December 2015

Lm Vĩnh Sang DCCT CON RUỒI OAN NGHIỆT




Mấy hôm nay trời Sàigòn mát nhẹ, không khí oi ả nóng nực ngày thường tạm thời được xua tan, chắc chỉ ít hôm thôi, vì 60 năm tôi cư trú ở thành phố này, trừ một vài năm đi học xa hoặc thuyên chuyển ra miền trung làm việc, chưa bao giờ có được một Noel lạnh lẽo, lãng mạn như văn thơ và hình ảnh thường thấy trong sách báo, trong những tấm thiệp mừng Giáng Sinh. Cũng đúng thôi, miền nhiệt đới gió mùa làm sao có được những khung cảnh như trong nền văn hóa phương Tây.
Lễ Giáng Sinh đã vào với dân tộc này hơn 400 năm rồi, nhưng màu sắc văn hóa Giáng Sinh hình như chưa bén rễ và đâm chồi trong nền văn hóa Việt. Phần lớn trên các cánh thiệp vẫn là cây thông phủ đầy tuyết, những cành lá, hoa quả, sắc màu phương Tây… Những năm gần đây xuất hiện rải rác những hang đá, những y phục của những nhân vật Giáng Sinh mang đường nét Việt, đã có những mái nhà tranh, những con thuyền nhỏ bé, những guồng kéo tơ tằm, những bếp hồng ánh lửa… đã xuất hiện những nhân vật áo bà Ba khăn rằn Nam bộ, những nam nhân trầm ngâm với cái cày cái cuốc.
Về âm nhạc và các ca khúc Đạo, gọi là các ca khúc Đạo vì nó là nhạc đời, nhạc tình ca nhưng mang vác những ý tứ và khung cảnh mùa Giáng Sinh. Hình như từ năm 75 đến nay chưa ca khúc nào có thể đứng lâu hơn một mùa Giáng Sinh và năm mới, người ta dù nhỏ hay già vẫn cứ mặn mà với với những bản tình ca của một thời loạn ly đầy thương đau.
Mùa Giáng Sinh đến đã khơi gợi lên bao tâm tình, cảm xúc và ấn dấu trong lòng con người, dẫu rằng năm nào cũng vậy, 40 năm rồi, nhai đi nhai lại những bài quá cũ nhưng vẫn chưa có bài mới nào “qua mặt” được những bản tình ca này. Ở mặt khác người ta nhận ra cái tư chất rất Việt trong những bài tình ca cũ rích ấy, rất Việt vì trong đó tràn đầy đắng cay của chiến tranh, bom đạn, phiêu lãng những giấc mơ thanh bình, chân chất những lời cầu xin mộc mạc, đằm thắm những mối tình thủy chung.
Mùa Giáng Sinh năm nay lại trở về trên quê hương cùng với bao nhêu là thông tin mang sắc màu xám đậm, ngày nào trên các báo chí cũng như các đài truyền thanh truyền hình tràn ngập các thông tin phản ánh một xã hội rối loạn. Chẳng ai hiểu thấu vụ án sát hại cả gia đình ở Bình Phước mà tòa vừa xử mấy ngày qua, chảng ai hiểu được các đoàn dân oan cứ ngày ngày nườm nượp xuất hiện trên mọi nẻo đường thủ đô, có ai giải lý được chuyện vụ án bách hại các luật sư đang rùm beng ngoài Hà Nội ? Việc người bị triệu tập ra đồn công an tạm giam mấy ngày rồi bất ngờ tử vong cứ đều đặn xảy ra hàng tuần…
Nổi lên trên các vụ án là vụ án “con ruồi trong chai nước”, nổi vì không chỉ trên mạng lưới truyền thông toàn cầu, nhưng ngay các báo giấy chuyên “bảo vệ và tuyên truyền” cho Đảng cũng đề cập đến một cách bực bội.
Cũng chỉ là một trong nhiều vụ án mà oan khiên cứ dai dẳng đeo đuổi nạn nhân, bao nhiêu giấy tờ để nói cho hết, nhưng ở đây có một chi tiết đặc biệt: doanh nghiệp sở hữu “chai nước giải khát có ruồi” là một doanh nghiệp mà chủ nhân là người có đạo, lại còn là một nhà “hảo tâm” với nhiều công trình tôn giáo. Chắc chắn chúng ta không được phép khắt khe với anh em, càng không được phép khắt khe khi chúng ta đứng ngoài cuộc, không có đủ dữ liệu để kết luận và cũng không có đủ tầm nhìn bao quát vấn đề, nhưng cứ đọc báo, nhất là báo giấy, thấy những lời chất vấn của chủ tọa phiên tòa, những lời bào chữa của luật sư và nhìn hình ảnh người tù tỉnh Tiền Giang ôm đứa con thơ dại ngồi trong vành móng ngựa, chung quanh bao vây bởi cả một dàn CA sắc phục hùng hậu. Chẳng lẽ những người có trách nhiệm xã hội có thể dễ dàng an tâm với một bản án như thế không ?
Chuyện các doanh nghiệp có đạo, lại là các nhà hảo tâm tôn giáo, xây dựng hình ảnh mẫu mực từ thiện cho cả Tổng Giáo Phận Sàigòn, thế mà từ lâu nay không ít kẻ trong số họ lại dính dáng khá nhiều đến những hệ lụy xã hội, bóc sức và tiền lao động công nhân, hoặc buôn bán thịt thối, thịt bẩn, mổ súc vật lậu, bị nhiễm bệnh, đút lót các khâu kiểm tra an toàn thực phẩm để tuồn hàng vào thành phố…
Và bây giờ thì là vụ… con ruồi. Dư luận dấy lên vì vấn đề đạo đức làm người chứ không chỉ là chuyện hình sự hay kinh tế. Thân phận con người với rất nhiều giới hạn là chuyện dĩ nhiên, nhưng làm ăn kiểu đó mà trong phòng khách treo đầy hình các Đấng các Bậc trong Giáo Phận đến thăm viếng, tiệc tùng, lễ lạc, kể cả hình các Đấng ân cần đi thăm vợ của họ đẻ ở nhà thương thì thật là ố danh sự đạo không thể tưởng tượng được !
Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn miệng lập lại lời Tin Mừng dưới nhiều hình thức khác nhau: “Hãy hoán cải để thay đổi cách ứng xử”. Xin cho những lời này có nhiều cơ hôi thâm nhập vào mọi nơi mọi lúc.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 19.12.2015

Monday, 21 December 2015

Gs Geza Vermes Khuôn Trăng DIện Mạo Ngài thay đổi: Phaolô và diện mạo Đức Giêsu do ông tạo (bài 18)



Chương 3
Bậc Lão thành
có mặt giữa các tông-đồ
(bài 18)


Phaolô và diện mạo Đức Giêsu
do ông tạo

Phác-hoạ đôi giòng về cuộc đời, tính-khí lạ kỳ cũng như vị-thế của ông Phaolô qua tư-cách của vị lãnh-tụ chuyên giảng-rao cho dân ngoại về nhận-thức chính mình khi phải đối đầu với các tông-đồ khác, như: ông Phêrô, Giacôbê và các tông-đồ lớn bé/già trẻ. Tiếp theo đây, ta cũng nên thêm phần nhận-định rất chân-chất để phân-tách và định-hình một vài chấn-động gặp thấy trên bình-diện xét-đoán và nghĩ suy về diện-mạo Đức Giêsu.

Trong lúc ta cứ bảo, rằng: ông Phaolô có đủ tư-cách của một tông-đồ theo Đức Giêsu rất đúng nghĩa, lại có dữ-kiện cho thấy chính ông Phaolô đã chấp-nhận mình không là người như thế, ngay từ đầu. Cả vào những ngày còn mới chớm  khi ông Gioan Tẩy Giả từng ngộ-nhận về ông Phaolô, khá tiêu-biểu.

Quả thật, ông Phaolô chưa từng giáp mặt Đức Giêsu lần nào ở chốn thế-trần này. Ông cũng chưa một lần nghe Ngài giảng thuyết hoặc có kinh-nghiệm gì về sự hiện-diện và ảnh-hưởng linh-đạo của Ngài, bao giờ hết.          

Là người sáng-trí và lanh-lẹ, ông Phaolô cũng đã biết tìm đường tắt ngang qua địa-hạt đầy nguy-hiểm, rồi tự chế ra phương-án mới không mang tính sử-học gì để đến với Đức Giêsu mà ông gọi Ngài là Chúa, một sự việc rõ ràng là không có gì là bất-lợi đối với ông.

Bắt đầu bằng sứ-điệp của Đức Giêsu, rõ ràng là ông Phaolô cố ý chấp-nhận rằng một số nguyên-lý căn-bản ở trong Đạo đã tới với ông ngang qua ngôn-từ đầy truyền-khẩu, từ những người đi trước, ở hội-thánh. Trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 3-7, ông liệt-kê danh-sách về nền-tảng ở trong Đạo, như: cái chết và sự phục-hồi sinh-lực của Đức Giêsu, qua đó ông ghi rõ từng chi tiết như sau:

“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Ngài đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Ngài đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Ngài đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Ngài hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ.”

Cùng một truyền-thống hàm-ẩn trong bản tóm-lược của ông về “Tin Mừng của Chúa” ngay ở phần đầu thư ông viết cho tín-hữu Rôma, ở đoạn 1 câu 3-4 còn ghi chú:

“Đó là Tin Mừng về Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Ngài đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.”


Trong toàn-bộ các thư do ông Phaolô viết, chỉ có hai chỗ trích-dẫn lời dạy của Đức Giêsu khi xưa được truyền-tải đến với dân-gian qua truyền-thống Giáo-hội bằng việc truyền-khẩu.

Trường-hợp thứ nhất, là việc cấm ngặt dân con mọi người không được tính chuyện ly-hôn/ly-dị như tác-giả Mác-cô ghi tạc ở Tin Mừng đoạn 10 câu 11-12, như sau:

“Ngài nói: "Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình."  

Trong khi đó, ông Phaolô lại trích-dẫn tác-giả Mát-thêu ở Tin Mừng đoạn 5 câu 32 và đoạn 19 câu 9 về việc ly-hôn, rẫy vỡ, những bảo rằng:

“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

Và đoạn khác, lại cũng ghi:

“Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình."

Thế nên, ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 10-11, ông Phaolô cũng ghi rõ những câu như sau:

“Còn với những người đã kết hôn, tôi ra lệnh này, không phải tôi, mà là Chúa: vợ không được bỏ chồng, mà nếu đã bỏ chồng, thì phải ở độc thân hoặc phải làm hoà với chồng; và chồng cũng không được rẫy vợ.”


Tuy nhiên, dù mọi người đều tin rằng qui-tắc này có gốc-nguồn từ Đức Giêsu, ông Phaolô vẫn cảm thấy là mình có tự-do sửa-đổi để có thể áp-dụng văn bản lập-trường do ông viết ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 12, như sau:

“Còn với những người khác, thì tôi nói -chính tôi chứ không phải Chúa-: nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ.”


Trừờng-hợp này, là về một người mới được thanh-tẩy nay đã thành gia-thất với người ngoại-giáo, mà người ngoại-giáo ấy chống-đối việc hồi hướng trở lại Đạo; do đó, ông Phaolô lại đã cho phép ly-dị tiếp ngay sau đó được phép tái-giá với người phối-ngẫu nam hoặc nữ đã theo Đạo, như lời lẽ trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 7 câu 15 từng chứng-tỏ:

“Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia, thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau!”


Đây là đặc-quyền của cộng-đoàn theo chân ông Phaolô. Và, luật-trừ này vẫn nằm trong giáo-luật của Hội-thánh Công-giáo La Mã như điều luật mang tên Codex Iuris Canonici đoạn 120-27.

Ông Phaolô có nhắc đến giáo-huấn của Đức GIêsu được truyền-thống Giáo-hội chuyển-tải nhờ các vị giảng-thuyết của Đạo Chúa và cứ thế được kẻ tin truyền-tụng, hệt như Tin Mừng của tác-giả Luca ở đoạn 10 câu 7, đà ghi chép:

“Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.”


Và, thư thứ nhất Côrintô đoạn 9 câu 14 lại cũng viết như sau:

“Cũng vậy, Chúa truyền cho những ai rao giảng Tin Mừng phải sống nhờ Tin Mừng.”    


Một lần nữa, nhờ vào thành-quả của công-cuộc thừa-sai, rao-giảng, ông Phaolô lại thích lợi-dụng quyền-bính của Đức Giêsu đem vào cho mình và chọn kế sinh nhai bằng cuộc sống lao-động chân tay, cụ thể là người kiến-tạo lều/bạt như sách Công Vụ Tông-đồ đoạn 18 câu 3 đà mô-tả:

            “Và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề dệt lều/bạt.”

Bằng cách này, nỗ-lực rao truyền Phúc Âm cho thế-giới ngoài Do-thái-giáo không bị rầy rà vì bất cứ sự gì, tựa như thứ thứ nhất Côrintô đoạn 9 câu 12 còn diễn-tả:

“Nếu những người khác còn có quyền đòi hỏi anh em, thì huống hồ là chúng tôi! Nhưng chúng tôi đã không dùng quyền đó. Trái lại, chúng tôi chịu đựng tất cả mọi sự để khỏi gây trở ngại cho Tin Mừng của Đức Kitô.”


Trường-hợp thứ ba, phần lớn các nhà kinh-điển đều đã coi đây như hệ-thống truyền-khẩu làm cho người đọc chúng ta càng thấy lạ kỳ. Lạ và kỳ, vì việc ấy nhằm chuyện ông Phaolô trình-thuật sự việc thiết-lập Tiệc Thánh Thể. Ông từng phàn-nàn về sự rẽ-chia/tách-biệt giữa các thành-viên trong Hội-thánh ở Côrintô, trong đó có đồng-đạo đến dự tiệc do Đức Chúa khoản đãi. Thay vì sẻ-san cho nhau thức ăn đồng-dạng, người giàu/kẻ nghèo cứ phải tự xoay sở hoặc dựa vào của ăn/thức uống do người này/khác đem đến. Thế nên, người thì ăn uống no say, kẻ thì vẫn cứ đói meo như ông đã từng đề-cập ở thư thứ nhất gửi giáo-đoàn Côrintô đoạn 11 câu 20-21, trong đó nói rằng:

“Khi anh em họp nhau, thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói, người lại say.” 


Ông Phaolô lại đã khuyến-cáo các vị hãy biết sẻ-san cùng một tấm bánh biểu-trưng cho thân mình Chúa và hãy uống cùng một thức uống biểu-trưng cho máu-huyết của Ngài, hầu tất cả được chiêm-ngưỡng sự chết của Đức Kitô đến ngày Ngài quang lâm, đến lại.

Với ông Phaolô, thì Tiệc Thánh Thể thực ra là việc làm để nhắc nhở mọi người về tính-chất ẩn-dụ, huyền-nhiệm nói đến cái chết bạo-tàn của Đức Giêsu. Tuy thế, ông lại không làm như ông Gioan Tin Mừng chỉ chuyên-chú sự việc nói ở đây theo cách gây chấn-động không đi vào chi-tiết như Tin Mừng Nhất Lãm từng viết. Chẳng hạn như, Tin Mừng tác-giả Mát-thêu đoạn 26 câu 26-29 đã ghi rõ những lời rằng:

“Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Ngài cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha Thầy."


Hoặc ở Tin Mừng tác-giả Mác-cô đoạn 14 câu 22-25 cũng có những lời như sau:

“Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Ngài bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa."

Tin Mừng tác-giả Luca ở đoạn 22 câu 15-20, cũng lại viết:

Ngài nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa." Rồi Ngài nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều-Đại Thiên-Chúa đến."

Rồi Ngài cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Ngài cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.”


Khi các tác-giả này định-danh “bánh và rượu” là “thân mình và máu huyết” đích-thực của Ngài cốt là để ăn và để uống; thế nên, ông Phaolô lại đã sử-dụng phương-cách rất riêng của ông để trình-thuật chi-tiết của hai sự kiện nói ở trên trong thư thứ nhất gửi Côrintô chương 11; và cũng ở thư này đoạn 10 câu 16-17, như sau:

“Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.”


Ông Phaolô lại đã dẫn-giải bảo rằng: mục-đích của việc kết-hợp huyền-nhiệm, còn gọi là sự hiệp-thông lành-thánh làm một với thân mình và máu huyết Đức Kitô, là để biểu-trưng cho việc ràng-buộc thành-viên hội-thánh vào tổng-thể duy-nhất, mà thôi.

Dĩ nhiên, điều rất dễ thấy là ông Phaolô đã tái-bản văn-kiện nói trên, trừ phi ta chắng làm sao thấy được rằng hai trình-thuật được kể ở Tin Mừng Nhất Lãm về việc thiết-lập Tiệc Thánh Thể vẫn chỉ là một và các văn-bản của ông Gioan Tin Mừng cũng về buổi Tiệc Tạ Từ như thế, cũng chẳng có gì dính-dự đến cái-gọi-là Tiệc Thánh Thể hết. Tuy nhiên, xem ra, với chúng ta, thể-thức dẫn-nhập của ông Phaolô đã bắt chước điều ông có ý nói về điều gì đó thật độc-đáo chứ không chỉ tái-bản các truyện kể không tên chuyển đến ông theo truyền-thống Giáo-hội để lại cho thế-hệ sau, như sự việc Đức Giêsu chết đi, đem chôn-cất và đã phục-hồi sinh-lực, cũng rất đẹp. Về sau, Ngài lại đã xuất-hiện nhiều lần, hệt như ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 3-5, ông Phaolô đã nhấn mạnh các điều sau đây:

“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ.”


Nếu ta không lầm khi diễn-giải bức thư này, thì điều tác-giả Phaolô viết lên có nghĩa: câu chuyện ông đề-cập đến, khác hẳn truyền-thống được ghi-chép khoảng 15 cho đến 45 năm sau, ở Tin Mừng Nhất Lãm, bởi lẽ: thư đầu do ông soạn có thể cũng là nguồn-mạch đầu-tiên được các tác-giả sử-dụng đưa vào sách Tân-Ước để trình-bày cho có hệ-thống khi thiết-lập truyện kể về Tiệc Thánh Thể.

Nói cách khác, đây là lúc ta có cơ-hội thuận-tiện để diễn-đạt truyện kể về Tiệc Thánh Thể như một yến tiệc nói về việc thiất-lập Giáo-hội do ông Phaolô kiến-tạo và sau đó được các hiệu-đính-viên như tác-giả Mác-cô, Mát-thêu và đặc-biệt ông Luca từng là người thân-cận đã dẫn-nhập truyện kể ấy vào các câu truyện kể theo thứ tự lớp lang xếp hàng dài ở Tin Mừng Nhất Lãm.

                                                                                                            (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn,
Mai Tá lược dịch