Chương Tám
Chúa Cứu-Chuộc
thật rất thánh
(bài 42)
Phần 3:
Biểu-thức
tạo tâm-thân Đức Giêsu
Vấn-đề
nền-tảng đặt ra hôm nay, là: làm sao để ta tìm ra được biểu-mẫu sống-động về Đức
Giêsu lịch-sử khả dĩ cắt-nghĩa được, ít là theo cách nào đó, đường-lối sống của
Ngài trong yêu-thương liên-kết với ta, có nền-tảng đặt trên sự công-chính của
Thiên-Chúa với con người?
Ở đây, tôi muốn anh
em mình tìm-hiểu thêm tư-tưởng đồng-hành của tác-giả Jean-Pierre Torrell khi
ông sử-dụng biểu-mẫu như thế để rồi hỏi: ông đã đề-cập đến lập-trường thánh
Tôma đến như thế rồi, thì chắc ta không còn có thể tiến xa hơn đoạn đường ông đã
đi. Theo tôi thì, quá-trình biểu-mẫu có nguồn gốc như thế, cũng xuất-hiện nơi lập-trường
của Jacques Maritain, nữa.
Ở đây, xin nói thêm đôi
điều ngắn gọn về trực-giác của Jacques Maritain được Jean-Pierre Torrell
khai-triển cả đến nỗ-lực của Weber cũng muốn kéo ta về lại với lập-trường xưa/cũ
do thánh Tôma Akinô diễn-bày.
Tác-giả
Jacques Maritain quan-niệm: có 3 “tầng dầy” rất lớp-lang xuất-hiện nơi con người,
đó là: tiềm-thức, ý-thức và siêu-thức. Các “tầng dầy” này, bao gồm sự hội-nhập, vốn là chìa
khoá chính của tầng “siêu-thức”. Và tầng cuối, là “tầng dầy” huyền-nhiệm, đầy ân-huệ
từ Thiên-Chúa cũng như thực-tại sống-động có ý-nghĩa đối với sự công-chính của
Chúa như Ngài vẫn gọi. Biểu-mẫu này, có thể áp-dụng cho Đức Giêsu và cho ta nữa.
Tác-giả Jacques Maritain không muốn thách-thức quan-điểm thường-tình có nơi tầng
siêu-thức, tức: điều mà Đức Giêsu sở-hữu đặc-trưng thần-thiêng rất thánh, đã từ
lâu.
Ở đây, tôi thấy thật tuyệt-vời
khi nhiều người vẫn cố tình tìm cách sắp-xếp các “tầng dầy” hiểu-biết tính hiện-thực
này, hầu thiết-lập nền-tảng để nhận-thức có thể hội-nhập vào con người…
Tác-giả
Jean-Pierre Torrell, cũng nhấn mạnh nhiều đến loại-hình nhận-thức xuất-hiện nơi
Đức Giêsu, khiến ta không cần bảo, là: Ngài phải có đặc-trưng thần-thiêng rất
thánh như thế, mới hợp lẽ. Tác-giả Torrell, lại chứng-minh cho thấy: loại-hình
nhận-thức này, đã “nhập-nội” theo cách có-một-không-hai và chỉ mình Ngài mới có,
như tầng “siêu-thức” có sự an-nhiên tự-tại theo nghĩa hài-hoà, và có quà tặng tràn-đầy
chảy vào thần-tính rất Ngôn-sứ của Ngài. Ngài không cần đặc-tính thần-thiêng rất
thánh, nên mới thế. Và, tác-giả Torrell lại cũng bảo: nơi Đức Giêsu, vẫn có đủ chức-năng
hiện-diện ở đặc-trưng thần-thiêng nơi Ngài, do các vị ấy lâu nay vẫn gán điều
đó cho Ngài. Các nhận-xét về Đức Giêsu, lại đã tạo khác-biệt nơi nhận-thức mang
tính ngôn-sứ của Ngài. Là ngôn-sứ, Ngài không buộc phải có khả-năng đoán trước
tương-lai/mai-ngày của sự-vật, hay của ai đó, vốn dĩ nói lên ý-nghĩa của sự việc
đúng như người ấy/sự ấy hàm-ngụ.
Niềm
an-nhiên tự-tại nơi Đức Giêsu, tạo khả-năng để Ngài có thể hít/ngửi được thực-tại,
nhận ra nó, và nói về nó rất như thế. Kinh-nghiệm về con người thực của Đức
Giêsu, luôn rộng mở đến độ nó dẫn Ngài đi vào trực-giác đích-thực. Tác-giả
Torrell, gọi đó là ánh-sáng ngôn-sứ “rất Kitô”. Ánh sáng ấy, có thể và có khả-năng
bổ-sung dữ-kiện học-hỏi mang tính sử-học, tức: vượt mọi phân-tích thực-nghiệm. Ở
đó, còn có sự khôn-ngoan thông-thái đầy chiêm-niệm, như: thói quen vẫn có, tình-tiết
nhập-nội, ý-thức hài-hoà, hào-quang chiếu rọi lên mọi sự. Và, ánh sáng này có
khả-năng thay-đổi phẩm-chất nhận-thức có tính ngôn sứ, tự tạo nữa.
Tác-giả
Weber, lại có khuynh-hướng kình-chống quan-điểm thần-học ngày nay, bằng việc
quay về với lập-trường công-khai/chính-thống của thánh Tôma Akinô, để rồi cho rằng:
Đức Giêsu luôn sở-hữu cách miên-trường, đặc-trưng thần-thiêng-cấp-kỳ của
Thiên-Chúa, mà Ngài không cần diễn-bày nó ra bên ngoài bằng ý-niệm nào tương-đối,
cả trước khi và sau ngày Ngài sống lại, cũng thế.
Xin mở thêm một dấu
ngoặc nhỏ, ở đây, để vấn-đề được sáng-tỏ, hầu khẳng-định: thánh Tôma Akinô, thật
ra, chưa bao giờ gọi đó là “đặc-trưng thần-thánh”, hết. Nhưng đúng hơn,
thánh-nhân lại đã quả-quyết cách trực-tiếp, rất cấp kỳ. Dù sao, thì thánh-nhân lại
cũng nói: đặc-tính thần-thiêng rất thánh của Chúa vẫn có đó, cả vào khi các thần-học-gia
định ra như thế.
Tác-giả
Weber lại chủ trương: Đức Giêsu sở-hữu nhận-thức đặc-trưng/đặc-thù một cách thấm-thía, đậm sâu. Trong khi tác-giả
hiểu sự việc này xẩy đến với Đức Giêsu giống thiên-thần, thì tác-giả Torell lại
nghĩ: nhận-thức nơi Đức Giêsu cũng thẩm-thấu và đậm-sâu như ngôn-sứ nào khác vẫn
có. Và, đó là nhận-thức thần-thiêng nơi Ngài, rất đặc-thù. Thế nên, Đức Giêsu sống
bằng nhận-thức từng-trải của chính Ngài.
Và,
triết-gia Weber còn biện-luận: thánh Tôma chọn lập-trường của riêng ông để
không bị lệ-thuộc vào tư-tưởng của bậc thày tiền-nhiệm là thánh Augustinô. Bởi
lẽ, thánh Tôma coi đó như điều cần-thiết có sẵn nơi Đức Giêsu, hầu Ngài có thể sống
như Ngài từng sống. Tác-giả Weber, lại quả-quyết: đặc-trưng thần-thiêng cấp-kỳ
của Đức Giêsu vượt mọi ngôn-từ, đã dẫn Ngài đi vào nhận-thức sâu-sắc ngay từ đầu,
về những gì xảy đến theo cách tượng-tự như đường-lối Thiên-Chúa thấy.
Tác-giả
Von Balthasar, vốn dĩ không thuộc trtường-phái Tôma, lại có khuynh-hướng theo phương-cách
riêng khả dĩ giúp ông nói về cái đẹp huyền-diệu khi bảo rằng: đời người, có hai
lựa chọn để sống tốt-đẹp. Một, là: lực hướng-tâm, tức: lực tập-trung hướng về bản
ngã của chính mình. Còn chọn lựa kia, là: lực ly-tâm, tập-trung vào các quan-hệ
mình có với người khác. Sống đời thực-tế, ngang qua đặc-tính thần-thiêng rất
thánh, là điều đưa ông vào với nỗi niềm từng suy-nghĩ: Đức Giêsu bao giờ cũng
làm thế. Điều này, đưa Ngài vào với lối sống theo hướng ly-tâm. Thật ra thì,
Ngài phải sống nếp sống bao gộp hết mọi người, mới đúng. Chính vì thế, Ngài tỏ-lộ
cách đích-thực như Thiên-Chúa thấy, cốt để ta cũng yêu-thương mọi người và mọi
sự như Thiên-Chúa vẫn thương-yêu ta. Và khi đó, ta sẽ đính-kết với mọi người và
mọi sự như sự thể rất hiện-thực.
Nhận-định
của các tác-giả trên, tổng-hợp thành “biểu mẫu” để ta có thể nhận ra Đức Giêsu
là Đấng nào và làm sao Ngài lại có thể “nhập-nội” vào với Ngài nhận-thức lý-trí
và tâm-lý, như thế được? Bản thân tôi, rất cảm-kích biểu-mẫu này, hơn các đặc-tính
khác ghép vào tầm-nhìn của Đức Giêsu hoặc những gì tương-tự. Điều này, tạo nguồn-gốc
cho các hội-nhập vào sự sống với hiểu biết tâm-lý nơi con người.
Tiếp
đến, tôi sẽ tìm cách khai-phá thêm, để xem: làm sao mà sự việc như thế lại có
thể xảy ra được? Rồi sau đó, ta sẽ cùng nhau phê-phán/luận-bàn về những điều tương-tự.
Làm thế, ta sẽ có dịp xét xem: đó có là đòi-hỏi quá đáng cho ta và cho Đức
Giêsu không?
Để
khai-phá thêm nhiều điều, ta cần đường-lối giải-thích nào mới-mẻ hơn về những
gì có nghĩa trở-thành người. Để rồi, từ đó, ta có khả-năng tiếp-cận Đức Giêsu,
theo chiều-hướng ấy. Vậy, ta hãy thử dựng biểu-mẫu cho những chuyện như thế,
xem sao.
Nơi
người thường, bao giờ cũng có 3 tầm-mức hội-nhập gộp chung lại. Tầm-mức dưới thấp,
là xác-thể có tương-quan với siêu-linh, nằm ở tiềm-thức con người. Thứ đến, là:
tầm-mức trung-hoà, tức: những gì chứa-đựng ý-thức chủ-thể, hoặc: mình nghĩ về mình.
Và, cuối cùng, là: tầm mức trên cao, tức: siêu-thức. Chính ở nơi này,
Thiên-Chúa đến hiện-diện nơi ta, qua sự-kiện Thần-Khí Ngài đến dựng lều trú-ngụ
và ban ơn cho ta cùng mọi người. Việc này, tựa như ánh thái-dương thẩm-thấu bầu
khí-quyển ta hít/thở. Đây, là lằn sáng đậm-sâu/thâm-thúy ở bên trong. Và, chiều-kích
này, làm một trong ta theo cách hội-nhập.
Nay,
ta hãy nhìn vào tầm-mức dưới thấp, tức: tiềm-thức. Triết-gia phân-tâm-học Sigmund
Freud đã khám phá ra nó, vào độ trước. Đây, là tiềm-lực có ở trong đó như thứ
năng-lực tâm-thần. Nói thế, không có nghĩa bảo rằng: nó tha hồ hoành-hành ngược
xuôi/ngang dọc. Nó mang ý-nghĩa hoàn-thành một ý-lực, tức: làm được thế là nhờ
vào biểu-tượng. Nó cần đến tiến-trình biểu-tượng-hoá mọi sự và mọi thứ. Và, có
hai cách để làm việc này. Một, theo hình-thức biểu-tượng. Theo cách này, nó diễn-lộ
ra bên ngoài bằng biểu-tượng cho thấy tính yếu-kém của nó, khi hội-nhập vào trong
ta. Và, đây là những gì đưa-dẫn các nhà phân-tích đi vào loại-hình nhận-thức
không “nhập-nội”. Cách-thức kia, lại mang tính “siêu-thăng”, tức: diễn-lộ chính
con người mình ở lĩnh-vực cao hơn, theo cách “nhập-nội”.
Chìa
khoá cho lực tâm-thân đi từ việc biểu-tượng-hoá đến siêu-thăng thì như thế, tức:
vẫn sử-dụng các ẩn-dụ. Bởi, ẩn-dụ biến ta thành con người bằng xương bằng thịt.
(Trong quá khứ, ta thụ-giáo nhiều về ý-tưởng trừu-tượng hơn về ẩn-dụ; và ta
cũng được huấn-luyện nhiều về động-thái đi vào ẩn-dụ, nữa). Để có thể tự kềm chế
con người mình, ta buộc phải ngăn-chặn, không để chúng lên thẳng với ta bằng ẩn-dụ.
Thường thì, ta cũng cần đến biểu-tượng, nghi-thức phụng-vụ hoặc lễ lạy và nhiều
thứ khác nữa. Thế nhưng, ẩn-dụ có đó để làm gì? Nó có là phương-án giúp ta vượt
năng-lực sống-sượng ở đời, không? Từ-vựng “biểu-tượng” bên tiếng Hy-Lạp đến từ ảnh
hình về hai mảnh gỗ có bờ mép lún phún, lởm-chởm. Vào độ trước, chúng từng gộp chung
là một. Nhưng, nay đã bị vỡ tung thành hai mảnh, tách rời nhau. Mảnh này kiếm tìm
mảnh kia, mãi không ngừng. May, nhờ có thiên-nhiên ra tay hất-tung chúng vào với
nhau, nên mới thế. Về sự-kiện này, tiếng Hy-Lạp gọi đó là: “sym-ballein” mang nhiều ý-nghĩa…
Nay,
ta hãy nhìn vào tầm-mức trung-hoà, tức: nhận-thức chủ-thể. Thật ra, cũng khó mà
nắm bắt được nó. Bởi, nó là sự tương-phản, rất trái ngược. Cùng lúc, nó vừa
sáng-lạn vừa tối tăm. Nhờ nhận-thức chủ-thể, ta biết được chính mình một cách hồn-nhiên/bất
chợt. Nhưng, ta vẫn ở trong tăm-tối, chẳng biết gì về tầm-mức ở trên, chốn cao xa
trú-ngụ trong ta. Và, ta cũng không nắm rõ sự hiện-diện của chúng, nữa. Ở đây,
ta không thấy chúng cách rõ rệt được.
Thánh
Gioanna thành Arc có lần được hỏi: “Chị
có bao giờ ở vào tình-trạng tràn đầy ơn thánh không?” Thì, thánh-nữ trả lời:
“Nếu tôi được thế, thì Chúa sẽ gìn-giữ
tôi ở đó mãi. Còn, nếu tôi không được thế, thì Chúa cũng sẽ đặt tôi vào trong đó,
rất chóng thôi.” Trong khi chờ đợi, thánh-nữ vẫn sống vững-mạnh bằng niềm
tin đích-thực của chị. Thường thì, vị nào sống tốt-lành/hạnh-đạo khám-phá ra được
“tâm-linh” khiến mình nghĩ: cũng nên nhìn kỹ toàn-bộ cuộc sống, ở trong đó. Nếu
không làm thế, các vị ấy, có thể, cũng đi vào cuộc sống có nó ở đó rồi. Tuy
nhiên, một phần của tầm-mức thấy rất rõ bên trong con người mình, là những gì khiến
ta hoàn-thành việc “cắm chặng” đầy ý-nghĩa đổi thay chân-trời sống, của mình.
Ta
có thể tiếp-cận thứ gì đó, hơn cả ẩn-dụ nói ở đây. Đó là định-nghĩa. Và, định-nghĩa
này, lại vẫn nói về “con người”. Bởi thế nên, ta có thể “cắm chặng” con người
mình vào người nào đó thực ra là chính ta, nơi hữu-thể không thay đổi. Đây là thứ
tương-quan giữa ta và thực-tại có trong ta. Nó tạo an-ninh vẹn-toàn cho ta, qua
“hữu-thể người”. Đó, là phần siêu-nhiên hàm-ngụ ở trong đó, nếu muốn gọi thế, và
ta hoàn-toàn tốt-lành tự-nhiên, giống như thế. Đây, còn hơn cả tâm-lý-học nữa.
Bởi, nó có ý-nghĩa nền-tảng cứ hỏi rằng: ta là ai mà như thế? Hỏi thế, cả khi
ta có sẵn hay không lời nào để nói lên điều ấy, nữa.
Nay,
ta nhìn vào tầm-mức cao hơn, tức: giai-tầng
của siêu-thức. Đây, là giai-tầng thần-thiêng siêu-phàm ở trong ta. Nó, như trở-thành
quá nhiều thứ đối với ta. Nó, tựa hồ lằn-sáng ánh-dương chiếu rọi bầu khí-quyển.
Mắt ta, không tài nào nhìn nó cách trực-tiếp, được. Ta yêu-thương Chúa và ao-ước
thấy những gì về Ngài nhiều hơn bao giờ hết.
Trong
yêu-thương đích-thực, luôn có sự đồng-cảm/đồng-thuận rất chân-phương đối với
Chúa. Ta nhận ra điều này, nơi động-thái của các vị cao-niên cứ ngồi đó hàng giờ
ở ghế nhà thờ, nhiều buổi lễ. Vì ngồi thế, nên các vị mới thấy mình gần gũi
Chúa nhiều hơn nữa. Đó, là sự gần-gũi đầy tình thương. Chắc hẳn, Chúa cũng đồng-cảm
thương-yêu các vị hệt như thế! Giữa các vị và Thiên-Chúa, có sự hoà-âm hợp-giọng
rất đồng-điệu, và ngược lại.
Bằng
kinh-nghiệm này, các vị cao-niên ấy hiểu được Chúa theo cách khôn-ngoan cũng rất
thực. Các vị, sống trong nhận-thức thương-yêu đầy tích-cực, khiến các vị sẽ không
bị ngã gục, hay sao đó. Đây, là huyền-nhiệm. Một huyền-nhiệm sâu-sắc hơn cả ý-tưởng
đậm nét, tức đường-lối giúp ta yêu Chúa và sống với Chúa cách thân-tình.
Bằng
biểu-mẫu trọn-vẹn, ẩn-dụ lại đưa ta đi vào trạng-thái siêu-hình-học, để rồi cùng
ta đi vào huyền-nhiệm. Và, việc siêu-thăng/biểu-tượng-hoá dẫn đến việc cắm-chặng
thực-tại đầy ý-nghĩa, rồi dẫn ta đi vào sự sống vượt tầm-nhìn rõ nét trong
quan-năng sống vì Chúa, và cho Chúa. Đây, là biểu-mẫu hoạt-động thật hữu-ích về
những gì mang ý-nghĩa trở-nên con người, là ta.
Đến
đây, có vấn-nạn: ta có thể áp-dụng biểu-mẫu
này vào với Đức Giêsu được không?
Giả
như Đức Giêsu sống như thế, có lẽ ta sẽ thấy: làm sao Ngài lại có thể đi vào sự
công-chính bao-gộp hết mọi sự? Và, Ngài tặng ban sự sống cho ta, như thế? Đây
là dự-án tốt lành. Nhưng sẽ không hoạt-động dễ-dàng đến độ thế. Ta phải đưa vào
dữ-kiện, thứ truyền-thống mình từng chấp-nhận về Đức Giêsu. Để có thể nhìn vào
Ngài, nơi đây, cách trọn-vẹn và có khi còn phải đảo-ngược biểu-mẫu ấy, cũng không
chừng.
Nay,
ta hãy bắt đầu nhìn vào tầm-mức trên cao có
ở nơi Đức Giêsu.
Đức
Giêsu khác với con người chúng ta, vì Ngài sống ở đó; hoặc, Ngài sống theo cung-cách
có tầm-nhìn vào Thiên-Chúa cách trực-tiếp; và lúc nào cũng triền-miên như thế.
Hoặc, như ngôn-từ được các tác-giả sử-dụng, là: bằng thứ gì đó như “ánh-sáng rất
Kitô”, tức: chức-năng tương-đương với tầm-nhìn này. Không ai có thể sống như thế
được. Đức Giêsu thấy được sự thật rất đích-thực về Thiên-Chúa, ngang qua sự thật
cũng rất thực về mọi thực-tại. Ngài giáp mặt trực-diện với tất cả những thứ và
những sự như thế; và Ngài yêu-thương hết tất cả theo cung-cách giống hệt thế.
Đây, là ý-nghĩa của việc Đức Giêsu hành-xử đối với ta: Ngài luôn có mặt ở đó,
trong trạng-huống rất đích-thực của Thiên-Chúa và của tất cả mọi sự như
Thiên-Chúa sờ chạm vào đó. Huyền-nhiệm trong ta, là “phương-thuốc giải cứu” đề
ra cho nhận-thức hạn-hẹp trong hiện-tại về Thiên-Chúa. Nơi Đức Giêsu, không có
gì cần giải-cứu, hết. Ngài nhìn thấy, sống thực và yêu-thương Thiên-Chúa cách
trọn-vẹn qua mọi sự. Điều này, tác-động lên mọi sự như Ngài từng làm cho hết mọi
sự.
Nay,
ta đi vào tầm-mức trung-hoà có Đức Giêsu ở trong đó.
Đức
Giêsu biết Ngài là ai. Ngài không cần “cắm chặng” và cũng chẳng cần tìm sự
an-ninh/an-toàn gì trong đó. Nơi Ngài, chẳng hề có bất cứ khuôn-đúc nào khuất-tất.
Tất cả đều sáng tỏ. Đức Giêsu lúc nào cũng tuyệt-diệu tràn-đầy trong mọi sự.
Ngài thường ra đi một mình vào chốn lặng thinh. Ta cũng thế. Ta có thể sống như
Ngài và giớng Ngài nếu ta có tầm-nhìn trực-tiếp đi vào với Chúa; hoặc, có khả-năng
tương-tự như Ngài. Động-thái ban-đầu, có thể là sự tri-ân, diễm-tuyệt, kỳ diệu…
Động-thái ấy, vượt quá khả-năng của ngôn-ngữ. Ta không thể là nô-lệ cho ngôn-từ.
Ngôn-ngữ hay từ-vựng rồi cũng ngã-gục. Đức Giêsu sống thực nơi huyền-nhiệm vượt
mọi từ-ngữ. Ngài biết rõ, từ-ngữ có giới-hạn của nó và Ngài sống thực với nó
như việc tự-nhiên, mẫn cán.
Có
lẽ đó cũng là lý-do cho thấy: tại sao ta có khuynh-hướng tập-trung vào các kỳ-công
do Ngài làm, hơn lời Ngài nói với ta, và cho ta. Mọi hành-động, tự nó bộc-lộ sự
sống của chính bản-thể làm nên chúng. Hành-động của Đức Giêsu, cũng diễn-tả
toàn-bộ thực-tại Ngài vẫn từng sống. Toàn-bộ sự sống có hành-động của Ngài, là
sự “chú-giải”và “giải-trình” về các hữu-thể. Chú-giải, là giải-nghĩa và
chú-thích ý-tứ sự việc Ngài làm. Là, mở ra cho mọi người thưởng-lãm, cách thú-vị.
Để từ đó, ta thấy rõ hơn và thấy đó như thành-phần gồm tóm mọi sự trong đó…
Đức
Giêsu thấy mọi sự nơi mọi người, theo cách trọn-vẹn như thực-tại Chúa vẫn thấy ở
bên ngoài. Điều Ngài thấy, bao gồm mọi thứ không phân-biệt thứ nào hoặc sự gì.
Tất cả mọi sự và mọi thứ đều rất thực. Thiên-Chúa biểu-tỏ mọi sự cách rõ rệt, đồng
đều nơi mọi người. Tính trung-thực thần-thánh, chính xác tóm gọn trong việc
“bao gộp hết mọi sự” ở Thiên-Chúa. Không gì có thể hoặc tiếp tục như thế, ngoại
trừ với Chúa.
Đó,
là “sự Công-chính của Thiên-Chúa” vẫn có nơi Đức Giêsu. Đó, không là sự công-bằng
về luật-pháp mang tính con người, ở đời. Đó, cũng không là siêu-hình-học theo
nghĩa kỹ-thuật. Có lẽ Đức Giêsu từng tĩnh-lặng ngồi một mình để tự hỏi chính mình
Ngài, những câu như: thực sự điều đó có nghĩa gì? Nhưng, Ngài đạt mấu-chốt đích-điểm
khi làm thế, theo cách khác mọi người. Nơi Ngài, sự thể tuôn chảy rất xuyên suốt
tự bên trong con người Ngài. Từ, tầm-nhìn và sự kỳ-diệu trọn-nghĩa của tất cả mọi
sự, như Ngài vẫn thấy chúng gộp-chung-làm-một với nhau. Đó là siêu-hình, nếu ta
gọi được như thế. Và, Ngài không cần đi tới đó mới thấy được sự an-ninh/an-toàn
của chính Ngài, như ta thường làm. Bởi, an-ninh/an-toàn, đối với Ngài, không là
gì!
Nay,
ta trở về với tầm-mức-dưới-thấp nơi Đức
Giêsu.
Ngài
có-mặt-ở-tại-nhà theo tầm-mức thấp nhất của thực-tại. Ngài nhìn mọi sự như gốc-nguồn
xuất phát ẩn-dụ, qua đó Ngài thấy được sự cao cả. Ngài có-mặt-ở-tại-nhà với
trái đất, với xác-thể, tính-dục và với hết mọi sự việc mà ta không thể hiện-thực.
Ngài vui mừng sử-dụng những thứ và những sự như thế, để biến chúng thành ảnh-hình,
biểu-tượng cũng như ẩn-dụ về những gì kín-ẩn ở bên trong con người Ngài, và bên
trong Chúa. Ngài làm thế, với sự tự-do cao cả. Động-lực tuôn chảy xuyên suốt từ
tầm-nhìn tạo cho Ngài khả-năng lớn lao/cao cả là như thế…
Ở đây, khi làm nổi bật
“biểu mẫu” con người, tôi đảo ngược nhiều thứ. Ở nơi mình, ta bắt đầu từ chỗ thấp
rồi tiến lên tầm-mức cao hơn. Nơi Đức Giêsu, Ngài lại khởi từ trên cao và hoạt-động
đi trở xuống những gì ở dưới thấp. Đó, chính là Nhập-thể.
Đức
Giêsu sống tiếp-cận, nhập-nội sự diệu-kỳ
cách trực-tiếp; và qua đó, Ngài biến mọi sự thành ẩn-dụ.
Biểu-mẫu
về giai-tầng nhận-thức, sẽ vẽ theo sơ-đồ như bên dưới:
Với
người thường là chúng ta:
Tầm-mức dưới thấp: tâm-thân/xác-thể (vô-thức
có ảnh-hưởng từ ý-thức) hoặc
thân-xác đầy “dục-tính”
sự “tăm tối” ta không tài nào hiểu
trọn vẹn
là NĂNG-LƯỢNG GẶP GỠ BIỂU-TƯỢNG
biểu-tượng không triệu-chứng
(dẫn đến tình-trạng loạn thần-kinh)
nhưng biểu-tượng an-toàn
(dẫn vào tình-trạng thăng-hoa)
tự-diễn theo
cung-cách có được
Ý-NGHĨA ẨN-DỤ
Tầm-mức
trung-hoà: nhận-thức chủ-thể (“Tôi” tạo ảnh-hưởng lên cuộc sống) hoặc
tranh tối-tranh sáng nơi nhận-thức
tranh tối: ân-huệ cao cả
(tôi vẫn sống trong ân-huệ chứ?)
tranh sáng: khi CẮM CHẶNG
Ý-NGHĨA đổi-thay chân-trời
tức: tôi
liên-hệ với thực-tại,
tôi
sống an-toàn trọn-vẹn như con người, theo
NGHĨA
SIÊU-HÌNH HÀM-ẨN
Tầm-mức
trên cao: ân-huệ/quà tặng/nhân-đức (ánh-dương xuyên-thấu khí-quyển)
vùng tối nửa vời
ánh sáng chói chang, tôi
thấy mình một phần đang ở trong bóng râm đen
tôi cảm-nghiệm nó trong
thương-yêu và kéo dài khi trời sáng
đó là ý-hướng tạo cho ta
SỤ KHÔN KHÉO CHẢY TỪ
TÌNH THƯƠNG hoặc sống “ngang qua”
hy-vọng đầy nhẫn-nhục,
trong HUYỀN-NHIỆM đích-thực
Với
Đức Giêsu:
Tầm-mức
trên cao: GẦN GŨI THIÊN-CHÚA (có tầm-nhìn hoặc tình-huống tương-tự)
trút bỏ khả-năng của bất
cứ tăm-tối nào
và bất cứ tranh
tối/tranh sáng hoặc tối nửa vời
tuôn chảy lên tầm-mức dưới
thấp
không phải để
giải-cứu chúng,
nhưng để
chúng sẻ-san nơi THỰC-TẠI CẤP KỲ
Tầm-mức
trung-hoà: Ý-NGHĨA DIỆU-KỲ Ở TƯ-THẾ TRỌN-VẸN
xem như thế
Đức Giêsu không cần phải
đau-khổ vì Ngài không đưa chúng vào lời,
nhưng
Ngài vui hưởng sự việc Ngài có thể, dù lời của ta ra sao
và
Đức Giêsu thực-hiện
hành-động trong mọi sự có ý-nghĩa, khiến nó
trở-thành mặc-khải có từ
Thiên-Chúa
không kỳ-thị
như “chú-giải” – “giải-trình” ý-nghĩa
của BAO GỘP
KHÔNG CHỌN LỌC
‘trung-thành
với Thiên-Chúa và thực-tại’ không đứt-đoạn
đây là
‘siêu-hình-học’ về thực-tại chịu ảnh-hưởng của
nhập-thể… và
tầm-nhìn cấp-kỳ.
Tầm-mức
dưới thấp: CÓ-MẶT-Ở-TẠI-NHÀ BẰNG ẨN-DỤ nơi ngôn-ngữ
đặc-biệt ở ‘dưới đất’
điều này phù-hợp với việc
NGÀI LÀ NÔNG-DÂN, có liên-hệ với
trái đất.
Theo
tôi, sơ-đồ biểu-mẫu này cung-cấp nhiều kỷ-luật đối với những gì mà các nghiên-cứu
học-hỏi về Đức-Giêsu-lịch-sử không hoà-đồng được. Biểu-mẫu này, cho thấy nguồn-gốc
sự việc Đức Giêsu bao-gộp mọi sự, một cách rất công-bằng. Không có gì, cả đến lịch-sử,
lẫn xã-hội-học hoặc bộ-môn văn-hoá nào khác có khả-năng giải-thích được: làm
sao con người lại có thể sống với động-lực bao-gộp sự công-bằng/công-chính một cách
vô-hạn-định được? Đó, không là cánh-chung-luận hoặc sự khôn-ngoan nào đó, không
mang tính chính-trị; hoặc, cả đạo-đức/chức-năng nữa; nhưng thật ra nó có
ý-nghĩa nhiều hơn thế. Nó liên-hệ đến cung-cách duy-nhất do Chúa làm nên mọi sự.
Tất
cả những thứ này, đối với tôi, xem ra đòi-hỏi lối giải-thích mới, về mọi sự-thể
ở con người. Thật ra, vấn-đề đặt ở đây là: điều gì có ý-nghĩa như một “nhập-nội”
vào với con người? Đức Giêsu có được sự công-chính bao gộp hết mọi sự, từ nơi đâu?
Ở đây, ta đang nói về chính chúng ta và cả Đức Giêsu nữa….
Vấn
đề quan-yếu với tôi là: đòi-buộc như thế, có vượt quá khả-năng con người không?
Điều này, vẫn tạo cho Đức Giêsu luôn thương-yêu người bình-dị, ở đời. Thế
nhưng, điều đó có khiến ta tạo nên một Đức Giêsu là Đấng quá “thần-thiêng
thánh-hoá” cốt buộc Ngài về với lớp người bình-dị, không?
Từ
đó, tôi lại có thêm vấn-đề để đặt ra, tuy hơi do-dự, nhưng tạo hấp-dẫn cho biểu-mẫu
nói ở trên, tức: nhấn-mạnh vào động-lực thúc-đẩy, sẽ đồng-điệu với truyền-thống
thần-học, nói chung.
Muốn
thành người thực-thụ, ta có cần siêu-thăng hoặc biến mọi sự thành ẩn-dụ hoặc biểu-tượng
vào mọi lúc, không?
Chắc
chắn, có nhiều thứ trong cuộc sống vẫn tiến-triển theo cách trực-tiếp, không kiểu-cách
nhiều như thế. Theo tôi, thánh Tôma Akinô vẫn chủ-trương bênh-vực nhận-thức
bình-dị có được qua kinh-nghiệm từng-trải nơi Đức Giêsu. Điều đó, đòi ta lui lại
đằng sau một chút, để làm cho Ngài có thêm chút thơ mà trở-thành Đấng siêu-thăng
thật siêu-đẳng. Muốn “hội-nhập” chung sống với ta và trong ta, có lẽ: Ngài cũng
sẽ không làm như thế… Và như thế, có lẽ giống ta nhiều hơn, tức: đặt nặng những
điều Ngài từng làm thế, xem ra mới có nghĩa thế nào là Nhập-thể, rất đích-thực!
Nay,
để sống một đời sống của “người con” được tặng-ban ân-huệ, ta cũng không cần phải
có cho bằng được nhận-thức thần-thiêng như thế. Hoặc, không cần phải có những
hành-xử hoặc sinh-hoạt tương-tự. Đối với ta, lúc này, điều cần hơn cả chỉ là:
yêu-thương. Và, đó cũng là những gì ta đang có. Yêu thương, có sự đồng-điệu và
đồng-thuận với một Thiên-Chúa từng khiến ta trở-nên như thế, và có sự thôi-thúc
về những gì mà ta gọi là “nhận-thức huyền-nhiệm” (không kể những gì được các học-giả
khi xưa thường đe-nẹt mỗi khi viết rất sai về chuyện ấy). Theo tôi, nếu ta nhận
rằng: không có cái-gọi-là Nhận-thức thần-thiêng nơi Đức Giêsu, và nhận ra rằng:
ta phải đồng-thuận để bảo rằng: không có gì tương-tự như thế ở nơi Ngài, khiến
Ngài khó có thể hội-nhập, thì ta sẽ kết-luận thấy được là: Đức Giêsu giống ta
nhiều hơn, nơi đây. Ngài sống thực nhiều hơn, bằng loại-hình yêu-thương ta vẫn
có, hơn là: bằng bất kỳ loại-hình ‘nhìn mọi sự’ theo cung-cách ‘ở trên trời’, của
người nhà trời. Và tình thương-yêu nơi Ngài, nếu nói được như vậy, thì cũng giống
như sự việc trên thực-tế, là: hãy ra ngoài mà đến với những người có nhu-cầu
nhiều hơn ta, và đứng lên mà chống-chọi mọi khuynh-hướng chính-trị cứ luôn vùi
dập, nhận chìm người ở dưới, rất thấp cổ bé họng.
Càng
ngày tôi càng có khuynh-hướng nghĩ rằng: khi ta chết đi, ta sẽ có trọn-vẹn tầm-nhìn
về Thiên-Chúa. Nhưng, trước khi chết, âu cũng là chuyện bình thường rất “con
người” đích-thực là: đừng nên có tầm-nhìn tương-tự (chí ít, lại cũng bảo: hãy nên
có động-thái lành-mạnh về tâm-lý và đừng chuốc lấy cho mình những gì là giả-hiệu
hòng thay thế). Nay, hãy sống-thực niềm tin-yêu của mình và để đầu óc hoạt-động
theo cách có lý lẽ. Trong khi trông mong một tầm-nhìn như thế, khi ta chết,
cũng là và sẽ là cuộc cách-mạng về nhận-thức-luận. Nhưng, nay tôi thấy rất vui,
là: mình không thực-hiện cách sớm-sủa cuộc cách-mạng ấy. Cũng là điều hay và rất
tốt, là: được sống trước khi điều đó xảy đến; và không cần tìm-kiếm những gì
thay thế nó. Theo tôi, hiện thế-giới đang có khuynh-hướng gia-tăng chuyện mọi
người nghĩ, rằng: Đức Giêsu cũng rất vui khi Ngài sống giống như thế. Và, đây
là thực-tế và là thực-thể của “nhập-thể” ở với ta, những người vẫn sống theo
cách-thế của người thường, bình-dị như thường-lệ.
----------------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch