Chương Bẩy
Cứu-Chuộc thế-gian
qua các đạo trên trần-thế
(bài 34)
Phần 1:
Cứu-chuộc
thế-gian
và lập-trường
của nhiều người
“Bất cứ sự thật nào, dù do ai nói, cũng đều xuất từ Chúa Thánh
Thần.” (Thánh
Tôma Akinô)
“Hội-thánh Công-giáo không chối-bỏ bất cứ thứ gì là sự-thật
và lành-thánh nơi đạo khác. Hội-thánh có tầm-nhìn cao-cả về sự sống, hạnh-kiểm,
giới-luật cũng như các tín-điều mà, qua đó, dù có khác-biệt về đường-lối giảng-dạy,
vẫn phản-ánh sự-thật trên muôn dân”. (Công Đồng Vaticăng II: Hiến chương “Thời Đại Con Người”, đoạn 2)
“Các tôn-giáo có hệ-thống như Phật-giáo, Ấn-Độ-giáo vẫn
có đặc-trưng riêng về Chúa Cứu Chuộc thật rõ nét”. (Tông-thư Tiến Vào Thiên Niên Kỷ thứ 3, đoạn 30)
“Không còn gì nghi-ngại để bảo rằng: Phật-giáo là một
trong các đạo-giáo tâm-linh cao-cả đối với lịch-sử loài người”. (Henri de Lubac, Aspect du Buddhisme)
“Năm 1988, khi tiến dần vào cuối đời, tác-giả Hans Von
Balthasar đã từng viết: cuộc đối đầu giữa Thiên-Chúa-giáo và các tôn-giáo khác ở
Châu Á có tầm quan-trọng đáng kể với Đạo Chúa hơn cả cuộc đối đầu giữa văn-minh
Kitô-giáo và Hy-Lạp.” (Dấu-chỉ của Đối-thoại thực là Hoà bình – Phát-biểu của Đức
Gioan Phaolô II tại Assisi hôm 24-1-2002)
Cũng nên xem thêm tài
liệu của Thánh bộ Giáo-lý Đức tin có tựa-đề là “Suy-gẫm về Đạo Chúa” phổ-biến
vào năm 1989 và Tông-thư do Đức Gioan Phaolô II viết vào năm 1994 mang tựa-đề: “Tiến Vào Thiên Niên Kỷ thứ 3”. Trước
khi về lại với Tông-thư này, cũng nên đọc thêm bài viết “Đức Giêsu là Chúa” do Đức Hồng Y Ratzinger ký năm 2000, khi ấy Thánh
Bộ Giáo-lý Đức tin, có nói: “Điều này xúc-phạm
hầu như toàn-bộ các giáo-phái khác của Đức Kitô về quan-điểm của Toà Thánh
trong thế-kỷ vừa qua. Điều này lại cho thấy Hội-thánh vẫn coi các đạo-giáo khác
trên thế-giới vẫn khiếm khuyết một cách trầm trọng”. (x. E. Stourton, John
Paul II: man of history)
Ngoài ra, ba đề-tài chính
vẫn liên-quan với nhau, là: khoa học và niềm tin, Giáo-hội và thế-giới hiện-đại,
tôn-giáo thế giới và chính họ.
“Giờ của Châu Á đã cảnh-báo Giáo-hội ta”. (Hồng Y Ivan Dias,
tân Bộ-trưởng Thánh-bộ Truyền-bá Phúc-âm, đã nói như thế vào ngày 23/5/2006)
-----------------
Ghi chú:
Năm ngoái, cũng có buổi Hội-thảo lớn tổ-chức tại
Toulouse, Pháp quốc đề-cập đến vấn-đề này. Tôi e mình sẽ không có thì-giờ để có
buổi nói chuyện khác về hội-thảo này. Bởi, lúc ấy, tôi phải phụ-trách buổi
tĩnh-huấn với anh em ở Galong, Sydney. Hy-vọng là anh em bên ấy, cũng sẽ đăng-tải
nội-dung buổi hội-thảo này trên Tạp chí Thánh Tôma vào giữa năm. Thay vào đó,
tôi sẽ dựa vào bài viết của Claude Geffre, O.P ở Le Saulchoir, Paris.
Khi trước, có cuộc đối-thoại
rất ngắn cũng vui vui giữa nhà thừa-sai phương Tây và người Trung-Hoa, như sau:
Nhà
thừa sai nói với người Trung Hoa: Ông
theo đạo Chúa chứ?
Người
Trung-Hoa khi ấy trả lời: Không dám đâu.
Gì mà sớm thế, cha!
Thánh Phanxicô Xaviê
Nay
cũng đã hơn 500 năm, tính từ ngày sinh của thánh Phanxicô Xaviê, rồi. Mới đây,
có bài viết của tác giả X. Leon-Dufour nói về cuộc sống của thánh Phanxicô
Xaviê, sj từng cho thấy: thánh Phanxicô Xaviê xem chừng cũng hiện-đại không kém.
So với thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê có nhiều điểm cũng tương-đồng, nếu ta
nhìn vào lịch-sử Giáo-hội cách tổng-thể, bởi lẽ: cả hai vị, đều đem niềm tin-yêu
Đức Kitô đến với thế-giới nhân-trần. Nói khác đi: nơi thế giới Phương Tây, mọi
người đều qui về thánh Phaolô; còn với thế-giới phương Đông, thì mọi người lại
chú-mục vào thánh Phanxicô Xaviê, Dòng Tên.
Có
thể nói một cách chắc-nịch rằng: thánh Phanxicô Xaviê chưa hẳn là người đầu-tiên
đặt chân đến Châu Á. Người của phái Nestorius khi trước đã có mặt ở đó, từ thế-kỷ
thứ 6. Các thày dòng Phanxicô cũng từng có mặt ở đó, trước cả thánh Phanxicô
Xaviê không lâu, cả vào thời người Bồ Đào Nha bảo-hộ phần lớn châu-lục này.
Thánh Phanxicô Xaviê là người sắc-tộc Basque, từng hoạt-động cho chính-quyền bảo-hộ
thuộc nước này.
Thánh-nhân
đến đây, mang theo kế-hoạch thừa-sai/mục-vụ, và ngay lúc ấy, ngài cũng từng biết
cách thích-nghi nền văn-hoá và tập-tục của người địa-phương. Kế-hoạch của ngài,
là đến với cả hai, vừa với người thấp cổ bé họng nhưng có nhu-cầu thiết-yếu, vừa
với các thể-chế cùng lãnh-tụ của họ, nữa. Ngài làm thế, là cốt tạo tương-lai ngời
sáng với mọi người. Ngài đến, cả với người đánh vớt ngọc-trai (tức những người
thấp-hèn thuộc giai-cấp thấp, chỉ trên mỗi giai-cấp của người sống ngoài lề
xã-hội, thôi. Và, ngài cũng lại đến với các tù-nhân, nữa. Ngài đến với cả hệ-thống
sức khoẻ, như: bệnh-viện và các bệnh-xá phung-cùi cũng như trung tâm giáo-dục, ở
đây đó. Riêng ở đây, ngài lại chọn đường-lối dạy cho mọi người biết cách nguyện-cầu
cùng hiểu giáo-lý Đạo Chúa theo ngôn-ngữ của dân chúng địa phương và đưa vào đó
phương-pháp mô-phạm vốn dĩ phù-hợp với nhu-cầu của riêng họ. Ngài nhắm mục-tiêu
nhanh-chóng huớng-dẫn đào-tạo hàng giáo-sĩ địa-phương, cho thành-thạo. Về sau,
ngài còn đưa vào chuơng-trình giảng-dạy việc phê-bình cung-cách làm chứng-tá cho
Chúa qua các giáo-dân ở cấp cao hơn, ngõ hầu các vị này có thể quay ngược trở về
với bản gốc, và cả những vị có chân trong hàng giáo-sĩ, nữa. Rồi cứ thế, ngài
tiến tới việc đấu-tranh cho sự công-bằng chính-trực, trong khu-vực.
Cũng
giống thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê từng thực-hiện nhiều cuộc hành-trình
thừa-sai đầy ý-nghĩa. Sau hành-trình ban đầu vào năm 1541 từ Châu Âu đến Goa, là:
trung-tâm của người Bồ Đào Nha ở Ấn-Độ, ngài lưu lại đó vỏn vẹn chừng 13 tháng,
mà thôi. Sau đó, thánh Phanxicô Xaviê lại cũng xuống tận miền Nam Ấn Độ, như:
eo biển Malacca, Mã-Lai và vài nơi. Tiếp đến, thánh-nhân lại đã quay trở về Goa
để rồi lưu lại nơi này đến 15 tháng và đào-tạo 17 tân-chức Dòng Tên từ Châu Âu
đến, vào thời sau đó. Thánh Phanxicô Xaviê nhận thấy là sự hiện-diện của ngài ở
Ấn Độ không còn cần-thiết như trước, ngài bèn lập cuộc hành-trình khác đi về hướng
Nhật Bản, để giảng Đạo.
Lúc
đầu, người địa-phương tiếp-đón ngài không mấy nồng-hậu, do bởi ngài và đoàn tuỳ-tùng
trông quá nghèo-nàn. Nghe biết điều này, thánh Phanxicô Xaviê bèn ăn vận tựa hồ
sứ-thần Toà thánh được phái đến Châu Á, và khi ấy, mọi người mới đón tiếp ngài
tốt đẹp hơn trước, đồng thời các vị ấy còn tặng ngài một ngôi chùa Phật-giáo để
lưu-trú. Tất cả phải mất mươi tuần lễ im hơi lặng tiếng không chuyện-trò gì được,
trước khi tạo được phản-ứng đầu khá thành-đạt. Thánh Phanxicô Xaviê sống ở Nhật
được 17 tháng, rồi ngài lại ra đi nơi khác tiếp tục công cuộc thừa-sai, không
ngừng nghỉ. Trên đường trở về từ Nhật Bản, thánh-nhân gặp cơn bão lớn gần đảo
nhỏ kế bên tỉnh Quảng Đông của Hoa lục và từ đó, ngài lại có được ước mơ đặt
chân lên Trung quốc. Thánh Y-Nhã Dòng Tên khi ấy gửi cho ngài thư luân-lưu bổ-nhiệm
ngài làm “Giám Tỉnh” coi sóc các vùng thuộc Ấn Độ, nhưng ngài vẫn tiến về hướng
Trung quốc, mở rộng tầm-kích thưà-sai/mục vụ cho đất nước quá rộng này. Khi đặt
chân lên được đảo Sanchan, Trung quốc thánh Phanxicô đã qua đời tại nơi đó. Vào
giờ liệm xác, người ta thấy: tay ngài vẫn cầm cây nến chiếu sáng của An-tôn, một
người Trung-Hoa trẻ tuổi vẫn tháp-tùng ngài trên mọi nẻo đường thừa-sai đầy cam
go…
--------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch