Thursday, 31 July 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 14 (tiếp theo)





Đoạn 14 này bàn đến 2 đặc-sủng: ơn tiên-tri, và ơn nói tiếng lạ.

Ơn nói tiếng lạ: (hay gọi tắt là ngữ-ân) thuộc loại tiên-tri, nhưng tăng nhiều về mặt ngất-trí – và giảm nhiều về mặc-khải mầu-nhiệm, thánh-ý Thiên-Chúa, một cách xác-định.

Theo 1Cor thì ơn này thường xuất-hiện trong các buổi hội fụng-vụ. Tính-cách đặc-sắc là người được ơn nói những tiếng xa lạ: người được ơn đó cầu-nguyện và nói với Thiên-Chúa (14: 2 14t), có lẽ cũng ngâm-nga những lời ca hát huyền-bí (14: 15). Lời cầu-nguyện ngất-trí bằng tiếng lạ đó có khi thay cả lời cám-tạ thường có trong fụng-vụ (14: 16). Các tiếng đọc lên không ai hiểu được: như vậy không phải là những lời lẽ có nghĩa nào nhất-định (14: 9), nhưng là những chữ của tiếng nào xa lạ (14: 11). Tính-cách kỳ-lạ đó làm cho ơn này có tính-cách huyền-bí (14: 2). Nhưng đối với thánh Faolô, đó là đặc-sủng thực. Nhưng cần-thiết fải có “thông-dịch”. Hiện-tượng đó làm cho ơn này quá gần với những điều xảy ra trong thế-giới ngoại-đạo (như tại Đelphi: Phythia nói ra những tiếng ú-ớ, rồi các tiên-tri của Apôllô giải-thích). Người được ngữ-ân cũng không hiểu điều mình nói, nhưng có thể được cảm-xúc sốt-sắng trong ngất-trí. Thánh Faolô đối-chọi cầu-nguyện trong ‘pneũma’ và cầu-nguyện trong ‘noũs’ (14: 15). Những buổi hội fụng-vụ có ngữ-ân có thể biến-thành những cảnh hỗn-độn làm người ta coi được như lũ điên (14: 23)

Ơn tiên-tri xử-dụng đến trí-khôn người ta hơn. Ơn tiên-tri như vậy có thể gồm cả những đặc-sủng khác thuộc tri-thức (ơn trì-tri, ơn khôn-ngoan, những mặc-khải): khó mà fân-biệt rõ-ràng các ơn đó với nhau. Tính-cách chung: các đặc-sủng này làm cho đời sống tinh-thần được fong-fú hơn: thấu-hiểu những điều thầm-kín sâu-thẳm nơi Thiên-Chúa, trên vũ-trụ, trên người ta. Một khía-cạnh của thánh Faolô là ngài đã thẩm-định fải chăng giá-trị trí-khôn của các đặc-sủng và yêu-chuộng hơn những đặc-sủng soi-sáng thực-sự trí-khôn.

   
                                                                                                                                                     (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập-niên ’60)

Tuesday, 29 July 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 14





Hai đặc-sủng ‘tiên-tri’ và ‘ngữ-ân’.

Những chi-tiết về 2 đặc-sủng: đó là chương thần-học Tân-Ước về đặc-sủng.  Nhưng thần-học đây lại làm nhân một hoàn-cảnh đặc-biệt: bút-chiến với những lạm-dụng. Vì thế, thành Faolô mới nói mạnh đến các sở-đoản của đặc-sủng, trong đoạn 13. Vì não thần-bí Hy-Lạp không đành lòng với đời sau: những gì tuyệt-đối đã nên thành-fần của sinh-hoạt hiện-tại Đối với tín-hữu Côrinthô những đặc-sủng trí-khôn hình như đã là hoàn-thành trọn-hảo, khiến cho tín-hữu đã được vào giới Thiên-Chúa. Bởi đó, thánh Faolô nhấn đến tính-cách lâm-thời của các đặc-sủng đó. Đã hẳn các đặc-sủng đó đã fát-triển năng-lực trí-khôn người ta một cách lạ-lùng. Không hề thấy trong thế-giới dân ngoại, nhưng dù sao, các đặc-sủng đó vẫn ở trong tầm-độ của sinh-hoạt hiện-tại. Chúng chưa fải là mút cùng đã hứa cho sự sống sau ngày Sống-lại. Về fương-diện đó, đặc-sủng không thể so-sánh được với đức độ đối-thần, tin cậy mến, những nhân-đức thuộc sinh-hoạt hiện-tại thật, nhưng đằng khác, các đức đối-thần đó đạt đến những thực-tại hằng có.

Sau khi đã vạch ra những nguyên-tắc chi-fối đặc-sủng: kerygma là nền-tảng (analogia fidei), mục-đích: xây-dựng Hội-thánh duy-nhất; và giá-trị lâm-thời của đặc-sủng (đoạn 13), thánh Faolô đi vào những chi-thu cụ-thể hơn về đặc-sủng; ngài bàn đến 2 đặc-sủng có liên-hệ đặc-biệt với tín-hữu Côrinthô : ơn tiên-tri và ngữ-ân. Điều nổi hơn cả trong chương này là thánh Faolô bênh-vực quyền của lương-tri, trật-tự, lòng yêu-mến fục-vụ. Ngài ra sức khử-trừ những gì là ích-kỷ, hư-danh, dấu-vết của tâm-hồn ngoại-đạo hỗn-loạn, tư-kỷ.

Đoạn chia được làm 2 fần:

1-25     so –sánh hai đặc-sủng ‘tiên-tri, và ngữ-ân’
  1-5     trong 2 ơn đó, ơn tiên-tri đáng ước-mong hơn, vì ích-lợi hơn.
  6-12   ngữ-ân không có ích-lợi cho Cộng-đoàn nếu không được giải-thích
 13-19  ngữ-ân cần fdải có giải-nghĩa nhờ trí-khôn
  20-25 ngữ-ân không giải-thích là một ‘điềm’ dữ; ơn tiên-tri đích-thực bao giờ cũng có ích.
26-40   những chỉ-thị về việc sử-dụng đặc-sủng tiên-tri và ngữ-ân trong buổi hội-họp cộng-đoàn
26-33   thứ-tự fải giữ về những đặc-sủng
34-35   cấm fụ-nữ không được lên tiếng
36-38   lời quở-trách tín-hữu Corinthô vì tính-cách riêng-rẽ của họ.
39-40   lời kết-luận không cấm-chỉ ngữ-ân, nhưng fải có đoan-trang trật-tự trong các buổi hội-họp.             

   
                                                                                                                                                     (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập-niên ’60)

Saturday, 26 July 2014

Lm Vĩnh Sang DCCT: "ANH NẰM XUỐNG…"




Chúng tôi vừa đi thăm hai cụ bà, thân mẫu của hai người anh em chúng tôi đã qua đời, một anh vì tai nạn và một anh vì chứng ung thư.
Khi chọn thời điểm ngày 27 tháng 7 để viếng thăm các gia đình của anh em trong Tỉnh Dòng đã qua đời, anh em hay nói đùa đó là "Ngày Thương Binh Liệt Sĩ”, thật ra chính xác phải nói là chung quanh ngày 26 tháng 7, vì ngày 26 tháng 7 là ngày Lễ kính ông Thánh Gioakim và bà Thánh Anna, hai cụ là song thân của Mẹ Maria. Hơn nữa, ngoài thời điểm này, chúng tôi còn được thêm một lần nữa để thăm các cụ là song thân của các anh em trong Dòng vào cuối năm âm lịch theo truyền thống của dân tộc, như vậy hai thời điểm được phân bố khá đều..
Thăm các cụ bà vào thời điểm này thật trùng hợp, được thêm nhiều ý nghĩa thân thương, đó là người anh em của chúng tôi mất vì tai nạn có bổn mạng cũng là Gioakim, còn người anh em mất vì ung thư thì dịp này cũng rất gần với ngày giỗ của anh.
Tám năm trôi qua rồi kể từ ngày anh Gioakim gặp tai nạn và qua đời ( 2006 ), chúng tôi đứng trước di ảnh của anh với lời kinh nguyện, bà mẹ già 92 tuổi khóc ngất khi thấy Nhà Dòng đến thăm và đọc kinh cho con mình, lần nào cũng vậy, những cảm xúc thương tâm nơi bà làm tôi vô cùng xúc động. Tình thương của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến ( Ảnh chỉ có ý minh họa ).
Tôi thầm trách anh đã làm khổ mẹ già như vậy, anh có biết là mẹ thương anh lắm không ? Lẽ ra tuổi già của mẹ sẽ là an vui, hãnh diện về anh và hạnh phúc khi mỗi lần anh về thăm mẹ, nhưng bây giờ mẹ ngồi đó, âu sầu mỗi ngày nhìn lên di ảnh của anh, tuổi già yếu đau mẹ không ra ngoài được, các con cháu bận rộn chuyện gia đình, chuyện làm ăn, chuyện học hành, ít ai ngó ngàng đến mẹ, mẹ cứ héo hắt với nỗi nhớ thương con trai yêu dấu, chiếc áo len và chiếc khăn trên đầu không đủ ấm trong những chiều mưa bão, tôi nhìn bà co ro lạnh lẽo từ bên trong mà không cầm được nước mắt.
Buổi sáng hôm ấy, khi tôi đang trên đường về Nhà Dòng để chuẩn bị cho Công Hội Tỉnh trong những ngày sau đó, chiếc điện thoại của tôi báo tin có cuộc gọi của anh Gioakim, nghe rồi mới biết tin anh bị tai nạn trọng thương ở Bình Định, người đi đường nhặt được điện thoại của anh bấm gọi để báo tin, và sau đó thì hoàn toàn không liên lạc được với họ nữa. Liên lạc nhờ các anh chị em ở Bình Định lo cho anh ở nhà thương, tôi rời Sàigòn sau cơm trưa hôm ấy để nhanh chóng ra Quy Nhơn, nhưng đến chiều, khi xe đến bãi biển Cà Ná, tới tin anh qua đời đã được loan đi.
Nhà Dòng đề nghị đưa thi hài của anh về quàn tạm ở Giáo Xứ Phù Mỹ, nơi anh Toàn, một anh em DCCT ở Quy Nhơn phụ trách. Khi tôi ra đến nơi thì đã nửa đêm, đêm đó lại là đêm chung kết World Cup 2006, tôi vào phòng quàn xác anh đúng lúc hai đội phân tranh thắng bại bằng những cú đá luân lưu. Cám ơn anh Toàn đã hết lòng lo cho anh trong những giờ phút cuối đời, cám ơn các anh em Linh Mục, các chị em Nữ Tu ở Bình Định đã giúp anh Toàn để công việc lo cho anh Gioakim được chu đáo.
Khi tôi đến Phù Mỹ cũng là lúc một đoàn Giáo Dân và anh em mình từ DCCT Huế vào đến nơi để đón xác anh. Từ ngày anh về Huế phụ trách cộng đoàn và lo cho Giáo Xứ, qua sự tận tụy của anh, lòng nhiệt thành của anh, lối sống khiêm nhu, khó nghèo và đơn sơ của anh, Thiên Chúa thổi luồng gió mới làm nức lòng Giáo Dân, đem lại an bình trong cộng đoàn. Anh ra đi để lại nỗi tiếc thương đau xót cho nhiều người, thiệt hại rất lớn cho Nhà Dòng, cho Hội Thánh. Vẫn biết là Thánh Ý Chúa, nhưng sự bất cẩn của con người làm thệt hại và thương đau cho nhiều người khác. Cuộc đời của chúng ta không phải sống cho mình, nhưng là sống vì và sống cho người khác. Anh ra đi như vậy có công bằng với người khác và với mẹ của anh không ? Anh đừng tròn mắt sau cặp kính cận nhìn tôi rồi phá lên cười như những ngày, những lần, anh em gặp gỡ và trêu ghẹo nhau.
Sự bất cẩn khi giao thông đã cướp đi một sinh mạng, hệ lụy không lường hết được thảm khốc thế nào, di chứng thiệt hại cho con người và xã hội không tính toán được hết, bài học đơn giản và quen thuộc vẫn là phải cẩn thận trong việc chọn lựa phương tiện giao thông và chọn lựa cách giao thông.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn luôn là con số vượt mức báo động đỏ, mỗi năm số mạng người chết vô lý vì giao thông vẫn còn quá lớn so với thời còn chiến tranh, số người mang thương tật để lại gánh nặng cho xã hội không thể thống kê được. Thế nhưng hình như mạng người ở Việt Nam rẻ lắm, vì vẫn còn đó vô số những vấn đề lớn của giao thông không được giải quyết đến tận nguồn…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 25.7.2014
( Tựa đề lấy theo "Cho một người vừa nằm xuống" của TCS )

Friday, 25 July 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tội Nguyên Tổ, một ý-tưởng xuất tự thánh Augustinô



Chương Năm
Ơn Cứu-Chuộc
và tội nguyên-tổ
(bài 25)


Phần 2:
Tội Nguyên Tổ,
một ý-tưởng xuất tự thánh Augustinô


Muốn hiểu kỹ Ơn Cứu Chuộc, ta cần giải-thoát ý-tưởng này khỏi mô-hình lâu nay vốn đưa ta vào lịch-sử của loài người. Ý-niệm này, được nhiều người hiểu một cách rất sai-sót, ra như thể: nó xuất-xứ từ Kinh-Thánh, nhất là từ sách Sáng Thế, mà ra. Nhưng kỳ thực, đây là loại-hình tư-tưởng do thánh Augustinô tự mình lập ra.

Cho đến nay, ta cố tìm cách đưa ý-niệm này ra khỏi Sách Thánh, nên đã cảm-kích thấy rằng: Ơn Cứu Chuộc, thật ra, đã vượt quá ý-niệm một thứ thuốc đặc-trị dùng để giải-quyết các vấn-đề khó-xử, nơi người phàm.

Thật ra, ý-niệm “Tội Nguyên Tổ”, như ta minh-định ở những trang trước, không là ý-niệm ta gặp được ở Thánh Kinh. Nhưng, lại do một hiển-thánh từ miền Bắc Châu Phi sáng-chế ra, đó là thánh Augustinô. Thánh Augustinô, là người say mê chuyện giới-tính của con người. (x. Jean Michel Maldame, o.p. Domini, initheo, Le Péché original, 2004). Thật ra, thánh-nhân không trích tư-tưởng này từ bộ sách nào hết của Kinh-thánh. Nhưng, ông lại đã tạo ra một số “bước chân âm-thầm” trước khi đi vào phần cốt-lõi của vấn-đề. Phần lớn tư-tưởng ông đưa ra, đã được hỗ-trợ từ kinh-nghiệm tư-riêng của chính ông.     

Trước nhất, ông là người từng hồi-hướng-trở-về từ gốc-nguồn chủ-thuyết Ma-ni-kê-ô. Thuyết này trách-móc Chúa: sao Ngài cứ để cho ác-thần/sự-dữ có mặt nơi gian-trần đến độ thế. Lâu nay, thánh Augustinô lại đã tự đặt mình trong tầm ảnh-hưởng của thuyết Platô và diễn-giải một cách rất chung chung về nghĩa bóng và đặc-biệt thánh-nhân lại dựa trên lập-trường tư-tưởng của thánh Ambrôsiô, nên ông cương-quyết rằng: ác-thần/sự-dữ không thể bắt nguồn từ Thiên-Chúa, được. Từ đó, ông bèn đi đến kết-luận, tự bảo rằng: sở dĩ ác-thần/sự dữ có mặt trên đời là: do trách-nhiệm của con người, hoặc do lỗi/tội của họ gây ra. Ông phân-biệt sự-dữ-ta-làm với ác-thần-ta-chịu vẫn cứ đặt nặng lên các tư-tưởng ta có ở trong đầu, tức: sự-dữ-ta-làm có duyên-do từ ác-thần-ta-gánh-chịu. Cũng từ đó, ông tự thấy mình là người rất tội lỗi.

Hai nữa, khi viết bức thư gửi thánh Giêrônimô, một thư mà hầu hết các nhà bình-luận cho rằng: đây là thời-điểm sản-sinh ra cái-gọi-là “Tội Nguyên-Tổ”, rất thật. Thư này được viết, là để hồi-đáp những phản-bác đối-đầu với lập-trường của ông, khi ông bàn về trách-nhiệm mà con người vẫn có với ác-thần/sự dữ. Phản-bác/đối-đầu mà nhiều vị đưa ra, đó là về “con trẻ”. Bởi, vấn-đề đặt ra, là: làm sao chỉ mới là “trẻ con” thôi, chúng đã phải chịu trách-nhiệm về “ác-thần/sự-dữ” do lỗi-lầm mà chúng không bao giờ vi-phạm cả? Giả như “con trẻ” không bị trói-buộc vào những trách-nhiệm như thế, thì tại sao chúng lại cứ phải chết? Trả lời cho vấn-nạn này, thánh Augustinô cũng từng nói: sở dĩ có chuyện đó, vì con trẻ là hậu-duệ của tội/lỗi, nên đã bị lỗi/tội ghi dấu ấn lên trên người của chúng. Và như thế, chúng không còn là trẻ vô tội, nữa. Chúng tuỳ-thuộc vào gia-đình nhân-loại đã có tội, khởi từ Ađam cho đến bây giờ. Việc này, thánh Augustinô lại nói thêm: cuối cùng thì, khi con trẻ đi vào sự-sống-đời-sau, chúng sẽ không còn phải chịu đau-khổ gì, nữa hết. Nhưng sau này, thánh Augustinô đã đổi ý, mới bảo rằng: ông không còn nghĩ như thế nữa.

Thứ ba, thánh Augustinô đọc sách Sáng Thế dưới ánh-sáng dẫn-đường từ câu nói rất ngắn-gọn được ghi trong thư thánh Phaolô gửi tín-hữu thành Rôma, đoạn 5 câu 12, trong đó thánh Phaolô có ghi: “Mọi người đều đã phạm tội!” Nghe thế, có người lại hiểu rằng: thánh Augustinô đọc câu này, từ bản dịch tiếng La-tinh, nên rất có thể là: ông không bị đánh-động gì từ bức thư nổi tiếng của thánh Phaolô, bởi: nếu ông đọc nguyên-bản lá thư ấy bằng tiếng Hy-Lạp, hẳn ông sẽ nghĩ khác. Nhưng theo tôi, không có gì chắc-chắn là: có sự khác-biệt giữa hai bản dịch nói ở trên. Ngược lại, cũng theo ý của tôi, thì: ảnh-hưởng đích-thực thấy nơi ông, chính là giòng tư-duy ông rút từ kinh-nghiệm sống của chính ông về đời tư của mình và ông diễn-tả điều này trong cuốn sách do ông viết, có tựa đề là “Lời tự thú” xuất-bản vào nhiều năm trước. Ông tự coi mình như tù-nhân của những cuốn-hút rất dục-tình. Ông thấy nơi mình, như có sức mạnh của lỗi/tội thế nào đó, nó cứ đè nặng lên người ông. Và, ông lại đã nhân-cách-hoá Tội/Lỗi ấy bằng một chữ “T” viết rất Hoa. Ông cảm thấy chỉ mỗi ân-huệ Chúa ban, mới có thể cứu-vớt ông, mà thôi. Và, với ông, đây lại là lập-trường về Ơn Cứu Chuộc, rồi.

Thứ tư: trước đây, ông cũng từng xem sách Sáng Thế trên căn-bản rất như thế, và ông lại mường-tượng ra lối diễn-nghĩa mang tính sử-học nơi bản-văn ấy. Với ông, người phàm đích-thực (tức: AđamEva), theo lịch-sử, đã thực-sự sống trong vườn Địa-đàng từ ban đầu, và khi ấy, ông không thấy có vấn-đề nào đặt ra như thế hết, nhưng cặp nam-nữ đầu đời, lại để mất thứ Địa-đàng-trần-gian do họ hành-xử trái với lệnh-truyền của Thiên-Chúa. Và cũng theo ông, lỗi/tội ban đầu này, có gốc-nguồn từ toàn-bộ lịch-sử đầy những tội và lỗi, đối với con cháu của Ađam. Và, chỉ nhờ Đức Kitô thôi, những người như thế mới đoạt lại vườn Địa-đàng ban đầu, được. Và, một ngày nào đó, cũng sẽ có người làm được thế.

Cũng nên ghi thêm ở đây, là: mãi sau này, chính Porphyry mới là người có ý-tưởng về nhân-cách tổng-thể nơi con người, như ta thường nói: toàn-thể nhân-loại cùng chung một giống-loại và nhân-cách.


Thứ năm, thánh Augustinô đã nắm bắt ý-tưởng xảy đến với văn-chương Tân và Cựu-Ước, và một số tư-tưởng khác vẫn có đó, trước cả thời ông xuất-hiện trên đời nữa. Đó là ý-tưởng về cái-gọi-là “hai chiều-hướng nghiêng-ngả” vốn có nơi con người, ở mọi thời. Một đằng, là khát-vọng cao-sang, lành-thánh; còn đằng kia, là xu-hướng tồi-tệ của sự dữ. Nhiều người gọi chiều-hướng sau là “biểu-tượng của tâm-hồn xấu xa, sa đoạ”. Thánh Augustinô đã thôi không còn diễn-nghĩa về bất cứ thứ “quỷ tha ma bắt” nào từng cho thấy: làm sao lỗi/tội con người lại có thể xuất-hiện được. Chẳng hạn như: ngang qua hành-xử của “thiên-thần gẫy cánh”, tiến về hướng nhân-chủng-học hoặc thứ gì đó rất “con người”. Ông suy-nghĩ: “xu-hướng nghiêng-ngả về sự dữ” (tiếng Do-thái gọi là “yetzer hara”) đã có trong nhân-loại từ lúc khởi-thiên-lập-địa sản-sinh ra con người. Kết-quả là, chính Ađam lại đã qui-hàng vào lúc đó, tức: tội/lỗi chứ không chỉ mỗi sự chết, đã di-căn từ thế-hệ này sang thế-hệ khác. Nói như thế, tức bảo rằng: thoạt khi chào đời, con người đã có hướng-chiều nghiêng-ngả vào với ác-thần/sự-dữ, đặc biệt là tình-dục, rồi.

Thứ sáu, thời-gian cứ thế trôi nhanh, thánh Augustinô lại đích-thân bước vào một số cãi-vã/tranh-luận với nhiều tác-giả khác, về nhiều sự việc. Và ông càng cứng lòng hơn, cương-quyết  giữ vững lập-trường, mình vẫn có.

Tác-giả Pelagius từ Anh Quốc, là người xuất-thân từ một gia-đình Công-giáo và đã trở thành thầy Dòng ở Rôma; và rồi ông sinh-sống ở Israel một thời-gian, sau khi Alaric phế-bỏ Rôma, năm 410. Thánh Augustinô lại lên tiếng cãi-tranh về đời sống tu-trì với tác-giả này. Và thánh Augustinô, sau chuyến hồi-hướng trở về với Công-giáo, ông đã từ-bỏ mọi quan-hệ tình-dục, quyết sống đời đơn-độc trong cộng-đoàn theo kiểu Dòng-tu rất khắc-kỷ.

Khi được cất-nhắc lên hàng Giám-mục, thánh Augustinô lại đã sắp-xếp hàng giáo-sĩ dưới trướng, buộc họ sống đời độc-thân/đơn chiếc trong cộng-đoàn sống đời tập-thể, và coi đó là “luật Đạo”. Một trong các nhóm tu-hội khổ-hạnh của Pelagius (khi đó là Celestius) có nói: “Thánh-tẩy không cần-thiết cho Ơn Cứu Chuộc”, là bởi vì: chúng ta và tất cả con cháu của chúng ta, đều có khả-năng làm một số điều tốt-lành mà không cần ân-huệ. Khi đó, thánh Augustinô đã nói tiếng “không” bằng câu đáp-trả như sau: “Không có thánh-tẩy, đám con trẻ không thể có Ơn cứu-chuộc, được! Và, nếu trẻ nào chết trong tình-trạng như thế, chúng sẽ đi thẳng vào chốn ngục-tù đầy lửa bỏng. Muốn làm bất cứ điều gì tốt lành, ta tuyệt-đối đều cần đến ân-huệ!” Trọng-tâm tranh-luận này, thực ra là về tính khả-thi của đời sống Dòng tu trong khuôn-khổ thế-trần”.

Thánh Augustinô nói: “Không có ân-huệ, ta không thể làm được việc gì cho ra hồn! Bởi, ở nơi ta, luôn có “chiều-hướng nghiêng-ngả” đi về phía sự-dữ/ác-thần”. Trong khi đó, nhóm của Pelagius lại khẳng-định: một số loại-hình cơ-ngơi/công-ốc có thể là chốn-miền để các thày thực-hiện cuộc sống tu-hội một cách chân-phương, cũng vẫn được.

Thứ bẩy, thánh Augustinô từng cãi-vã với Julian về “dục-tình” (hoặc về hoạt-động của chiều-hướng xấu-xa đầy sự-dữ, trong ta). Julian quả quyết: “Dục-tình, tự bản chất, không có gì xấu, hết. Vả lại, ta vẫn có thể sử-dụng “libido” cách xấu-xa hoặc tốt-lành, đều được”. Trong khi đó, thánh Augustinô lại nhất quyết: “Tình-dục, chính là ác-thần/sự-dữ, tự bản-chất, nó đã là thứ trụy-lạc sẵn có nơi con người, rồi!”  Ông cũng đã nhượng-bộ đôi chút, khi bảo rằng: Thật ra, hôn-nhân cần-thiết cho tương-lai của nhân-loại; và như thế, ta “được phép” chứ không được “phê-chuẩn”, để sử-dụng tình-dục trong hôn-nhân; nhưng chỉ vì mục-đích cao-sang/quí-phái như: niềm tin, sự vô-sản, và bí-tích thánh nên mới được phép. Thú-vui dục-tình, không là một trong các mục-đích cao-sang/quí-phái nào hết.

Thứ tám, thánh Augustinô đã tự cho phép mình sử-dụng kinh-nghiệm riêng-tư của chính ông, vào lúc ông hồi-hướng trở về, để nói lên nền thần-học do chính ông tạo ra. Ông từng sống trong tuyệt vọng và nghĩ rằng: thánh Phaolô khi xưa cũng giống thế. Ông còn bảo: “Dục-vọng bám rễ một cách rất triệt-để nơi con người của ông đến độ, tự một mình, ông không thể làm được điều gì tốt-lành mà không nhờ vào ân-huệ. Và, ông vẫn quan-niệm rằng: bất cứ thứ gì ông khao-khát, đều bị tội/lỗi ghi dấu ấn, trong con người của ông. Rồi từ đó, ông tìm cách định-nghĩa “Tội nguyên-tổ” nơi loài người một cách thực-tế như thể con người mình đã ở vào trạng-thái bị dục-vọng ghi dấu ấn, từ lâu rồi.

Thứ chín, ông lại đã chuyển-dịch vào với chủ-nghĩa “Duy-tiêu-cực” theo cách thực-thụ. Ông vẫn coi Ađam là thủy-tổ loài người, và quả-quyết rằng: Ađam có tội lớn vì đã chuyển-giao “Tội nguyên tổ” theo nghĩa tuyệt-đối/không khoan-nhượng, đến với tất cả hậu-duệ lẫn con đàn cháu đống, của chính anh. Với thánh Augustinô, mọi con trẻ ngay khi lọt lòng mẹ, chúng không còn vô-tội như nguyên-tổ Ađam từng được thế, do Chúa ban. Còn con trẻ thì khác, chúng có tội là do kết-quả của việc sản-sinh ra con người. Thánh Augustinô, lại vẫn nghĩ: con trẻ nào lại không ngang qua thánh-tẩy, đều sẽ đi thẳng vào chốn lửa-đỏ nóng-cháy, rất hoả-ngục. Ông lại nghĩ: phần đông nhân-loại, đều sẽ chui tọt vào chốn đó, không có cách gì khác. Và, ông cũng nói nhiều về sự “mất-mát rất lớn-lao”, mà tiếng La-tinh khi đó gọi là “massa perditionis”, tức án-phạt cả-thể rất giống tiếng La-tinh khác, gọi là “massa damnata”.

Thứ mười, kết-cuộc thánh Augustinô đã đi đến mô-hình mang tên “Lịch-sử loài người” qua đó, ông tưởng-tượng rằng: Ađam, đã lãnh-nhận trạng-huống đặc-biệt nhờ quà-tặng siêu-nhiên vượt quá khả-năng mà con người có thể làm được. Điều này, được gọi là sự “Công-minh nguyên-thủy”. Chính điều này, đã khiến cho tội của Ađam thêm phần nghiêm-trọng hơn. Chính vì thế, anh đã chuyển-hoán đến họ-hàng/con cháu mình thứ bản-chất nhân-loại ở tình-trạng để luột mất đi những gì Thiên-Chúa đã tự-do ban cho giòng-họ cũng như con cháu của anh, từ Ađam nguyên-thủy. Và, thánh Augustinô lại cũng quan-niệm: do con trẻ được cưu-mang theo cung-cách tình-dục tội-lỗi, nên chúng thừa-hưởng bản-chất có hằn ghi dấu ấn của sự mất-mát, tức những lỗi và tội, rất nguyên-tổ.

Cuối cùng thì, vào thời Công Đồng Orange năm 529, ngang qua ảnh-hưởng của thánh Prosper thành Aquitaine, vốn là học-trò của thánh Augustinô, Giáo hội đã đạt thoả-thuận bằng một định-nghĩa đầy tính giáo-điều về “Tội nguyên-tổ” theo đường lối này. Đức Grêgôriô Cả, từng nắm bắt tư-tưởng này và ngài đã phổ-biến nó trong toàn Giáo-hội La Mã, lúc bấy giờ. Đó, cũng là quyết-định của thánh Isidore thành Seville và thánh Beđe thuộc miền Bắc nước Anh. Khi ấy, lại thấy có lập-trường tư-tưởng theo kiểu Platô-mới cứ cho rằng: toàn-thể nhân-loại lập nên tổng-thể do lão tộc-trưởng đầu đời, của nhân-loại.

Từ đó trở đi, người ta đã tập-trung nhấn mạnh nhiều về cái-gọi-là “Dục-vọng”, về chiều hướng sa-đà của ác-thần/sự-dữ. Đó, là những gì mà nhiều người nay lại gọi là quyền-lực cuốn-hút con người vào những gì xấu-xa, sa-đà, tệ-lậu. Đó, là tính xác-thịt nổi lên chống lại tinh-thần. Và chiều-hướng yêu-thương mến-mộ, tức tình yêu, đã bị tha-hoá do tội-lỗi gây nên. Ý-nghĩa chính-đáng của mọi thu-hút nay bị bôi nhọ. Tính-dục, nay cũng bị vấy bẩn. Mọi quan-hệ dục-tình, bị hiểu là có xáo-trộn, sai quấy. Và từ đó, đã bị thứ dục-tình đầy “tội-lỗi” luôn thao-túng.

Ở đây, cũng nên ghi thêm một biến-cố nữa, rắc-rối hơn, đây là lý-do cho ta thấy: tại sao thánh Bernađô lại đã chối-từ không chấp-nhận giáo-điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, tức: giáo-điều khi đó chưa được tuyên-xưng vào thời ngài. Theo thánh Bernađô, thì:  Đức Mẹ, đã cưu-mang Thiên-Chúa-Làm-Người một cách có dục-tình như người thường, nên Mẹ không thoát-khỏi hậu-quả từ đó dẫn đến.  


Tư-tưởng của thánh Augustinô về loài người hôm nay (trong đó có chính ông), thật ra cũng không đáng tin-tưởng theo nghĩa: người bình-thường vẫn thực-sự quan-niệm, đó là tư-tưởng về:

1)    Sự áp-đảo của khát vọng rất “quỷ ma” hoặc ác-thần/sự dữ, hoặc bên tiếng Do thái gọi là “yetzer hara”, tức biểu-tượng tâm-hồn xấu-xa, “xác thịt”, đồng-loã với ác-thần quỷ dữ, rất dục-tình;
2)    Đây là việc định-vị loài người, ngay từ buổi tạo-dựng con người; và không do tai-nạn riêng-biệt nào trong lịch-sử, mà ra hết;
3)    Nói thế có nghĩa:
a)    Không trọn-vẹn thuần-phục mọi chức-năng cao-cả lên Thiên Chúa
b)    Không trọn-vẹn thuần-phục ý-nghĩa chức-năng vào lý-trí và ý-chí
-nếu thế thì, hướng-chiều tình-cảm đã bị hủ-hoá mất rồi;
-ý-nghĩa của mọi cuốn-hút cao-cả đã bị bôi bẩn (đặc biệt về dục-tính);
-quan-hệ tình-dục đã bị xáo-trộn (về nhiều thứ);
-phẩm-cách con người để mất đi tính cao-sang/quí-phái (vì khinh-khi
 chính mình);
   c)  Không trọn-vẹn thuần-phục những gì dẫn đến linh-hồn/tâm-linh; nên con 
         nguời lại đã yếu dần đi và mất hết năng-lực tự-nhiên của chính mình;
d)    Tạo-vật ở cấp thấp (như thú-vật) không trọn-vẹn thuần-phục con người                                            
e)    Có khó-khăn đặc-biệt khi nói đến:
-công ăn việc làm;
-giới-tính;
-cái chết.


Dĩ nhiên, cụm-từ chính nói ở đây là “thuần-phục cách trọn-vẹn”. Như thế có nghĩa, cũng không nhiều quy-phục cho lắm, và chắc-chắn việc thuần-phục như thế cũng không mang số-lượng như ta vẫn nghĩ nó phải có.

Tư-tưởng của thánh Augustinô về thế-giới con người, tức những lỗi cùng tội của thế-gian, trong đó loại-hình mà con người đang sống:


1)    Thời hiện-hành (đối với thời-đại đang trờ tới);
2)    Con người sống một cách bạo-hành, cứ cuốn-hút lẫn nhau;    
3)    Chúng ta là nạn-nhân và cũng là tác-nhân vẫn đụng độ nhau, trong đó;
4)    Các trẻ nhỏ sinh ra trong đời, được coi như nạn-nhân của những ai có tiềm-năng uy-quyền; chúng lại là nạn-nhân và đồng thời, là kẻ thông-đồng với tội lỗi;
5)    Xem như thế, thì lý-lẽ của ác-thần/sự-dữ khiến ta làm nhiều điều xấu xa, sa đà, tệ-lậu hơn, cốt để che-đậy những gì ta và người đi trước, vẫn từng làm  


Cuối cùng thì, những gì nói ở đây, lại là kết-quả và cũng là hệ-quả của “tội/lỗi” chứ?


Ở đây, cũng xin mở ngoặc để ghi thêm một khó-khăn khác, trong số rất nhiều khó khăn, là: ta sống trong nhiều thứ “thế-gian” (mọi xã-hội/trần-gian đều của con người; và một số thế-gian như thế cũng vô-tội hơn lối diễn-tả theo kiểu này. Thật ra thì, thế-giới gia-đình (vẫn được nhà Đạo mình gọi là thế-gian) ở trong đó, đứa-trẻ-mới-vừa-chào-đời là sự tương-phản lớn với lối tả cảnh/tả tình về “thế-giới với thế-gian”, theo kiểu này. Và như thế, sẽ còn nhiều thế-giới còn giống nhiều hơn “thế gian” này, trong Giáo hội mà các bậc mẹ/cha vẫn tiếp-tục đem con mình đến nhà thờ để nhận thánh-tẩy, đấy chứ!


                        ------------------------------------

                                                                       (còn tiếp)


____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch