Chương Ba
Ơn Cứu-Chuộc
và các truyền-thống
trong Đạo
(bài 17)
Phần 3:
Ơn Cứu Chuộc
và động-thái quá sợ tội
Jean Delumeau, Sin and Fear: the emergence of a Western
Guilt Culture, 13th – 18th centuries, E. Nicholson, New York, St Martin’s Press, 1990.
Nhiều năm qua, có rất
nhiều bài viết về hầu hết các thời-kỳ lịch-sử trong đó dân con Đạo Chúa am-hiểu
cũng nhiều về Ơn Cứu-Chuộc. Hôm nay, nhằm giúp đỡ công-tác thừa-sai/mục vụ của
Dòng, tôi sẽ tập-trung bài nói chuyện này về những tháng ngày qua, tức: thế-kỷ
thứ 13 và 18, nhấn mạnh nhiều phần tổng-luận của sử-gia nổi tiếng lâu nay là Jean
Delumeau, ở Pháp.
Đây là một trong những
đóng góp mà, với tôi, xem ra thích-hợp hơn những gì ta đang thực-hiện giảng-giải.
Với tôi, sử-gia nhà mình muốn diễn-tả một cách chính-xác quá-trình mục-vụ vào thời-gian
gần cận đây nhất, và cả vào thời bây giờ nữa. Chính vì thế, việc này sẽ giúp ta
đặt vấn nạn về cung-cách qua đó “Ơn Cứu-Chuộc” được dân con Đạo mình sống
đích-thực cuộc sống có “cứu-chuộc” như thế nào? Ở đây, tôi cũng xin nói thêm,
là: Lm Francesco Chiovaro, CSsR lâu nay phụ đỡ cho sử-gia Jean Delumeau tại Trường
Cao Đẳng Nhân Văn Paris, nước Pháp rất nhiều năm.
Thế nên, ở đây, tôi
chỉ đề-cập đến một số chủ-đề trọng-yếu rút từ công-trình luận-giải của sử-gia Jean
Delumeau, này mà thôi.
1.
Châu Âu cuối thế kỷ thứ 14,
thấy dấy lên niềm lo ngại thật khó chịu.
Suốt
chung quanh và vào cuối thế kỷ 14, lại thấy một số sự việc khá ư tồi-tệ xảy đến
với chúng-dân ở châu Âu, như nạn dịch-tễ, rẽ-chia và chinh-chiến đến hơn 100
năm và còn kéo dài mãi. Tệ-trạng thê-thảm hơn, lại là điều mà một số sử-gia gọi
đó là “Cái Chết Rất Đen Ngòm”, tức “Cơn Dịch
hoành-hành” suốt hai năm trời, từ 1348 đến 1350.
Lịch-sử
đạo ta gọi đó là “Cái Chết Rất Đen Ngòm”,
dù vậy cụm-từ này cũng không diễn-tả đủ tầm-mức tai-hại vào thời đó. Bởi, thời
đó, rất nhiều nạn dịch xảy ra cũng tạo mức tệ-hại tương-tự và có khi còn hơn thế
nữa. Trên thực tế, riêng với số người Công-giáo thôi cũng thấy thưa thớt dần.
Và, số các thừa-tác-viên trong Đạo hoạt-động cho công-cuộc thừa-sai/mục-vụ cũng
giảm đi gần phân nửa. Một phần vì cái chết đột-ngột và việc này đánh động mạnh
lên việc tình-trạng sinh-sản ở chúng-dân.
Tất
cả như muốn hỏi:
“Bọn tôi có làm gì nên chuyện, để phải chịu cảnh-tượng thê-thảm
đến thế? Tội lỗi của ta, chắc cũng tệ-hại hơn ta tưởng, nên mới thế?
Và, ta không thể đền bù chuộc lỗi cách tương-xứng được ư?
Có lẽ ta đã làm những việc khủng-khiếp lắm khiến Chúa phải
nổi giận và ta chẳng biết việc ta làm là những việc gì, chứ?”
Có
người lại nghĩ: “Chắc ta đã phạm nhiều lỗi/tội
tồi-tệ thế nào đó mà không biết?”
Và,
ta cũng chẳng thể hiểu được: điều tệ-hại từ những lỗi và tội ta mắc phạm, có thể
còn lớn hơn cả những gì ta từng nghĩ. Nếu không thì ác-thần/sự dữ chắc cũng
không xảy đến. Thế nên, các hành-xử riêng lẻ, đều được xếp vào hàng lỗi tội, và
việc ăn năn/xét mình lại cứ thế kể ra không hết. “Điệu Nhảy của Thần Chết” hoặc Tetentanz,
hoặc còn gọi là Tử Thần cầm Lưỡi Hái
tên Grim Reaper đều lên án các loại-hình như thế, vẫn như đang dồn đến và bay đi
từ thế-gian, lan tràn sang toàn thế-giới.
Cũng
nên suy-tư về cái-gọi-là “Nghệ-thuật đi
vào cõi chết”, và về “Lòng sùng-kính khoa-học”,
tức: việc học-hỏi và thực-hiện Lời dạy của Chúa, là hoa trái của sự việc này.
Đó là cung-cách của lòng đạo khá bối-rối đưa đến chủ-thuyết đặt nặng vào chuyện
nghi-thức, rất lễ mễ.
2.
Nhân cách “siêu-kỷ”
hỗ-trợ cho việc luận-phạt thời sau hết
tạo nhận-thức
có tính văn-hoá Đạo, vào thời ấy.
Kết
quả là, ta có thể gọi đó là “thần-học hợp-đồng” có kỷ-cương. Điều này mang
ý-nghĩa, bảo rằng: quan-hệ ta có với Chúa, vẫn bị chi-phối như hợp-đồng hai chiều.
Tức: một bộ sưu-tập gồm các bổn-phận ta phải có, đối với Chúa. Và, ta sẽ bị
“phán-xét” qua tiêu-chuẩn lũy-tiến của bộ-luật hình-sự, như thể hỏi: ta có thực-thi
công-việc ấy một cách đúng qui-tắc không? Và khi đó, Thiên-Chúa được hình-dung
như Công-tố-viện hoặc Vị Quan Án hoặc Kế-toán-viên, cùng một lúc? Và,
Thiên-Chúa cứ thế “luận phạt” chúng-dân do việc họ không tuân-giữ các điều-lệ có
ở bản hợp-đồng đặt ra cho bên “bị”, tức bị-can.
Và
khi ấy, mọi người có cảm-giác là: nếu tôi được phép nói lên điều này, thì đây
là sự việc cứ thế diễn-tiến trong toàn-bộ thiên-niên-kỷ thứ hai vừa qua, tức:
phần đông dân đi Đạo, cuối cùng rồi cũng bị luận-phạt cả thôi. Trong khoảnh-khắc
rất nhanh, tôi vẫn không tin những gì xảy đến với Đạo Chúa lại tệ-lậu đến thế.
Thế
nhưng, sự thể vẫn quanh quẩn như thế và Ơn Cứu-Chuộc là sự thể để vớt-vát và duy-trì
chỉ một số người tiêu-biểu không bị rơi vào hậu-quả tồi-tệ như vậy. Và khi đó,
mọi người đều nghĩ: chỉ một số rất nhỏ mới đạt chốn thiên-đường, cũng là chuyện
dễ hiểu.
3.
Toàn cõi châu Âu cũng như Giáo hội
đã
nảy sinh thứ tâm-bệnh tập-thể nhiều ám-ảnh.
Điều
này, có thể đặt tên cho nó bằng cụm-từ “Tâm-bệnh tập-thể” khá ức-chế có đính
kèm đòi-hỏi phải thực- thi động-thái rất sợ tội, nên phải công-nhận thứ tội và
lỗi thuộc loại “to đùng”, khủng-khiếp trong khi bản thân đương-sự lại chẳng nắm
rõ là hợp-đồng ấy diễn tiến ra sao, đại loại như thế nào?
Mẹ
thánh Giáo hội lại đã sử-dụng động-lực này để “giữ rịt” con dân ở lại đường hầm
nhỏ hẹp, tuỳ thuộc vào mình như thuộc-hạ rất thấp bé. Giả như ta khởi sự đưa tất
cả những thứ ấy vào toàn-bộ dân-số và chúng-dân trong Đạo, thì chắc-chắn một điều,
là: ta sẽ đưa họ vào nỗi hãi-sợ khổng-lồ; và buộc họ phải xưng-thú thứ lỗi tội
khủng-khiếp ấy, mà họ chẳng hề biết tội đó là gì. Rồi còn đòi buộc phải ăn-năn/đền
bù những lỗi cùng tội “to đùng”/khủng khiếp ấy, mà chẳng hề biết là họ đã làm việc
gì khiến ra nông nỗi ấy.
Và,
Mẹ thánh Giáo hội rày vẫn sử-dụng tất cả những thứ và những sự như thế, cốt để
giữ chân mọi người trong khuôn-khổ chật hẹp và để họ cứ tuỳ-thuộc vào tổ-chức của mình. Thành
thử, từ lúc đó, dân con mọi người đã bắt đầu gọi các hành-xử như thế bằng một
danh-xưng, mà anh em cũng như tôi, ta từng nghe/biết rất nhiều.
Quả
là, thời Giáo-hội tiên-khởi, các vị lại đã nói về các thứ “tội trọng” đến chết
người, là bởi các ngài đã loại-trừ dân con mọi người khỏi cuộc sống sinh-động
trong cộng-đồng Hội-thánh. Và nay thì, các ngài lại dùng hình-dung-từ “trọng”
và “nặng” để nói về các tội và các lỗi tựa hồ thế, để loại-trừ con dân mình khỏi
sự sống vĩnh-cửu thuộc cộng-đồng dân Chúa, chốn thiên-đường. Và, đây là nhận-thức
mới về tự-vựng “tội trọng” hoặc “tội nặng” đưa đến nỗi chết.
Thế
nên, từ đó các ngài đã khởi-sự tự xét lương-tâm và đã hỏi: Thế này là thế nào? Điều đó có thật sự xảy ra như thế không? Và thủ-tục
diễn-tiến làm sao? Phải chăng tội và lỗi sẽ động đến Chúa và kéo theo một hủy-hoại
như thế chăng? Và như thế là, các ngài đã bắt đầu lo-âu về tất cả các điều
đó. Thế nên, kết-quả là: với một số rất ít người, các ngài thiết-dựng loại-hình
sân-khấu để kể cho công-chúng biết về sự việc này trong thị-trấn hoặc quảng trường
của làng xã.
Ở
Pháp, người ta gọi đó là “Điệu Nhảy Tử Thần”. Trong khi đó, ở Đức, người người
gọi đó bằng danh-từ “Totentanz”, tức
điệu nhảy của người chết và những gì phải đến lại là Thần Chết cầm Lưỡi Hái Grim Reaper sẽ có mặt ở đó, trên sân khấu,
để đại-diện cho sự chết, hoặc Thiên-Chúa. Trên sân-khấu này, các ngài đem ra
trước mặt Tử Thần Grim Reaper, gồm người
đại-diện cho mỗi ngành, nghề mậu dịch trong thị-trấn và dĩ nhiên, tất cả đều có
sự hỗ-trợ của cử-toạ ngồi thưởng-lãm.
Điều
này được dựng ra với dụng-đích khuyến-khích chúng-dân trốn chạy khỏi thế-giới
này, mà ăn-năn sám hối và đền tội cho tất cả mọi thứ. Và rồi, còn chuẩn-bị để
chết trong khi mình chưa chuẩn-bị kỹ --tựa như ta chưa sẵn-sàng để giáp mặt
Chúa-- thế nên, “Hãy nghĩ về điều đó cho
kỹ”. Đó chính là cung-cách mà các ngài vận-động, rất khuynh-loát chúng dân.
Có
thể, chúng ta cũng từng nghe biết đôi điều về những thứ có tên gọi mà giòng sử
Đạo gọi là “Lòng sùng-kính khoa-học”. Câu
này không có nghĩa “hiện-đại”, thế nên ta cũng đừng nên dịch sát chữ theo nghĩa
cận-đại hay hiện-đại, gì hết. Ví-dụ cụ thể được trích-dẫn trong sách tu-đức gọn
nhỏ gọi là “Bắt Chước Đức Kitô”, tức:
một loại những sự và những thứ xuất-xứ từ tâm-tính này mà ra.
Nếu
hỏi rằng: điều gì nổi lên từ các sự việc trên như thế? Thì, câu trả lời sẽ phải
nói: đó, là sự bối rối khó có thể tưởng-tượng được. Là, thứ tâm-bệnh hoặc chứng
loạn thần-kinh còn hơn âu-lo và hãi sợ nữa. Nếu ta không biết những gì ta làm,
có xúc-phạm đến Chúa không, thì chắc chắn là ta sẽ còn bối rối hơn lúc trước rất
nhiều. Và đó, là chủ-thuyết được gọi là “duy-lễ-lạy”, tức: chuyên đặt nặng chuyện
nghi-thức rất lễ mễ, mà thôi. Và, như thế cũng tựa như câu hỏi đầy lo sợ như:
tôi phải làm sao theo đúng “luật chữ đỏ” ở phụng-vụ, để nắm chắc rằng Chúa
không giận-dữ đối với tôi?
4. Thời Cải-cách, quan-tâm
thảm-thiết về con trẻ,
lại cứ cúi gầm vào sự
dữ để được cứu bằng thanh-tẩy
cần giáo-dục thành
người đi Đạo đúng cách.
Hình-ảnh
về Giáo-hội tự-kỷ, là ảnh-hình một nạn-nhân đồng thời cũng là phạm-nhân. Thành
ra, ảnh-hình này không chỉ mang tính tiêu-cực, tức: nạn-nhân kiểu rủi may, còn
gọi là những kẻ, lẽ đáng ra, không hẳn thế nhưng cuối cùng, cũng vẫn bị người
khác coi mình như thế. Có điều lạ, là: tư-tưởng này là của sử-gia Jean
Delumeau, bởi anh em cũng như tôi, ta đã không dính dự vào các vấn-nạn như thế.
Như
thế, tức bảo rằng: đám trẻ đã trở-thành thứ “dê tế thần” cho những điều vừa nói
đến. Và, tất cả sẽ nhìn về đám trẻ sinh ra trên thế-giới theo quan-niệm như thể
chúng được sinh hạ một cách xấu xa, tồi-tệ vậy.
Thành
thử, cần “rửa” tội cho trẻ càng sớm càng tốt. Và, sau khi đã “tẩy” và “rửa” mọi
tội và lỗi (nếu có) cho trẻ rồi, còn phải dạy chúng về đạo nữa, để nắm chắc chắn
rằng sau này chúng sẽ tham gia đúng đường-lối của các kẻ từng được tẩy rửa. Và,
giả như ta khám-phá ra tiền-sử của trẻ nào khi trước bị xách-nhiễu về tình-dục,
thì ta sẽ còn phải ở đó để làm theo cung-cách khá buồn rầu, sầu-não như đã bàn.
Thế
đó, là nguồn gốc não-trạng mà toàn dân con đi đạo chẳng làm cách nào dám nổi
lên mặt mà ra khỏi chốn tàn-tạ đó. Và phương-án linh-đạo mà ta có thể thực-hiện
được, là: trở-thành điều mà người thường ở đời có thói quen gọi đó là sự “trút
sạch/tự hạ”, hoặc tự biến mình thành hư-không/trống rỗng. Xem thế thì, có lẽ ta
không còn là người tốt tự bản-chất, nữa. Và cứ thế, ta lại sẽ về với lập-trường
tư-tưởng của William Campbell khi xưa từng diễn-tả bảo rằng:
“Toàn-thể loài người chúng ta đều ra hèn-hạ, nhưng
Thiên-Chúa vẫn thương-yêu ta; hoặc ít là một số người trong ta, ra như thế!”
Thế
đó, là nguồn tư-tưởng bộc-phát từ đó ra. Là con trẻ, đương nhiên chúng sẽ trở-thành
thứ “dê tế-thần” cần tẩy rửa và dạy đạo. Như thế, có là sự trút sạch/tự hạ không?
Như thế, có là linh-hồn trẻ nhỏ trở-thành nạn-nhân không? Và khi đó, lại có
khuynh-hướng nâng-cấp trẻ nhỏ lên làm kẻ lãnh-nhận “cơn giận lành” cứ chĩa thẳng
vào người chúng thời sau hết, hiểu theo lập-trường ý-thức tập-thể của Kitô-hữu
vốn thấm-nhuần văn-hoá Tây-phương vào cuối thời Trung-cổ, mỗi khi nói về
Thiên-Chúa theo kiểu ấy.
5.
Thế-kỷ 19 và 20 dạy-dỗ tính anh-hùng rất khắc-kỷ
để duy-trì tiêu-chuẩn
đạo-đức so với đường-lối thế-tục
đang vào với thế-giới
tân-kỳ, hiện-hành.
Thế-kỷ
thứ 19, 20 ta lại có thêm đôi điều về những chuyện vừa đề-cập. Thoạt đầu lúc xuất-hiện
cái-gọi-là tính hiện-đại -từ-vựng này, sử-dụng
để nói toàn-bộ đường-lối sống của người phương Tây, cũng là hậu-quả của nhiều cuộc
cách-mạng nổi lên, trong đó có: cách mạng công-nghiệp và trên hết là: Cách-mạng
Pháp, rồi cách-mạng kỹ-thuật, cách-mạng triết-học Kant và Hegel, rồi đến Thời-đại
Khai-sáng và nhiều nữa, nói chung là toàn-bộ nền văn-hoá khi trước nay đã đổi-thay,
ngay đó.
Đầu
thế-kỷ thứ 19, quan-chức Vatican lại đã có tầm-nhìn khá tiêu-cực về tính hiện-đại
của thế-giới, nên quyết bảo-vệ Giáo-hội tách rời khỏi tính hiện-đại. Nói một
cách cụ thể, thì: Giáo-hội ta lại chọn động-thái “kính nhi viễn chi”, tức: chỉ đứng xa xa chứ không muốn gần-gũi
quan-hệ với thế-giới, như thế. Nói cách khác, lối sống đạo kiểu “đền-bù tội lỗi”
đã trở-thành thứ thuốc “trừ tà” khác thường đối-chọi lại tính hiện-đại của thế-giới-với-thế-gian
khi ấy còn được gọi là Hội-thánh rất “Pháo-đài”. Từ đó, các quan-chức ở Vatican
bèn cứ bảo: “Naỳ, đừng nhé! Chớ mà đụng đến
nó! Đừng mua bán gì với nó hết!” Và
như thế, là ta lại có một thứ “Khu Ổ chuột kiểu Công giáo”. Và, để bù lại những
đòi hỏi như thế, các Giáo Hoàng thời đó cũng tự đề ra nhiều kiểu sốt mến/sùng đạo
chống lại tính “hiện đại”, bằng mọi cách. Và lối thờ phượng đầy tôn sùng lúc đó
gồm:
·
Tôn
sùng Thánh-Tâm Chúa;
·
Sùng
kính Đức Nữ Trinh Maria;
·
Tôn-sùng
bản thân Đức Giáo hoàng.
Ở
đây, tôi chắc nhiều anh em còn nhớ rõ: khi ấy anh em trong Dòng cũng đã tổ chức
cái-gọi-là “Tuần cửu-nhật 9 Thứ Sáu Đầu Tháng”, một phong-trào xuất từ đề-nghị
của Bà Margaret Mary Alacoque. Tiện đây, cũng nên nói thêm về sự-kiện là: khi nghiên-cứu
các lời tuyên-bố của bà, người ta mới khám-phá ra đôi điều rất lạ, cho thấy bà có
viết hồi-ký trong đó bà những tưởng rằng: Đức Chúa đích-thị hiện ra với bà và bảo
bà: nếu dân con trong Đạo mà làm Tuần Cửu-nhật 9 Thứ Sáu Đầu Tháng, thì khi chết
sẽ yên-tâm, bằng không thì sẽ bị “triệu hồi”... Và theo tôi nghĩ, bà cũng đã bị
triệu hồi, hoặc rất nhiều người đã triệu hồi bà để tra khảo về chuyện này rồi!
Còn,
khi anh em nại đến Đức Trinh Nữ Maria, thì anh em thấy kể về một loạt các lần Đức
Mẹ hiện ra đây đó vào thế kỷ thứ 19. Và, hầu hết đều quanh quẩn bên trong hoặc
gần nước Pháp, thôi. Và hầu hết các lần Đức Mẹ hiện ra, là hiện với đám “trẻ
người non dạ”. Và các em được Đức Mẹ hiện đến, hầu hết đều không biết đọc biết
viết. Và, khi anh em giảng về tín-điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, đều phải
biết là: hầu hết các tín-điều này đều trồi lên từ nề-nếp suy-nghĩ giống thế
thôi.
Và
rồi, các Đức Giáo Hoàng lại cũng tự coi các ngài như bức tường thành chống lại
tính hiện-đại và trở thành đấng bậc “vô-ngộ”, nếu làm như thế. Và, Công Đồng
Vatican thứ nhất, đã định-nghĩa tính “vô-ngộ” của các Giáo Hoàng nên đòi mọi
người phải sùng-kính tính “vô ngộ” của ngài theo ý-nghĩa: ngài không nói và làm
gì sai quấy hay sai lầm và tất cả những
thứ đi kèm theo tín-điều ấy, cũng đều thế.
Đây
là nền-tảng của lòng tôn-sùng đạo-đức của Giáo-hội, mà tôi nghĩ dân con trong Đạo
đã kế-thừa được và vẫn áp-dụng ở đây đó tựa hồ như thời hậu-Trung-cổ, nay cập-nhật.
Nhưng, ở đây có đôi điều cần làm sáng-tỏ, do các nhà xã-hội-học nêu ra.
Thông
thường thì, sự phát-triển lòng đạo trong Giáo-hội là như rễ cây, cứ hồn-nhiên bộc-phát.
Nói thế có nghĩa là: những gì dân chúng thực thi lúc đầu đều hồn-nhiên, nhưng
sau đó nhìn lại/nghĩ lại mới thấy nó kỳ quái. Nhưng ở đây, KHÔNG như thế. Đây,
là thứ “chổng đầu ngược xuống dưới”, một lối diễn-tả có sắp-xếp về lòng sốt-sắng/đạo
đức. Nói khác đi, thì: Vatican lúc đầu có ý-kiến hiểu rằng lối sùng đạo như thế
đó cũng tốt cho dân thường thường bậc trung, nên vẫn cứ thúc ép chúng dân làm
thế. Và đương nhiên, là chúng dân phải vâng lời mới làm thế, do bởi nếp suy-tư
nghĩ ngợi về “đền bù tội lỗi” bảo mình phải làm thế, mới được.
Đoạn này, nên xem
thêm W.McSweeney, Catholic piety in the
19th Century, Social Compass, 1987, p.203-210.
Lúc
ấy, Giáo hội mình lại cũng mưu-tính lẫn rắp-ranh, nếu gọi được là như thế, trở
về lại với thời Trung Cổ, tức thời-kỳ đầy những tâm-tình và dáng-vẻ hào-nhoáng
rực-rỡ của một thời chủ-trương chống lại tính hiện-đại, đang nổi lên.
Vâng.
Dĩ nhiên là thời Trung Cổ cũng có rất nhiều điều hay ho, đặc sắc. Nhưng, tôi
không nghĩ rằng: anh em mình lại có thể sống như thế, vào thời hôm nay. Hoặc ít
ra, không sống trong thế-giới thực-tiễn, giống như thế. Tuy nhiên, đó là toàn-bộ
giàn-ống xây cất/cột-buộc vào với nhau; hoặc cơ-cấu hỗ-trợ đang diễn-tiến đi
vào việc đóng gói não-trạng “đoái công chuộc tội” để rồi sẽ thực-thi trong mai
ngày. Thật rủi thay, đó không là trở lại với tư-tưởng xác-thực của thánh
Ansêmô, chút nào hết.
-----------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch