Tuesday, 29 April 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu Chuộc và lập trường của tác giả Tin Mừng



Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
                                                                                                    Lm Kevin O’Shea, CSsR


Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 12)


Phần 5:
Ơn Cứu-chuộc,
và lập-trường của thánh Luca
và thánh Gioan:


Thánh Luca:

Thánh Luca có cùng quan-điểm với thánh Mác-cô và còn tiến xa hơn thế nữa. Ở đây, tôi dựa vào bài viết của tác-giả Brian Capper, Reciprocity and the Ethics of Acts, Grand Rapids, Michigan, Eerdmans, 1998.

Với thế-giới La-Hy thời cổ đại, thì: mỗi khi có vị chủ-quản nào ở cấp cao  ban-bố thứ gì đó cho người ở dưới tức: những người không có khả-năng trang-trả tiền bạc, thì cấp trên sẽ được coi là “ân-nhân” của người ấy. Và từ đó, giữ mãi danh-xưng và tước-hiệu này cho các việc khác mang cùng một cung-cách giống như thế. Vì thế nên, với thế giới cổ-đại, thật ra không có tình bạn mật-thiết trên/dưới, mà chỉ có tương-quan được thiết-lập giữa ân-nhân (tức người chủ) và người nợ ơn, thôi. Tin Mừng thánh Mác-cô đoạn 10 câu 42, tác-giả lại cũng nói về việc Đức Giêsu ngăn cấm môn-đồ Ngài mơ tưởng chức-tước thủ-lĩnh, tức không được làm “chúa tể” của ai hết. Và, cũng không được phép đảm-nhiệm vai-trò của bậc trên, tức: chỉ muốn ra lệnh cho mọi người ở mọi nơi, như bậc chủ. Đại để câu trên có ý nói: nơi anh em, không ai được phép đối xử theo kiểu cấp trên/thuộc hạ ở dưới hoặc như cung-cách chủ/nô, hoặc thày/tớ. Thánh Luca còn tiến xa hơn thế nữa, như có ghi ở chương đoạn 22 và 24, thánh-nhân lại vẫn khuyên đồ-đệ Chúa đừng bao giờ dung danh-nghĩa ân-nhân/kẻ cả với ai hết, để ban phát ân-huệ từ trên cho kẻ dưới. Sách Công-vụ, thánh Luca lại cũng nhấn mạnh đến việc sẻ-san của ăn/thức uống cho mọi người mà không trông đợi họ trả ơn, mời lại mình. Nói như thế có nghĩa, là: đồ đệ Chúa phải ra khỏi hệ-thống kiếm-tìm lợi-lộc cho riêng mình. Bởi, có ra khỏi hệ-thống trên/dưới cũng như chủ/nô hoặc thày/tớ, thì cộng-đoàn mình mới đích-thực là cộng-đoàn của Chúa và mới đúng là có Ơn cứu-chuộc, hoặc cứu-rỗi.

         
Thánh Gioan

Với tác giả Tin Mừng thứ tư, ta thấy thánh-nhân cũng sử-dụng cùng một ngôn-ngữ tựa như thế. Ở đây tôi dựa vào bài tường-trình từ Colloquium Biblicum Lovaniense LIV (2005), đặc-biệt là bài đóng góp của Jorg Frey có tựa đề là: Ephemerides Theologicae Lovanienses 2005, 567-614.

Nhiều văn-bản rút từ Tin-Mừng thánh Gioan trong đó nói Đức Giêsu chết, là Ngài chết cho bạn bè Ngài, cho đàn chiên theo tư-cách Chúa Chiên Lành.

Thành-ngữ “chết cho” bên tiếng Hy-Lạp thật rất hay. Người Hy-Lạp sử-dụng cụm-từ “apothnesko”, nếu dịch từng chữ theo thứ-tự như sắp chữ, thì phải dịch là “cho đi để chết”. Thánh Gioan ưa sử-dụng cụm-từ nào khác thay vào đó, tương-đương với tiếng Hy-Lạp mang ý-nghĩa như “paradidomai”, tức: “trao tận tay”. Thánh-nhân thừa-hưởng những điều này từ truyền-thống Nhất-lãm. Truyền-thống này, với từ-vựng “paradidomai” vừa có nghĩa một hành động mang tính “bội-phản”, lại vừa là động-thái của Thiên-Chúa cốt cho thấy Đức Giêsu đã để phàm-nhân lấy đi chính Sự Sống của Ngài.

Và, thánh Gioan chọn ý-nghĩa thánh-thiêng khi nói đến động-thái rất đặc-trưng của Chúa. Thánh-nhân tái định-nghĩa từ-vựng này bằng từ-vựng “didomai” tức bỏ đi tiếp-đầu-ngữ “para” ở đằng trước và biến nó thành từ-vựng mang ý-nghĩa động-tác cứu-rỗi của Thiên-Chúa ở trong và ngang qua Đức Giêsu. “Didomai”, dịch sát chữ, là “ban phát quà tặng”. Xem như thế, ta không thể ban phát thứ quà gì khác, trừ phi ta sống “cho” người khác, “vì” người khác, thôi. Thiên-Chúa sống “” ta và “cho” ta, Ngài tặng cho ta cả Thân mình Ngài, nên ta là kẻ được ban-phát, tức được “tha/ban”. Thánh Gioan triển-khai ý-nghĩa xa hơn thế, bằng vào từ-ngữ và với chữ-nghĩa. Thánh-nhân vẫn cứ suy rằng: việc Đức Giêsu tặng ban chính Thân mình Ngài có nghĩa là: Ngài “hy sinh” sự sống của Ngài, tiếng Hy-Lạp diễn-tả việc này bằng từ-vựng “tithemi”.

Tin Mừng thánh Gioan cũng đề-cập đến việc Chúa hy-sinh, là: Ngài hy-sinh “tâm thân” của Ngài, hy-sinh cuộc sống phàm trần của Ngài, nhưng sự sống ấy tràn đầy Sức Sống vốn có nơi Sự sống của Thiên-Chúa. Việc hy-sinh/hạ mình này, đã ảnh-huởng và gợi lên việc Chúa tặng quà ngang qua động-thái “hy sinh/hạ mình” của Ngài. Việc ban tặng như thế tạo nghĩa cho việc Chúa yêu-thương con người theo cung-cách cũng giống thế. Có thể nói: theo tính-cách rất đúng-đắn của ngôn-ngữ ta thường sử-dụng, thì: Đức Giêsu đích-thực “vâng phục” Tình Thương-Yêu của Thiên-Chúa. Ngài lắng nghe và trao ban toàn tâm Ngài cho Tình Thương-Yêu một cách trọn vẹn. Và như thế, Ngài cũng diễn-đạt cách trọn-vẹn nhất ý-nghĩa của Tình Thương-Yêu đích-thực của Thiên-Chúa. Thánh Gioan đôi lúc cũng chơi chữ qua cụm-từ như thế. Sau khi Đức Giêsu chết đi, thánh Gioan còn nói các thánh tin-tưởng vào Đấng mà các ngài từng “nâng-nhấc”. Và, thánh-nhân xem ra đã hiểu điều đó qua tiếng Do-thái. “Tin tưởng” đây, tức tựa-nuơng vào thứ gì đó, tuỳ-thuộc vào ai đây. Thành thử, có người thường vấn-nạn hỏi rằng: ta có tin-tưởng vào người mà mình “nâng-nhấc” không?

Nhiều nhà chú-giải còn đề-nghị: ngôn-từ thánh Gioan viết ở chương 6 trong Tin Mừng thứ tư, có nghĩa: thịt Ta là Sự Sống cho thế-gian, vốn được dùng làm lời nguyện Thánh-Thể ở phụng-vụ. Riêng tôi không nghĩ rằng đề-xuất này diễn rộng cả ở Tin Mừng thánh Máccô viết ở đoạn 10 câu 42. Có lẽ, nội-dung ý-nghĩa của lời nguyện-cầu ta thường đọc ở câu “Tâm thần của Ta là để đoan-chắc lời bảo đảm từng hứa cho những kẻ nghèo hèn vô danh tiểu tốt”, tưởng cũng nên dùng câu đó theo nghĩa nào tương-xứng với nội-dung của lời cầu ở Tiệc Thánh-Thể thay cho câu vẫn thường nghe, là: “Thịt Ta ban cho các con, máu Ta đổ ra cho các con...


                                                ----------
(còn tiếp)

____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     
                          


Monday, 28 April 2014

Lm Vĩnh Sang DCCT: ĐỪNG SỢ !



"Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an !" ( Ga 20, 19 ).
Bài Tin Mừng cho Chúa Nhật II Phục Sinh bắt đầu bằng một trình thuật về sự hiện ra của Chúa Giêsu, tác giả ghi chú rất rõ về nỗi lo sợ của các môn đệ, và tình trạng đóng kín cửa của những người đang sống trong sợ hãi. Chúa Giêsu Phuc Sinh vượt qua giời hạn của con người, Ngài hiện diện giữa các môn đệ cho dù cửa đóng kín, để ban Bình An cho các ông. Sau đó là cánh cửa căn phòng được mở ra, và cả cánh cửa lòng cũng được mở ra nữa, nỗi sợ hãi không còn và Bình An ở cùng các ông cho đến ngày vào Thiên Quốc.
Sợ hãi là thuộc tính của con người, kể từ khi rời khỏi chốn Bình An là vườn địa đàng, con người mang lấy sự bất lực của thân phận, sợ hãi xuất hiện cư ngụ trong cuộc sống từ sự bất lực, mãnh lực của sự dữ lợi dụng nỗi sợ hãi để tung hoành. Sự Bình An đến do sự có mặt của Đấng Phục Sinh, không do bất cứ một yếu tố nào khác. Vẫn những con người đấy, vẫn với những bộ óc, con tim và da thịt đấy, nhưng nỗi sợ hãi không còn, Bình An cư ngụ vĩnh viễn. Bình An của Đấng Phục Sinh ban tặng giải thoát con người.
Hôm nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, Hôi Thánh tuyên phong hai vị Thánh của thế kỷ vừa qua, rất gần gũi thân quen với chúng ta, mới hôm qua đây còn nghe các ngài nói, cười, di chuyển, chúc lành, dạy dỗ, cử hành Bí Tích, viếng thăm… Hôm nay cửa nướ trời mở ra, chúng ta được chiêm ngắm hai vị tươi cười bên Đấng Phục Sinh.
Thật là một sự trùng hợp kỳ diệu, cả hai vị xuất hiện giữa thế gian đếu mang theo sự Bình An của Đấng Phục Sinh. Giữa sóng gió của nhân loại và của chính Hội Thánh, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Đức Gioan XXIII đã mang lại bầu khí bình an cho nhân loại, cho thế giới và cho Hội Thánh. Đầu nhiệm kỳ Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố “Đừng sợ !” và ngài làm hết cách để cho con người không còn sợ các thế lực trần gian, can đảm đứng lên đối diện với thử thách. Ngài đã đi dọc lịch sử nhân loại trong nhọc nhằn nhưng Bình An, con người xuyên thế kỷ ấy luôn là người kiến tạo sự Bình An.
Chúng ta đang sống trong tình trạng bấp bênh của thân phận, quyền lực sự dữ bủa vây “rảo quanh tìm mồi cắn xé”. Lời Chúa và hành ảnh của hai vị Thánh có làm cho chúng ta vững tin không ? Tại sao chúng ta cứ mãi giam mình trong sợ hãi mà không can đảm bước ra hít thở bầu khí tự do ? Phải chăng sợ hãi khu trú trong ta như là dấu hiệu hiển nhiên tố cáo không có sự hiện diện của Đấng Phục Sinh ? Tại sao nói cái gì cũng sợ, làm cái gì cũng sợ, sợ cái không đáng sợ ?
Lạy Đấng Phục Sinh, xin đến ban Bình An cho chúng con.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 27.4.2014

Friday, 25 April 2014

Lm Frank Doyle sj: “Và những Con Đường thật riêng tây”



Suy niệm Chúa Nhật 3 – Mùa Phuc Sinh  Năm A

“Và những Con Đường thật riêng tây”
          Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
          Tôi xin Người sớm phục sinh tôi.
            (dẫn nhập từ thơ Du Tử Lê)
Lc 24: 13-35
          Những Con Đường thật riêng tây, như Em-mau đường đời. Có Chúa sống lại. Có sự hiện diện thân quen của đồ đệ gặp Thầy, là trọng tâm trình thuật bừng giấc vui, buổi hôm nay.
          Trình thuật hôm nay, là truyện kể về hai đồ đệ thân quen trên đường Em-mau, lòng đượm những sầu buồn, rất “riêng tây”. Con Đường riêng tây hôm ấy, Thầy không hẹn mà gặp. Có chuyện trò bàn bạc. Có giảng giải phân minh, suốt hành trình. Và, hành trình riêng tây đã phản ánh ngôn hành gặp gỡ sống Đạo, đầy Phúc Âm.    
          Hành trình riêng tây sống Đạo, theo ngôn ngữ Hy Lạp hodos (có nghĩa là: “Con Đường”), đã xuất hiện trong bối cảnh Tin Vui An Bình, ở Tân Ước. Trình thuật về “Con Đường”, mà các tín hữu khi xưa vẫn gợi nhớ những “Người bước theo Con Đường, Chúa đi”.
          Và, vấn đề về “Con Đường” hôm nay, là: quá nhiều người đồ đệ theo Chúa nay vẫn lạc. Lạc Đường, lạc lối vì vô tâm hay cố tình đi trệch dẫn đi xa. Hành trình Con Đường trần thế, theo thánh sử Luca, là tập trung hướng về tụ điểm có cứu độ của Đức Chúa. Và, chính đó là ưu tư buồn bã, mà đồ đệ Chúa, vẫn ngộ nhận. Ngộ nhận lớn, là: sau cái chết của Thầy, dân con đồ đệ như mất hướng, rất chán nản. Tuyệt vọng.
          Họ tuyệt vọng, là bởi đã cản trở không để Chúa hiện diện đi vào đường đời của chính mình. Đức Chúa chỉ đi vào “đường đời riêng tây của mọi người một cách thầm lặng và bất ngờ”. Ngài thường đến với cuộc đời mỗi người qua hình hài người bạn thân, đồng môn hoặc đồng nghiệp. Hoặc, như một khách lữ hành, ngang qua đời mình. Cũng có thể, là người mà ta yêu thương, ngưỡng mộ, hoặc ghét bỏ sợ sệt, chỉ muốn quên.
Đến với ta, Chúa có thể mang thân phận hěnh hŕi của biến cố. Một sự vật. Không hěnh tượng, hoặc cũng chẳng định hình. Nhưng, qua các sự vật và hình hài ấy, Ngài muốn nói với tất cả thật nhiều điều. Nhưng có điều là: con người cứ tự che kín không nhận ra, đấy thôi.          
          Điều quan trọng nữa , là ta phải xác tín rằng: trong hành trình đường đời, chẳng khi nào ta cô đơn, lẻ bóng. Bởi, Ngài vẫn luôn hiện diện ngay đó, như Ngài từng nói: “Thầy sẽ ở lại với các con mọi ngày, cho đến ngày sau hết”. Tuy vậy, đôi lúc ta hành xử giống hệt đồ đệ thân quen trên Em-mau đường đời, ta cứ ngỡ là Ngài bỏ rơi.  Để ta lại một mình. Chẳng đoái thương.
          Thực tế đời thường từng minh chứng, Ngài vẫn ở gần bên, mỗi khi ta gặp âu sầu, bức bách. Cả những lúc lo âu, ta vẫn thấy như có ai hỏi: “Các anh vừa trao đổi với nhau về gì vậy?” (Lc 24: 17). Đây là điểm hẹn để ta có thể gặp gỡ Chúa. Tuy nhiên, không phải như nhiều người thường nghĩ: khi cầu nguyện, là ta có thể trút bỏ mọi yếu đuối, buồn đau và khổ ải. Là dẹp bỏ được các hờn căm, chán chường. Mà nguyện cầu thực sự là biết suy tư ứng nghiệm Tin Mừng và lấy đó làm đường hướng quyết tâm đi theo.
          Trong thực tế ngày thường, khi gặp khó khăn, ta nên tập trung nguyện cầu. Nguyện và cầu ở đây, không phải để xin xỏ. Nhưng, là giáp mặt gặp gỡ với Ngài tại nơi ta gặp thấy khó khăn. Vì, Ngài thường hiển hiện, gặp ta vào lúc ấy.
          Gặp gỡ trực diện Đức Chúa, vẫn xảy đến những đối thoại đáng ngạc nhiên, như nhận định vừa nghe:

“Ông hẳn là người duy nhất không hay biết”
(Lc 24: 18),

Chúa bèn hỏi: ”Chuyện gì vậy?”
 Và, trọng tâm của gặp gỡ càng đi sâu vào điều họ phân trần:

“Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en.” (Lc 24: 21)  

Lời đáp của Ngài đã cho thấy: hy vọng dấy lên trong họ đã có nền tảng thật, nhưng ý niệm về phương cách Chúa thực thi công cuộc cứu chuộc, chắc đồ đệ chưa nắm rõ.  Hầu hết trong các tình huống gặp gỡ Chúa, ta đều không nhận ra Ngài. Hoặc có nghe Ngài nói đó, nhưng vẫn không hiểu về ơn cứu chuộc, Ngài thực hiện.
          Và, giải thích của Chúa đã làm nền tảng cho chiến thắng khải hoàn, như Ngài nhận định:

“Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ. Nào Đấng Kitô há có chịu khổ hình như thế, mới đi vào vinh quang của Người sao?” (Lc 24: 25)  

          Gặp gỡ Chúa, còn là tìm Ngài trong Sách Thánh.  Vì, ở nơi đó, Ngài tỏ bày đối thoại với muôn dân.  Đáng tiếc thay, nhiều con dân Đức Chúa rất đạo đức sốt sắng, nhưng lại không có cơ hội tìm gặp Ngài nơi Lời Chúa. Có người cũng đọc nhưng hiểu theo cách lầm lạc, không được chú giải ý nghĩa cho tường tận. Đọc Lời Ngài, tưởng cũng nên am tường các quá trình điển tích hoặc biểu trưng ghi rõ nơi Cựu và Tân Ước. Hiểu thấu đáo tường tận Lời Chúa nơi kho tàng vô giá của Kinh Sách, cũng nên giống như đồ đệ trên Con Đường riêng tây, cảm nhận lòng “bừng cháy khi tiếp chuyện cùng Ngài” (Lc 24: 32).
          Là con dân Đạo Chúa, ta sẽ nhận thấy lòng mình bừng cháy vào Tiệc thánh có Phụng Vụ Lời Chúa. Vì, Lời Chúa chính là Bánh Hằng Sống nuôi dưỡng niềm tin yêu, trong cuộc đời. Của mọi người. Không tìm về với Lời Chúa trong Kinh thánh, là chưa thực sự gặp gỡ Ngài. Không tìm cách nuôi dưỡng đời mình bằng Lời của Ngài, là vẫn đi trệch Con Đường riêng tây, Ngài mở rộng.
          Chính qua nhận thức cách Ngài bẻ bánh, “Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người” (Lc 24: 31). Và, Giáo hội tiên khởi vẫn gặp gỡ nhận ra Ngài bằng Tiệc Lời Chúa, Bẻ Bánh. Tiệc Bẻ Bánh Thánh Thể, chính là phương cách Chúa hiện diện giữa chúng ta. Nói cách khác, mỗi khi tập hợp cử hành Tiệc Bẻ Bánh, chia sẻ Lời Chúa theo hình thức cộng đoàn, thì đã có sự hiện diện đích thực của Ngài. Và, khi đã nhập Tiệc, con dân của Chúa được trông đợi là đã vứt bỏ đi mọi oán thán, hờn căm và ghen ghét.
          Và, một khi đã có kinh nghiệm yêu thương của người đồ đệ như được mô tả:

“Họ đứng dậy, quay về Giê-ru-sa-lem gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp.” (Lc 24: 33).

Ngôn hành đồ đệ, nói lên sinh hoạt của Giáo hội tiên khởi đã biết quay về sẻ san kinh nghiệm yêu thương, với nhau. Cho nhau.  Sẻ san kinh nghiệm, để mọi người nhận ra và dấn bước theo Đường Chúa Đi. Đường Ngài đi chính là Sự thật. Và, cũng là Sự Sống, gương mẫu cho cuộc đời.   
          Cuối cùng, mọi người đều thấy được nơi trình thuật Đường riêng tây Em-Mau, hình ảnh của Tiệc Thánh Tình Thương. Vào buổi ấy, Chúa tiềm ẩn nơi người thường ở huyện. Người khách lạ, chưa từng quen biết. Một Kitô khác trong cộng đoàn. Tiệc agapè Thương Yêu, chính là một gặp gỡ thân mật nơi Con Đường riêng tây, Chúa gặp. Ngài gặp gỡ, không chỉ riêng tư một người, hay cặp đồ đệ thân quen, mà là tất cộng đoàn dân Chúa. Cộng đoàn người dưng ta chung sống, cần sẻ san.

Lm Frank Doyle sj: “Tháp cho người đôi cánh lớn hăng say”



Chúa Nhật  2 Phục Sinh Năm A

“Tháp cho người đôi cánh lớn hăng say”
Như đại bàng khi dũng mãnh nghiêng vai
Săn hạnh phúc từ vòm trời lý tưởng.
(dẫn nhập từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Ga 20: 19-31
          Đại bàng dũng mãnh trên đời, có còn săn hạnh phúc như thời xưa không? Việc này không rõ. Nhưng, Đại Bàng Tình Thương, nay vẫn tháp cánh cho người. Để người người cứ hăng say rao truyền hạnh phúc, nơi vòm trời lý tưởng. Chốn an bình.
Vòm trời lý tưởng – hăng say hạnh phúc, cũng là tình tự thân thương, ngày Chúa hiện đến.
Trình thuật ngày Chúa hiển hiện, mang an vui đến với tất cả mọi người. Từ dân con đồ đệ, cho chí dân lành nhà Đạo, đang hãi sợ. Dân con hãi sợ, vì vốn biết mình đồng hành với Đức Chúa, ắt phải chung số phận, bị đóng đinh. Vì sợ hãi đủ điều, nên đồ đệ Chúa vẫn “cửa đóng then cài”, không ngờ Ngài đến thăm.
Bình an cho anh em - shalom, là một khẳng định, và cũng là lời chúc. Lời chúc, người Do thái vẫn quen gửi đến mọi người mình gặp, trong ngày. Shalom - Bình an cho anh em, cũng là lời chào của Đức Chúa, tái khẳng định về lời hứa, khi tạ từ. Lời hứa ấy, nay được thực hiện. Lời hứa hôm tạ từ, Ngài quả quyết: bình an Ngài để lại, sẽ không hư nát, và cũng chẳng bị lấy đi. Bình an cho anh em, nay đã thành một thực thể. Thực thể có Chúa. Có anh em đồng đạo. Có cả niềm hoan lạc, Chúa đem đến.
Như Cha đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai anh em như thế (Ga 20: 20). Một lần nữa, sứ mạng Thầy sai đi, gồm tóm những hai điều: trước nhất, là sự bình an Cha trao cho Thầy. Nay, Thầy cũng chuyển lại cho anh em, hệt như thế. Anh em cũng nên theo cùng một kiểu, mà làm cho nhau. Để rồi, cùng Thầy, anh em sẽ tiếp tục sống đời cộng đoàn. Có tình thương. Với an bình, của Thầy.
Và, sứ vụ Thầy gửi gấm, là phần cốt thiết nơi vai trò người đồ đệ. Và, là kinh nghiệm nhận thức và yêu thương của Đức Chúa. Và, đem kinh nghiệm này đến với mọi người. Để rồi, người người sẽ hoà hợp và hân hoan tiến bước hầu rao truyền tình thương rộng rãi, chốn dương gian. Đích thực ý nghĩa phụng vụ, ta tiến hành.
Hãy nhận Thánh Thần và tha thứ cho nhau, đây là một sáng tạo mới, Chúa tác thành. Sáng tạo mà Ngài đã làm cho người con, ngay từ buổi đầu đời. Tác thành đổi mới, là yêu cầu cấp thiết Chúa gửi đến với dân con đồ đệ. Tác thành đổi mới có Thánh Linh ở cùng, sẽ giúp tông đồ chắp cánh hăng say bằng thị kiến và năng lượng, cũng rất mới. Khi tiếp nhận năng lượng - thị kiến Ngài trao ban, ta cần chuyển đạt cho người anh người chị trong cộng đoàn yêu thương, có Chúa.             
Tha thứ và cầm buộc Chúa nói, không chỉ có nghĩa ta hãy quên đi các lỗi phạm đã vướng mắc, thôi. Nhưng, còn làm hoà một cách thâm sâu với Chúa. Với nhau. Đây, cũng là sứ mạng mới Chúa uỷ thác. Ngõ hầu thu phục mọi người về lại với nhau. Như anh em một nhà. Và, đây còn là mục tiêu mọi người phải đạt: chính là Vương Quốc Nước Trời. Chốn vui sống an hoà ở trần gian. Chính là điều, mà các tông đồ đồng thanh kêu lên: “Chúng tôi đã THẤY  Chúa.” (Mt 28: 25)
Hãy đặt ngón tay vào đây, và xem tay của Thầy. Tô-ma thánh nhân đã làm như thế. Và, ông THẤY được Bình An. Ông bèn thưa: “Lạy Chúa của con!”. Và, Chúa cũng tiếp lời: “Phúc cho ai chẳng được THẤY, nhưng vẫn tin!” Lời vàng tựa hiến chương đây, Chúa không chỉ chuyển đến cho riêng mình Tô-ma, mà thôi. Nhưng, cho tất cả những người chưa BIẾT Ngài, vào độ trước biến cố Phục Sinh. Và cũng từ biến cố Phục Sinh, dân con đồ đệ đã nhận BIẾT Chúa, bằng niềm tin – yêu. Tin rằng Thầy sẽ ở lại mãi mãi. Với mọi người. Qua việc ta làm. Bởi, Ngài là Bình An và An vui đích thực. 
Trong bối cảnh an bình như thế, Hội Thánh Chúa đã được gầy dựng. Gầy dựng lúc này, để rồi ta cử hành ngày sinh của Hội thánh vào lễ Ngũ Tuần, sắp tới sau. Nhưng, ngay từ giờ phút ấy, đàn con Hội thánh Chúa đã quây quần tụ hợp, thực hiện lời Chúa trăn trối, cả vào trước lúc Chúa Phục Sinh. Quây quần, như bài đọc hôm nay ghi rõ:“Tín hữu ân cần nghe Tông đồ giảng, luôn hiệp thông tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng nguyện cầu.” (Cv 2: 42)
Quây quần hiệp thông, để ta có thể cùng sống với Đức Kitô. Trong Đức Kitô. Bằng sinh hoạt cụ thể, ở đời thường. Tin tưởng và lắng nghe lời dạy của Hội thánh; ta luôn nối kết các người anh em trong cộng đoàn. Quây quần hiệp thông, để ta cùng tham dự lễ bẻ bánh. Và nguyện cầu. Đó, chính là huyết mạch đời sống của Hội thánh. Bây giờ, và lúc xưa.
San sẻ và cùng sống với Hội thánh, tín hữu Đức Kitô vẫn tuân theo lời giảng dạy từ các bậc thày trong Đạo. Đây mới là truyền thống liên kết, hết mọi thành viên chúng ta. Truyền thống liên kết, ngang qua chứng từ tiên khởi được duy trì nơi Tân Ước. Liên kết, cả vào bối cảnh hiệp thông được duy trì, từ nhiều thế kỷ. Truyền thống Hội thánh, vẫn được thể hiện qua cách sống của người tín hữu. Sống theo lời dạy của Đức Chúa. Qua nhiều thế hệ.
San sẻ và cùng sống với Hội thánh, còn là thể hiện tình thân thương anh em mà tiếng Hy lạp gọi là “koinonia”, tức sống tình đệ huynh của người con cùng nhà. Sống tình huynh đệ, là sống Lời Chúa qua căn dặn: “Bằng vào lối sống này mà mọi người biết được các con là môn đệ của Thầy, là các con hãy yêu thương lẫn nhau như anh em”.(Ga 13: 35).
Yêu thương nhau theo cách thế của anh em, ta mới chứng minh cho mọi người biết được quyền năng của Đức Kitô, trong đời sống. Có yêu thương nhau, ta mới lôi kéo được mọi người về với cùng một niềm tin và niềm yêu. Bởi, ta chỉ có thể đến với Chúa, qua các người anh em của ta, thôi.
Dự tiệc Bẻ bánh, nay gọi là Tiệc Thánh Thể, (hay Tiệc agapè của Lòng Mến), là sinh hoạt trọng tâm của cộng đoàn tín hữu Đức Kitô. Có tham dự Tiệc của Lòng Mến, ta mới xác minh được là mình đã quyết tâm sống hiệp thông san sẻ, trong yêu thương. Đùm bọc. Sống như con cùng một Cha. Như tông đồ đích thực của Thầy Chí Thánh.
Sống nguyện cầu, là cuộc sống của mỗi thành viên Hội thánh, trong mọi ngày. Sống không cho riêng mình. Nhưng quan tâm đến nhau. Nguyện cầu cho nhau. Cả trong nguyện đường. Lẫn ngoài phố chợ. Sống trong nguyện cầu, là lối sống đã và đang được đào sâu, mở rộng từ nhiều thế kỷ qua. Sống trong nguyện cầu, không chỉ đơn giản có ca hát, hoặc đọc kinh. Nhưng, còn chiêm nghiệm hoặc có kinh nghiệm niệm suy, thương mến. Sống nguyện cầu, là việc cần thiết cho mọi kẻ tin. Không nguyện cầu, không thể bảo mình là đồ đệ theo Chúa, rất chính danh. 
Tóm lại, khi đã quyết tâm sống nguyện cầu với cộng đoàn, ta mới được bảo đảm như thánh Phê-rô viết trong bài đọc: “Nhờ Ngài, ta được tái sinh để nhận lĩnh một hy vọng sống và lời hứa ban cho gia tài không hư nát, không vẩn đục và tàn phai… để rồi, nhờ vào lòng tin, ta được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ đến đời sau hết.” (1P 1: 4).
Và khi sống hiệp thông tình cộng đoàn, ta còn được bảo đảm khác: “Anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.” (1P 1: 8-9).
 Thành quả niềm tin Ơn cứu độ, nghe như khuôn sáo, nói nhiều lần. Nhưng kỳ thực, lời của thánh Phê-rô đã trở thành niềm mơ ước ta khao khát từ lâu. Ước mơ và khao khát, như con người tổng thể nằm gọn trong vòng tay yêu thương của Đức Chúa.