Lm
Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học
lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 8)
Phần 2:
Ơn Cứu-chuộc,
một học hỏi về Đấng Thiên-Sai
Nay, tôi
muốn mời bà con anh em ở đây, ta nghiệm xét xem nghiên-cứu mới của tác-giả J.
M. Maldame, linh-mục Dòng Đa-Minh (thuộc Tỉnh Dòng Toulouse, bên Pháp) nói về
nhân-vật Giuđa Iscariốt. Tiểu-luận này, có tựa-đề là: “La trahison de Judas, Psychologie, histoire et théologie, Domuni,
April 2006.
Theo J.M. Maldame, O.P. ta đang đối đầu với những
gì Đức Giêsu từng làm, như thể Ngài đã
hiểu điều đó, ngay lúc ấy. Dõi theo câu
chuyện xảy ra giữa Đức Giêsu và Giuđa, ta thấy Chúa từng cách-ly chính Ngài một
cách có ý-thức, ngõ hầu xa rời vị-thế và hành-xử mang tính quyền-lực chính-trị,
cả những gì Ngài có khả-năng sử-dụng cho Ngài, nữa. Ngay khi bước vào trạng-thái
không-còn-quyền-uy/thế-lực, Ngài đã khám-phá ra ‘chốn miền’ của sự cứu-rỗi mà
ta quen gọi là “Ơn cứu-chuộc” dành cho Ngài và cho ta. Điều này hàm-ngụ ý-tưởng
bảo rằng: cả ta nữa, có thể ta cũng đến đó và ở lại đó ngõ hầu hiện-thực điều
Ngài làm.
Chúa làm thế, với quyết-tâm của Ngài, cả vào lúc
Ngài không có quyền-uy thế-lực nào như thế, tức có nghĩa hành-động bao-hàm động-thái
cho-đi-chính-mình-Ngài một cách có ý-thức, cốt “thay thế” cho quyền-uy/thế-lực
của con người. Nói cách khác, ta có thể bảo: Chúa làm thế vì Ngài biết rõ những
gì Ngài làm, lúc ấy. Có thể, sẽ có người lại biện-luận, cho rằng: Chúa nghĩ là việc
Ngài làm, có thể sẽ gây ảnh-hưởng mạnh lên thế-giới có quyền có lực để rồi cũng
sẽ trút bỏ thành hư-không/trống rỗng, như Ngài muốn.
---
Điều quan-trọng ở đây, là: ta nên giữ trong đầu
mục-đích của sứ-mạng Chúa thực-hiện, tức
luôn hỏi rằng: Ngài làm thế để làm gì? Và cho ai? Chúa mạc-khải sứ-mạng của
Ngài ở Galilê, vẫn tập-trung quanh sứ-mạng của Đấng Mêsia Thiên-Sai theo đúng
nghĩa. Thiên-Sai, là Đấng được xức-dầu thành hoàng-tộc, là Đấng thiết-lập
Vương-quốc Nước Trời ở trần gian. Ngài được cưu-mang cả trong Đạo lẫn môi-trường
chính-trị, cùng một lúc. Ai gần cận Ngài đều trở-thành người dấn-bước ra đi theo
Ngài, bởi: họ cứ nghĩ Ngài là Đấng Thiên-Sai theo nghĩa rất “Mêsia”. Ngay thánh
Phêrô khi xưa cũng khẳng-định điều đó thay cho đồ-đệ Chúa. Vào khoảnh-khắc rối-rắm
tựa hồ như thế (tức: lúc thánh-sử Gioan viết đoạn 6 Tin Mừng của mình), phần
đông đồ-đệ Chúa lại đã thôi không còn dấn bước theo Chúa nữa. Họ ngưng, là bởi Đức
Giêsu không đáp-ứng được những điều mà họ trông-đợi, tức: họ vẫn nghĩ rằng,
Ngài phải là Đấng “Mêsia” theo quan-điểm của họ. Và khi đó, Giuđa Iscariốt (và
cả thánh Phêrô nữa) đã ở lại với Ngài. Rõ ràng là, thời gian âm thầm trôi, nhưng
đã xuất-hiện sự căng-thẳng giữa điều Chúa muốn hiện-thực với những gì mà kẻ dấn
bước theo Ngài lại cứ đòi cho được tính-cách “Mêsia” theo quan-niệm mà họ đợi-trông.
Chúa lên Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, thì người
theo Ngài lại cứ nghĩ: Ngài sắp xếp để dựng-xây Vương Quốc Nước Trời ở nơi đó.
và họ lại cứ tưởng-tượng thêm rằng: việc tranh-giành quyền-lực theo nghĩa
chính-trị sẽ xảy đến rất nhanh. Sự kiện mọi người hăng say gia-nhập “kiệu rước
ngày Lễ Lá” mang nặng tầm-kích của tính-chất “Mêsia” mà số đông quần-chúng muốn
diễn rộng. Ngay đến Zacaria lại cũng nói: Đức Vua Thiên-Sai sẽ cưỡi lừa mà đến.
Và, sự-việc Ngài lên Giêrusalem có cùng một cảnh-trí diễn-tiến sau đó ở đền thờ,
được nhìn bằng tầm-kích có lời ngôn-sứ Malakia từng nói đến. Thế nên, niềm hy-vọng
của đám đông quần-chúng về công-cuộc thành-tựu của Đấng “Mêsia” theo họ nghĩ,
đã khiến mọi người thất-vọng đến độ thảm-thiết. Bởi, ngay cả Chúa cũng muốn khước-từ
không chịu hành-xử như người có tham-vọng chính-trị dùng đó làm phương-tiện thiết-lập
thứ Vương Quốc Nước Trời theo kiểu người đời. Ngài từ-khước không ban cho giới-chức
cầm-quyền khi ấy, bất cứ dấu-hiệu nào có tính hợp-pháp bằng vào hành-xử đặc-trưng
có từ Ngài. Ngài muốn tỏ cho bọn họ thấy những gì mà giới cầm quyền từng hành-xử.
Ngài khước-từ không làm chuyện mà họ cho là thần-sầu quỷ khốc, rất diệu-kỳ.
Ở đây,
cũng nên mở một dấu ngoặc nhỏ để nói thêm rằng: đọc truyện Chúa chịu cám dỗ ở
Tin Mừng thánh Mát-thêu, ta nên hiểu theo nghĩa có bối-cảnh tựa như thế. Và,
thay vào đó, những gì Đức Giêsu làm vẫn là “giáo huấn” cũng như lời dạy rất chí
tình, từ Ngài!
Đức Giêsu biết rằng: chẳng chóng thì chày, Ngài
sẽ gặp rắc rối cũng rất nhiều. Cảm-giác Ngài có được khi ấy, quả đúng là vì giới
cầm-quyền vẫn nhất mực cho rằng Ngài khiêu-khích họ, thế nên họ mới hãm-hại
Ngài cho chết, vì họ chẳng khi nào ưa-thích Ngài, hết. Thêm vào đó, Ngài lại lôi
cuốn đám đông quần-chúng cứ lũ-lượt theo Ngài đi vào lễ Vượt Qua đầy ý-nghĩa, khiến
giới chức cứ ghét cay ghét đắng Ngài. Ngài chủ-trương đường-lối sống đối-chọi những
gì người La Mã muốn diễn ra. Thế nên, hiển-nhiên là Ngài trở-thành mối đe-doạ lớn
đối với họ.
Nay, thì Ngài hiểu rõ việc Ngài đi Giêrusalem
và hành-xử theo cách Ngài phải hành-xử, tức: Ngài buộc phải tham-gia “trò chơi”
mà mọi người muốn đặt Ngài trong tay họ. Ngài biết rõ: bằng vào tính công-minh
chính-trực của Ngài, Ngài không thể lùi bước trước bất cứ đe-doạ nào. Ngài chỉ
có thể thực-thi công cuộc cứu-chuộc Cha đề ra bằng quyết-tâm như thế, dù điều
đó có nghĩa: đây sẽ là lễ Vượt Qua cuối đời Ngài. Ngài tổ-chức yến-tiệc cho đồ-đệ
và buổi đó sẽ là tiệc cuối để mọi người tạ từ.
Có người lại cứ vấn-nạn hỏi rằng: Đức Giêsu
có là Đấng Thiên-Sai không? Và, làm sao ta biết Ngài là Đấng Thiên-Sai, hiểu
đúng nghĩa “Mêsia”? Vấn nạn đây, là trọng-tâm ưu-tư của hầu hết đồ đệ Chúa ở Tiệc
Tạ Từ, chiều hôm ấy. Đồ đệ Ngài lại cứ quẩn-quanh một ý-nghĩ vẫn tự hỏi: phải
chăng người vĩ đại nhất, hiểu theo nghĩa thông thường của người đời, là người cướp
được chính-quyền từ tay đám người đang nắm quyền-lực?
Trong số đồ đệ Ngài, có Giuđa Iscariốt bắt đầu
có ý-nghĩ cho rằng: Thày Chí Ái của mình lại đã tự lừa dối chính Ngài, lừa cả đồ
đệ và những kẻ dõi bước theo Ngài đến Galilê. Giuđa đã suy-tính nghĩ rằng: Đức
Giêsu Thày mình đích-thực đã bội-phản lòng đợi-trông nơi mọi người về Đấng Thiên-Sai
mà, lẽ ra, phải khác thế! Chính Giuđa lại đã nghĩ: Thày mình phải bị “vạch trần
sự thật” và mọi người phải coi Thày như kẻ mạo-danh Đấng “Mêsia” theo nghĩa mà mọi
người ở Giêrusalem từng hiểu biết.
Ở đây,
cũng xin mở thêm một dấu ngoặc để nói về trường hợp thánh Phaolô có lần cũng
suy-tư tương-tự như thế. Chính vì thế, nên thánh-nhân mới ra tay bách-hại cộng-đoàn
tín-hữu tiên-khởi. Và, Giuđa Iscariốt đã có ý-đồ tạo-loạn theo nghĩa hiện-đại,
tức: ngầm hiểu rằng: mọi người phải sử-dụng sức-mạnh quyền-lực hay binh-đội mà
đổi thay tình-huống. Trong bối cảnh như thế, Giuđa lại đi đến kết-luận cho rằng:
chắc chắn Thày mình không là Đấng Mêsia theo nghĩa mà người Do-thái vẫn hiểu.
Và khi ấy, lại thấy xảy ra sự can-thiệp hung-bạo từ giới-chức cầm quyền người Do-thái.
Ngay luật Torah Do-thái cũng đòi mọi người phải ra tay hành-động giống như thế,
nữa.
Ở đây, sự việc này không chỉ có Giuđa là người
biết suy-tính như thế mà cả thánh Phêrô cũng làm vậy. Thánh-nhân không chấp-nhận
Đấng Thiên-Sai lại chịu nhục-nhã, đầy khổ-ải đến là thế. Và, thánh-nhân lại
cũng suy-nghĩ nói thay cho toàn nhóm “Mười Hai”, cũng giống vậy. Và như thế, đã
có khác-biệt về ý-nghĩa và vai trò của Đấng Thiên-Sai giữa quan-niệm của Đức
Giêsu và các môn-đệ trong nhóm đồ-đệ của Ngài.
Tại Galilê, có lẽ mọi người cũng đang sống
trong mơ hồ, đầy mộng-ảo, nên không còn thuận-thảo với nhau về nhiều thứ, nữa.
Nhưng không chỉ nơi đây, lúc này, mới thấy sự thể xảy ra như ở Giêrusalem vào dịp
lễ Vượt Qua năm ấy. Trong đầu người dân đây, thì đó là thời-khắc để mọi người
ra tay hành-động trước ai khác. Chừng như mọi người khi ấy vẫn tự bảo mình: “Bọn
ta lại cứ tưởng rằng Ông ấy là Người giải-thoát Israel để người người được tự-do,
tha hồ mà sống”.
Sự lạ cũng nghịch-thường không kém, nhưng
mang tính quyết-định lúc này, là: Đức Giêsu cương quyết bẻ gãy mọi ý-nghĩ như
thế bằng uy-lực hành động như đã thấy ở đây, lúc này. Ngài không làm việc đó
theo kiểu-cách họ suy-tính. Ngài xử-trí khác ý họ. Và, một khi đã cương-quyết
như thế, có thể Ngài cũng gặp hiểm-nguy tạo liên-lụy đến tính-mạng Ngài. Nhưng,
Ngài vẫn quyết-tâm không chùn bước dù sự việc có xảy ra như thế nào đi nữa,
cũng mặc.
Ở tiệc Tạ Từ, Ngài đã nói thẳng và nói thật rằng:
chiếc bánh được bẻ ra là để nối-kết Thân Mình “gãy đổ” của Ngài và nối-kết với
tương-lai nền chính-trị từng gãy vụn như thế. Và, Ngài nói rõ: Ngài không đồng-thuận
với hành-động như thế cho đến chết, giả như Ngài được yêu-cầu làm thế hoặc vào
lúc sự việc xảy ra như thế, cũng vậy. Chiếc bánh Ngài bẻ ra ở tiệc Tạ Từ chính là
biểu-tượng cho sự việc Ngài từ-khước mọi quyền-uy/thế-lực về chính-trị. Lời tỏ bày
điều đó cho Giuđa Iscariốt khi Ngài nói rõ: việc anh đang suy-tính không thể nào
chấp-nhận được.
Nhưng anh ta không hiểu điều Ngài nói, nên mới
đi đến quyết-định giao nộp Thày mình, là người mà theo anh, đã phản lại ý của cả
dân-tộc Do-thái. Và anh tự nghĩ: chỉ mình anh mới là người khám-phá ra ý-đồ của
Chúa nên có trọng-trách phải giao-nộp Đấng “Thiên-Sai-giả” là Thày mình cho quyền-uy
thế-trần. Anh làm thế, vì không hiểu hoặc không thể chấp-nhận tính-chất rất mới
mà Đức Giêsu Bậc Thày của anh đã mang đến cho giới cầm quyền, cho đồ đệ và mọi người
ở đời. Nét đặc-trưng nơi sự việc này là ở bánh-là-Lời-Ngài trong tiệc Tạ Từ hôm
ấy đã được bẻ ra và trao cho anh.
Nay, lại có vấn-nạn như thể hỏi rằng: hôm ấy,
Đức Giêsu làm thế là có ý gì? Câu trả lời, sẽ là và phải là: Chúa vẫn có ở đó
không xa rời ai. Ngài có trực-giác rất thực và biết rất đích-xác tình-hình của
Ngài. Ngài biết rõ yến-tiệc hôm đó là buổi cuối để Thày trò gặp nhau. Ngài, quả
đã rơi vào tình-cảnh rối rắm về thần-tính, nên mới bảo: “Một người trong anh em sẽ bội
phản Tôi”. “Người phản lại tôi đang có
mặt ở đây, ngồi cùng bàn với tôi ở tiệc này”.
Ngài nói theo tư-cách lãnh-đạo toàn nhóm như nhóm-hội
đoàn-kết. Ngài thừa hiểu tình-tiết tế-nhị rất cùng cực và đầy kịch-tính như để
cảnh-giác mọi người trong nhóm, nên mới bảo: “Có người trong nhóm của ta sẽ gãy đổ”. Nhưng, Ngài không nói rõ
người ấy là ai. Có thể là bất kỳ ai trong nhóm của Ngài. Ngài biết rõ: có lẽ
đây là buổi kết-nối tồi nhất, nhưng không biết người đó sẽ là ai, nên Ngài lại
bảo: “Một người trong anh em sắp sửa phản-bội Tôi”. Ngài nói thế, không
để khiêu-khích toàn nhóm, nhưng cốt cho thấy Ngài đang ưu-tư về tinh-thần của
toàn nhóm, do Ngài dựng. “Một người trong
anh em”, câu này được chuyển đến mọi người trong nhóm. Ta biết, ngang qua suy-tư
nhận-thức mãi về sau, là: tất cả các môn-đệ Ngài đều biến đi nơi khác, khi thấy
Thày mình bị giới cầm quyền bắt giữ. Có lẽ, môn-đồ Ngài làm thế, là vì các
thánh nay đã thất-vọng tràn-trề về Thày nên nghĩ rằng: Ngài không phải là Đấng
Thiên-Sai như các ngài trông-ngóng.
Thật sự, các bữa tiệc tổ-chức bên phương
Đông, tiệc chủ thường hay gắp cho thực khách cùng bàn các miếng ăn ngon/bổ do họ
chọn, cốt để vinh-danh vị ấy theo cách đặc-biệt. Cử-chỉ này, tạo ấn-tượng lên
tương-quan chủ/khách ở bữa tiệc. Các vị chỉ làm chứ không nói, nhưng cử-chỉ này
lại là đặc-trưng quan-hệ đặc-biệt trong cuộc sống. Đức Giêsu cũng tiếp/gắp cho
Giuđa Iscariốt một mẩu bánh được Ngài bẻ ra. Ngài thực-hiện cử-chỉ ấy với
cung-cách hơi chần-chừ, ái ngại; nhưng để cho Giuđa Iscariốt thấy được cách-thức
tư-riêng/cá-biệt Ngài tỏ-lộ. Và khi ấy, qua động-thái tiếp/gắp trao mẩu bánh đã
bẻ ra, Ngài có trực-giác biết Giuđa Iscariốt không còn xử-sự như đồ-đệ Ngài nữa,
mà chỉ là kẻ kình-chống/đối-kháng, tức: những người không tin vào đường lối xử-sự
của Ngài theo cách đó. Ngài vốn biết đồ-đệ nào không tin điều Ngài vừa nói về
bánh “được bẻ ra” và cuộc sống có thân mình “bị bể gẫy”. Hành-xử mang tính bằng-hữu
này, đã dấy lên nơi Giuđa Iscariốt cơn giận quá mức khiến anh bội-phản Thày
mình.
Đức Giêsu thừa hiểu cơn giận ấy không thể lắng
xuống nhưng cứ tiếp-diễn tạo hệ-quả “đối-đế”, rất chung cuộc. Đức Giêsu giữ
riêng điều này nơi cung lòng trầm-lắng của Ngài. Ngài không muốn cho nhóm đồ-đệ
của Ngài biết chuyện ấy, sợ rằng các đồ đệ này, sẽ tức-tốc trả-đũa lên Giuđa. Và,
Chúa nói: “Điều anh định làm, thì hãy làm
nhanh lên”. Lại có vấn-nạn khác cứ hỏi: sao Chúa không cản Giuđa để anh đừng
làm thế? Phải chăng, Ngài vẫn tôn-trọng tự-do của anh?
Từ lúc đó, Giuđa rời bỏ toàn cả nhóm. Anh làm
thế, “sau khi” bánh-lời-Chúa được bẻ
ra, và “trước khi” Đức Giêsu trao
chén-lời-Ngài tặng cho tông-đồ. Chỉ sau khi Giuđa rời yến tiệc, Chúa mới nói đến
sự việc Máu Ngài đổ ra cho mọi người. Thảm-kịch do Giuđa thực-hiện xảy đến vào
lúc Chúa phán-định trên bánh và rượu. Chúa nâng chén lên miệng như cử-chỉ tượng-trưng
hầu diễn-tả tình-huống quyết rằng Ngài đang ở tình-trạng đó, tức: hệ-quả của bội-phản
đang diễn ra. Đây, là trạng-thái rất bất-lực.
Bản thân tôi thường vẫn nghĩ: đây là “Ơn cứu-chuộc”,
cho chính Ngài và cả ta nữa.
----------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin
O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch