Wednesday, 27 November 2013

Lm Lê Quang Uy DCCT :“TA LÀ VUA ! – MUÔN TÂU BỆ HẠ !”



Có một trò chơi của trẻ em mà cả người lớn cũng thích. Chơi trong nhà hay ngoài sân đều được. Chơi rồi, chơi lại nhiều lần vẫn thấy vui. Càng đông người chơi càng dễ gây được bầu khí sôi động. Ấy là trò chơi “Ta là vua !” Luật chơi rất đơn giản, quản trò chỉ vào bất kỳ ai trong vòng tròn, người ấy sẽ đưa cao hai tay lên, hô to: “Ta là vua !”, hai người hai bên của người ấy phải chắp tay khấu đầu hô theo: “Muôn tâu bệ hạ !” Quy định là bao giờ các thần dân cũng phải ở tư thế thấp hơn vua: vua đứng – bầy tôi quỳ; vua ngồi – bầy tôi phải nằm xoài; lắm khi vua chơi ác, nằm xoài ra đất luôn thì bầy tôi phải bò lê bò càng sát đất. Vui thật vui ! Mọi người cứ thay nhau mà... “lên vua xuống tớ”, chẳng ai huy hoàng được quá 5 giây, chưa kịp hoạnh họe bắt nạt gì ai thì đã bị truất phế ngay lập tức...
Một lần giúp Tĩnh Tâm cho các bạn sinh viên Xa Quê vào cuối Năm Phụng Vụ, đúng vào dịp Lễ Chúa Kitô Vua, tôi đã bắt đầu buổi họp mặt hôm ấy bằng trò chơi “Ta là vua”. Ai cũng trợn mắt ngạc nhiên, đáng lẽ phải hát “Cầu xin Chúa Thánh Thần...” hoặc đọc kinh “Cúi xin Chúa sáng soi...”, đàng này lại đi chơi trò chơi sinh hoạt vòng tròn, chẳng nghiêm trang đứng đắn chi cả ! Thế nhưng gượng chơi được một lúc thì các bạn trẻ quên ngay cái sự chướng tai gai mắt, trò chơi quá quen thuộc đến mức tầm thường ấy hoá ra vẫn có sức lôi cuốn mọi người, không cưỡng lại được. Căn phòng dùng để tĩnh tâm bỗng nhiên thành sân chơi ồn ào náo động !
Tôi có ý đợi đến cao trào, đúng thời điểm bạn quản trò hăng tiết ra chỉ thị thật nhanh và liên tục khiến cho người chơi bị quay như chong chóng, mới làm vua đã phải thành nô lệ, rồi lại tức khắc lên ngôi, vừa mới vênh vang đã bị rớt xuống tận cùng, ai cũng bê bết đất cát khi phải bò lê ra sàn nhà. Tôi đề nghị mọi người dừng lại, chỉ kịp đứng cho nghiêm chỉnh ngay ngắn, thinh lặng lắng đọng một chút thôi là bắt đầu cầu nguyện luôn. Sau khi tôi đọc đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca ( Lc 9, 18 – 20 ) và lập đi lập lại câu hỏi của Chúa Giêsu: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?”, các bạn Giáo Lý Viên hôm ấy đã hiểu ngay được tâm tình chung mà dâng lời nguyện tự phát.
Tôi còn nhớ có một lời nguyện thật thấm thía của một bạn nam Giáo Lý Viên, bạn ấy nói với Chúa, tôi không nhớ được nguyên văn, đại để như thế này:
“Thưa Chúa, bao nhiêu lần đã nghe đoạn Tin Mừng hôm nay, con đều dửng dưng tỉnh queo, thấy chẳng ăn nhập gì đến đời mình. Thế nhưng lần này thì tự nhiên con giật mình. Mừng Lễ Chúa Giêsu là Vua mà thâm tâm con chưa bao giờ tin nhận Chúa là Vua của mình. Chúng con vừa mới chơi xong trò chơi “Ta là vua”, con mới ngộ được rằng lâu nay giới trẻ chúng con đã thờ đủ thứ vua vớ vẩn tào lao trên thế gian này, toàn là siêu sao bóng đá, ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh, còn cả gan gọi họ là nữ thần ( Goddess ), là thần tượng ( Idol – Diva ). Chúng con bắt chước họ từ cách ăn mặc, uốn tóc, nhuộm đầu, đi lại, nói năng, cho đến chuyện yêu đương vớ vẩn và chơi bời sa hoa phù phiếm. Chúng con thuộc làu làu tiểu sử và thành tích của họ. Chúng con gào thét khóc la khi trông thấy họ, và có người còn dám tự tử chết lãng nhách vì họ... Bây giờ con xin lỗi Chúa có còn kịp không, thưa Chúa ?”
Như mạch nước đã được khơi nguồn, sau phần cầu nguyện mở đầu thật sâu lắng mà sát sườn hôm ấy, tôi đã không cần phải luận thuyết giảng giải dài dòng như mọi lần, chỉ cần gợi ý một chút rồi để cho các bạn tự do tản bộ ra vườn, thinh lặng suy tư và gặp gỡ Chúa. Buổi chiều đến phần chia sẻ, các bạn đã cùng giúp nhau hai việc chính: nhận diện những thứ vua giả, vua ảo đang ảnh hưởng chi phối đời mình, và sau đó là tìm đến đầu phục Chúa, tha thiết xin Ngài thâu nạp làm đệ tử, làm môn đồ.
Điểm lý thú và bất ngờ là có bạn đã lôi ra được một tên đầu sỏ từ lâu đã biến tất cả mọi người già trẻ lớn bé, giàu nghèo, đô thị lẫn nông thôn, thành một đám nô lệ nhất mực trung thành của nó, chúng ta có đoán ra được đó là ai, là cái gì không ? Thưa là cái... Tivi đấy ạ !
Thế đấy, bao nhiêu năm nay, từ đen trắng chuyển sang màu, từ màn hình lồi đổi qua siêu phẳng, từ âm thanh mono thành suround ba chiều, Tivi đã là một ông vua đầy quyền lực, bệ vệ ngự trên ngai vàng ngay nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà chúng ta. Giờ Kinh Tối trong gia đình biến mất, thay vì ngước mắt nhìn lên tượng ảnh Chúa và Mẹ để cầu nguyện đọc kinh thì bây giờ cả nhà há hốc miệng, đăm đăm dõi theo những tình tiết gay cấn hoặc éo le của các bộ phim được chọn chiếu vào “Giờ Vàng”.
Sau một ngày tạm xa nhau vì công ăn việc làm, vì phải đi học đi hành, còn đâu những câu chuyện ấm áp thân tình bên mâm cơm của cha mẹ, vợ chồng, con cái với nhau. Thay vào đó, “vua” Tivi đã dành lấy bục giảng để giáo dục dạy dỗ con người ta đủ mọi sự trên đời. Nó nghiễm nhiên ra lệnh, định hướng, từng ngày từng giờ áp đặt những cung cách sống hưởng thụ, ích kỷ qua những quảng cáo trơ trẽn, những game show vô duyên. Và nguy hiểm nhất, “vua” Tivi không ngần ngại tuyên truyền, nhồi sọ, nói láo, cắt xén, bóp méo, vu khống, hoặc đưa ra những thành tích giả dối, mỵ dân. Lâu dần, lương tâm của các “thần dân” đã bị “vua” làm cho thành dị dạng, thoái hoá lúc nào không biết !
Các bạn trẻ cũng điểm mặt thêm được một tên “vua” không kém uy lực so với Tivi, đó là “vua” điện thoại di động. Hai thứ chỉ khác nhau ở chỗ một cái trị vì vương quốc mênh mông của truyền thông đại chúng, cùng lúc chi phối hàng chục triệu người, trong khi cell phone thống lĩnh riêng từng cá nhân nô lệ dưới quyền của nó. Của đáng tội, nó vừa lợi vừa hại, mà hại nhiều hơn lợi, cái hại lại khéo léo ẩn dấu sau cái lợi. Điện thoại di động nối những anh em xa thành ra láng giềng gần, nhưng rồi chính những con người đáng phải gần gũi thân thương lại bị đẩy ra xa vời vợi.
Trong buổi tĩnh tâm đã nói ở trên, bất ngờ tôi hỏi các bạn trẻ: “Ai có điện thoại di động xin giơ tay !” Có đến hơn hai phần ba giơ tay. Tôi hỏi tiếp: “Một ngày bạn nhận bao nhiêu cuộc đến và gọi bao nhiêu cuộc đi ?” Trả lời: mỗi người trung bình khoảng 20 allo nghe và 15 lần allo gọi mỗi ngày. Lại hỏi: “Nếu chắt lọc lại thì có bao nhiêu lần allo thật sự cần thiết ?” Các bạn nhìn nhau cười bẽn lẽn, không trả lời được, vì hình như hầu hết là “tám”, là “buôn dưa lê”, là “chuyện tào tao thiên địa”, mỗi lần có thể kéo dài đến nỗi có thể... luộc chín cái NOKIA hiện đại !
Vì đối tượng tĩnh tâm hôm ấy là các bạn sinh viên xa nhà, tôi nhẹ nhàng hỏi thêm: “Bao lâu rồi bạn quên chưa gọi về quê cho bố mẹ ?” Nhiều bạn cúi đầu. Tôi đề nghị tạm ngưng tĩnh tâm, cho các bạn 15 phút được phép bật lại điện thoại để gọi ngay về tỉnh xa hỏi thăm bố mẹ, nói với bố mẹ một lời... tử tế. Đến khi mọi người quay trở lại, tôi thấy nhiều bạn gái mắt đỏ hoe. Bạn nào cũng “cảm ơn cha đã nhắc con nhớ đến những người đáng phải nhớ đến nhiều nhất trong đời”.
Lại có bạn... bắt đền tôi: “Trời ơi, cha hại con cha có biết không ? Con vừa mới hỏi thăm mẹ con được một câu là bà đã hốt hoảng la lên: Ơ hay, mày làm sao thế ? Cả năm nay có bao giờ mày gọi điện về. Thôi chết con tôi rồi, chuyện gì thế, nói ngay xem nào !”
Thế đấy, cuộc sống chúng ta bây giờ ê hề lắm sự tiện nghi vật chất nhưng sao vẫn cứ thiếu hụt dần đi những giá trị tâm linh, tình cảm và tinh thần. Chúng ta cứ ngỡ mình đang sở hữu tất cả những sự ấy thì ta là vua, ta muốn gì được nấy, không ngờ chính ta đang tôn dương chúng lên làm vua đời mình, còn mình thì trở thành bầy tôi quỵ luỵ, trở thành nô lệ mê tín mù quáng của chúng...
Thế đấy, có một ông vua không ngai, không quân đội vũ khí để gây chiến, không dùi cui roi điện để đàn áp, không tình báo chỉ điểm để khủng bố, không vàng bạc ngoại tệ để mua chuộc, không truyền hình báo chí để tuyên truyền, chẳng bao giờ ăn gian nói dối, chẳng bao giờ hối lộ tham nhũng, chẳng bao giờ bóc lột bất công. Ngược lại, ông Vua của các vua ấy, vị Chúa của các chúa ấy lại hết mực tôn trọng tự do của con người ta là điều Ngài đã trao ban như là quà tặng vô giá, trân trọng đến độ Ngài cứ nhẫn nại đứng bên ngoài cánh cửa đời ta mà gõ, mà kêu...
Trò chơi “Ta là vua” chúng ta đã chơi mãi với nhau, quen lắm rồi, sao chúng ta chưa một lần dừng lại trên sân chơi cuộc đời này để chọn một vị vua thật sự cho tâm hồn và cả thể xác của mình ? Vẫn còn kịp, không quá trễ đâu, chưa đến nỗi vô phương cứu vãn để bị buộc phải chơi trò chơi “Thiên đàng – hoả ngục hai bên, ai khôn thì sống, ai dại thì sa...”
Lm. QUANG UY, DCCT, Bắc Ninh,
Bài viết cũ Lễ Chúa Kitô Vua, Ephata Chúa Nhật 23.11.2008



Tuesday, 26 November 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tính hiệp-nhất nơi huyền-nhiệm tin.



Chương III
Thần-học niềm tin như quà tặng:
mô-hình vô-thức
(bài 19)

Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)


Tính hiệp-nhất nơi huyền-nhiệm tin.

Tôi nghĩ: thánh Augustinô vẫn duy trì/gìn giữ quan-niệm này trong sách của ông có nhan đề là: “De Doctrina Christiana” (Tín Điều Kitô-hữu) và thánh Tôma Akinô lại cũng theo sát nguồn tư-tưởng của bậc thày mình, hệt như thế. Nếu hỏi: điều gì kết-thành sự hiệp-nhất giữa bí-nhiệm thánh-thiêng như kinh Tin Kính vẫn cho biết, thì câu trả lời là: Thiên Chúa thấy được mọi huyền-nhiệm và Ngài sẻ-san cho ta ân-huệ cao cả rất như thế.

Huyền-nhiệm đầu, tỏ cho ta biết Đức Giêsu là Con Thiên-Chúa. Điều này nghĩa là: ở nơi Chúa, vẫn có huyền-nhiệm về gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, tinh-tuyền. Huyền-nhiệm tiếp, là: Thần Khí Chúa vẫn ở nơi Ngài; tức, có nghĩa: nơi Chúa, luôn có điều gì đó mà các tổ-phụ Hy Lạp gọi là “ekporeusis” khiến các học-giả quen dịch sát nghĩa hầu dẫn về ý-tưởng của sự “đổ tràn” ân-huệ xuống cho nhân-gian loài người.

Theo tôi, những gì được bộc-bạch nơi niềm tin, là: Thiên-Chúa kết-hiệp với gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết, mà các thiên-tài bên tiếng La-tinh cũng đã diễn-bày điều này; còn tự-vựng “ekporeusis” bên tiếng Hy Lạp lại đã nói đến tiến-trình thuần-khiết giản-đơn mà ngôn-ngữ con người thừa-nhận sự bất-lực của tự-vựng La-tinh những muốn nắm bắt thứ gì đó cách “tột bực” nơi tổ-phụ Hy Lạp, có điều là: các vị đã lập nên tự-vựng đặc biệt cho tư-tưởng diễn-bày ra như thế.               

Giả như ta tin vào gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết đã tràn-đầy ân-huệ rồi, thiết tưởng ta cũng nên hỏi các đấng tổ-phụ xem Cha và Con có “nên một” đồng đều nơi Thiên Chúa không? Đương nhiên, các Ngài làn như thế, vẫn “ở bên trong” huyền-nhiệm còn đang diễn-tiến. Ở đây, tôi không nghĩ mình nên nhìn vào mỗi Đấng theo cách tĩnh-diện rồi đưa thêm giả-thuyết về sự hiệp-thông giữa các Ngài. Kết quả là, tôi và quý vị đây, ta sẽ chẳng còn ưu-tư gì về Thiên-Chúa-là-Cha là Đấng ở bên trên Đức Giêsu hoặc về Đức-Giêsu-không-là-Thiên-Chúa như Thiên-Chúa-là-Cha, nữa. Riêng tôi, tôi vẫn thấy mình cũng không ưu-tư nhiều về một thực-tại, cùng lúc, là Đấng nào khác. Tôi hiểu là: Đức Giêsu đã kịp thời được đưa vào với tiến-trình-“ở bên trong Thiên-Chúa đến độ Chúa Cha và Nghài cùng ở nơi đó. Và như thế, các Ngài đã “nên một” đồng đều, ở trong nhau. Nhiều nỗ-lực lâu nay vẫn muốn bãi-bỏ Thiên-Chúa-là-Cha ra khỏi trọng-tâm của mọi sự việc để chỉ nhắm vào riêng mình Đức Giêsu mà thôi, để rồi bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm ấy. Lại cũng có nhiều nỗ-lực nhằm bãi bỏ Đức Giêsu ra khỏi nơi đó rồi lại nói Ngài là “Đấng-Người” tuyệt-vời nhưng không đích-thực là Thiên-Chúa, chuyên tập-trung nhấn-mạnh vào chỉ một mình Chúa mà thôi; làm như thế, họ cũng đã bỏ mất cốt-tủy của huyền-nhiệm, rồi. Giả như không có gốc-nguồn của Người Con thuần-khiết/tinh-tuyền, thì những gì ta tin vào Thiên-Chúa và vào chính Đức Giêsu, sẽ không thêm gì vào huyền-nhiệm ấy hết. Bằng vào niềm tin, ta tin tưởng rằng gốc-nguồn và sự khác-biệt đã thực-sự đổ tràn Thần Khí Chúa như thế “bên trong” sự Hiệp-nhất của Thiên-Chúa. Thiên Chúa, với huyền-nhiệm Ba Ngôi, có Ngôi Lời Nhập thể và có Lễ Ngũ Tuần Thần-Khí “tuôn trào” gộp lại với nhau, trong niềm tin.

Ở đây, tôi có một đề nghị, là: để tránh mọi cạm-bẫy của ngôn-ngữ là những thứ có thể dẫn mọi người về với lập-trường của Arius. Làm thế, nó giúp ta có câu trả lời cho phản-chống có từ quan-điểm của phân-tâm-học khi họ nghĩ rằng: lai-lịch giữa thực-tại thánh-thiêng và con người vẫn là chuyện khả-thi. Sẽ như thế, nếu ta sử-dụng ngôn-từ theo cách tĩnh-diện. Tuy nhiên, đối-tượng của niềm tin nơi ta không như thế, mà toàn-bộ huyền-nhiệm ở trong động-lực rộng lớn.

Lại có huyền-nhiệm thứ hai chung quanh cái chết của Đức Giêsu, trên thập-giá. Đức Giêsu chết trên thập-giá là để chứng tỏ rằng Ngài là Thiên-Chúa. Thế nên, Thiên-Chúa cũng chết trên đó nữa. Vâng. Thiên-Chúa-là-Cha đã chết và đã bị ám-sát cho đến chết. Điều này làm tôi nhớ đến cái-gọi-là “Phức hợp Oeđíp” trong đó, vai-trò của người Cha được gỡ bỏ cốt để bảo rằng: đối-tượng lòng dục nơi Ngài đã có nơi Người-Con. Vâng. Đó là quyết-định nhằm có lợi cho những ai ưa-thích những chuyện như thế. Tuy nhiên, có điều chắc chắn: đây không là huyền-nhiệm của sự chết rất đích-thực nơi Đức Giêsu, hoặc cái chết của Thiên-Chúa. Vấn-đề là: ta hiểu thế nào về “cái chết” hay “sự chết”, mà thôi. Đó, không là sự-thể cuối cùng; cũng không là dấu chấm hết cuộc đời, rất dứt khoát. Đó, là sự việc nằm “bên trong” tiến-trình của sự sống đang còn diễn-tiến. Cái chết của Đức Giêsu là một phần trong tiến-trình sự sống Ngài còn tiếp-diễn. Cái chết của Thiên-Chúa-Cha là khẳng-định về tiến-trình gốc-nguồn của Người Con rất thuần-khiết, mà đến cái chết cũng không thể làm ngưng đọng, dù ngắn hạn. Đồi Can-va-riô, là khẳng-định quyết bảo rằng: những gì ta thấy về Thiên-Chúa theo ngôn-từ về Chúa Ba Ngôi và Ngôi Lời Nhập-Thể không hề bị cái chết làm ngưng-đọng, dù phút chốc. Đó là chuyện thiên thu ngàn đời còn tiếp diễn đến vô tận. Đôi khi, ta cũng nói: Thần Khí Chúa tràn đầy nơi Đức Giêsu, Đấng chết trên thập-giá, đã đưa Ngài ngang qua nỗi chết đi vào với sự sống mới, rất Phục Sinh. Và, giòng chảy cứ thế tuôn trào mãi với Thiên Chúa và tràn vào với Đức Giêsu.                         

Đến đây, tôi lại cũng đề nghị thêm điều nữa, là: những gì nói ở đây cốt để tránh phương-án khả dĩ dẫn con người từng có lòng tin-tưởng đi vào thứ thần-học khốn-khổ bằng việc sám hối/đền tội. Giả như ta tư-duy về Thiên-Chúa và vào Đức Giêsu chịu chết trên thập giá một cách “tĩnh-diện” như thể các Đấng tách-biệt nhau, vậy thì tại sao Thiên-Chúa-là-Cha lại yêu-cầu Đức Giêsu phải chết, và đâu là động-thái của riêng Ngài, với nỗi chết? Đành rằng, nói thì nói thế, chứ vấn-đề không nảy-sinh nơi đây, nếu ta nhìn vào toàn-bộ thực-tại lịch-sử như thành-phần và một phần của giòng chảy Thiên-Chúa vẫn  tuôn-trào có Thần Khí Chúa luôn ở nơi Ngài, và với Ngài.

Tới đây, tôi cũng muốn đề cập đến huyền-nhiệm thứ ba của niềm tin, nữa. Ở đây, lại có khẳng định bảo rằng: bằng vào tính thiêng liêng linh đạo, cả chúng ta cũng “nên một” với Đức Giêsu và “nên một” với Thiên-Chúa. “Nên một” với Đức Giêsu Đấng đã chết vì ta và cho ta. “Nên một” với Thiên-Chúa-là-Cha cũng chết cho ta nữa. Điều đó đem đến cho ta thông-điệp nhắn nhủ rằng: nay ta cũng thủ vai diễn đang chết dần mòn. Đôi khi, ta cũng nói được rằng ta từng chết đi với các Ngài. Nhưng, đó không thực sự là điều mà niềm tin đề-xuất cho ta. Giả như nỗi chết tự nó bị đào thải, phế bỏ đi, thay vào đó là tiến-trình của Người Con rất thuần-khiết, và nơi Thần Khí Chúa luôn có huyền-nhiệm trở “nên một” với Thiên-Chúa, thì ta cũng có thể kinh qua sự sống và nỗi chết để rồi cuối cùng đi vào huyền-nhiệm với các Ngài. Như thế, ta có thể sử-dụng lối hung-biện diễm-kiều có hy vọng được như thế, trong khi ta vẫn ở đây, trên địa cầu này, nhưng ta biết và tin rằng điều ấy được đặt trước cả ta khi ta lướt qua đó. Một lần nữa, đây là giòng chảy đi vào với huyền nhiệm của Thiên-Chúa-trở-nên-một.

Đến đây, tôi lại nghĩ: điều này có thể tránh cho ta động-thái hăng say kích-ngất với hình-thức nào đó của thuyết Ngộ Đạo trong cuộc sống thiêng liêng, linh đạo. Ở nơi đó, không có người chiến thắng rất thẳng thừng trong thi-đấu rất căng giữa hai bên là chính Chúa và con người chúng ta. Hư không/trống rỗng, là thực tại có thật, nhưng đó là con đường để ta đi vào với giòng chảy Thiên-Chúa mà ta được phép làm thành-viên tham-dự, trong đó. Ở đây nữa, phương-án Phục sinh/trỗi dậy còn đang diễn-tiến vẫn làm lợi cho ta rất nhiều.

Hy vọng rằng sự việc này lại cũng đề-nghị thứ gì đó khả dĩ bày-tỏ cung-cách của nhận-thức tập-trung nay mở ra với mọi người, để ta cùng với mọi người đi vào tâm-thức đích-thực và giản-đơn của Thiên-Chúa, với công cuộc tạo-dựng, sự quan phòng của Chúa cũng như cánh-chung-luận và nhiệm-tích về mọi thứ...

                                                -------------------------------              
    
                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
         

               





Monday, 25 November 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Quà tặng niềm tin:Đôi điều cần tư duy



Chương III
Thần-học niềm tin như quà tặng:
mô-hình vô-thức
(bài 18)

Phần 1
Quà tặng niềm tin (tiếp theo)

Đôi điều cần tư duy

Ở đây, lại có thêm vấn đề về nguyên-tắc, đó là: ta càng gần gũi sống với thực-tại lại càng hiểu/biết nhiều hơn. Thế nên, quà tặng cao quý về sự hiện-hữu không hạn-chế, chẳng bao hàm lại cũng không thúc ép, bởi tự thân, nó chính là bản-chất của quà tặng được thấy Chúa.

Do bởi quà này đã có mặt nơi nguyên tắc vẫn có ở niềm tin, rõ ràng đó là quà tặng nguyên tắc về thị-kiến thánh-thiêng, khi các giới-hạn hiểu biết theo cung cách tùy thuộc vào cảm xúc đã bị cái chết cất bỏ. Giới-hạn này đang trờ đến, nhưng không đến từ món quà hoặc từ người tặng, mà từ cung cách ta biết được thứ gì đó qua cái chết. Tính tùy-thuộc, là ngôn-từ có được sắc-thái của khuynh hướng này, trừ phi ngôn-từ đó đã được gỡ bỏ, nếu không thế, ta cũng gặp phải thất bại đến độ không thấy được nội-dung bên trong.

Tôi nghĩ, quà tặng Chúa ban là sự việc Ngài đến với ta và gần cận ta đến độ ta có thể thấy Ngài cách trực tiếp, rất cấp bách. Nhưng, điều đó lại không thể xảy ra trong khuôn khổ giới-hạn của sự sống dễ chết chóc. Thế nên, Chúa ban cho ta thứ sẻ san để thay cho quà tặng chung cuộc. Chúa đến với ta qua ngôn ngữ ta sử dụng. Chính đó là cung cách ta hiểu/biết một cách tích-cực khiến ta có Chúa trong niềm tin Ngài phú ban và ta tìm ra được ý nghĩa của thị kiến thánh-thiêng này.          

Kết cục, tôi vẫn nghĩ: thần học được dựng xây trên “niềm tin-ta-nhìn-thấy” và nhờ ý-nghĩa đích thực, nó đã thành một thứ “khoa học nằm bên dưới thị-kiến thánh thiêng”. Thành ra, tôi coi nền thần học đích-thực tựa như không có khả năng giảm thiểu việc nói năng, như triết-lý, tâm-lý-học độc đáo, hoặc bất cứ thứ gì tạo nên tính tự nhiên này khác. Ở đây, lại đã có nền tảng bí-nhiệm cho sự sống có ý-nghĩa của ta, và đó chính là sự sống trí tuệ.

Với tôi, chừng như có tác giả nào đó đã đi ngược laị đường huyết-mạch của sự “tăm tối” và đòi chút ánh sáng ở niềm tin, khác với động tác “tin”, nó xem ra cũng không đi xa là bao. Thật ra, có sự khác biệt ở nơi đó, nhưng đây không là việc chính; việc chính yếu lại là Động lực Lớn hơn; trời cao đang lôi kéo ta vào nơi đây và niềm tin là sự đáp-trả ban đầu ta thực hiện cho nó là: vào lúc này! Cũng tựa như các thày dòng phái khắc kỷ thường hay nói mỗi khi có đồng môn của mình đi vào cõi chết, vẫn quyết rằng:”Chúa gọi thày về với Ngài...”

Tôi nghĩ đây chính là tiêu chuẩn tạo khác biệt giữa hai bậc hiển thánh là: thánh Augustinô và thánh Tôma Akinô. Thánh Augustinô rất tuyệt vời trong cung cách nắm bắt ảnh hưởng của niềm tin, còn thánh Tôma lại suy-tính theo đường-lối do thánh Augustinô vạch ra, nên thánh-nhân đã tiến tới và hội nhập vào tư thế của thánh Augustinô đôi chút động thái trí tuệ kiểu Hy Lạp, đặc biệt là với triết gia Aristotle. Triết gia Aristotle cũng dựa vào ý-niệm khoa-học do ông đưa ra theo ý-hướng bảo rằng: nguyên-tắc trước nhất (tức: những gì được nói theo kiểu tự ý nói) diễn giải và tặng ý nghĩa cho các nhận-thức thứ yếu (tức: xuất tự cung cách tự ý mình nói ra). Thánh Tôma Akinô thừa hiểu: quà tặng nguyên-tắc về việc Chúa gần gũi “sống cùng” và “sống với” ta đã diễn đạt và nói lên ý-nghĩa mọi sự việc này khác hơn ta tin-tưởng và hiểu phần nào trong niềm tin.

Đây, là lập trường của Gilson trong bài viết nổi tiếng được ông cho đăng trong tập san ADHDMA năm 1925, có tựa đề: “Tại sao thánh Tôma Akinô lại chỉ trích thánh Augustinô?”

Xác tín của riêng tôi về tính siêu-nhiên thiết-thực nằm trong niềm tin là đến từ nguyên-tắc giản đơn nhưng liên-tục do thánh Tôma Akinô đề ra, tức: động-tác trở thành đặc biệt do đối-tượng chúng nằm giữ. Thế nhưng, điều này lại đã gia tăng tầm kích mở-rộng của nguyên tắc này. Nay, thì: đối tượng của động tác tin tưởng rất thánh thiêng là: Thiên Chúa, tự nơi Thâm sâu và Sự Sống của Ngài, như quà tặng ban cho ta theo sắc thái của việc Kề Cận giả dĩ còn hiểu/biết được. Theo tôi, thì: điều đó mang tính chất rất “Thiên Chúa” đến mức độ không thể giảm thành bất cứ thứ gì thua sút, ở thực tại không phai nhạt của Chúa, hoặc nói cho đúng, cũng từng gia-giảm thành thứ gì khác giúp ta nói về Chúa. Nếu Chúa được trình bày theo khuôn-khổ của ngôn-từ/tự-vựng có giới-hạn của con người, thì Chúa ắt phải được chấp-nhận ở mãi trong ta và Ngài cũng sẽ bị hạn-chế do con người của ta có giới-hạn nữa. Như tôi thường vẫn nghĩ, rằng: Thiên Chúa không lĩnh-nhận bị hạn-chế đến độ giống như thế, tức: đó là thú-nhận một khác-biệt chung-cuộc giữa Chúa và thứ gì khác. Quả thật, Thiên-Chúa là quà tặng Ngài ban cho ta, nhưng Ngài là Chúa như Ngài vẫn thế, chứ không là Đấng thánh có giới-hạn từng ban tặng. Ngôn-ngữ nói loanh-quanh việc này, chỉ là khuôn-phép đưa ra lời thú-nhận niềm tin khả dĩ giúp ta hiểu/biết nhờ trí-tuệ của con người.

Ghi chú: Ai muốn có thêm chi-tiết, cũng nên biết rằng: thánh Tôma Akinô có lần phân-biệt “luồng sáng quang vinh” có kích-động cấp kỳ của trí-tuệ do Thực-Tại Thánh-Thiêng đỡ nâng, đó cũng là kích-động để cho thấy chức-năng công-nhiên, tiềm-ẩn tựa vết hằn đặc trưng, rất đặc biệt. Chính đây, là thứ kích-động mà tôi từng nói ở đây, coi đó như sự việc Chúa “cận kề”.


Vai trò của thần-học

Nhiều nhà thần-học nay cởi-mở hơn đối với chức-năng đặc-biêt của nền thần-học mang tính diễn-giải. Thần-học ấy, nay có thể và cũng sẽ thách-thức các lập-luận sai trái, cùng đưa ra vấn-nạn gai-góc vốn dĩ đề-suất khuôn-khổ thay thế để Hội thánh ta có thể nhận-thức trong nguyện-cầu. Các vấn-nạn như thế, có lẽ cũng chấp-nhận lối khai-thác thần-học mang tính chân-phương, dễ chịu hầu nhượng-bộ nhận-thức để triển-khai hoặc cả đến chuyện đi đến đổi thay khá đáng kể, trong huấn-quyền chính-mạch của Hội thánh nữa.

Giáo huấn chính-mạch của Hội thánh (khi xưa gọi là Huấn-quyền) thường phản-ứng rất tiêu-cực về chuyện này. Trong khi huấn-quyền của Hội thánh không đòi ta phải tận-dụng mọi triển-khai tín-lý, thẩm-quyền Hội thánh đòi giáo-huấn ấy không được dẫn đưa con dân trong Đạo đi vào lầm-lạc hoặc lối kéo họ xa rời Chúa. Thẩm-quyền Hội thánh đòi dân con người trong Đạo phải được dẫn dắt cách chắc chắn, không sai chậy. Thường thì, Hội thánh bác bỏ những gì mà các thần-học-gia thực-hiện như thể tạo thêm huấn-quyền nào đó song song với giáo-huấn hiện-thời lấy lý do để vinh-thăng lối giảng-dạy vượt ngoài chất tích-tụ niềm tin lâu nay vẫn cứ tin vào huấn-quyền của thánh Hội. Thật sự thì, ở đây, ta thấy có sự lẫn-lộn về việc này. Bởi, thật ra Huấn-quyền chỉ là sự thể mang tính mục-vụ: các đấng có trọng trách ước-định giá-trị mục-vụ hoặc hiểm-nguy đến với dân con trong Đạo về diễn-trình tín-lý. Công việc của các nhà thần-học lại mang tính chuyên-môn, khoa-bảng và có ích về cung-cách truy-tầm, nghiên-cứu nghiệp-vụ. Đó không là “huấn-quyền” chút nào hết. Khi làm việc, hầu hết các nhà thần-học nay không bắt đầu bằng các giáo-huấn hiện có của Hội thánh (điều mà các ngài vẫn tôn-kính). Các ngài thích bắt đầu bằng lời rao giảng của Chúa nơi Tân Ước và truy-xét dấu vết lịch-sử nơi diễn-giải nền-tảng trải dài nhiều thế kỷ, cho đến khi các ngài đạt huấn-quyền thời hiện-tại. Huấn-quyền lại những muốn các nhà thần-học phải bắt đầu bằng giáo-huấn hiện-tại của Hội thánh và lội ngược giòng mà làm việc.

Chắc chắn, ở đây có khác biệt về tính “tuyệt-đối” chứ không là công-thức của niềm-tin. Đa số các nhà thần-học hôm nay lại coi công-thức này luôn ràng-buộc với điều-kiện lịch-sử và văn-hoá, nên sẽ triển-khai nhiều hơn, trong mai ngày. Tính-khí của giáo-quyền Vatican lúc này còn tuyệt-đối nhiều hơn nữa.

Sự-kiện này dẫn đến tầm-nhìn khác-biệt về đối-tượng niềm tin. Đến lúc này, tôi vẫn đeo-đuổi lập-trường của thánh Tôma Akinô khi thánh-nhân quyết rằng: đối-tượng niềm tin là Thiên Chúa, không nhạt phai, nhưng lại hiện-hữu trong công-thức niềm tin. Kinh-nghiệm niềm tin vào Chúa không hạn-chế, là cốt-tuỷ của niềm tin ta có. Niềm tin tặng ban cho ta, không ra ngoài công-thức ấy, nhưng nó cũng không tuyệt-đối-hoá công-thức ấy như thể chính công-thức ấy mới thánh-thiêng, quyền-lực. Quan-trọng hơn cả, là việc điều-hướng vẫn còn diễn-tiến, tức: điều-hướng bất cứ đề-nghị nào mới-mẻ, đối với những gì thuộc truyền-thống, để rồi việc triển-khai công-thức phải nằm trong ý-nghĩa đích-thực về Thiên-Chúa có trong niềm tin rộng lớn. Để nắm bắt sự tràn-đầy/trọn vẹn của Chúa như đối-tượng niềm tin mở ra cho con người, chính là con đường nhận-lĩnh giá-trị và tính giới-hạn của công-thức.

Muốn có thêm chi-tiết về các cuộc thảo-luận mới này, xin xem R.Gaillardetz, The Road Ahead, America Magazine, 24/9/2012 và D. Wuerl, The Noble Enterprise, America Magazine, 4/2/2013.

                                                            -----------------


Thiên Chúa của niềm tin

Với tôi, xem thế thì: đối tượng niềm tin, tức: câu hỏi “điều gì thế?” được tin tưởng trong động-tác như thế ấy, hoặc nhận-thức ở động-tác này, không chỉ duy nhất là về “Chúa”, mà là toàn bộ bí-nhiệm về Chúa. Và, đó là sự thống-nhất, hài hoà, một giao-hưởng-khúc có điều-hướng về tất cả mọi bí-nhiệm nơi Chúa, bởi Chúa nhìn thấy chúng và vui hưởng chúng, chứ không phải chúng được thích-nghi vào những bắt chộp của ta.

Thành ra, câu “Điều gì thế?” mà ta tin cũng không là sự vật nào hoặc người nào cũng chân phương và giản-đơn, nhưng lại là động-lực, một lực xuyên suốt cứ trải dài mãi... Đó là những gì ta quen gọi là “đối tượng” niềm tin của ta... Với riêng tôi, cụm từ “đối tượng” không là tự-vựng khiến tôi hài lòng cho lắm.

Nói về nhận thức nào đó, cũng xin nhớ về nhận-thức toán-học chẳng hạn. Nó còn hơn cả biểu-thức cân bằng, trong toán-học. Tôi coi nhận-thức này được định đoạt do bởi đối-tượng của chúng, bởi những gì chúng nhìn thấy, tức: những gì chúng có nhận-thức ở trong đó... Với niềm tin Kitô-giáo, chính đó là sự hài-hoà và điều-hướng tất cả mọi bí-nhiệm ta có nơi kinh Tin Kính. Ta không thể kính sợ điều đó; và từ đó đi vào niềm tin đích thực, cũng không xa. Niềm tin mang tính siêu-nhiên, do đối-tượng của nó -về nhận-thức- là bí-nhiệm siêu-nhiên, nghĩa là: tin trực-tiếp đi vào chính bản-chất của Thiên Chúa. Nó không dừng lại ở đề nghị nào bất kể, nó xuyên-thấu đề-nghị đến với Chúa, với Thiên Chúa không giới-hạn trong chính bản-chất không hạn-chế của Ngài.

                                                            ---------------                                                           
                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch