Monday, 28 October 2013

Lm Richard Leonarde sj: Cũng là đáp trả


Phú Nguyễn đi dần vào những ngày cuối, trước buổi mãn khoá đại học. Đã từ lâu, anh vẫn đến phòng trưng bày xe của công ty nọ, để mơ ước. Anh vẫn biết, nếu chịu khó học và đậu cao, thế nào ba cũng mua tặng một chiếc, hệt như thế. Nhưng không hiểu, sao đến giờ này vẫn chẳng thấy cha tiếp xúc với người bán để đặt cọc. Cuối cùng, ngày “N” cũng đến. Cha cho người gọi anh vào để chúc mừng. Ông bảo: ông rất tự hào về thành quả anh đạt được. Nói rồi, ông trao cho anh hộp quà bọc giấy rất đẹp. Phú Nguyễn mở quà ra xem, chỉ thấy mỗi quyển Thánh Kinh bìa da gáy mạ vàng có khắc tên anh ở trên đó. Giận quá, chẳng buồn lấy sách ra khỏi hộp, anh chỉ kịp ngước nhìn cha, gằn giọng nói: “Thế này, mà Ba gọi là giữ lời hứa hôm trước sao?” Nói rồi, chẳng kịp nghe ba anh phân bua đến một lời, anh chạy một mạch khỏi nhà, lên xe biến mất. Chẳng thèm bốc di động trả lời khi cả nhà tìm anh, hoảng hốt.
            Chiều tối đến, khi cơn giận đã lành, anh trở về thì được bảo cha vừa bị cơn đột quỵ, đã ra đi. Theo bệnh án, ông cũng từng bị nhồi máu cơ tim như thế, rất nhiều lần. Giọng mẹ buồn, bảo anh đi lấy cuốn thánh kinh bằng da cha cho xem ông có để lại đôi giòng nào trong đó không. Tìm được cuốn sách anh đã ném lên bàn của cha, trước khi đi. Giọt vắn giọt dài, anh mở đại cuốn sách, đọc mấy hàng chữ gạch mực đỏ trong đó thánh Mátthêu ghi: “Các ngươi, tuy là ác, mà còn biết lấy của lành làm quà cho con, thì huống hồ là Cha các ngươi, Đấng ngự trên trời, sẽ ban của lành cho những ai xin Người.” (Mt 7: 11)
            Đọc tới đó, tức thì có chùm chìa khoá rơi từ sau Sách. Trên chùm khoá, lại thấy tên và địa chỉ của nhà buôn từng trưng bày chiếc xe anh ao ước, cộng thêm hàng chữ ghi rõ: “Mừng ngày con tốt nghiệp. Mọi lệ phí, cha đã thanh trả hết.” Đọc xong, Phú Nguyễn gục đầu khóc nức nở. Thấy đã muộn. Nghe truyện kể, chắc có người sẽ tự hỏi: đã bao lần, ta để luột mất chúc lành bình an từ Đức Chúa, vì không thấy chúc lành ấy được gói ghém theo cung cách ta vẫn mong.
            Phúc Âm ta vừa nghe hôm nay, cũng nói về “cách đáp trả” của anh hùng người lùn tên Dakêu. Dakêu là tên của anh thu thuế rất nhỏ thó, ở thị trấn Giêrikhô cũng bé nhỏ, nhưng lại cả gan dám rước Chúa về nhà, mà dùng bữa. Ở đây nữa, theo như trình thuật truyện kể, được đón tiếp Chúa là điều tuyệt diệu vẫn còn lại nơi tâm tưởng, của riêng ông. Tâm và tưởng, chỉ những tưởng được nhìn Chúa đi trên đường làng, đà mãn nguyện. Đâu ngờ, còn được Chúa thân chinh đoái hoài đến ghé thăm, và dùng bữa. Quả là ân huệ, quá mức tưởng tượng.
            Với Đức Giêsu thì khác, nhân cơ hội trưởng ban thu thuế Dakêu trịnh trọng đón tiếp Đấng Nhân Hiền, Ngài tỏ bày cùng mọi người chốn Nước Trời về tính hiếu khách, mở rộng vòng tay đón chào ngươi người ghé viếng.Vì tính hiếu khách ít thấy nơi người thu thuế, mà cộng đồng Do Thái nay oán ghét cả đám người phục vụ ngoại bang, trong đó có Dakêu. Nhưng ở đây, Đức Giêsu đã làm một công đôi việc: thứ nhất Ngài gọi đích thị tên anh. Và, còn cùng bàn với cả đám người thuộc loại “giáo dan”, nữa.
            Bằng vào động thái bước qua ngưỡng cửa nhà của người tội lỗi, Chúa lại đã đem họ ngang qua ngưỡng cửa tình thương, nhà của Ngài. Ngài còn ra tay nâng đỡ, giúp Dakêu tội lỗi đối đầu với chính hiện trạng rất gian manh của ông để rồi đưa ông về với ơn cứu chuộc, thật hy hữu.
            Chúa vẫn làm thế, với hết mọi người trong chúng ta. Ngài mở rộng đôi tay thân thương đón nhận hết mọi người bằng vào động thái biết dùng mắt để thấy, dùng tai để lắng nghe. Và, Chúa cũng đến với ta qua những người rất khác thường. Tại nơi chốn rất khác lạ. Và, ở thời điểm không ai ngờ trước. Là thành viên gia đình chung của Ngài, Chúa vẫn gọi mời hết mọi người đích thị theo tên, để thân hành đến dùng bữa với chúng ta, cũng bình thường như ta vẫn nhận lời ngồi cùng bàn với Ngài.
            Tuy nhiên, mọi việc đều có giá của nó. Có giá, nghĩa là: ta vẫn tự coi mình như nhân vật khác biệt trong hội ngộ. Có giá, tức là: cứ nên độ lượng với mọi người. Để có thể mở lòng ra với thế giới. Để, tỏ bày sự trong sáng trong quan hệ mình vẫn có. Với nhau. Không cần biết mình bị cuốn hút, biệt tăm, xa xăm đến độ nào. Chẳng cần hiểu, mình đã phải trèo lên cây cao cỡ từng mây. Chỉ cần nhớ, rằng: cả vào lúc mình ân hận khi có nhận xét quá đáng đối với người nhận quà tặng Chúa phú ban. Bởi, khi ban quà tặng, Chúa vẫn gọi danh tánh từng người. Và, ngài vẫn mời gọi mọi người đến tham dự bàn tiệc, đã bày sẵn. Đến tham dự, để còn biết: ơn cứu độ đã nằm trong tầm tay ta, rất gần kề.
            Lời Chúa hôm nay, còn được tỏ bày nơi Tiệc Thánh. Có Chúa. Có cả thành viên cộng đoàn Nước Trời. Cả khách lạ/người dưng, từng bị quên sót. Bị bỏ bê. Khen chê.   
            Lm Richard Leonard sj


Saturday, 26 October 2013

Lm Frank Doyle sjL “Tôi có hoa bè bạn bên mình”



Suy niệm Chúa Nhật Thứ 30 Mùa Thường Niên Năm C

“Tôi có hoa bè bạn bên mình”
Hoa hiểu cả những điều tôi chẳng nói
Tôi đã qua bao thác ghềnh đá núi
Qua thời gian tóc thoáng sợi màu mưa.”
(dẫn từ thơ Xuân Quỳnh)
Lc 21: 5-19
            Với nhà thơ, hoa bè bạn vẫn hiểu điều mình muốn nói. Với nhà Đạo, hoa thời gian là thoáng sợi màu mưa. Là, thác ghềnh, đá núi, ta kinh nghiệm. Hoa lá/bạn bè vẫn chan chứa tình đời. Tình người. Và, tình Chúa ở thơ văn, rất Tin Mừng. Ở, trình thuật/truyện kể ta đón nhận, bấy lâu nay.
            Trình thuật thánh Luca, nay nói về cảnh tình khắc nghiệt xảy đến với lai thời, ngày Chúa đến. Trình thuật Chúa bắt đầu bằng câu chuyện về Đền thờ Giêrusalem linh thánh. Đền thờ, được dùng làm biểu tượng cho tâm can/niềm tự hào của đời người Do Thái. Biểu tượng, chứng tỏ Chúa hiện diện với họ. Đền thờ vật chất, sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào, nữa.
            40 năm sau, Đền thờ uy nghi hoành tráng như Lời Chúa báo trước, đã thành bình địa khi Giêrusalem thất thủ dưới tay người ngoại giáo, rất Rô-Ma. Với người Đạo Chúa Do thái, điều Chúa nói, Ngài không nói về ngày kết tận của thế giới loài người, thôi. Mà, nhiều thế kỷ về sau, thánh Âu-Tinh và bầu bạn, cũng có cảm giác tương tự khi các vị nhìn cảnh thành phố La-Mã lọt vào tay quân bạo tàn, người phía Bắc.
            Điều Chúa nói, khiến người nghe cứ tưởng sự việc sẽ diễn ra trong giao thời, chờ Đấng Mêsia đến. Ở đây, Chúa cảnh báo về những người mạo danh Ngài cứ dụ dỗ người nghe, làm theo ý họ. Ngày nay, các biến động về chiến tranh, thiên tai, lụt lội, không là dấu hiệu của kết tận. Không là thời Chúa đến, ngày sau hết. Cũng chẳng là dấu chỉ cơn giận, của Chúa. Bởi, Chúa của ta đâu là thế. Trình thuật muốn diễn tả đó là đố kỵ, ghét ghen, hận thù đang thống trị tâm can con người, thôi.
            Chúa nói chưa hết lời. Và, Ngài diễn tả cũng chưa hết ý. Vẫn còn nhiều sự việc nằm lại nơi tâm tư những người theo chân Ngài. Họ chẳng ngạc nhiên/quẫn bức khi nghe Ngài bảo. Bởi, điều Ngài nói, là các hiện tượng không chỉ xảy đến với Hội thánh thời tiên khởi, mà, còn diễn tiến từng giai đoạn nhiều thế kỷ, mãi đến hôm nay.

“Trước khi sự việc ấy xảy ra, người ta sẽ tra tay bắt bớ và ngược đãi anh em, sẽ nộp anh em cho hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến trước mặt vua chúa cùng quan quyền, vì Danh Thầy. Đó là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.” (Lc 21: 12)

            Tiếng Hy Lạp cụm từ chỉ cuộc tuẫn đạo, là cụm từ có nghĩa là “làm chứng”. Thế nên, tất cả các hiện tượng xảy đến, không là nguồn gốc của mọi hãi sợ, lo âu. Mà, chỉ là cơ hội để mọi người “làm chứng” cho Nước Trời. Làm chứng, cho thị kiến của Đức Chúa về đời người. Và, các vị bị tuẫn đạo từng chết vì bách hại, đều là nguồn gốc của niềm tự hào cộng đoàn Nước Trời. Là, mẫu mực cho mọi người nghe theo. Thời tiên khởi của các thánh, các vị tử đạo đều hiểu rằng máu đào các ngài đổ ra là hạt giống cho mọi người tin tưởng, vào Chúa.

“Anh em đừng ngại phải bào chữa cách nào. Chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi, hoặc cãi lại được.” (Lc 21: 13)
Ngày nay, có nhiều bằng chứng cho thấy lời Chúa hứa đã thành hiện thực. Bản thân nhiều người cũng từng có kinh nghiệm về những đau đớn/bách hại do tin vào Chúa. Và sau đó, các ngài càng trở nên vững mạnh, hơn bao giờ hết.
            Thông điệp Chúa gửi, nay cũng rất mạnh và rõ nghĩa. “Hãy kiên trì, rồi ra chiến thắng sẽ về tay anh em.” Đây không chỉ đơn giản là lời hứa hẹn suông. Nhưng về lâu về dài, chính Sự Thật, Tình Yêu và Công chính, sẽ thắng thế. Lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ, dù có những điều xảy đến rất tan tác, rối bời; nhưng, các điều ấy vẫn cho thấy tiến trình diễn bày giá trị con người nằm ở nhiều nơi, nhiều chỗ.
            Bằng chứng đã thấy có trong lời tiên tri Malaki ở bài đọc 1: “Vì này, ngày ấy đến đốt cháy như hoả lò. Mọi kẻ kiêu ngạo và kẻ làm điều gian ác sẽ như rơm rạ. Ngày ấy đến sẽ thiêu rụi chúng.” (Ma 3: 19) Nhưng, với những ai đặt nền tảng cuộc sống lên Sự Thật và bỏ hết thời gian còn lại để phục vụ Chúa và phục vụ người anh/người chị ở Nước Trời, thì “mặt trời công chính sẽ mọc lên, mang theo các tia sáng chữa lành bệnh.” (Ma 3: 20)
            Nhưng, vấn đề là người người đã sẵn sàng chưa? Có chuẩn bị chờ đón ngày Chúa mời gọi mọi người đến với Ngài không? Nếu có, hà tất cứ phải sống làm sao, ăn nói làm sao cho xứng với tương lai mai ngày, rày có Chúa. Đúng hơn, hãy tập trung lo cho hiện tại, hôm nay. Như thánh Phaolô, từng khuyên các thánh ở Thessalônika, miền Bắc Hy Lạp, rằng:

“Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời. Không rượu chè say sưa, không kiếm tìm lợi lộc, thấp hèn. Phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong lương tâm trong sạch.” (2Th 2: 8-9)

            Khi viết cho giáo đoàn Thessalônikê, thánh Phaolô thấy Giáo hội ở đây xôn xao nhiều vì cứ tưởng ngày Chúa Quang Lâm đã gần kề, nên không hăng say làm việc, hầu chờ Chúa. Và sự thể là, họ thuyết phục người khác cứ ở nhưng không, sống vô trật tự, như mình vẫn sống. Vì thế nên, thánh nhân mới gay gắt:

“Nhân danh Đức Giêsu Kitô, chúng tôi truyền cho anh em phải lánh mọi anh em nào sống vô trật tự, đi nghịch lại truyền thống họ chịu lấy nơi chúng tôi.” (2Th 3: 6)

            Thánh Phaolô dứt quyết không chấp nhập động thái của những người sống như thế. Ngược lại, thánh nhân còn cương quyết:

“Trong Chúa Giêsu Kitô, chúng truyền cho anh em và những người như thế hãy yên thắm làm lụng mà nuôi lấy mình.” (2Th 3: 12)

Đây còn là lệnh truyền cho dân con Chúa, ở mọi thời.
Với người vững tin, Đức Giêsu luôn hiện diện nơi trọng tâm cuộc sống, của mỗi người. Tất cả được kêu mời tìm kiếm và gặp gỡ Ngài, ở mọi sự. Nơi mỗi người. Và, mọi người. Mọi thời. Muốn được thế, người người nên vào với thăng trầm của cuộc sống, chính mình. Với thế giới xung quanh. Và, coi đó như khung trời của bình an. Hạnh phúc.


Thursday, 24 October 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô thư I Corinthô Đọan 6 câu 19 20





Câu 19-20

Chủ đề “Đền thờ” được mặc ý-nghĩa thiêng liêng:

Cốt thiết: sự hiện-diện của Thiên-Chúa –trong Cựu Ước: ở nơi Đền-thờ Yêrusalem- Đạo Do-thái muôn thời nói sự hiện-diện đó là của Thánh-khí Thiên Chúa – Với Đạo Do thái Hy-lạp-hoá (cách riêng Alexandria): thâu-nhận cách hiểu về ý-nghĩa thiêng-liêng, luân-lý của triết-lý Hy-Lạp: khuynh-hướng thời-đại là chuyển những công-thức nghi-tiết lên sinh-hoạt tôn-giáo của cá-nhân hay đoàn-thể. Tôn-giáo nghi-thức không còn ứng-đáp với nguyện-vọng của người ta nữa.

Thánh Faolô đã áp-dụng chủ-đề “Đền thờ” cho cộng-đoàn: 2C 3: 16-17.
Thánh-thần một thực-tại, sự hiện-diện thánh-thiện và thân-thiết mà áng mây hay vinh quang nơi Đền thờ mới chỉ là hình-ảnh. Tính cách thánh-thiện bất khả xâm-fạm của Đền thờ bây giờ đích-thực thuộc về cộng-đoàn.

Nhưng cộng-đoàn không fải là một thực-hữu ở ngoài những người của cộng-đoàn. Đặc-tính của cộng-đoàn cũng là một với đặc-tinh của các fần-tử. Và vì thế chủ-đề được nói đến tín-hữu 1C 6: 19-20. Ở đây chủ-đề Đền-thờ là một kiểu nói khác về sự hiện-diện của Thần-khí trong thân mình tín-hữu, bảo đảm và dọn trước trạng-thái vinh-hiển của thân mình sống lại. Thánh Faolô chú ý vào liên-lạc giữa Thần-khí và xác thịt: thân xác chịu lấy Thần-khí vì đã được kêu gọi để nên xác thần-thiêng trong sự sống lại (1C 15: 43). Bởi định-hướng đó mà thân-xác được đặt vào một địa-vị riêng biệt trong giới siêu-nhiên. Bởi địa vị đó, tín-hữu có fận-sự fải tôn-trọng thân xác: nơi có sự hiện-diện của Thiên-Chúa như Đền thờ Yêrusalem, như chỗ cư-ngụ của Thần-khí, hợp nhất với Chúa Kitô đến đỗi đã thông-chia đặc tính thần-thiêng của Ngài. Sự hiện-diện của Thần-khí: đem về fần cao-thượng nhất của con người, làm cho hồn nên Đền-thờ mới, được tác-thánh và cử-hành fụng-vụ trọn-hảo; nhưng dẫy đến cả thân xác, sẽ được sống lại và được Thánh-thần dọn để lĩnh lấy vinh-quang cánh-chung.
                                                                                                                                                (còn tiếp)

                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))


Tuesday, 22 October 2013

Lm Vĩnh Sang DCCT: Hãy ra chỗ nước sâu



Hôm nay là Khánh Nhật Truyền Giáo, mọi Nhà Thờ, mọi sinh hoạt, mọi bài báo đều rầm rộ theo chủ đề: Loan báo Tin Mừng. Cụm từ "Lời Chúa sai đi" được nhấn mạnh, được quảng bá, được lập đi lập lại. Những bài hát với những "lời có cánh" được hát vang, được trình bày, được "làm cho Thánh Lễ thêm phần sốt sắng". Tôi tự hỏi ngày mai thì sao ? Hoa trên bàn thờ sẽ tàn, chủ đề Thánh Lễ sẽ đổi, bài hát sẽ thay, mọi người sẽ quên ? Và… đâu lại vào đấy.
Tôi có bi quan lắm không ? Bao nhiêu người đang ngày đêm miệt mài với công cuộc loan báo Tin Mừng, bao người trẻ tiếp nối bước chân hăng hái lên đường, bao nhiêu hy sinh âm thầm, bao nhiêu lời nguyện cầu, bao nhiêu những đóng góp cho việc truyền giáo… Vậy tôi có bi quan lắm không ?
Nhưng sao còn bao nhiêu là người, mênh mông là người chưa biết Chúa, bao nhiêu vùng còn chưa biết Chúa, quá nhiều giá trị, quá nhiều lãnh vực chưa có dấu ấn Tin Mừng. Xã hội của tôi đang sống còn đầy bạo lực, còn quá vô cảm, còn nhiều gian ác, còn lắm mưu mẹo điêu ngoa lọc lừa, còn ê hề dối trá, còn tràn ngập bất công, còn nhan nhản những chà đạp nhau.
Trong bài nói chuyện về Tân Phúc Âm Hóa, Đức Thanh Cha Phanxicô đưa ra một hình ảnh: “bước ra tiền đình Đức Tin”. Tiền đình Nhà Thờ dành cho những người chưa có Đức Tin, những người dự tòng dừng ở đây, nghe xong phần Phụng Vụ Lời Chúa thì ra về, họ chưa được bước vào trong ngôi nhà Đức Tin của Hội Thánh. Vậy bước ra tiền đình Đức Tin nghĩa là ra khỏi nhà mình, đến với những người chưa tin, chưa biết Chúa. “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an”, nghĩa là đi trong bình an để loan báo Tin Mừng. Hội Thánh không giữ chúng ta ở lại mãi trong ngôi nhà Đức Tin, nhưng bảo chúng ta hãy ra đi.
Ở lại và lo chăm chút cho ngôi nhà của mình là đi ngược lại những gì Chúa Giêsu và Hội Thánh mong muốn. Narcisse là một nam thần trong thần thoại Hy Lạp, anh ta hãnh diện về vẻ đẹp của bản thân, suốt ngày mê mẩn chiêm ngắm dung nhan chính mình phản chiếu trên mặt nước, thế là một hôm anh đã lộn cổ xuống, chết chìm trong dòng suối đúng lúc cảm thấy quá đỗi thỏa mãn về mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chúng ta về tình trạng Narcisse ( ảnh minh hoạ ). Nhiều cộng đoàn tín hữu đang bị rơi vào tình trạng này, cái nguy hiểm là hãnh diện về thành tích của mình, sự giàu có sang trọng của mình, truyền thống của mình. Nhiều cộng đoàn đang rầm rộ tổ chức các lễ mừng hoành tráng của mình, diễn văn, hoa nến, tiệc tùng kèn trống tưng bừng.
Muốn thay một bộ bàn ghế tiếp khách ở nhà xứ đáng giá hàng trăm triệu, hãy nhớ đến những ngôi Nhà Nguyện rách nát ở vùng sâu. Muốn đổi gạch trong Nhà Thờ cho hợp thời trang, dự toán lên đến hàng trăm triệu, có khi là một tỷ, hãy nhớ đến những trẻ thơ thiếu sách thiếu vở đến trường… Thời buổi thông tin không thể không thấy, cả thế giới trở nên một ngôi làng, chỉ một cái click chuột, không thiếu những hình ảnh vùng sâu vùng xa hiện ra, anh Ladarô không còn nằm nơi vệ cửa, nhưng anh đang rất cụ thể ngay trên màn hình của chúng ta, cách gương mặt của ta chỉ vài tấc !
Hãy bước ra tiền đình Đức Tin… Hãy ra chỗ nước sâu, nước sâu chứ không phải chỗ nước nông !
Lm. VĨNH SANG, DCCT
Khánh Nhật Truyền Giáo, 20.10.2013