Saturday 30 July 2016

Lm Vĩnh Sang DCCT: "BẠN ANH ĐÓ ĐANG SAY NGỦ YÊN…"




Tôi theo những anh em trong lãnh vực Mỹ Thuật đến thăm Cổ Thành Đinh Công Tráng, tỉnh Quảng Trị, vào những ngày hè nóng bức tháng 7 năm 2016. Ở đây đang có trại sáng tác các tác phẩm mỹ thuật của ngành điêu khắc. Cuộc triển lãm được đặt tên: “Bất tử và Hồi sinh”.
Nói đến Cổ Thành Đinh Công Tráng tỉnh Quảng Trị hay còn gọi tắt là Cổ Thành Quảng Trị là gợi về một nỗi đau của dân tộc Việt Nam, nơi đây vào những ngày đầu năm 1972, kéo dài cho đến mùa thu năm ấy, cuộc chiến khốc liệt giữa hai miền Nam Bắc đã tàn phá biết bao cuộc đời những thanh niên trai tráng khỏe mạnh, dũng cảm đang tuổi xuân tràn đầy sự sống. Không chỉ gây ra những cái chết đau thương, chiến tranh còn để lại những di lụy trên những người què cụt trở về và một miền đất ngập tràn bom đạn.
Ngoài những người lính của hai miền, bao nhiêu đồng bào vô tội đã chết thảm dưới vì chiến tranh, bao nhiêu tài sản, nhà cửa bị tàn phá… 44 năm qua rồi, nhiều chứng từ đã được công bố, nhiều bài viết đã ghi lại cuộc chiến tàn khốc này, chỉ cần vào trang Google gõ những chữ liên quan như: Cổ Thành Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa… sẽ gặp hàng trăm bài viết, hàng trăm hình ảnh về biến cố đau thương của miền đất dân gầy quê hương ta.
Ngay cửa chính vào Cố Thành, một đống đá gạch vụn nát còn lại phía bên phải như một chứng tích duy nhất về một cổ thành một thời lừng danh với người anh hùng yêu nước Đinh Công Tráng, tất cả đã được xây dựng lại, xòa đi những vết tích chiến tranh, vết tích của một trận chiến dài ngày đến nỗi không còn một hòn đá nào trên hòn đá nào.
Qua cửa chính, khách viếng thăm không khỏi xúc động trước câu thơ được in trên một tảng đá:
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi,
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ,
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió,
Ru mãi bài ca Bất Tử đến vô cùng.
( Phạm Đình Lân )
Quả thật người ta đã để lại rất nhiều đồng đội “nằm yên dưới cỏ”. Những người đang thực hiện những tác phẩm dự triển lãm chỉ cho chúng tôi một tác phẩm điêu khắc nằm ở giửa khu vườn bên phải cửa vào, họ nói, khi đào móng để làm bệ tượng, chúng tôi gặp một bộ cốt nằm dưới đất. Tôi hỏi kỹ về bộ cốt này với những câu hỏi như có thấy thẻ bài không, có thấy đôi giầy còn không, có thấy dây đeo vật dụng quân trang bên hông không… Tất cả là không, không một dấu vết nào về bộ cốt “nằm yên dưới cỏ”. ( Ảnh chụp một người lính VNCH quỳ cầu nguyện giữa đống đổ nát của Vương Cung Thánh Đường La Vang, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ).
Có bao nhiêu bộ cốt không vết tích còn “nằm yên dưới cỏ” ở nơi “trời trong xanh và lộng gió” này ? Bao nhiêu gia đình 44 năm nay ra vào thương nhớ người con thân yêu ? Bao nhiêu người con gái cuộc đời xoay hướng khác vẫn còn thầm nhớ về người bạn trai năm xưa ra đi không trở về ? Không một dấu vết !
Dạo quanh một vòng các tác phẩm điêu khắc người ta nhận ra ngay sự đơn điệu đến trơ trẽn của một thể loại được kể là nghệ thuật đương đại trong trại gọi là trại sáng tác này. Hơn một nửa nội dung các sản phẩm chúng ta đã gặp thấy ở bất cứ cuộc triển lãm nào về điêu khắc hoặc hội họa. Cũng nón tai bèo, cũng chiến sĩ khăn rằn cầm súng ra trận, cũng bà mẹ liệt sĩ đứng ngẩn ngơ, cũng liên minh công nông… Về ngôn ngữ và bút pháp có thể nói các sản phẩm cùng một thể loại, không cái nào khác đột phá ra ngoài những đường nét hao hao từa tựa nhau như các sản phẩm cùng một lò thủ công nghiệp. Thô thiển hơn nữa là các bệ đặt sản phẩm đươc xây như nhau, cái nào cũng trên bệ cao 1 mét ! Nói cho công bằng thì cũng tìm được một vài tác phẩm xem ra đỡ làm khách thăm viếng mỏi mắt, nhưng còn lên thì đầy dẫy những hạt sạn khó nhai, làm ê cứng răng khách thưởng ngoạn.
Tôi được biết các tác phẩm dự trại gởi mẫu phác thảo đến, có một đơn vị nhận thầu mọi chuyện từ đầu đến cuối, tác giả chỉ cần ra để mài dũa một chút và làm công việc đề tên mình, dĩ nhiên kinh phí do ngân sách đài thọ được chia đúng quy trình.
Chúa Nhật 18 Thường Niên năm C, bài đọc 1 trích trong sách Giảng Viên. Tác giả Kinh Thánh nhắc chúng ta về sự chọn lựa khôn ngoan trong cuộc sống, chạy đua theo những lý tuyết phù du gây tổn hại cho bao người, tan nát bao gia đình, tổn thương bao tâm hồn, chính là tự phá tan tương lai đời đời mình. Tàn ác trong hành xử để gây dựng cơ đồ hiện tại, hưởng thụ trên bàn son thảm gấm mà quên rằng: “Đồ ngốc, đêm nay ta đòi mạng người về, ngươi để lại những thứ đó cho ai ?”
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 29.7.2016
Tựa đề lấy từ bài hát "Một mai giã từ vũ khí" của Ngân Khánh

Wednesday 27 July 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Đức Giêsu : Danh xưng Con Thiên Chúa (Bài 50)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 50)



Danh-xưng
“Con Thiên-Chúa”

Các khía-cạnh khác-biệt nơi danh-xưng “Con Thiên-Chúa” hay “Người Con của Thiên-Chúa” như trước đây ta luận-bàn, gồm các ý-nghĩa ta gặp được ở kinh-thánh và các bản-văn hậu thánh-kinh, cùng 4 Tin Mừng, thư Phaolô và sách Công-vụ Tông Đồ, ra như thế.

Thế nên, trước khi tìm-hiểu kỹ-lưỡng Tin Mừng Nhất Lãm, cũng nên nhớ là: các chứng-tích Do-thái-giáo về danh-xưng “Con Thiên-Chúa”, đều mang tính ẩn-dụ. Hai nữa, cũng nên bỏ qua một bên, coi như không thích-đáng để mô-tả chân-dung Đức Giêsu, qua văn bản cựu-trào viết vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-ước nói lên ý-nghĩa cũng rất chung về “Người Con của Thiên-Chúa”. Điều này có nghĩa là: việc ấy, có liên-quan đến dân con mọi người, trai cũng như gái ở Israel, không cần biết họ theo lập-trường nào về tôn-giáo.

Thêm nữa, cũng nên tập-trung coi xem khuôn-thước nào mang tính thánh-kinh hoặc hậu kinh-thánh nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia và người Do-thái-giáo lành thánh, cuốn-hút rất nhiều người.

Cuối cùng, nói về Đức Giêsu ở thời Ngài, việc cần làm không là việc chiếu-cố áp-đặt danh-xưng “Con Thiên-Chúa” vào Đấng Kitô sau ngày Ngài phục-sinh/trỗi dậy, như đã được kể ở thư Phaolô và sách Công Vụ.

Ở đây, ta nên tách-bạch hai loại-hình sử-dụng danh-xưng “Con Thiên-Chúa” ở Tin Mừng Nhất Lãm từng áp-đặt vào Đức Giêsu, tuỳ cách ta đối-phó tự định-hình hoặc theo-dõi địa-chỉ những mô-tả cùng phác-hoạ nào đó, do phe thứ ba lập ra.                                                           

Mỗi đoạn trong văn-bản, qua đó Đức Giêsu nói Thiên-Chúa là Cha Ngài, tức: Đấng mà Ngài thường ới/gọi “Lạy Cha” trong các buổi nguyện-cầu bằng tiếng Aram-cổ như Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 36 từng diễn đạt, như sau:

“Bỏ đám đông lại, các ông chở Ngài đi, vì Ngài đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Ngài.”

Lời này, được coi như kiểu “tự-qui” cách gián-tiếp ý-nghĩa của ngôn-từ vẫn mở rộng. Chỉ mỗi hai bản văn nói rõ lối tự-qui cách trực-tiếp, thôi. Thứ nhất, ngay như cụm từ “Người Con” đã san-sẻ sự hiểu/biết của Cha về Vương Quốc Nước Trời đã đến như có nói ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 13 câu 32, sau đây:

“Còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay các thiên-sứ trên trời hay Người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.”

-Và, ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 24 câu 36, cũng thấy bảo:

“Còn về ngày và giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả thiên-sứ trên trời hay Người Con cũng không; chỉ mình Chúa Cha biết mà thôi.”

Bản-văn thứ hai, xuất-hiện nơi thi-ca vốn dĩ diễn-tả Đức Giêsu như:

-Tin Mừng Mátthêu đoạn 11 câu 27, đã có nói:

“Cha Tôi đã giao-phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ Người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc-khải cho.”

-Và, Tin Mừng Luca đoạn 10 câu 22, cũng đã viết:

“Cha tôi đã giao-phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ Người Con, và kẻ mà Người Con muốn mặc-khải cho."

Bản-văn đầu, có thể là câu nói chân-phương của Đức Giêsu hàm-ngụ ý-tưởng bảo rằng: “Người Con” không cân-bằng/đồng-đều nhưng lại thấp thua Cha. Ngài ít có ưu-thế bằng Bậc Thày Công-minh/Chính-đáng ở Qumran chuyên nắm giữ chìa khoá cho mầu-nhiệm bí-ẩn về cánh-chung như có ghi ở tài-liệu 1QpHab 7: 3-5. Văn-bản trích-dẫn thứ hai, nghe giống như lời lẽ của ông Gioan hơn là lời của Tin Mừng Nhất Lãm vốn hiểu rằng: đây là bài ca-vãn được các  tín-hữu tiên-khởi cất lên theo cách tốt/đẹp nhất.

Nhiều ví dụ, qua đó Đức Giêsu được diễn-tả hoặc “xưng tên” cách trực-tiếp như “Người Con của Thiên-Chúa”, xem thế là ta đụng vào hai trường-hợp trong đó có danh-xưng cùng một nghĩa với Đấng Thiên-Sai/Mêsia hoàng-tộc là Đấng, giống như vị vua của Do-thái-giáo ở thời trước, coi như cung-cách biểu-trưng giòng-dõi từ Thiên-Chúa.     

Chắc hẳn nói đến đây, mọi người trong chúng ta đều có trong đầu lời tuyên-xưng của ông Phêrô do tác-giả Mát-thêu thuật lại ở Tin Mừng ông viết ở đoạn 16 câu 16 như sau:

“Ông Simôn Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên-Chúa hằng sống."

Và tiếp đó còn có lời của vị thượng-tế gạn hỏi Đức Giêsu ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 61 như sau:

“Nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng-tế lại hỏi Ngài: "Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?"

-Cũng thế, Tin Mừng Mátthêu đoạn 26 câu 63 cũng có câu hỏi tương-tự:

“Nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh. Vị thượng-tế nói với Ngài: "Nhân-danh Thiên-Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên-Chúa không?"

-Và, Tin Mừng Luca đoạn 22 câu 70 cũng cùng hoạ lại như thế:

“Mọi người liền nói: "Vậy ông là Con Thiên-Chúa sao?" Ngài đáp: "Đúng như các ông nói, chính tôi đây."

Cộng thêm vào đó, còn có lời tuyên-xưng nghe được vào lúc Đức Giêsu nhận thanh-tẩy từ ông Gioan Tẩy Giả ở sông Giođan. Tiếng/giọng vang từ trời, được gọi là “tiếng giọng của nữ-tử” hoặc còn gọi là “bat qol” theo ngôn-ngữ của hàng tư-tế; tiếng giọng ấy hướng về Đức Giêsu, như đã kể ở Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 11 vốn bảo rằng:

“Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."

-Và, ở Tin Mừng Luca đoạn 3 câu 32, ta nghe được:

“Và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.”

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 3 câu 17 lại thấy tiếng/giọng hướng về cộng-đoàn đang tụ-tập, mà nhắn-nhủ:

“Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám-hối. Còn Đấng đến sau Tôi thì quyền-thế hơn Tôi, Tôi không đáng xách dép cho Ngài. Ngài sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh-Thần và lửa.”

Lời ở đây, ra như ngụ-ý nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia rút từ lời gợi ý của ông Gioan Tẩy Giả nói về đấng bậc nào đó đang tới lại sẽ lớn-lao, cả thể hơn chính mình ông. Cũng một cụm-từ tiếng Aram “bar qol” ấy được ghi lại cố để làm chứng cho cuộc Biến-hình, được ghi ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 9 câu 7 sau đây:

“Bỗng có đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài." 

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 17 câu 5 cũng thấy ghi:

“Ông còn đang nói, chợt có đám mây sang-ngời bao-phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài. Các ngươi hãy vâng nghe lời Ngài!"

Trong khi đó, Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 35 lại cũng nói:

“Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Ngài!"

Tuy nhiên, văn-chương Do-thái-giáo lại cũng nối-kết giọng nói từ trời này với các đấng lành-thánh khác nhưng không nổi tiếng là Đấng Thiên-Sai/Mêsia. Ta sẽ đề-cập chuyện này ở chương 7 tiếp theo đây.

Lại cũng có một số các câu nói được các tác-giả Tin Mừng ghi tập-trung vào ý-tưởng về uy-quyền làm chuyện lạ. Quyền-uy này được xác-chứng ngang qua sự việc tống cổ đám quỷ quái như có kể ở các sự-kiện ngoại-thường khác; hoặc, ở trường-hợp được gợi-hứng từ danh-xưng “người con của Thiên-Chúa”  mà ra.

Tin Mừng Nhất Lãm có ghi chú trường-hợp các đấng bậc khi xưa trừ quỉ theo tư-cách cá-thể, như có ghi ở Tin Mừng Máccô đoạn 3 câu 11, sau đây:

“Còn các thần ô-uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì sấp mình dưới chân Ngài và kêu lên: "Ông là Con Thiên-Chúa!”

Và Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 41 cũng có viết:

“Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: "Ông là Con Thiên-Chúa!" Ngài quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Ngài là Đấng Kitô.”

Và, ở chỗ khác, các loài quỷ cũng than-phiền nhiều sau khi nhận lệnh của các đấng trừ-tà mà ra đi, như Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 6-7 lại cũng nói:

“Thấy Đức Giêsu tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Ngài và kêu lớn tiếng rằng: "Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân-danh Thiên-Chúa, tôi van ông đừng hành-hạ tôi!"    

Hoặc, Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 29, cũng thấy ghi:

“Chúng la lên rằng: "Hỡi Con Thiên-Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao?"

Và, Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 28 cũng đã ghi:

“Thấy Đức Giêsu, anh la lên, sấp mình dưới chân Ngài, và lớn tiếng nói rằng: "Lạy ông Giêsu, Con Thiên-Chúa Tối-Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Tôi xin ông đừng hành-hạ tôi!"

Trong bối-cảnh hoàn-toàn khác-biệt, người bàng-quan hôm ấy lại đã thốt lên những lời chế-nhạo đầy châm-biếm khi thấy Đức Giêsu đang đi vào cõi chết, như đã chép ở:

-Tin Mừng Mátthêu đoạn 27 câu 39-40 và 43 sau đây:

“Kẻ qua người lại đều nhục mạ Ngài, vừa lắc đầu vừa nói: "Ngươi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu ngươi là Con Thiên-Chúa, thì hãy xuống khỏi thập-giá xem nào!"

Và câu 43 lại cũng chép:

“Hắn cậy vào Thiên-Chúa, thì bây giờ Ngài cứu hắn đi, nếu quả thật Ngài thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên-Chúa!"

-Và, Tin Mừng Máccô đoạn 15 câu 32 cũng thấy bảo:

“Ông Kitô vua Israel, hãy xuống khỏi thập-giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin." Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng nhục mạ Ngài.”

Và, cuối cùng là Tin Mừng Luca đoạn 23 câu 35, cũng chép rằng:

“Dân-chúng đứng nhìn, còn các thủ-lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên-Chúa, là người được tuyển chọn!"

Mặt khác, ngay khi nhìn thấy các sự-kiện ngoại-thường xảy ra theo như các Tin Mừng ghi lại trong đó có kể việc Đức Giêsu tắt hơi thở, lúc ấy các tác-giả lại cũng kể về cơn địa-chấn làm rúng-động thành Giêrusalem và bức màn Đền thờ bị rách toang, khi ấy tác-giả Mác-cô và Mátthêu lại ghi thêm ở Tin Mừng để cho viên trưởng đội canh xác tử-tội kêu thất thanh lên, như Tin Mừng Máccô đoạn 15 câu 39, từng ghi rõ:

“Viên đại đội trưởng đứng đối-diện với Đức Giêsu, thấy Ngài tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên-Chúa." 

Và, Tin Mừng Mát-thêu đoạn 27 câu 54 lại cũng hoà chung một giọng hệt như thế ở đoạn viết sau đây:

“Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ-hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa."

                                                                        (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.
 



Monday 25 July 2016

Gs Geza Vermes: Diện-Mạo Đức Giêsu: Danh-xưng Mêsia ở Tin Mừng Nhất Lãm (Bài 49)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 49)



Danh-xưng Mêsia
ở Tin Mừng Nhất Lãm


Trong hai cách sử-dụng danh-xưng “Đấng Mêsia/Thiên Sai”, thì chức-năng của vị Trưởng-tế thời cánh-chung hoàn-toàn không dễ áp-dụng cho Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm, chút nào hết. Bởi, Ngài không là Trưởng-tế Do-thái-giáo theo kiểu “cha truyền con nối”, rất quen thuộc. Ngay như Thư Do-Thái của ông Phaolô, cũng không đả-động chữ nào về vai-trò Thiên-sai theo cung-cách dành cho vị Giáo-Chủ nhà trời. Điều này, để lại nơi ta hình-ảnh về một nhân-vật hoàng-gia được xức-dầu như truyền-thống Vua/Quan ở Israel.

Rõ ràng, vào lúc nào đó ở thời về sau, nhiều người cũng toan-tính dàn-dựng những chuyện kỳ-lạ/khó coi tựa như thế’; đặc-biệt trong đó có tác-giả Mátthêu Tin Mừng, rất thường thấy. Ở truyện kể “thời ấu thơ” của Đức Giêsu, tác-giả Mátthêu đã dàn-dựng truyện “hư-cấu” về gia-phả Ngài thuộc giống-giòng hoàng-tộc Đavít. Nhưng, trên thực-tế, truyền-thống chính ở Tin Mừng Nhất Lãm lại không cổ-vũ chuyện này bao giờ, ngoại trừ những câu ông viết ở đoạn 21 câu 9, cùng đoạn 11 câu 9-10 có giòng chữ như sau:         

“Dân chúng, người đi trước kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan-hô Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân-danh Đức Chúa! Hoan-hô trên các tầng trời”;

“Thế thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn-sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn-sứ nữa. Chính ông là người được Kinh Thánh nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ-giả của Ta đi trước mặt Con, ngài sẽ dọn đường cho Con đến.”

Cả đến tác-giả Luca, cũng viết lên giòng chảy Tin Mừng như đoạn 19 câu 38 sau đây:

“Họ hô lên: Chúc-tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân-danh Chúa! Bình-an trên cõi trời cao, vinh-quang trên các tầng trời!” 

Thi-thoảng, các tác-giả ở đây lại cũng cho phép người-dưng-khác-họ gọi Ngài bằng danh-xưng “Con Vua Đavít” thật nổi-bật. Tuy là thế, không câu nào ở đây, lại xuất-hiện ở bối-cảnh chính-trị nối-kết với truyện kể về “Con Vua Đavít” đã chữa lành nhiều người, như có ý bảo rằng: Đấng bậc chuyên làm “chuyện lạ” thời Mêsia/Thiên-Sai như từng  viết ở:

-Tin Mừng Mátthêu đoạn 15 câu 22; và đoạn 20 câu 30-31, sau đây:

+Ở đoạn 9 câu 27 có câu nói: “Đang khi Đức Giêsu ra khỏi nơi đó, có hai người mù đi theo kêu lên rằng: "Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót chúng tôi!”   

+Và, Tin Mừng cùng một tác-giả đoạn 12 câu 23, cũng thấy viết: “Tất cả dân-chúng đều sửng-sốt nói: "Ông này há chẳng phải là Con vua Đavít sao?"

+Ngay đến đoạn 20 câu 30-31 cũng có nói: “Và kìa, hai người mù ngồi ở vệ đường, vừa nghe nói Đức Giêsu đi ngang đó, liền kêu lên: "Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương chúng tôi!" Đám đông quát tháo, bảo họ im đi, nhưng họ càng kêu lớn hơn nữa: "Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương chúng tôi!"

-Tin Mừng Máccô đoạn 10 câu 47-48 lại cũng bảo:

“Vừa nghe nói: đó là Đức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên: "Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!" Nhiều người đe nẹt bảo anh im đi, nhưng anh càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi "

-Và, Tin Mừng Luca đoạn 18 câu 38-39 rày cũng ghi:

“Anh liền kêu lên: "Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!" Những người đi đầu quát tháo bảo anh im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!"

Ngay đến ông Phêrô hôm ấy, cũng không tuyên-bố câu nào mang tính chính-trị, khi ông trả lời câu hỏi từ Đức Giêsu: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô." (Mc 8: 29; Mt 16: 16; Lc 9: 20).

Ở Tin Mừng Máccô, danh-xưng “Đấng Kitô” không mang ý-nghĩa gì đặc-biệt. Trong khi đó, Tin Mừng Mátthêu lại đưa ra nhiều chi-tiết hơn, ở những câu song-hành, như: “Thày là Đấng Kitô, Con Thiên-Chúa hằng sống”, chừng như muốn xác-nhận rằng: các tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm không để trong đầu, học-thuyết Mêsia/Thiên-sai kiểu vua/quan lãnh chúa chút nào hết. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng không có đề-nghị gì hàm-ẩn câu chuyện ở đây, khi Đức Giêsu cùng một lúc được tuyên-dương tôn làm “Đức Chúa và Đấng Kitô” như đoạn 2 câu 36 vẫn còn ghi:

“Vậy, toàn-thể nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập-giá, Thiên-Chúa đã đặt Ngài làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô."

Trái ngược với ý-kiến của một số nhà chú-giải sách Tân-ước thời cận-đại, bối-cảnh thông-thường về chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm và về phần còn lại ở sách Tân Ước, đã chứng-tỏ là Ngài không đòi có được ngai-vàng kiểu Đavít; và, Ngài cũng chẳng muốn làm thủ-lãnh đám phản-loạn chống La Mã, bao giờ.

Việc họ lên án Đức Giêsu tìm cách làm vua Do-thái hoặc làm Đấng Thiên-Sai/Mêsia đầy quyền-bính chỉ xuất-hiện một lần một ở Tin Mừng, vào ngày Ngài chấp-nhận đóng đinh thập-tự; hoặc nói cho đúng, là khoảnh-khắc chuyển-giao vụ án xét xử Ngài đưa từ giới thẩm-quyền Do-thái-giáo sang cho cấp lãnh-đạo là người La Mã.

Ngay sau đó, Philatô vẫn được trích-dẫn như thể ông là người chuyển vụ án xét xử Đức Giêsu vua Do-thái. Người La Mã kết tội, hoặc đúng hơn, định-hình danh-xưng ghi ở thập-giá có câu “Vua Dân Do-thái” như Tin Mừng Máccô và Mátthêu từng đề-cập:

-Tin Mừng Máccô đoạn 15 câu 26 có lời rằng: “Bản án xử tội Ngài có viết rằng: "Vua người Do-thái-giáo".

-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 27 câu 37 cũng đã ghi: “Phía trên đầu Ngài, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: "Người này là Giêsu, vua người Do-thái-giáo."    

Nhưng, cáo-trạng thẳng-thừng kết tội Ngài bất-trung với Hoàng-đế rõ nhất, là câu nói do tác-giả Luca tạo như sau: “Họ bắt đầu tố-cáo Ngài rằng: "Chúng tôi đã phát-giác ra tên này xách-động dân-tộc chúng tôi, và ngăn-cản dân-chúng nộp thuế cho hoàng-đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, tức là Vua nữa." (Lc 23: 2)

Vào lúc bất ngờ, lời kết tội này bị bác ngay lập tức, do bởi ông qui về việc trả thuế có ghi ở Tin Mừng, trong đó có chú-thích câu nói của Đức Giêsu từng tuyên-bố: “Của Xêda, hãy trả về cho Xêda; của Thiên-Chúa, trả về cho Thiên-Chúa." (Mt 22: 21)

Thật ra, Philatô vẫn muốn chứng-minh cho mọi người thấy: lời họ cáo-buộc Ngài như thế là đúng, như bản-văn của tác-giả Luca từng ghi rõ: các trưởng-tế đâm bối rối và mơ-hồ như đoạn 23 câu 5 có viết: “Họ cứ khăng-khăng nói: "Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng-dạy khắp vùng Giuđê, bắt đầu từ Galilê đến tận đây." Nhìn chung, toàn-bộ lời kết tội mang tính chính-trị xem ra có phần “rỗng tuếch”.

Bởi thế nên, ta mới hỏi: phải chăng Đức Giêsu đã tự coi Ngài là Đấng Mêsia/Thiên-Sai theo kiểu hoàng-tộc Đavít chứ? Hoặc, nói cho có hệ-thống chính-xác hơn, ta sẽ hỏi rằng: làm sao Tin Mừng Nhất Lãm lại có thể diễn-tả phản-ứng của Ngài khi Ngài được gọi là Mêsia/Thiên-Sai; hoặc, khi Ngài được gạn hỏi về vị-thế Thiên-Sai của Ngài? Câu trả lời Ngài đưa ra cho dân chúng biết, cốt tuyên-bố vị-thế Mêsia/Thiên-Sai vẫn “đong-đưa” từ trạng-thái thiếu phấn-khởi sang tình-huống rất tiêu-cực. Là dân con thường bị quỉ-ám, nhiều người trong ta được bảo cho biết để còn tin; và ngay như Satan, theo truyền-thuyết cơn Cám-dỗ kể ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 4 câu 3 lại đã ghi:

“Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Ngài và nói: "Nếu ông là Con Thiên-Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!"

Và, Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 3, cũng từng viết:

“Bấy giờ, quỷ nói với Ngài: "Nếu ông là Con Thiên-Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh đi!"                      

Tất cả, thường bị Đức Giêsu bắt im-lặng mỗi khi có ai đó tìm cách gọi Ngài là Đấng Thiên-Sai hoặc Con Thiên-Chúa như Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 41 vẫn thấy nói:

“Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: "Ông là Con Thiên-Chúa! " Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Ngài là Đấng Kitô.”

Và, Tin Mừng Mác-cô đoạn 1 câu 34 lại cũng bảo:

“Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Ngài là ai.”

Tiêu-biểu hơn cả, là lời tuyên-xưng của ông Phêrô ở Cêzarê Phillíphê khi đó ông có nói: Đức Giêsu là Đấng Kitô cũng ăn khớp với điều mà bản-văn gốc kể về truyện này rằng: Ngài nhất-quyết giữ im-lặng như trình-thuật Nhất Lãm đã kể:

-Ở Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 30, từng ghi-chú:

“Đức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Ngài.”   

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 16 câu 20, lại cũng bảo:

“Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Ngài là Đấng Kitô.”

Cuối cùng thì, Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 21, còn ghi chép:

“Nhưng Ngài nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.”

Cấm-đoán này, không nhất-thiết phải có giá-trị ngang tầm với việc chối-bỏ vai-trò Thiên-Sai gán cho Đức Giêsu, nhưng tiếp theo đó lại qui về nỗi thống-khổ và cái chết của Ngài như ngầm bác-bỏ vai-trò của Ngài là Đấng Ki-tô toàn-thắng, tức: một thứ Mêsia/Thiên-Sai mà người Do-thái-giáo bình-thường vẫn đợi trông.

Trường-hợp nào đi nữa cũng thế, điều này cho thấy một Phêrô trong giận-dữ lại đã hiểu được chuyện ấy, khiến Đức Giêsu quở-trách cách gắt-gao như ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 33 ở bên dưới đã cho thấy:

“Nhưng khi Đức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Ngài trách ông Phêrô: "Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư-tưởng của anh không phải là tư-tưởng của Thiên-Chúa, mà là của loài người."   

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 16 câu 23, cũng có nói:

“Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: "Xatan, hãy lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư-tưởng của anh không phải là tư-tưởng của Thiên-Chúa, mà là của loài người."

Đằng khác, Tin Mừng Mátthêu lại đã cài vào lời ông Phêrô tuyên-xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô và vào lệnh-truyền do Đức Giêsu đề-xuất như thể bảo: hãy để sang một bên, không nên đả-động đến chuyện ấy bằng lời tán-tụng, như đoạn 16 câu 17-18 lại đã viết:

“Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm-nhân mặc-khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội-Thánh của Thầy, và quyền-lực tử-thần sẽ không thắng nổi.”

Một lần nữa, ở đây ta giáp mặt với những lời lẽ tuyên-bố về những chuyện không thể quan-niệm được. Tuy nhiên, trong nhiều tình-huống khác nhau, xem ra lại có sự việc bà con ta cứ ca-ngợi khẳng-định của ông Phêrô như Tin Mừng Mátthêu ở câu tiếp quyết làm nhẹ bớt tác-động có từ sự việc Đức Giêsu không muốn xác-nhận Ngài có là Đấng Thiên-Sai/Mêsia hay không; mà chỉ giả-thiết rằng tác-giả Mác-cô và Luca đã bỏ sót lời lẽ có tầm quan-trọng đặc-biệt nếu ta cứ để trong đầu những ý-nghĩ bảo rằng “Đức Giêsu chính là Đấng Kitô” coi đó như lời tuyên-xưng chính của Giáo-hội tiên-khởi.

Khi tác-giả Tin Mừng qui về thắc-mắc có từ trưởng-tế Do-thái-giáo và từ tổng-trấn La Mã khi ông hỏi Đức Giêsu xem vai-trò Thiên-Sai/Mêsia có nghĩa gì. Việc này, tạo ngoại-lệ cho câu trả lời trích dẫn một cách vu-vơ, mơ-hồ lại còn mang tính tiêu-cực nhiều hơn nữa. Như Tin Mừng Mátthêu đoạn 26 câu 63-64 và đoạn 27 câu 11 nói như sau:

“Nhân danh Thiên-Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên-Chúa không?" Đức Giêsu trả lời: "Chính ông nói như thế. Dù sao, tôi cũng nói cho các ông hay: từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn-Năng và ngự giá mây trời mà đến."  

Và:

“Khi Đức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng-trấn; ông này hỏi: " Ngài là vua dân Do-thái sao? "Đức Giêsu trả lời: "Chính ông nói điều đó."

Ở Tin Mừng Luca đoạn 22 câu 70 và đoạn 23 câu 3 cũng thấy viết:

“Mọi người liền nói: "Vậy ông là Con Thiên-Chúa sao?" Ngài đáp: "Đúng như các ông nói đó, chính là tôi đây!"

Và:

“Ông Philatô hỏi Ngài: "Ông là Vua dân Do-thái sao?" Ngài trả lời: "Chính ông nói thế."

Trong khi đó, ta cũng không thể hiểu những lời trên như một khẳng-định từ Ngài được. Bởi lẽ, sức nặng mang tính khả-thi, lại đã thiên về việc chối-bỏ một cách gián-tiếp, điều mình muốn bảo: “Chính ông nói như thế.” Kèm theo đó, có ý hiểu ngầm rằng: “Tôi không thế.” Tiếng Anh, có câu nói khiến người nghe hiểu điều tương-tự, đó là câu: “Tôi nghe ông thật đấy!” nhưng không đồng-ý. Và, thành-ngữ ở Tin Mừng qui về thứ văn-chương tư-tế có những câu tương-tự như: “Chính ông nói điều đó.” Do bởi, đây là câu đáp-trả đối với lời lăng mạ/hạ nhục, như: “Đồng ý! Con chó của vị trưởng-tế còn xuất-chúng hơn ông.” (x. tKelim I, 1: 6) Xem thế thì, câu nói này mang ý-nghĩa rất tiêu-cực.

Tuy nhiên, vẫn có ngoại-lệ tỏ-bày ý-định của Đức Giêsu muốn tránh/né câu trả-lời khi bị hỏi dồn. Trả lời câu hỏi của vị trưởng-tế về vị-thế Đấng Thiên-Sai/Mêsia của Ngài, qui-chiếu Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 62, Ngài đã nói: “Phải, chính thế!” Đây là trường-hợp không có câu song-hành nào cắt-nghĩa được nỗ-lực hiệu-đính một cách cố ý, cốt loại-bỏ sự mơ-hồ, rất vu-vơ.

Dù là trường-hợp nào đi nữa, ta không thể loại bỏ những chứng-từ ở bản Tin Mừng viết tay đoạn 14 câu 62 đã có viết: “Chính ông nói tôi như thế.”

Thân-phận Đức Giêsu trước mặt quan-quyền La Mã giống hệt các nhân-vật Do-thái-giáo khi xưa tự cho mình là Đấng Thiên-Sai/Mêsia được sử-gia Flavius Josephus ghi chép mà ta đã đề-cập ở trang trước, cho thấy có nguy-cơ rằng: bất cứ ai phổ-biến lời đồn-đại mình là Đấng Kitô theo tính chính-trị như việc đặt men vào thùng bột của người Palestine vào thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên, thôi. Giả như Đức Giêsu có tham-vọng chính-trị nào đó, và giả như Ngài đã ra tranh-cử để đoạt chức Thiên-Sai/Mêsia như thế tức là Ngài đã khích-lệ người dân tuyên-xưng chuyện đó cho hết mọi người.

Xem ra, ta thấy người La Mã đáng lẽ phải cho phép Ngài công-khai làm công-việc này dù mục-tiêu chỉ tồn-tại trong vòng một năm rao-giảng, như Tin Mừng Nhất Lãm từng suy nghĩ.

                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.