Monday 30 September 2013

Lm Richard Leonard sj: Tốt lành thành đạt




Ở thế gii đời thường, người dân hôm nay không chú trọng nhiều đến vấn nạn “người là ai?”; mà chỉ hỏi: “người làm gì?”, “đời sống thế nào? “kiếm khá không”? Thế giới nhà Đạo, lại không thế. Dân con Đức Chúa lâu nay luôn được dạy bảo: hy sống tin yu suốt đời. Dù đôi lúc, có người vẫn cịn toan tính nhiều chuyện ring tư, vị kỷ. Quả thế, điều mà con dân nhà Chúa lâu nay luôn được nhắc, là: cần quan tâm đến niềm vui cứu độ. Trọng tâm của mọi tốt lành, thành đạt.
Tốt lành thành đạt, là cố tránh mọi lầm lỡ. Tránh cuộc sống mang sắc thái bạo hành, bất nhân. Lối sống chỉ chú tâm đến dâm đng, tị nạnh, v se sua. Lối sống tích tụ những hờn căm, đố kỵ  và bon chen! Chẳng lý gì đến người đồng loại, đang thiếu thốn. Tốt lành thành đạt nhà Đạo, là lối sống mà trình thuật hơm nay đem đến cho con người một trạng thái biết quyết tâm xa lánh trạng huống cuốn hút vào với lỗi lầm đạo hạnh. Lỗi lầm ẩn nấp nơi lương tâm con người, trần tục.  Tốt lành thành đạt, là: không phải chỉ chú tâm đến thú vui vật chất, xác phàm. Chỉ coi trọng giàu sang, hưởng thụ của lớp người chuyên ăn trên ngồi chốc, bất cần đến luật. Luôn coi thường cả những người đói khổ, tật bệnh.
Tốt lành thành đạt theo nghĩa nhà Đạo, là: chẳng lo toan gì cho ring mình. Nhưng, biết đoái hoài đến người nghèo hèn, thiếu thốn. Những người như La-za-rô đang chầu chực từng tấm bánh, miếng cơm, rơi rớt từ bàn tiệc của đám thành thị no ăn, phung phí. Tốt lành thành đạt, chắc chắn không là thái độ của các phú hộ đ xa hoa, thừa mứa; nhưng vẫn tị nạnh khi bất chợt thấy “hành khất buồn” như La-za-rô chẳng lao động đến một ngày, mà vẫn được Áp-ra-ham mở rộng vịng tay đón nhận.    Tốt lành thành đạt hôm nay, cịn thấy nơi một ít người đủ ăn đủ mặc, biết lưu tâm giúp đỡ đám cùng đinh đói khát, vẫn chực chờ. Là, biết giùm giúp thương yêu những người có nhu cầu bức thiết, hơn mình. Tốt lnh ấy, chính l tinh thần của dụ ngơn/truyện kể về đám doanh gia/phú hộ vẫn thấy ở mọi nơi, mọi thời.    
Ở thời tiến bộ hôm nay, người người chú trọng quá nhiều đến vật chất. Nơi đó, có những doanh gia/phú hộ vẫn than phiền cật vấn, cả Đức Chúa. Có người, cho rằng: “Tôi đây chẳng thấy Chúa đoái hoài ỏ ê điều gì. Phải chăng, tôi chỉ là giáo dân hạng thứ, bình thường bậc trung; dù rằng tôi vẫn giữ trọn 10 điều răn của Chúa. Vẫn chân chất giữ luật, cả phần Đạo lẫn việc đời. Đâu nào dám sai trái?”
  Thật ra, doanh gia/phú hộ vẫn có thể là người tốt lành thành đạt, đúng ý nghĩa. Giu sang/lương thiện thời nay, đâu có gì l sai quấy. Nhất thứ, những người này chẳng khai thác bóc lột kẻ nghèo hèn, bao giờ. Nhưng, với tinh thần của dụ ngôn, tốt lành như thế vẫn chưa thành đạt. Vẫn, “níu vai địi trả lại yu thương”, tựa như báo cáo ở cấp cao, trong năm qua.
Theo tường trình, hiện cĩ đến 1 tỷ 200 triệu người đang sống cịn chỉ bằng đô rưỡi một ngày, hoặc ít hơn.  Tính kỹ, có đến 80% số người trên thế giới sống trong cảnh bần hàn thiếu thốn. Thiếu điện, thiếu nước. Thiếu thực phẩm cần thiết hầu đáp ứng nhu cầu căn bản vệ sinh chung. 70% dân số trên thế giới thiếu kiến thức phổ thông để tồn tại; 50% đang sống trong tình trạng suy dinh dưỡng, rất ngặt nghèo.
Điểm chính dụ ngôn hôm nay, Đức Chúa không nhắc ta đang có những người nghèo chực chờ sẵn, nơi hông cửa.  Nhưng, dụ ngôn nài ta để tai nghe ngóng và học hỏi. Hiện thời, đang có nhiều dân con nhà Chúa chủ trương duy trì luật Đạo cả về tín lý, lẫn phụng vụ. Nhưng, lại làm ngơ không đếm xỉa gì đến lời dạy của Hội thánh, rằng: Tình yu Đức Chúa đâu diễn tả bằng môi miếng hoặc bằng lối sống đạo hình thức, bn ngồi, nhưng bằng động yêu thương người nghèo.
Trình thuật/dụ ngơn hơm nay cịn nĩi đến hình ảnh của “bn tiệc” ngập đầy những thức ăn. Thức ăn đây phải là biểu tượng của Vương Quốc Nước Trời. Nơi đây, luôn có tiệc lịng Mến, rất thnh. Tiệc agap dạy ta biết san sẻ tình thương yêu đồng loại, những người đang thiếu cả những nhu cầu căn bản, rất bức thiết.
Ở Tiệc Lịng Mến, khơng cĩ chuyện phn biệt ai l ph hộ/đại gia, ai là La-za-rô nghèo chực chầu cơm bánh, nơi khung cửa. Người dự Tiệc Nước Trời vẫn chung vui sẻ san đồng đều cùng một thức ăn. Thức ăn Ngài nuôi dưỡng tình thương yêu ngút ngàn, đầy cảm kích. Thức ăn của Vương Quốc Nước Trời san sẻ cho hết mọi người, không phân biệt ai hăng say lao động, giỏi dang, ai lười biếng, ù lỳ. Tất cả cùng lo lắng cho nhau. Tất cả đỡ đần giùm giúp lẫn nhau.
Lạ thay, nơi tiệc Lịng Mến, người túng thiếu nghèo hèn cảm thấy hài lịng hơn kẻ giàu sang. Chẳng thế mà, có người tự hỏi: ở Vương Quốc Nước Trời, ai đích thực là đại gia/phú hộ? Ai giàu sang? Ai vừa giàu lịng, lại vừa sang?
Dự tiệc Tình Thương hôm nay, ta nhớ lời cảnh báo của Đức Chúa. Cảnh bo về những lng qun trước lời kêu gào ới gọi, từ những La-za-rô thời đại đang mong ngóng từng miếng cơm, tấm bánh ở cửa hàng, nơi phố chợ. Cảnh báo, để ta chớ làm ngơ cảnh người đồng loại đang chầu chực, ở đâu đây. Không làm ngơ, nhưng nhất quyết ra tay giúp đỡ. Thêm vào đó, Ngài cịn cảnh co về cảnh xa hoa của những đại gia/phú hộ, luôn hưởng thụ.   
            Lm Richard Leonard sj

Wednesday 25 September 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô thư I Corinthô Đọan 6 câu 13, 14





Câu 13-14:

Cũng chung một châm-ngôn của bọn fóng-túng – châm-ngôn cũng rút tự lời giảng của Faolô nhưng hiểu sai: Nước Thiên-Chúa không fải là chuyện ăn chuyện uống (Rm 14:17) (cốt ở kiêng-kỵ vật này vật nọ). Bọn fóng-túng rút kết-luận: những điều về xác-thịt hoàn toàn dửng dưng, và xác thì để bị tiêu-diệt, (cũng lại hiểu sai lời Faolô: ‘Thịt máu không thể thừa-hưởng Nước Thiên Chúa (ICor 15: 50) (thịt máu: những yếu-tố hư-hoại).

Nguỵ-biện muốn dựa vào triết-lý (khuyển-nho và ít người thuộc Khắc-kỷ): naturalia non sunt turpia. Thức ăn và fần thú-tính nơi người ta đi với nhau: hết nhiệm-vụ thì bị sa-thải; thân-xác và tà-dâm cũng đi với nhau; thỏa-mãn đàng này nào có hề gì trước mặt Thiên-Chúa. Họ fân-biệt được giữa thân-xác và cái ‘tôi’, cái ‘mình’ của người ta; không cho việc làm nơi thân xác có ý-nghĩa gì cả cho fần thiêng-liêng. Rõ ràng chúng ta thấy được căn-cứ của quan-niệm đó là nhị-nguyên-thuyết.

Thánh Faolô chiếu theo đạo-lý tạo-thành mà fủ-nhận hẳn lý-luận đó. Con người toàn-diện cả hồn lẫn xác đều do tự Thiên-Chúa. Có một liên-lạc sâu-thẳm, thực-hữu (trên bình-diện cuối cùng con-người có thể có là ý-định tạo-thành và cứu-chuộc) giữa thân-xác ta và Chúa: thân-xác đã được tiền-định fục-sinh và ngay bây giờ đã được đặt trong vòng hiệu-lực của quyền-năng của Chúa, hàn liền, như chi-thể dính với thân mình, với Chúa đã sống-lại và thần-thiêng.

Đạo-lý về sự hợp-nhất với Chúa của tín-hữu, như chi-thể với thân mình được suy-nghĩ tự Tiệc Thánh-thể. Sự hợp-nhất với bánh Thánh-thể không thể fân-tách được với đạo-lý sống lại: bánh tín-hữu ăn là mình Chúa Kitô chết trên thập-giá và đã sống lại; thực-hữu con mắt đức tin nhận ra được là thân xác đã sống lại sau khi đã chết và hiện đang sống, như Chúa của thời mới, thời cánh-chung, nên bánh đó vừa cho tín-hữu thông-chia sự chết, nhưng hướng cả đến sự sống lại và quang-lâm (ICor 11: 26). Thân mình mà tín-hữu là chi-thể đó ấy là chính thân mình của Chúa Kitô, Đấng đã chết để sống lại, và để làm cho ta cũng được sống lại với Ngài. Tín-hữu bởi được hợp-lễ trong Tiệc Thánh-thể, thì đã được tác-thánh làm chi-thể cho thân mình đã sống lại đó.  
                                                                                                                                                (còn tiếp)

                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60)


Tuesday 24 September 2013

Lm Vĩnh Sang DCCT: LÀM TÔI AI ?




Được biết vào tháng 9 năm 2013 ( từ ngày 9 đến 16 tháng 9 ) tại Hà Nội có hội diễn 10 vở kịch của Lưu Quang Vũ, để tưởng niệm 25 năm ngày mất của nhà thơ, nhà biên kịch tài danh.
25 năm trước, xã hội Việt nam sôi động vì những kịch bản của Lưu Quang Vũ xuất hiện ồ ạt trên sân khấu nghệ thuật, nội dung kịch bản chạm vào những vấn đề nhức nhối của xã hội, mà khi ấy không mấy ai dám nói, dám bình phẩm. Lưu Quang Vũ đã đem lên sân khấu để nghiềm ngẫm, lý giải, tiên đoán và gợi hướng thoát.
Là một khán giả ở phương Nam, say mê với cải lương Lá sầu riêng trổ bông, Dưới hai màu áo, tha thiết với kịch của Túy Hồng nhạc minh họa Lam Phương, bình tĩnh với kịch Vũ Đức Duy, lãng mạn với nhạc phim Nhật Trường – Thanh Lan, … tôi chưa quen lắm với lối diễn xuất kịch nghệ thuật từ phương Bắc, nhưng tôi đã hoàn toàn bị say đắm bởi kịch bản của ông khi đến rạp xem “Tôi và chúng ta", "Hồn Trương Ba da hàng thịt"…
Đột nhiên một ngày nghe tin ông mất, chuyến xe định mệnh từ Hải Phòng về Hà Nội, ông ra đi cùng với đứa con yêu, Lưu Quỳnh Thơ, và người vợ tài hoa, thi sĩ Xuân Quỳnh. Thương tiếc và chán nản, vì cái chết xem ra khó hiểu và quá đột ngột. 25 năm sau, tôi không có dịp ra Hà Nội để xem hội diễn, nhưng báo chí bảo rằng: người ta chen nhau vào xem, có khi chỉ để ngồi sau lưng người khác nghe lời thoại.
Tôi tìm vào mạng xem vở kịch “Ông không phải là bố tôi”. Câu chuyện xoay quanh một gia đình ba thế hệ, từ “cuộc kháng chiến” người trai trẻ bỏ lại vợ con lên đường, hết chiến tranh anh ta không về lại quê nhà, khi vợ con tìm đến, anh sợ mất điểm với chế độ, vì bố vợ anh di cư vào Nam năm 1954, anh đã từ chối vợ con.
Kịch bản bắt đầu từ câu “Tôi không phải là bố anh” để rồi xuyên suốt vở kịch, câu “Ông không phải là bố tôi” được lập đi lập lại, từ miệng đứa con trai của anh bộ đội năm xưa, cho đến thế hệ kế tiếp nữa là đứa con trai của anh ta. Sân khấu bày ra sự bế tắc về xã hội mà nền tảng là gia đình bị phá vỡ, chỉ vì danh vọng, chỉ vì bám víu lấy sự tồn tại trên cõi đời, chỉ vì ham mê thế gian, con người lọc lừa gian dối nhau, từ chối nhau, hành xử bất nhân bất nghĩa với nhau...
Giữa những cái lùng nhùng bế tắc đó, anh con trai, thế hệ thứ ba, cháu nội của người cán bộ năm xưa từ chối con mình, đã thiết kế dàn dựng một bài học làm sáng mắt cha mẹ và ông nội mình, mang lại cho người xem chút hy vọng vào thế hệ trẻ, thế hệ ý thức và đảm nhận trách nhiệm đứng lên xây dựng lại nhân phẩm và con người.
Báo chí trong tuần qua tường thuật lại những phát biểu tại phiên họp Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam, Từ ông chủ tịch Quốc Hội, đến bà phó chủ tịch Nước, cùng các đại biểu đều đưa ra những nhận định chua xót về xã hội, một xã hội phá sản đến tận cùng, một xã hội rơi xuống đáy của tôn ti trật tự, của lòng tự trọng và của nhân bản.
Lưu Quang Vũ có lời tiên tri trong các kịch bản của ông, lời tiên tri về sự xuống dốc, 25 năm đủ minh chứng lời ấy, và hình như lời tiên tri đó cũng đúng cho cả phần cuối. Một lớp trẻ đang ý thức và sẵn sàng đứng lên dựng lại cơ đồ.
Bài Tin Mừng Chúa nhật 25 Thường Niên C đưa ra một quả quyết “không ai có thể làm tôi hai chủ… Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” ( Lc 16, 13 ), phải có một chọn lựa dứt khoát, thế gian ( hiểu theo nghĩa xấu ) và Thiên Chúa là hai thái cực, hoặc chọn bên này mà bỏ bên kia, hoặc chọn bên kia mà bỏ bên này, đi tìm một thỏa hiệp là tự giết chết mình và phản bội sứ mạng.
Hãy làm chứng rằng Tin Mừng thật sự là tin mang đến nỗi vui mừng cho mọi người, người ta chen lấn đến dù chỉ để nghe lời thoại một vở kịch của một tác giả đã chết, vậy Lời thật của một Đấng hằng sống phải được công bố để làm thỏa cơn đói khát người nghe.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 22.9.2013

Monday 23 September 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô thư I Corinthô Đọan 6 các câu 12, 13, 14…





1Cor 6: 12tt

Về sắc dục

Vấn-đề này, cùng với vấn-đề hôn-nhân trong 1Cor 7: liên-kết với nhau trong quan-niệm KHIẾM-TỊNH

Đứng trước vấn-đề liên-lạc nam nữ (nhất là lại ở một nơi có tiếng là sa-đoạ như Corinthô), các tín-hữu Côrinthô đã có 2 thái-độ (có khi lý-thuyết nữa). Hai thái-độ đó tuy mâu-thuẫn nhau, nhưng tựu chung cũng dựa trên một nền-tảng: thuyết nhị-nguyên, ngấm ngầm trong hầu hết tư-tưởng xưa. Bởi quan-niệm của triết-lý, nhất là của Platô, đề-cao trí-khôn, và thần-linh cuối cùng đồng-nhất với trí-khôn tinh-túy, nên Thiên-Chúa hầu như thuần-trí chứ không hoàn-toàn là một ‘người’ sống-động. Đã là thuần-trí thì không thể đụng-chạm với vật-chất.

2 thái-độ, 2 giải-quyết vấn-đề lưỡng-tính của tín-hữu Corinthô cuối cùng dựa trên tinh-thần ngoại-đạo, và thuyết nhị-nguyên: Tinh-thần đồng-nhất với Thiên-Chúa, vật-chất tự-lập, xấu xa, hầu lẫn lộn với sự dữ. 2 thái-độ được nêu lên như hai thuyết. Khẩu-hiệu một bên là ‘được fép mọi sự’ và như thể fóng-đãng nên như một đức tính tôn-giáo. Còn bên kia chủ-trương diệt-dục, và sẽ đi đến cấm-chỉ hôn-nhân. Cả hai thuyết đều dựa trên bài-trừ vật-chất, hoặc là lên mặt khinh-rẻ, hay là sợ-hãi kiêng-dè.

Ở đây, đạo-lý Thiên-Chúa tạo-thành sẽ là nền-tảng cho lời giải: Sự dữ không fải do vật-chất; vật-chất đã được Thiên-Chúa tạo-dựng. Sự dữ ở nơi hồn người ta buông theo dục-vọng. Vật-chất bởi Thiên-Chúa, thì xác-thịt cũng vậy. 2 thái-độ nói đây hiện chưa biến-thành những bè ngộ-đạo sau này các giáo-fụ sẽ gặp. Nhưng ngòi độc đã có sẵn rồi.  

6: 12 tt:
Thánh Faolô giải quyết hay bác thuyết fóng-đãng. Gài dựa trên hai điều:
-       đạo-lý Thiên-Chúa tạo-thành cả than-xác
-       đạo-lý Mình Chúa Kitô.

Chia làm 3 fần:         12-14  bác thuyết fóng-đãng
15-18a tính-cách nghịch-đạo của tà-dâm
18b-20 thân xác là đền-thờ của Thánh-Thần.

Câu 12: nói lại 2 lần khẩu-hiệu của bọn fóng-túng ‘được fép mọi sự’ . Có thể lời đó đã được lấy tự lời tuyên-bố của Faolô về sự tự-do của tín-hữu. Thánh Faolô đáp lại bằng 2 nguyên-tắc:
            -không fải mọi sự đều có ích cho đời sống tín-hữu
-tự do không được đem đến một ách nô-lệ khác, nô-lệ cho xác-thịt, Kiểu trả lời sẽ làm tiêu-chuẩn cho một luân-lý không ‘thương luật’ (légaliste)
                                                                                                                                                (còn tiếp)

                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))