Friday 30 August 2013

Lm Frank Doyle sj: “Rồi buổi u sầu, em với tôi”



Suy niệm Chúa Nhật Thứ 22 Mùa Thường Niên Năm C

“Rồi buổi u sầu, em với tôi”
“Nhìn nhau cũng đủ, lãng quên đời.
Vài kề một mái, thơ phong nguyệt,
Hạnh phúc xa xa, mỉm miệng cười.”
(thơ Đinh Hùng)
Lc 16: 1-13
             Mỉm miệng cười, khi anh hạnh phúc? U sầu rồi, em đến với tôi? Hạnh phúc với u sầu, vẫn cứ là thơ phong nguyệt. Nhìn nhau rồi cười mỉm, có còn là tình tự người nhà Đạo, mãi hôm nay.
            Trình thuật hôm nay, thánh sử Luca lại đã kể về một tình tự ở đời người, vẫn rất thật. Thời xa xưa. Thời, mà ngôn sứ Amos có dịp ghé vương quốc Israel chốn giàu sang, khi ấy. Nhưng, là đằng sau sự giàu sang kinh tế/chính trị/tôn giáo, ông thấy cả một bầu trời buồn bã, đầy bất công. Bất công ở chỗ: người nghèo vẫn bị bóc lột. Người thấp cổ bé họng, vẫn chẳng có tiếng nói, với một ai. Lời ông viết, nay thấy dẫy đầy, trên thực tế. Thực tế, người người sống với nhau, vẫn lau chau lừa đảo. Gian lận. Vẫn phá bỏ nhiều giá trị cao quý. Vĩnh cửu.
            Hai ngàn năm qua, nền văn minh các nước vẫn cứ tiến. Nhưng giá trị cao quý/vĩnh cửu lại đã suy đồi, đảo lộn. Người nghèo vẫn cứ nghèo. Kẻ giàu lại giàu thêm. Cán cân phúc lợi ở xã hội, nay lỏng lẻo. Nhiều lãng phí. Con người ngày nay chỉ biết quan tâm đến chuyện làm giàu. Chẳng lý gì đến người nghèo đói. Cũng đâu biết gì chuyện thương yêu. Hiện tượng giết người cướp của, xảy ra như cơm bữa. Ai nấy đều nhận thấy tham nhũng với bất công, cứ lan rộng. Ở xã hội. Nhưng họ vẫn dửng dưng, như không biết. Dù các Đạo giáo có cảnh báo, nhưng nhiều người lại quả quyết: giàu nghèo đâu là chuyện Hội thánh, mà sao các ngài cứ bận tâm. Để mắt đến?
Rõ ràng, Chúa từng nói:

“Giàu có, khó vào được Nước trời.” (Mt 19: 24)

Khó đây, không vì người đó vẫn quyết tâm làm giàu. Mà là, muốn được mệnh danh là giàu sang, người người vẫn thích chọn kiểu tích lũy tiền của mà lẽ đáng ra những thứ ấy phải được phân phối đồng đều cho hết mọi người. Cũng thế, không một ai có thể nói mình rất kính yêu Đức Chúa, nhưng lại không lý gì đến người đồng loại, đang cùng khốn, khó nghèo. Giàu có với bất công tuyệt nhiên không thể sống hoà đồng ở Nước Trời. Bởi, bất công với người đồng loại tức là: chối bỏ tình thương yêu, vốn là đặc trưng cuộc sống của dân con nhà Chúa.   
Ngày nay, vấn đề kinh bang tế thế là chuyện tế nhị vì nó luôn đụng chạm/đòi hỏi mọi người phải thực hiện công bằng xã hội, tôn trọng phẩm giá cá nhân, thực thi quyền căn bản của con người, nghĩa là: những chuyện khiến mọi người –kể cả các tín hữu Đức Kitô cũng như cộng đồng dân Chúa- cần quan tâm. Cho nên, làm nhân tố tạo bất công/kỳ thị, tự khắc phải chối từ mọi thứ tình đang thôi thúc mọi người cần sống ở xã hội.
Với xã hội tư bản, là xã hội được xây dựng trên thi đua cạnh tranh, ai cũng cần tranh đua để sống còn. Và, trong bất cứ cuộc đua tranh/giành giựt dù chánh nghĩa, bao giờ cũng chỉ có một số ít người thắng, nhưng người thua lại rất nhiều. Ví dù ta có gọi ganh đua/tranh thắng là những hên xui/mayrủi” kiểu xổ số đi nữa, các tình huống tương tự vẫn dẫy đầy một chụp giựt tài sản của nhau, như chuyện thường ngày ở huyện. Nhưng, với huyện nhà Đạo, chuyện yêu thương nhịn nhường vẫn phải là đặc trưng, cần cổ vũ.
Đằng khác, không thể chấp nhận coi đó là chuyện bình thường được, khi vẫn còn rất nhiều người đang sống ở các khu nhà ổ chuột, không chịu nổi. Vẫn cứ phải quần quật làm việc ngày hơn 12 tiếng. Suốt tuần. Hoặc, vẫn có người cứ phải chịu cảnh đói khát/lầm than, suốt năm trường. Cứ phải bán máu. Ở đợ. Làm thân nô lệ tình dục, suốt cuộc sống.
Cũng không thể gọi đó là “chuyện bình thường ở huyện”, khi vẫn còn một số “đại gia” cứ nhởn nhơ “ăn trên ngồi chốc”. Phè phỡn. Vui chơi. Phung phí tiền bạc. Khai thác/bóc lột mồ hôi nước mắt của kẻ bần hàn, có cuộc sống dưới mức trung bình, mà phẩm giá cho phép. Không thể là “chuyện bình thường” được, khi cả đến con dân nhà Đạo, bằng cách này cách khác, đang góp phần dựng xây cảnh bất công. Cứ khuyến khích thúc đẩy con cháu ngoi trèo lên đẳng cấp cao sang, quyền quý. Rất giàu.
Vấn đề đặt ra hôm nay, không phải là ta quyết tâm cổ súy sự đồng đều toàn diện. Tuyệt đối. Thực tế, là ở nhiều lãnh vực đa phần dân chúng vẫn sống không đồng đều. Nhưng, về phẩm giá và quyền được bình đẳng của con người, không ai có thể tự cho mình “hơn hẳn” người khác. Là dân con theo Chúa, có ý thức, ta không thể nhân nhượng khiến giảm bớt nhân phẩm hoặc chí khí của con người, cách này cách khác. Càng nhận lãnh nhiều quà tặng, từ đâu đó, ta càng phải biết sẻ san cho những người đang cần nhiều hơn ta.
Bài đọc 2, tác giả thư gửi cho Timothê cũng đã khuyến khích đồ đệ hãy nguyện cầu cho những vị đang cầm quyền, ở nhiều nơi. Cầu, là nguyện cho họ biết sử dụng đúng đắn quyền hành mình đang nắm, để giúp đỡ mọi người dưới trướng được sống trong an lành. Tác giả bức thư (có thể là thánh Phaolô hoặc đấng chủ quản nào đó thuộc giáo hội tiên khởi), từng là nạn nhân bị giới cầm quyền thời đó hành hạ, chẳng khuyên ta nên hỗ trợ các chính sách mà nhà lãnh đạo của ta đề ra. Hội thánh không thể tự đồng hoá đặt mình vào với giới cầm quyền ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Chí ít, là khi giới chức cầm quyền ấy áp đặt chính sách bất công kỳ thị, lên người dân.
Trình thuật, nay nói về cung cách quản cai khi điều hành mọi việc trong đời sống thực tế đời. Quản gia, là người nắm trọng trách quản trị/điều động các tài sản/đồ vật cho chủ mình. Vị quản gia được Chúa kể ở trình thuật là người bê tha, xấu xa. Anh phung phí tài sản của chủ. Nên, khi biết mình sẽ bị nghỉ việc, bèn tìm cách ổn định tương lai cho riêng mình. Và người chủ khen anh “đã hành động khôn khéo, biết sử dụng cung cách rất bất công, hầu tránh thoát một kỷ luật. Dĩ nhiên, khi kể truyện, Đức Giêsu không có ý đề cao tính bất lương của người làm công cho chủ. Ngài chỉ muốn người nghe hôm ấy chú ý đến thái độ “nhìn xa trông rộng” của “con cái đời này”, mà thôi.
Tự như tác giả viết thư cho Timôthê, ở trình thuật hôm nay, Đức Giêsunhấn mạnh đến khía cạnh sáng suốt, điều nghiên, suy tính khi phải giải quyết việc gì cần đến trí óc. Phân tách. Chính đó là ý nghĩa của lời Ngài nói:

“Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo tình thân bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào chốn vĩnh hằng.” (Lc 16: 9)

Đề cao cung cách giải quyết sự việc trong giao tế với đời, Đức Giêsu căn dặn người người hãy nhớ rằng mình chỉ là quản gia trông nom tài sản của chủ nhân ông mà thôi, chứ mình không phải là người thủ đắc tài sản ấy. Có nghĩa là, ta chẳng có quyền hạn gì trên bất cứ thứ gì mình đang tạm thời sử dụng. Là người Công giáo đích thực, biết rõ cung cách hành xử được Chúa chỉ dạy, ta sẽ không thể nói như người đời, rằng: “Tiền bạc/tài sản của tôi, tôi muốn làm gì thì làm chứ!”, là như thế.
Tựu trung, câu mà mọi người cần hỏi về thành quả của cuộc sống, sẽ không là: “Anh/chị gầy dựng được bao nhiêu cơ đồ, của cải, thế?” Mà là: “Anh/chị có sử dụng của cải mình ðang tạm chiếm hữu vị mục ðích tốt ðẹp là tạo phúc lợi chung cho mọi ngýời, hay không?” Đó chính là ý nghĩa của Lời Chúa khi Ngài căn dặn đồ đệ, về việc “tạo tình thân bạn bè”, ở trình thuật, rất hôm nay.


Thursday 29 August 2013

Lm Richard Leonard sj: Xã hội đẹp: có cần kiến tạo?




Trình thuật hôm nay, thánh Luca không chỉ kể về tiệc, về tình mà còn về Vương Quốc Nước Trời. Chính đó, là mục tiêu mà mọi con dân nhà Đạo đều nhắm tới. Về tiệc  hôm nay, nhóm Pharisêu vẫn muốn xem Đức Chúa làm những gì, vào ngày Sabát. Và, Chúa có lẽ đã bị chỉ trích, vào lúc Ngài mở lời.
            Lời Ngài mở, không nhằm đối đáp với bọn người xấu chỉ muốn hỏi xem Ngài có những hành vi chống lại lề luật không. Lời Ngài, là về dụ ngôn với những ảnh hình, rất thực tế. Thực tế như sự thực đang diễn ra trước mắt gồm các thực khách đến dự. Và một thực tế khác, là: Đức Chúa vẫn ngồi cùng bàn với đủ mọi hạng người: từ kẻ giàu sang quyền thế, đến người nghèo hèn, tội phạm. Ngài đến với hết mọi người. Ngài đến như giọt nắng giọt mưa đổ tưới trên đầu mọi thần dân.
            Lời Ngài nói bằng dụ ngôn, nhằm đáp ứng lề lối mà thực khách thời đó vẫn hành xử, khi vào tiệc. “Họ chỉ muốn chọn chỗ nhất mà ngồi.”(Lc 14: 7)  Vào thời buổi này, các buổi tiệc do quan “lớn” khoản đãi, đều có định chỗ trước cho khách ngồi vẫn là chuyện thực tế, rất ý nhị. Các đấng bậc có vai vế quan trọng được xếp chỗ gần chủ nhà. Có tiệc, chủ nhà còn định chỗ bằng cách để thẻ bìa có đề tên.
            Lời Ngài tỏ bày hôm nay, đảo lộn mọi trật tự của đời thường. Đức Chúa vẫn thường khuyên dạy: “khi được mời đi ăn, thì đừng ngồi vào chỗ nhất”. Làm theo như thế, kẻ bon chen cạy cục sẽ không tránh khỏi tình trạng khó xử.Và, đôi lúc cảm thấy phẩm giá con người bị xuống thấp. Nếu làm theo đề nghị của Ngài, chắc cũng có người sẽ coi đó như hành động dưới cơ, thiếu tự tin. Tình cảnh này được coi như một tai ương giao tế đến bất ngờ. Nhưng ở đây, khi Đức Giê-su kể dụ ngôn, Ngài không cố ý khuyên ta nên hành xử hoàn toàn từng chữ. Nghĩa đen.
            Điều Ngài muốn nhủ, là: ở nơi Vương Quốc Nước Trời, việc chọn chỗ nhất nơi bàn tiệc là chuyện không nên, dễ ngộ nhận. Bởi, ý nghĩa và tinh thần của Vương Quốc Nước Trời không qui vào vị thế xã hội. Thứ đời phàm lúc nào cũng đổi thay. Với nhà Đạo, chuyện quan trọng chỉ nằm ở chỗ: làm sao duy trì được tương quan giữa chúng ta với Chúa, và với mọi người cho tốt đẹp.
Đừng quá bận tâm đến vị thế chỗ ngồi. Hoặc, thứ bậc. Địa vị. Sắc tộc. Tôn giáo. Nghề nghiệp hoặc giai cấp. Vị thế đích thực trong tương quan với Chúa, không thể cân đo đong đếm bằng nghề nghiệp, chức tước hoặc danh xưng. Nhưng, bằng độ sâu độ dài của tình yêu. Bằng  quyết tâm phục vụ Chúa qua giao tế với người đời, sống quanh ta.
            Điều quan trọng khác, không phải là: hỏi xem mọi người nghĩ thế nào về mình. Vẫn coi mình là ai. Đối xử với mình như thế nào. Nhưng, là dựa vào mức độ chăm sóc tỏ bày tình thương yêu của ta đến người khác. Đến cả những người dưng khác họ, nữa.
            Thái độ và lối hành xử mà Đức Chúa vẫn khuyên mọi người nên có, lại được củng cố thêm bằng lời thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Do Thái, rất rõ ràng: “Anh chị em đã lên núi Sion, tới thành đô Thiên Chúa” (Dt 12: 22).
            Đoạn cuối truyện kể hôm nay, Chúa hướng thẳng về phía người thủ lãnh nhóm Pharisêu. và bảo họ: “Khi các ông đãi khách ăn trưa ăn tối, thì đừng mời bạn bè, hay bà con láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại các ông”. (Lc 14: 12)
            Thời buổi này, lời nhủ của Chúa có thể áp dụng cho các vị có chức, có tiền. Cả trong Đạo, lẫn ngoài đời ta chỉ nên mời những người nghèo khó, hoặc thân cô thế cô. Những người không có khả năng tham dự bất cứ bữa tiệc nào. Dù linh đình hay thanh bạch. Chỉ nên mời mọc những người không có khả năng mời trở lại. Hoặc, những người không có ý định mua chuộc, hay tham ô, nhũng lạm. Tức, họ chẳng làm gì có sức có quyền để ta nhờ vả, thăng tiến bản thân trong thang cấp cầm quyền.  
            Điều mà trình thuật nay muốn nói, là: hãy hoạt động để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Xã hội mang hình vòng cung, hay quả cầu. Trong vòng cung trái cầu ấy, không ai ở quá cao. Cũng chẳng có người ở nơi rốt hết. Tức là, mọi người đều có quyền lợi đồng đều, như nhau. Mọi người đều ở vị thế tương đối khá, để có thể san bớt cho những người còn thiếu thốn, nợ nần. Và, nếu đặt một bàn tròn ở giữa, thì mọi người đều có thể với tay chung phần, dự tiệc vui không thua kém ai. Bữa tiệc mà trong đó mọi người đều ngang phần. Đó là Nước Trời ở trần gain.
Có lẽ, sẽ có người cho đây là chuyện viển vông, không tưởng. Chỉ là chuyện viển vông, nếu nghĩ rằng chuyện ấy sẽ xảy đến ngày một ngày hai. Hoặc, vào thế hệ kế tiếp. Thế nhưng, xã hội như thế là Nước trời đích thực, ta có thể bắt đầu trước nhất với mái ấm gia đình mình. Sau đó, lan tỏa ra từng nhóm nhỏ mà ta đang sinh hoạt, chung sống. Cộng đoàn giáo xứ tại địa phương là ví dụ rất cụ thể cho xã hội ấy. Một Nước Trời ở trần gian. Một xã hội có thể thực hiện được.
Vào Tiệc Thánh, ta vẫn thực hiện điều này khi san sẻ bánh và rượu đã thành Mình Máu Chúa. San sẻ thực phẩm nuôi sống linh hồn và cũng san sẻ chuyện trò tâm giao với nhau bên bàn tiệc của lòng mến, agapè.
Vào thời tiên khởi, cộng đoàn các thánh vẫn làm thế. Và ngày nay, nhiều nơi trong các giáo xứ, người đồng Đạo vẫn sống như thế. Đó là điều Chúa muốn mọi người thực hiện. Ai làm rồi, thì cứ tiếp tục. Đó là thực trạng của Hội thánh hôm nay. Đó là Nước Trời ở đây. Bây giờ. Là, tình huống rất Đạo. Là, bữa tiệc rất phải lẽ. Hợp với Đạo. Đạo của Chúa. Đạo làm người.
Lm Richard Leonard sj

Wednesday 28 August 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô thứ I Corinthô Đọan 3



Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô thứ I Corinthô Đọan 3 câu 16 đến câu 17 và câu 18-23

Câu 16-17:
Thánh Faolô để kết thúc đạo-lý trên thì nại vào một đạo-lý mà ngài coi như một điều tín-hữu Côrinthô không thể biết (anh em lại không biết…): như vậy giả-thiết đạo-lý Hội thánh. Đền thờ của Thiên Chúa, Thánh-Thần ờ trong tín-hữu là một đạo-lý quen biết,và chính thánh Faolô đã giảng rồi. Như vậy, thì fải nói thánh Faolô đã biết lời báo trước của Chúa ám-chỉ trong Mc 14: 58 theo một hình-thức khác. Đạo-lý này cũng là thành-fần chắc-chắn của đạo-lý cánh-chung Do-thái: ngày tận-thế Thiên Chúa sẽ xây dựng một đền thờ mới rực-rỡ và trọn-hảo, và Người sẽ ở trong đó (Ys 28: 16t Hênóc 91: 13 Jub 1: 17). Điều đó, Hội thánh sơ-thời coi như đã thành-tựu. Nhưng Hội thánh sơ-thời cũng nhận rằng một đền thờ tận-thế mà do tay người ta làm ra là điều vô-lý, và không thể có, nên lời báo trước đã được hiểu theo nghĩa cốt-tử của ý-nghĩa Đền-thờ: chính Hội thánh chính cộng-đoàn là “oikos pneumatikos” (1P 2: 5) là Đền thờ cánh chung đã hứa.

Nhưng trong mấy câu này có điều khó là: ai lại ra sức fá-hủy đền-thờ này của Thiên-Chúa? Trước đây chỉ nói đến những người xây cất. Sau các câu này lại là vấn-đề Sự Khôn-ngoan. Như vậy, có lẽ thánh Faolô đã nghĩ đến những điều fải nói sau trong đoạn 5-6 (lời về Đền thờ lặp lại trong 1C 6: 19).

Câu 18-23
Thánh Faolô trở về lại chủ-đề 2 Sự Khôn-Ngoan.
Chỗ này không loại hẳn hạng người khôn-ngoan, miễn là họ đành lòng bỏ đi sự khôn-ngoan giả-dối, đành lòng bị coi như điên-rồ trước mặt kẻ khác. Nhưng nên để ý tiếng “điên” (moros) là tiếng của môn “khuyển-nho” (École cynique) để chỉ những người chống-đối triết-lý.

Thánh Faolô trưng hai lời Kinh thánh (Yb 5: 13 Tv 94: 11) có thích-ứng với mạch-lạc. Rồi thánh Faolô trở lại vấn-đề bè-đảng tại Côrinthô: tín-hữu hỉnh mũi về mình vì tưởng chọn thầy này thầy nọ là khôn-khéo. Thánh Faolô nhắc lại rằng: họ không thuộc về tồng-đồ nào cả (nghịch lại với những lời huênh hoang của họ… các tông-đồ là tôi-tớ của cộng-đoàn. Hơn thế nữa, tất cả tạo-thành, hữu-hình vô-hình, cả những quyền-năng trên sự chết, thời hiện-tại và thời sẽ đến hết thảy là của họ, tức là tín-hữu khơng nhận rõ địa-vị chân-chính của mình.

Nhưng, tín-hữu thuộc về Chúa Kitô, trực tiếp, chứ không phải ngang qua một tông-đồ, và Chúa Kitô thuộc về Thiên-Chúa: tư-tưởng của Faolô bao giờ cũng dẫy đến chính Thiên-Chúa và một trật nhấn rằng tín-hữu nhờ thuộc về Chúa Kitô mà thuộc về chính Thiên Chúa.

Lời kết-luận rất đặc sắc cho tư-tưởng của Faolô về ơn cứu thoát: fục tùng Chúa Kitô là bí-quyết của việc giải-fóng con người ta khỏi mọi mãnh-lực nhân-loại và vũ-trụ.

Theo môn Khắc-kỷ (Epictète Diatr, III, 22: 48t) quân-tử là “basileus, despotès: người quân-tử có hết mọi sự, là chủ cả thế-giới – còn Faolô đem về lòng tin (không có quyền-năng nào có quyền gì trên tín-hữu, vì mọi quyền-năng đã phải hàng-fục Chúa Kitô (Rm 8: 38t). Tư-tưởng có đụng-chạm về hình-thức, nhưng nội-dung khi khác hẳn: tín-hữu là chúa hết mọi sự, không fải vì có “thân ngoại vật” (theo châm-ngôn:abstine, sustine); nhưng là vì Thiên Chúa đã kêu gọi tín-hữu cho thông-chia vương-quyền của Người.                                                                                                                                                                        (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))


Tuesday 27 August 2013

Lm Vĩnh Sang DCCT: Nghiêng vai gánh lấy tội đời



NGHIÊNG VAI GÁNH LẤY TỘI ĐỜI

Lm Vĩnh Sang DCCT

Có một quy ước không thành văn, anh em chúng tôi trong Tu Viện không nói chuyện công việc trong bữa cơm, đăc biệt là bữa cơm trưa, quy ước này nhằm dùng bữa cơm là cơ hội để vui sống, thư giãn và củng cố tình huynh đệ, cũng vì lý do đó mà cũng không quy định ai ngồi đâu, chỗ nào. Anh em được tự do chọn lựa chỗ ngồi, nhưng khuyến khích thay đổi chỗ để có dịp gặp gỡ với nhiều anh em khác.
Bàn của tôi hay ngồi “vi phạm” điều khuyến khích chung chỉ vì những người ngồi bàn đó có một mối “thâm thù” không sao giải quyết được, tôi xin chỉ ra ngay “kẻ gây sự” cho mọi người là một cha tên là Phêrô NTT ( ai muốn hiểu hai chữ NTT là gì cũng được ), từng thời điểm sẽ có một “nạn nhân” của “kẻ gây sự”, riêng tôi luôn đứng vai trò “lắp ráp” các sự kiện để gây thêm… kịch tính. Có một thời gian “nạn nhân” là cha Giuse PVB. Cha Giuse PVB rất hiền lành và có phần loay hoay lúng túng mỗi khi bị đối phương NTT “gây sự”. Và thế là để tạo ra tình huống gây cấn, tôi đã “sáng tác” ra một câu chuyện.
Câu chuyện như sau: Khi đến ngày cuối cùng, Giuse PVB đến trước cửa thiên đàng, Thánh Phêrô sưu tra lý lịch, xong xuôi ngài hỏi một câu duy nhất: “Buổi trưa ăn cơm ngồi gần ai ?” Giuse PVB trả lời: “Thưa, con ngồi cạnh NTT.” Thánh Phêrô phán quyết không chần chừ: “Vào thiên đàng !” ( Xin chú thích một chút: câu chuyện này phỏng theo khá nhiều câu chuyện tiếu lâm nhà Đạo khác cho rằng, kẻ ở thế gian đã phải chịu nhiều đau khổ thì thôi, không phải chịu đau khổ ở đời sau nữa… )
Nhưng khi Giuse PVB mới đi được vài bước thôi thì Thánh Phêrô bất ngờ gọi giật lại, khiến cho PVB rất hoang mang bối rối. Thánh Phêrô hỏi: “Thế ngồi cạnh như vậy bao nhiêu năm ?” – “Dạ thưa, hơn 10 năm ạ”. Nghe vậy, Thánh Phêrô tuyên bố chắc nịch: “Con hãy vào làm… Thánh tổ trưởng !”
Kể từ đó, Giáo Hội có Lễ kính… Giuse PVB và các bạn Tử Đạo !
Của đáng tội, cha NTT vẫn thường “vỗ ngực xưng tên” là mình đạo đức thánh thiện nhất Nhà Dòng, nên tôi mới dựa vào câu ngạn ngữ “chung quanh một vị Thánh có nhiều Thánh Tử Đạo” để “sáng tác” ra câu chuyện tiếu lâm này, nó trở thành “cây gậy” cho cha Giuse PVB nhiều năm tháng, và nó trở thành “yếu huyệt” của cha Phêrô NTT ít là cho đến hôm nay.
image003Câu ngạn ngữ “xung quanh một vị Thánh có nhiều Thánh Tử Đạo” có thể không hoàn toàn đúng trong thực tế, nhưng chắc chắn chung quanh một vị Thánh có nhiều người được hưởng ân huệ của Thiên Chúa, thậm chí sức mạnh thánh thiện của vị Thánh có khả năng làm thay đổi thế giới.
Một Phanxicô đã ghé vai gánh vác, chỉnh lại “ngôi Nhà Thờ” bị nghiêng ngả. Vâng, chỉ một Phanxicô gầy gò, nhỏ bé và khiêm nhường thôi. Một Thêrêsa Hài Đồng Giêsu xuất hiện âm thầm trong Đan Viện, 24 năm hiện diện ở trần gian, đã làm bừng sáng một thế giới đang chìm lỉm trong u tối của sự kiêu căng, ảo tưởng về văn minh tiến bộ và sức mạnh bom đạn. Một Gioan Phaolô 2 đầy can đảm và khôn ngoan, đầy nhiệt thành và quảng đại, đã làm xoay chuyển nhân loại, phá tan khối thuốc nổ như lúc nào cũng sẵn sàng làm tan tành cả thế giới, vén bức màn sắt che khuất tầm nhìn của nhân loại.
Thứ sáu ngày 5 tháng 7 vừa qua, tại Đền Thờ Laterano. Nhà Thờ Chính Tòa của Đức Giáo Hoàng, cùng với việc công bố Thông Điệp Lumen Fidei, Hội Thánh kết thúc giai đoạn Giáo Phận của hồ sơ phong Chân Phước cho Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyên Văn Thuận ( 1928 – 2002 ). “Cũng trong ngày thứ sáu, sau Thánh Lễ long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Antôn Padova tại Rôma, tại giảng đường Antonianum sẽ diễn ra việc công bố bản dịch tiếng Ý của 6 lá thư Mục Vụ của Đức Hồng Y Thuận, được viết giữa năm 1968 và 1973, được Libreria Editrice Vaticana ấn hành và được Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình sắp xếp” ( bản tin Vietcatholic ).
Chúng ta đã được nghe nói nhiều về con người này, sự thánh thiện và lòng yêu mến của ngài đã trở nên tấm gương sáng ngời cho mọi người chúng ta. Trong hoàn cảnh hết sức rối ren của xã hội Việt Nam hiện tại, chúng ta có quyền hy vọng vào một vị Thánh của Việt Nam sẽ nghiêng vai gánh vác ngôi nhà dân tộc này. Hãy góp thêm niềm hy vọng bằng chính lời cầu nguyện của mỗi người chúng ta.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, thứ bảy 6.7.2013