Wednesday 4 June 2008

DUC IN ALTUM - 62

Vẫn chuyện lời lãi thế gian

Lm Mai Văn Thịnh

Tôi có người anh họ, ỡ thuở thiếu thời sống rất cơ cực. Mới 6, 7 tuổi đã phải ra đồng mò tôm bắt cá, phụ đợ cha mẹ trong cộng việc đồng áng. Khi khôn lớn, hoàn cảnh gia đình anh không hơn gì các gia đình khác. Chính mắt tôi, đã thấy cái cảnh anh vừa đóng rương mộc, vừa học bài. Cuối cùng, anh cũng được đền bù xứng đáng, với mảnh bằng bác sĩ nắm trong tay. Cuộc sống gia đình vì thế khấm khá hơn.

Sang đến Úc, hoàn cảnh thay đổi, anh đã không còn cơ hội để tiếp tục nghề “lương y như từ mẫu” nữa, mà phải thức khuya lặn lội kiếm kế sinh nhai, nuôi gia đình còn lại bên nhà. Mỗi khi có cơ hội gặp anh, tôi vẫn nghe anh nói về những thành công trong quá khứ. Nhưng sau đó, là những than vắn với thở dài, nào là: Chúa ban cho anh quá nhiều, mà anh chưa làm được gì sinh lợi cho Ngài.

Giờ đây, tóc đã ngả mầu, anh vẫn cứ cặm cụi trong lao động và tìm khuây khoả bên ánh đèn mờ, có tiếng chuông. Điều chua sót tôi chợt nhận ra: anh không lười biếng, nhưng suốt ngày chỉ biết than thở mà quên đi những việc đang chờ đợi mình. Thay vì thế, anh lại đi tìm quên lãng trong ánh đèn mờ có tiếng chuông reo.

Có người, làm việc cũng hăng say. Công tác cộng đồng nào cũng có mặt. Không những, họ chỉ cống hiến tài năng, tiền của mà còn động viên các thành phần trong gia đình cùng tham gia. Tuy nhiên, khi gặp chuyện “bất bình”, đụng chạm “cái tôi”, đã không chấp nhận được mọi thử thách, bèn kéo bè lập phái, cốt tìm những sơ hở của người khác, để buông lời chỉ trích, rất cau nghiệt. Thiếu bác ái. Thậm chí, còn dùng quyền hành mình có để cấm đoán hoặc ngăn ngừa con cháu tham gia công việc mà trưóc đây mình vẫn thúc giục mọi người làm. Họ cứ tưởng chỉ mình mới có thể hoàn thành tốt công tác mà hiện nay mình không còn vương víu, bận tâm.

Những trường hợp như thế không thấy thiếu trong cuộc sống. Chẳng cần đợi đến lúc phải “quá khoá” như các thánh tử đạo hồi xưa, mới biết mình phải đối diện với các đòi hỏi triệt để trong Tin Mừng, mà chọn cách đầu tư cho Nước Trời. Trung tín với Tin Mừn, không thể mang thái độ nửa vời: vừa đầu tư cá nhân vừa cho gia đình mình mà thôi; hoặc tệ hơn, có những người sẵn sàng hiến thân người để thăng tiến một mình mình.

Tin Mừng về những nén bạ, Chúa muốn nhắc nhở: không ai được tạo dựng giống hệt như người khác. Mỗi người có nét vẻ riêng. Tuy nhiên, mọi người đều được mời gọi làm giàu và thăng hoa những gì mình đang có. Người được một nén, không nhiều như người được năm nén. Đó là điều thật rõ nét. Nhưng, một nén là tất cả những gì anh ta cần. Nói khác đi, mỗi người đều quan trọng và có chỗ đứng riêng trong tim của Chúa. Và, có cùng bổn phận phải chu toàn, trong chương trình Ngài đưa ra. Điều quan trọng, không ở việc nhận nhiều hay ít, nhưng ta nên sống thế nào để phù hợp với những gì được trao ban hầu rạng Danh Chúa.

Người có một nén, cũng cùng một cơ hội như người được năm nén. Nhưng, ông chọn kiểu đem giấu đi. Đó là điều tệ hại. Tệ hại, là ta tưởng rằng những gì mình nhận lãnh để đầu tư vào “cái tôi” cho nó phình to ra. Phình đến độ, ta cứ nghĩ chỉ mình “tôi” mới làm được chuyện này, việc nọ. Phải chăng “cái tôi” và những tham vọng gồm tóm trong đó, đã thay đổi vị trí của Chúa trong cuộc sống của mình? Thay đổi những việc ta đang làm? Thay đổi là thay vì làm rạng Danh Chúa, thì bằng mọi cách và mọi phương tiện, ta làm chỉ để mình được tôn vinh. Như thế, Chúa đã bị chôn vùi trong chính “cái tôi” của ta.

Ngày nay, khi trao “bài sai” cho ai, các đấng bản quyền thường định rõ công việc người ấy phải chu toàn. Như trong dụ ngôn nén bạc, khi trao cho người làm công, ông chủ không trao cho họ bài sai nào rõ ràng, hết. Điều này có nghĩa: ông chủ tôn trọng tự do của người nhận nén bạc. Dù có tự do làm như thế, ông vẫn không lạm dụng quyền tự do của mình để làm giàu bản thân. Bởi, biết chắc một ngày nào đó, ông chủ sẽ tra vấn điều mình làm.

Cách sinh lợi của người nhận năm nén bạc, khiến ta nghĩ đến các doanh thương ngày nay. Ngoài khả năng tính toán đầu tư, họ vẫn phải liều lĩnh. Liều, không phải bạ đâu cũng đầu tư, nhưng họ vẫn khôn như con rắn và hiền như chim bồ câu, mỗi khi cần.

Là tín hữu, ta được mời gọi hành xử một cách tự do, có vốn liếng đã trao cho mình. Tự do, khiến ta liều lĩnh chấp nhận thua thiệt để trung thành với đòi hỏi triệt để của Tin Mừng. Liều, trong tin yêu vào Chúa là đức tính cần thiết ta phải có. Liều, để làm chứng cho Tình yêu Chúa ngập tràn nơi cuộc sống của ta. Hành vi của lòng tin được đánh giá bằng lòng mến và việc thiện ta làm, như thánh Giacôbê viết: “Giả như anh chị em không có áo che thân, không đủ của ăn hằng ngày, mà anh chị em lại nói với họ: hãy đi bằng an, mặc cho ấm, ăn cho no, nhưng lại không cho họ thứ họ đang cần, thì nào ích chi? Cũng vậy, đức tin không có việc làm quả là đức tin chết”.(Gc 2: 15-17). Và hành động lòng tin mà không dựa trên lòng mến thì cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèn. (1Cr 13:1).

Viết giòng này, tôi nhớ có đồng nghiệp đã chia sẻ về tình yêu, lòng mến, hành vi bác ái, cho đi… trong buổi nguyện cầu nọ. Ngôn ngữ anh dùng thật bóng bảy. Tuy nhiên, phía sau lời bay bổng ấy, tôi nhận ra nỗi đắng cay của kiếp người. Lời lẽ, ngôn từ anh dùng đã đi quá xa, vẫn là những lời mời gọi, lạc lõng. Chính vì thế, anh chạm vào nỗi đau của chính anh, của tôi và có thể của bạn nữa. Quả vậy, suy tư về lòng mến là suy nghĩ về sự không cùng của Thiên Chúa. Việc này vượt quá giới hạn của ngôn ngữ. Vượt lên trên cả những gì thuộc về trần thế, để ta vươn tới cõi vĩnh hằng, nơi mà thánh Phao-lô có nói đến trong bài ca đức mến: “hiện nay đức tin, đức cậy và lòng mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.” (1Cr 13: 13)

Trong đời thánh An Phong, đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế, ngài tha thiết có một điều, và điều này ngài đeo đuổi cho đến ngày cùng cuộc sống, đó là: “Hãy yêu mến Chúa Giê-su.”

Mừng lễ tử đạo Việt Nam hay tất cả các thánh, ta không thể phủ nhận gương can đảm chấp nhận khổ hình và lòng trung tín, của các ngài. Tuy nhiên, thật thiếu xót nếu ta chỉ nhấn mạnh đến nét hào hùng, gương can đảm, đến cực hình các ngài gánh chịu, mà quên đi động lực chính đã giúp các ngài đi đến cùng đích, đó là: lòng yêu mến Chúa Giê-su, rất hăng say.

Dĩ nhiên, tử vì Đạo là cái chết dũng cảm. Nhưng, nét oai hùng ấy, vẫn có thể tìm thấy nơi các vị anh hùng của đất nước. Dân tộc ta đã có biết bao nhiêu là người từng hy sinh cho quê hương bằng cái chết hào hùng, quả cảm như thế. Nhưng, có hy sinh cách mấy cũng chỉ làm cho mình trở nên anh hùng mà thôi. Còn, những gì làm cho các thánh ở đây, nhất là các vị tử vì Đạo, được trở nên thánh thiện đáng kính phục, lại chính là lòng mến.

Có yêu mến, các thánh mới từ khước được tất cả. Và chấp nhận chết cho tất cả. Thật vậy, mọi nhận thức thấu hiểu về giáo lý hoặc tín điều về thiên Chúa nơi các thánh, thật ra vẫn nông cạn. Các ngài không có được các suy tư cao siêu về thần học. Nhưng khi trở thành tín hữu, các ngài đã yêu mến Chúa bằng tất cả con người mình. Đỉnh cao của tình yêu nơi các ngài, được thể hiện qua việc chấp nhận cái chết, hầu noi gương Chúa Giê-su hiến thân, mà tỏ bày lòng yêu mến tuyệt hảo của Thiên Chúa, cho nhân loại.

Không ai có thể tìm được nơi sử hạnh của các thánh Tử vì Đạo, trong giờ phút chờ chết, những lời thốt ra thật cay đắng, hoặc nguyền rủa kẻ giết hại mình. Trái lại, các ngài vẫn luôn có nụ cười. Luôn tỏ bày niềm vui. Và, luôn an ủi người khác. Sau cùng, là việc các ngài thứ tha cho kẻ giết hại mình.

Sống đến tận cùng lòng mến và chấp “bài sai” như một thách đố của lòng tin, để rồi trong cuộc đời thường nhật, ta luôn trung tín. Và, để ta làm giàu hơn thêm, những gì Trên đã trao ban, là: hãy sống ơn gọi tử vì Đạo. Sống cho Đạo, thì cũng phải dám chết cho Đạo, có thế mới đúng với “bài sai” Chúa gửi đến cho mỗi người.

Như các thánh sống vì Đạo và chết cũng vì Đạo, Thiên Chúa vẫn phán: “Hỡi con yêu dấu, con đã trung tín trong việc nhỏ, ta giao phó; thì giờ đây, ta sẽ đặt con trông nom việc lớn hơn thế. Hãy vào mà hưởng niềm vui trọn vẹn, với Ta.”

Đó là “bài sai’ Chúa vẫn gửi đến mỗi người và mọi người, hôm nay. Ở thời đại này. Chuyện còn lại là của mỗi người. Có nói lời xin vâng và thực hiện “bài sai” ấy hay không, việc đó tuỳ mỗi người.

Chúa vẫn đợi nơi ta, câu trả lời thân thưong, đích thực. Như các vị hiển thánh và tử đạo đã làm.

Mai Văn Thịnh.

Một chút

sử liệu về

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Biến cố trọng đại “Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney 2008” sắp diễn ra. Xin Mục Diễn Đàn tóm tắt giúp anh chị em Cursillistas có cái nhìn chung về biến cố này, lịch sử, mục đích và ý nghĩa của nó, vì nhiều anh chị em không có giờ cũng như không có phương tiện để tìm hiểu rỏ ràng và theo dõi các diễn tiến của nó. Xin chân thánh cám ơn.

NTN Melbourne.

Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một biến cố lớn do sáng kiến của Đức đương kim Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài mời gọi tất cả các Bạn Trẻ trên khắp năm châu cùng đến một địa điểm để tạo một sự nối kết vững chắc giữa niềm vui ngày hội và Đức Tin. Đó là một ngày hội ngộ niềm tin. Ngày Giới Trẻ Thế Giới là ngày hội quốc tế: tại Cologne (Đức Quốc), nơi tổ chức ngày Giới Trẻ Thế Giới vừa rồi (2005), các Bạn Trẻ từ trên 160 quốc gia đã đến tham dự. Mục đích chung của họ là : làm quen với nhau, chia sẻ những kinh nghiệm sống và cùng với Đức Thánh Cha vui ngày hội.

Như dã nói ở trên, Ngày Giới Trẻ Thế Giới được khởi xướng do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Trở về hơn hai mươi năm trước, trong năm 1983-1984, Giáo Hội Công Giáo mừng Năm Thánh đặc biệt để tưởng niệm cuộc Tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô cách đó 1950 năm. Trước lễ Phục sinh năm 1984, cũng là thời điểm kết thúc Năm Thánh, Đức Thánh Cha đã mời gọi các Bạn Trẻ trên toàn thế giới đến tham dự Chúa Nhựt Lễ Lá tại Roma, và rất đông bạn trẻ đã đến. Phấn khởi vì con số tham dự quá đông này, Đức Thánh Cha đã lấy năm kế tiếp, năm mà Liên Hiệp quốc đã công bố là Năm Của Giới Trẻ để mời các bạn trẻ đến Roma gặp gở lần nữa vào ngày Chúa Nhựt Lễ Lá 1985. Xúc động vì sự thành công của ngày gặp gở giới trẻ tại Roma này, Đức Thánh Cha đã công bố chính thức rằng, từ nay sẽ tổ chức mỗi năm ngày gặp gở cho giới trẻ. Và hơn thế nữa, trong tương lai, cứ hai năm một lần sẽ có một Ngày Giới Trẻ Thế Giới thế giới được tổ chức thay đổi tại các nơi trên thế giới. Giữa hai năm đó, Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới thuộc cấp địa phận được tổ chức vào ngày Chúa Nhựt Lễ Lá tại các giáo xứ địa phương.

Cho đến nay đã có 23 ngày Giới Trẻ Thế Giới , trong đó có 10 lần gặp gở quốc tế như sau :

-1987 tại Buenos Aires (Á Căn Đình)

-1989 tại Santiago de Compostela (TBN)

-1991 tại Tschenstochau (Ba Lan)

-1993 tại Denver (USA)

-1995 tại Manila (Phi Luật Tân) (khoảng 4.000.000 người)

-1997 tại Paris (Pháp) (đã có trên 1 triệu người tham dự Thánh Lễ bế mạc tại Paris)

-2000 tại Roma (Ý) (có khoảng 2 triệu)

-2002 tại Toronto (Canada) (có khoảng 800.000)

-2005 tại Cologne (Koln) Đức Quốc (có tới 1 triệu 2 ngưòi tham dự Thánh Lễ bế mạc)

Và năm nay 2008, tại Sydney Australia.

Ngày 21 tháng 8 năm 2005, nhân ngày bế mạv Đại Hội Giới Trẻ tại thành Phố Cologne, Đức Thánh Cha Beneditô 16 đã tuyên bố thành Phố Sydney được chọn làm nơi tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào năm 2008.

"And now, as the living presence of the Risen Christ in our midst nourishes our faith and hope, I am pleased to announce that the next World Youth Day will take place in Sydney, Australia, in 2008. We entrust to the maternal guidance of Mary most holy, the future course of the young people of the whole world." His Holiness, Pope Benedict XVI, 21 August 2005

Thế là Thành Phố Sydney được chọn làm nơi tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2008. Thật là một sự vui mừng và niềm vinh dự cho quôc gia Úc được tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 này . Đức Thánh Cha đã cầu nguyện và xác tín trọn vẹn niềm tin phó thác vào Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria trong việc dẫn dắt các bạn trẻ đến gần với Thiên Chúa.

Khi nói đến Đại Hội Giới Trẻ phải nói dến vị cố Giáo Hoàng Gioan –Phaolô II rất đáng kính của chúng ta.

Trong tờ DETROIT NEWS số Chúa Nhựt 14-8-2005 có kể lại câu chuyện như sau: “Shawn Wrathell thấy mình chảy hai hàng nước mắt, ôm những người lạ bên cạnh lòng đầy xúc động khi xe của ĐTC

Gioan Phaolô II đi ngang qua cậu trong ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Toronto, Canada”.

Bài báo bắt đầu bằng câu chuyện của Shawn Wrathell để đi đến nhận định rằng ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một di sản của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II . Ngài bắt đầu biến cố này từ năm 1984 tại Roma và phát triển lên thành Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ gồm nhiều ngày quy tựu các bạn trẻ Công giáo tại Á-căn-dình, Tây Ban Nha, Balan, Denver, Manila, Paris, Roma, Toronto, Cologne và năm nay tại Sydney.

Bài báo viết tiếp: “Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã linh hứng người trẻ Công giáo và chiếm được trái tim họ không như bất cứ Giáo Hoàng nào khác. Họ thấy Ngài lôi cuốn và vui tươi, nhưng rất khôn ngoan . Người trẻ thường khóc ngay cả trước khi ngài bắt đầu nói....”

Tại Toronto (Canada), Đức Gioan-Phaolô II đã đặt các bạn trẻ giữa hai sự lựa chọn: “Chúa đang mời gọi các con lựa chọn giữa hai tiếng nói đang cạnh tranh để chiếm hữu tâm hồn các con. Sự lựa chọn đó chính là bản chất và là thách đố của ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Tại sao các con từ các nơi trên thế giới tụ họp về đây? Thưa để nói lên trong tâm tư các con : “Lạy Chúa, chúng con còn biết theo ai? Chúa Giêsu – người bạn thâm giao của mọi người trẻ – có lời ban sự sống đời đời”. (Ga 6:68).

Rồi Ngài giải thích vai trò của người trẻ trong thế giới ngày nay:

Thế giới mà các con đang thừa hưởng là một thế giới đang tuyệt vọng, đang cần đến một ý nghĩa được canh tân của tình huynh đệ và liên đới nhân loại. Đó là một thế giới cần được chạm đến và chữa lành nhờ vẻ đẹp và sự phong phú của tình yêu Thiên Chúa. Thế giới đang cần đến các chứng nhân của tình yêu Chúa, đang cần đến các con là muối đất và là ánh sáng thế gian”. Và nhiều bạn trẻ đã khóc khi nghe những lời của vị Cha chung đó.

Nói tiếp truyền thống của vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 đã cố gắng tìm ra cách của mình để giao tiếp với người trẻ, dù người ta không mong đợi Ngài là một siêu sao như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II. Ngài đã thành công ở Cologne và Ngài sẽ tiếp tục linh hứng người trẻ tại Sydney (và các nơi kế tiếp...) để tiếp tục giữ được cho Giáo Hội Công giáo mạnh mẻ, đầy sức sống trong thế hệ tiếp theo.

Đại Hội Giơi Thế Giới tại Sydney đang ráo riết chuẩn bị. Chỉ còn 163 ngày nữa là tới ngày Đại Hội. Còn biết bao nhiêu công việc của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 23 này đang dươc tiến hành và chuẩn bị trong năm tháng sắp tới.

Chủ đề của Đại Hội là:

“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thày.” (Cv 1:8)

“You will receive power when the Holy Spirit has come upon you, and you will be my witnesses”. (Act.1:8).

Nước Uc nói chung, và Sydney nói riêng, đang nôn nao để được đón tiếp Đức Thánh Cha trong dịp Ngài đến thăm viếng vùng đất miền Nam của quả địa cầu này. Nước Uc là nơi mà theo lời Đức Có Giáo Hoàng Gioan –Phaolô II thường gọi là vùng đất của Chúa Thánh Linh đang dẫn dắt.

Đại Hội giới trẻ thế giới là dịp để các bạn trẻ trên toàn cầu cùng tìm về với nhau thể hiện qua yêu thương, qua những dịp gặp gở chân tình và nhất là cảm nhận và chia sẽ với nhau về tình yêu sâu xa của Thiên Chúa đang ban nhiều cho các bạn trẻ. Và đây cũng là cơ hội các bạn trẻ cùng hưóng về và cùng tham dự Thánh Lễ, trọng tâm của các Bí tích. Các bạn còn dịp lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, và ôn lại vài điểm giáo lý trong đời sống đạo. Để khi trở về nơi sinh sống của mình, các bạn trẻ sẽ là những chứng nhân sống động trong các môi trường mà các bạn đang sinh sống và tiếp xúc.

Chương trình Đại Hội giới trẻ tại Sydney ngoài Lễ Tiếp đón Thánh Giá Đại Hội và Anh Tượng Đức Mẹ vào ngày 01 tháng Bảy 2007 ở Sydney để mở màng cho các cuộc du hành qua khắp Uc Châu. Kế đó “Những Chương Trình tại Giáo Phận” sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 14 tháng 7 năm 2008, khách hành hương sẽ đến thăm các giáo phận trên khắp Uc Châu với những sinh hoạt do các cộng đồng địa phương tổ chức.

Tuần lễ chính của Đại Hội Giới Trẻ Sydney sẽ khởi sự sau những sinh hoạt trên,

Thứ Ba 15 tháng 7-2008 : Thánh lễ khai mạc do Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney chủ tế, sau đó là các buổi hòa nhạc.

Thứ Tư 18 tháng 7-2008 : buổi sáng co các giờ Giáo Lý, và buổi chiều & tối có các cuộc Liên Hoan Giới Trẻ.

Thứ Năm 17 tháng 7-2008 : tiếp đón Đức Giáo Hoàng .

Thứ Sáu 18 tháng 7-2008 : Chặng Đàng Thánh Giá – Tưởng niệm cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Chúa.

Thứ Bảy 19 tháng 7-2008: tất cả tới địa điểm tổ chức Thánh Lễ Bế Mạc, tham dự đêm Canh Thức với Đức Thánh Cha và cùng ngủ qua đêm ngoài trời “dưới những vì sao”.

Chúa Nhựt 20 tháng 7-2008 : Thánh Lễ Bế Mạc và các nghi thức kết thúc.

Đây là biến cố vô cùng trọng đại, là một hồng ân Chúa ban mà tất cả, cách riêng các bạn trẻ không thể bỏ qua

Huỳnh Công Lợi, Sydney

chuyển tải từ báo Ultreya

Đại Hội

Giới Trẻ Thế Giới

Ảnh Đức Mẹ

Từ lúc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trao Thánh Giá và Ảnh Tuợng Đức Mẹ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cho Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Sydney, Ảnh Mẹ đã hành trình qua nhiều nơi trên đất Úc. Trong số những người được vinh hạnh diện kiến Ảnh Mẹ, có độc giả đã cảm kích gửi đến tuần báo The Catholic Weekly yêu cầu báo này giải thích thêm một chút sử liệu về Ảnh Mẹ. Dưới đây, là câu hỏi - đáp xuất hiện trên tuần báo số 4410, ra ngày 06-04-2008.

Để độc giả gần xa nắm được sử liệu về Ảnh, xin trích dịch ở đây lời hỏi-đáp đã đăng:

Vừa qua, tôi đã có cơ hội được hân hạnh diện kiến bức Đức Mẹ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từng luân lưu khắp miền, ở đất Úc. Nói chung, nhìn kỹ Ảnh, tôi rất thích, và rất cảm kích mến phục. Hôm nay, nhằm tiến sâu và tiến xa trong tâm tình giữ lại kỷ niệm đẹp về Ảnh, tôi mạo muội gửi đến quý báo để nhờ giải thích thêm vài nét đặc trưng Ảnh Mẹ. Xin vui lòng cho biết.

Và, câu trả lời là của linh mục John Flader, người phụ trách mục hỏi đáp trên tuần báo:

Ảnh mà bạn nói ở đây, chính là ảnh Đức Mẹ từng xuất hiện rất lâu trong cổ sử, rất được mến mộ. Ảnh này còn có tên là ảnh Đức Mẹ, Đấng Cứu Vớt Dân Thành La Mã (tức là bức mang tên Salus Populi Romani), được lưu giữ tại Nguyện Đường Đức Mẹ ở Vuơng Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, Rôma. Danh xưng “Salus Populi Romani”, nghĩa tự là “Sự lành thánh” hoặc “Ơn Cứu Độ” hoặc “Đấng Bảo Vệ Dân Thành La Mã”, có nguồn gốc theo truyền thống đạo hạnh rất xưa, do việc Đức Mẹ đã cứu thành đô La Mã khỏi sự tàn phá của cơn dịch tễ dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Grê-gô-riô Cả (590-604).

Theo truyền thống, cơn dịch nói trên đã tàn phá toàn bộ thành La Mã, khiến cho Đức Giáo Hoàng Grê-gô-riô phải cho ra lệnh dân chúng hãy kiệu ảnh mẹ trong buổi rưóc long trọng đi ngang mọi ngõ ngách toàn thành phố, vào mùa Phục Sinh. Khi đoàn kiệu kịp đến lăng mộ thánh A-dri-an, khi đó mọi người đều nghe tiếng các thiên thần hát mừng ca vịnh Phục Sinh có tên là “Nữ Vương Thiên Đàng” (Regina coeli). Vào độ ấy, Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh cho ghi thêm vào ca vị câu đáp thẳng “xin cầu bàu cho chúng tôi trước mặt Đức Chúa, Ha-lê-lu-ya”.

Cũng vào lúc đó, có vị thiên thần, được mọi người tin là Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e, đã xuất hiện trên nóc đỉnh của mộ lăng. Khi ấy, thánh nhân lấy kiếm xỏ vào bao, như để ám chỉ rằng cơn dịch đã lui thoái. Và thực tế, con dịch ấy đã hoàn toàn chấm dứt. Không một ngờ vực, chính vì lý do này, mà vào năm 1240 có tài liệu đã qui ảnh tượng của Mẹ như ảnh hình có tước hiệu “Nữ Vương Thiên Đàng”.

Ngày nay, Lăng mộ này được biết dưới tên gọi “Castel Sant’Angelo”, tức “Đền thánh Mi-ca-e”.

Cũng có truyền thống khác, đã liên kết ảnh hình này với câu chuyện về trận tuyết rơi không ngừng nơi đồi Esquiline ở Rôma, vào năm 352. Lúc ấy, vào khoảng tháng Tám, thời điểm nóng nhất trong năm, ở Ý. Chính đó là lý do khiến Đức Giáo Hoàng Li-bê-ri-ô (352-366) phải ra quyết định xây vương cung thánh đường tại nơi đây để bày tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ, ngay trên đồi. Cũng một lý do tương tự, mà Ảnh Mẹ còn được biết dưới danh hiệu “Đức Bà Núi Tuyết”. Có truyền thống nói rằng, Đức Giáo Hoàng sau đó đã ra lệnh treo ảnh Mẹ tại thánh đường nói trên. Ảnh Mẹ do thánh Hê-len, thân mẫu của Hoàng đế Constantine, đã mang từ nơi xa đến thành La Mã, vào khi đó.

Còn nhiều niên biểu khác, trải dài từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XIII, sau công nguyên. Ở trường hợp nào đi nữa, ảnh Mẹ mang niên tính rất cổ xưa và là một trong các ảnh nổi tiếng thấy có ở kinh thành La Mã.

Có ảnh cùng loại được biết dưới tên “hodegetria”, theo cổ ngữ Hy Lạp có nghĩa là “Đấng chỉ lối dẫn đường”. Theo nghĩa này, Mẹ thường được diễn tả bằng cảnh tượng có ánh mắt trìu mến của Mẹ nhìn thẳng vào những người đang chiêm ngưỡng; tay Mẹ chỉ vào Đức Giê-su, Con của Mẹ, như muốn bảo: chính Ngài là Đường lối, dẫn ta đi.

Nơi Ảnh Mẹ lúc trưóc mang tên “Đấng Cứu Vớt Thành Đô La-Mã” và bây giờ là “Ảnh Tượng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới”, vẫn luôn thấy Đức Giê-su được Mẹ ẵm bồng nơi cánh tay trái, có hình Chúa nhẹ giơ trong tư thế chúc lành. Ngón tay trỏ và ngón giữa của Chúa nhập lại làm một, như muốn bảo: nơi Đức Kitô vẫn hiện hữu cả hai tính chất:cả thiên tính và tính phàm trần. Ba ngón còn lại, cũng nhập chung diễn tả Ba Ngôi Đức Chúa, cùng đồng vị. Ở tay trái, Ngài cầm gọn quyển sách, có ý hàm ngụ: Lời Chúa đích thị nơi Thánh Kinh.

Mắt của Chúa ngước nhìn Mẹ, trong khi ánh mắt Mẹ Hiền lại hướng về chúng nhân. Tay phải Mẹ, vẫn ôm choàng qua bên trái trong cử chỉ nhẹ nhàng vẫn ôm chặt gìn giữ Con, trong mọi tình huống. Người của Mẹ ra như đang toát lên lực cuốn hút tầm nhìn người chiêm ngưỡng đang ngắm nhìn cảnh tượng của tình yêu thương bằng ánh mắt Người Mẹ nhìn Con, rất Đức Chúa. Và, Hài Nhi Giê-su vẫn chúc lành muôn dân, gồm đủ cả và trước nhất là Mẹ của Ngài. Mẹ chính là Đấng sẻ san cách mật thiết chân tình, công trình Nhập Thể của Chúa Con.

Tại nơi Ảnh, vẫn thấy có 3 ngôi sao truyền thống lấp lánh nơi vai và tại vầng trán Mẹ. Ba sao, là để biểu tỏ tính trinh trong miên trường của Mẹ, cả vào lúc truớc, lẫn khi diễn tiến và ngay sau ngày Mẹ sinh ra Giê-su Đức Chúa, Con Chí Ái của Mẹ. Ở phía trên cao Ảnh Mẹ, có ghi hàng chữ nói Mẹ chính là “Mẹ Thiên Chúa”.

Xem thế, sử liệu và hình tượng hiển hiện nơi Ảnh mang tính dồi dào sung mãn, nhiều ấn tượng. Đặc trưng này, từng lôi cuốn những người đến chiêm ngắm Ảnh, đã lôi kéo họ về gần với Đức Giê-su, Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Chuộc, trần thế.

Kể từ 2003, là năm mà Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị trao Ảnh Mẹ cho các người trẻ trên thế giới với quyết định hãy để Ảnh Mẹ lúc nào cũng đồng hành với Thánh Giá Đại Hội, suốt hành trình.

Vào lúc trao Ảnh Mẹ, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay, Cha giao phó cho các bạn bức Ảnh này đây. Từ nay, Ảnh Mẹ sẽ luôn tháp tùng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, cùng với Thánh Giá Đại Hội. Này đây, là Mẹ của các bạn! Đây sẽ là dấu chỉ: Mẹ luôn hiện diện với các bạn như Người Mẹ rất thương con. Để rồi, tình mẫu tử nơi Mẹ càng gần gũi các bạn hơn. Gần gũi những người trẻ, từng được kêu mời, như vị Tông đồ Chúa thương là thánh Gio-an, sẽ đón nhận Mẹ như người Mẹ đích thật trong cuộc sống các bạn.”( Rô ma, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2003).

Mai Tá chuyển ngữ

Có mặt nơi đây.

Mễ Duy

04.2008

Tôi đang đọc một cuốn sách về thánh lễ (1). Đọc lại thì đúng hơn. Vì đã đọc cách đây bẩy tám năm. Bây giờ mỗi ngày đọc một hai trang. Có khi ít hơn. Ngày nào quên thì trước khi đi ngủ cũng rán đọc thoáng qua một hai đoạn đã tô mầu vàng, xanh, hồng. Thú thật là cũng có khi « không có giờ » đọc, đành xin lỗi lương tâm, và mong Chúa « thông cảm ».

(1) L’Eucharistie à l’école des saints, Nicolas Buttet, Editions de l’Emmanuel.

Sách dày 382 trang. Tính đến những ngày đang viết bài này, tôi mới đọc được một phần tư. Thế mà cũng đã có cảm giác đã lãnh hội nhiều, am hiểu được những ý nghĩa chính yếu và cao trọng của thánh lễ. Để bạn cảm được phần nào sự phong phú của cuốn sách, xin trích và rút gọn một đoạn như sau :

Khi dự thánh lễ là tôi đến cuộc hẹn ân tình Chúa đợi tôi. Như xưa Chúa đợi Mai-sen trong bụi cây cháy sáng, để tỏ danh tánh Ngài. Như Chúa hiện mình vinh quang trên núi Thabor. Như khi Chúa ban chìa khóa hạnh phúc trên đồi Tám Phúc. Như đám cưới với Lang quân, với vị Cứu tinh, với đấng Mục tử. Dự thánh lễ là thực sự có mặt dưới chân thánh giá trên đồi Sọ, khi Chúa hiến tế mạng mình vì yêu nhân trần. Là có mặt trong Nhà hội khi Thần Khí tỏ mình trong cộng đồng tông đồ.( xem trang 72)

Chỉ mấy hình ảnh vừa qua đã đủ làm rực lên ánh sáng và mầu sắc của mầu nhiệm thánh lễ. Và trong tiềm thức không khỏi đặt ra câu hỏi : vậy phải làm sao - không đặt vấn đề xứng đáng hay không- để tham dự cách thích hợp với khả năng của con người ? Và đây là câu trả lời đầy thích thú :

« Như vậy, tham dự thánh lễ cách nào đây? Làm sao tìm lại được một sự sốt sắng… ? Trước hết bằng cách quyết định có mặt tại chỗ. Đã biết bao lần vào nhà thờ một cái là hồn vía như lên mây không còn chú ý đến gì nữa, tâm trí đi « du lịch » trong quá khứ hoặc trong mộng tưởng. Để rồi bất chợt thấy mình đang mơ mộng, đang nghĩ đến chuyện này chuyện kia, đầu óc như bướm vàng lượn đi lượn lại trên hoa lá cành. Dĩ nhiên «cầm lòng cầm trí» liên tù tì đâu phải là chuyện dễ. « Con điên trong lều », tên mà thánh nữ Têrêxa cả gán cho trí tưởng tượng, chơi chúng ta đủ trò. Dẫu sao đi nữa, nếu chúng ta không dốc quyết, bằng một hành vi tự do của ý chí, thực sự có mặt và chăm chú vào cuộc cử hành sắp diễn ra, thì có nhiều phần là chúng ta sẽ chỉ đi ngang qua mà không vào gặp mầu nhiệm. Cha sở họ Ars chỉ dẫn cho chúng ta cách thức tham dự thánh lễ : « Cách hay nhất để tham dự thánh lễ là kết hợp với vị chủ tế trong mọi lời ngài nói, mọi hành vi ngài làm, càng « kỹ » càng càng tốt ; và cố gắng cho thấm vào lòng những tâm tình yêu mến và cảm tạ. »

( xem trang 81-82, dịch thoáng, có thêm mắm muối . Chữ đậm là do tôi )

Thật là thích thú khi để gặp Thiên Chúa - bởi vì trong lòng tin Công giáo, Mình Thánh Chúa trong thánh lễ chính là sự hiện diện thiết thực của Đức Cứu Thế vinh hiển - người ta chỉ cần có mặt.

Từ nhận định này, chúng ta có thể suy ra một áp dụng để làm nền tảng cho việc xây dựng một thái độ sống, một thể thức hiện hữu, một nghệ thuật sống. Sự áp dụng đó là như thế này :

Nếu như gặp Thiên Chúa mà chỉ cần, hoặc không thể làm gì hơn, là có mặt, vậy thì để gặp bản thân, tha nhân, vạn vật, vũ trụ, sự vật…chúng ta cũng không thể dùng một phương thức nào khác hơn là có mặt. Ngay đến một vấn đề, một khó khăn, một gian nguy, muốn giải quyết hay thắng nó, chúng ta cũng đành phải giáp mặt với chúng. Đó cũng chính là nguyên nhân phát sinh ra các khoa học. Có mặt chính là hiện hữu, là sống.

Dĩ nhiên sự có mặt chúng ta muốn bàn đến ở đây, trong khi tham dự thánh lễ cũng như trong cuộc sống thường nhật, đòi hỏi những điều kiện rất cụ thể, rất thiết thực, rất quan trọng, đó là những điều kiện của thân xác, của cơ thể : tình trạng sức khỏe khả quan, không đói lả mà cũng không no nê hầu có sức mạnh về mặt thần kinh mà tỉnh táo ; sạch sẽ, ăn vận chỉnh tề… Ở đây chúng ta không bàn đến những khía cạnh đó. Tôi xin bàn về những yếu tố có thể nói là tâm lý tâm linh, đó là :

-cảm giác (sensation)

-chú ý ( attention)

-chú tâm ( intention).

Để tránh nhàm chán, tôi không bàn theo thứ tự trên đây, nhưng viết xem ra « lung tung », nên nếu bạn theo dõi được thì thật là hay. Ngoài ra, tôi cũng xin được phép tự do trong việc dùng chữ, chẳng hạn như chú tâm sau đây tôi lại gọi là tâm tình .

***

(phần một: tâm tình)

Trạng thái có mặt mà chúng ta bàn ở đây

không thể chỉ là sự có mặt đơn độc, vô duyên, của một mình cái xác, có thể chụp thành hình ảnh đăng trên báo, khắc thành tượng phô trương ngoài đường, nhưng của toàn diện nhân cách ( personnalité). Về những sự có mặt « có đó nhưng không có đó », thiên hạ thấy mình có mặt đó nhưng tâm trí, tâm tình, tâm hồn mình thì lại để nơi khác, thì không cần phải đợi đến tuổi già mới hiểu được như thế là thế nào. Đến một tuổi nào đó, ai ai cũng đã phải trải qua những buổi tham dự sinh hoạt này sinh hoạt nọ một cách miễn cưỡng. Giả nhân gỉa nghĩa, làm bộ, cũng là một sự có mặt miễn cưỡng, chỉ là bên ngoài, sự miễn cưỡng này do chính mình đặt ra nhằm đạt được một kết quả nào đó. Nghe đâu những người làm nghề tài tử đóng phim, diễn viên, khi phải đóng vai kẻ hạnh phúc yêu đời ra riết, mặt nở như hoa ngày tết, mà trong khi đó lòng dạ, cuộc sống riêng tư thì như chiếc lá vàng mùa thu, thì khổ lắm, đến nỗi sau khi hạ màn, rút về phòng riêng, thì việc đầu tiên là nốc vài ngụm rượu để xóa bỏ cái cảm giác đã lạc mất chính bản thân mình.

Tuy nhiên, không phải diễn viên nào cũng thế, tất cả tùy thuộc cách thức có mặt khi ở trên sân khấu, tùy thuộc nội tâm mình bị giằng co nhiều hay ít. Cũng là hành một nghề mà có người vui nghề, có người khổ nghiệp. Như trường hợp một anh thợ nọ, -tôi đọc trong một cuốn sách về tâm lý học,- vui nghề vui việc, khác với tất cả các bạn đồng nghiệp của anh ta. Giờ làm việc tan một cái là họ lôi nhau vào bar uống rượu. Rõ ràng họ cần xả đi cái cực nhọc của một ngày lao động, vì điều kiện làm việc quá cực nhọc, xưởng làm nóng như hỏa lò. Còn anh thì về hí hoáy thiết kế mảnh vườn bồng lai tiên cảnh với đầy tiểu xảo mới lạ, ánh sáng huyền ảo. Tìm hiểu kỹ ra thì mới biết anh lại là người hăng hái, tích cực nhất trong xưởng làm. Cứ khi nào có máy móc trục trặc là anh tự động « nhào vô » sửa, bất chấp cực nhọc khó khăn. Hỏi kỹ ra anh mới khai ra là thương tình máy móc, không muốn chúng bị vứt bỏ. Đó là tâm tình của anh đối với sự vật khiến anh luôn năng động trong việc làm.

Có những hoàn cảnh trong đó con người bị bắt buộc phải giấu kín tâm tình mình thật sâu thật sâu nơi đáy lòng, nhưng họ vẫn có tâm tình, vẫn sống cho một niềm tin. Nhưng khi đó điều họ phải làm bên ngoài không thể gọi là có mặt. Người ta kể rằng thời Liên Xô Viết, cứ mỗi lần có meeting, khi bài diễn văn của ủy viên chánh trị vừa chấm dứt thì cử tọa thi đua nhau vỗ tay thật lâu không ai dám tự động ngừng. Vỗ tay như thế không thể gọi là vỗ tay cách có mặt.

Ấy thế cứ khi nào con người không thực sự tự do (không nên hiểu là vô kỷ luật ) như khi con người bắt buộc phải giả vờ, đóng kịch để được yên thân, không hăng hái, chỉ vì bị ép buộc, thì không có sự hợp nhất giữa hồn xác trong việc mình làm, trong cách mình sống, thì không thể sống trọn vẹn, đâm ra sống trong giằng co, giả tạo, và không cảm được niềm vui sống. Ngược lại, khi trong một việc làm có được sự hợp nhất giữa cơ thể, tư tưởng, tâm tình, ý chí thì con người đạt được niềm vui, bất chấp hoàn cảnh người ngoài nhìn vào cho đó là khổ. Ý nghĩ, trí tưởng tượng, sự chú ý, chú tâm, đó chính là cái phần hồn, khi chúng ta nói « hồn xác kết hợp với nhau ».

Cái phần «tâm tình» mà tôi đã đề cập sơ qua trên đây là cái ý hướng thầm kín trong đáy lòng. Thí dụ làm một nghĩa cử xem ra là đẹp, nhưng ý hướng sâu thẳm trong lòng ( chỉ một mình biết được) lại là chỉ muốn có danh thơm tiếng tốt, thì đối với tôi là không có tâm tình. Trong một sinh hoạt, một sự hành nghề, người ta có thể làm với tâm tình hay không và nếu như không có tâm tình, không có ý hướng tốt đẹp trong thâm tâm thì không thể có mặt trong việc mình làm. Có thể đan cử một vài ví dụ, như trường hợp các người leo núi hay chơi một môn thể thao nào đó chỉ vì thích thú chứ không vì ham giầu, những nhà bác học, nghệ sĩ thực sự yêu nghề. Nhưng thực ra bất cứ ai yêu việc mình làm, bất cứ ai yêu cuộc sống thực tế hàng ngày của mình đều là sống với tâm tình. Dù chỉ là chăm sóc mấy con gà, con heo, ngọn rau.

Một điều quan trọng trong lãnh vực giáo dục là vấn đề chọn nghề, chọn việc, nếu như không có tâm tình với một nghề mà chỉ nhắm những cái lợi ngoại lai thì sớm muộn gì cũng đem lại khổ đau. Ví dụ như chọn nghề vẽ chỉ vì mơ viển vông rằng mình sẽ là họa sĩ nổi tiếng, mỗi bức họa sẽ bán được cả trăm ngàn đô, nếu đó là động cơ chính yếu, thầm kín nhất, thì khi học vẽ không thể có mặt tuy là cái xác ngồi đó trong lớp và có nhiều cơ may là sẽ …bỏ nghề. Tâm tình, ý hướng bên trong, chính là cái lõi, cái hạt nhân, cái ruột của một việc làm, một cuộc đời.

Làm thế nào để có được một cái lõi, cái nhân, cái ruột cho mỗi hành động, cho cuộc đời mình ? Tôi nghĩ người ta có thể học hỏi nơi những bậc thầy đã đi trước hay còn đang sống trong các lãnh vực nội tâm như tâm lý, triết học, tâm linh, tôn giáo, qua sách họ viết hay chính cuộc sống của họ. Điều quan trọng là đem ra thực hành. Rất tiếc là xem ra người ta chỉ coi tôn giáo như những tập tục và lễ nghi, coi nhẹ cái phần tu đức (ascèse) là cuộc sống nội tâm, với những rèn luyện phải có.

***

( phần hai : trị liệu tâm thần )

Tâm tình, như vừa trình bày trên đây, chính là cái phần tâm linh ( spirituel) trong mỗi hành động chúng ta làm, nhưng tâm tình không thể đứng lơ lửng, nó cần được mọc rễ trong một tâm lý lành mạnh, tôi muốn nói đến khả năng chú ý, khả năng làm chủ những ý nghĩ và hình ảnh trong tâm trí. Ví dụ một bác sĩ phẫu thuật yêu nghề, có tâm tình với nghề, muốn phục vụ sự sống, mà thiếu khả năng chú ý, không thể chú ý trong suốt cuộc giải phẫu thì không thể hiện được cái tâm tình tốt đẹp đó, mà đâm ra thất vọng. Cũng như khi dự thánh lễ với ý hướng tốt đẹp, muốn tham dự cùng cộng đoàn cảm tạ ca ngợi Chúa, nhưng lại không có khả năng chú ý, không thể «cầm lòng cầm trí», suốt buổi lễ bị ám ảnh bởi một vấn đề, một mối lo thì khổ thật!

Dẫu rằng không dễ gì phân biệt được giữa tâm lý, tâm linh, tôn giáo khi bàn đến cuộc sống nội tâm, nhưng khi học hỏi thì không nên lẫn lộn. Sau đó, chúng sẽ sáng tỏ hơn, chống đỡ nhau, bổ túc cho nhau. Vì thế, ở đây chúng ta đặt khả năng chú ý trong địa hạt tâm lý học.

Đâu là những trở ngại cho một cuộc sống tâm lý và tâm thần dồi dào ? Trước tiên, theo tôi, đó là một lối sống hay một hoàn cảnh xung quanh quá hung hăng đối với sức chịu đựng của hệ thống thần kinh, ví dụ truyền thanh, truyền hình, nhạc kích động mở bự hết ga 24 trên 24, tiếng xe cộ tầu bay tầu bò thi nhau inh ỏi, người đi tấp nập trước mắt suốt đêm ngày, phim ảnh coi không còn biết ngủ là gì….Trở ngại thứ hai là không đủ khả năng làm chủ những ý nghĩ và hình ảnh trong tâm trí, hoặc những thúc đẩy thầm kín. Nói tóm lại nếp sống tâm lý cũng đòi hỏi có hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài, tùy nhu cầu của mỗi người. Ít ai thành công về nghề nghiệp mà không có những giây phút sống một mình trong ngày. Và cũng cần một sự tập luyện để duy trì, phục hồi hay tăng cường khả năng chú ý.

Mỗi người tìm hiểu cái phần tâm lý trong mình một cách, như có ngườì nghĩ rằng chỉ cần dùng nội quan (introspection) là đủ. Tuy nhiên, chúng ta sống với sự tiến hoá của toàn thể nhân loại. Và thật đáng tiếc nếu chúng ta không hiểu qua một vài khám phá trong tâm lý học kể từ ngày ông Freud đưa ra ý niệm tiềm thức (le subconscient). Ngoài cái ý niệm này, thiên hạ còn đồng ý với nhau về hai thực tại nội tâm khác, đó là ý thức ( le conscient) và vô ý thức ( l’inconscient).

Để chăm sóc sức khoẻ cho tâm lý (psychologie) và tâm thần (psychisme) , có hai khoa trị liệu, đó là tâm thần học ( psychiatrie),thuộc y học vì người chữa trị là thầy thuốc cho toa ấn định thuốc, hai là những liệu pháp tâm lý ( psychothérapies) mà tôi xếp vào khoa tâm lý học hơn là y học vì người chữa trị không phải là thầy thuốc và không có quyền ấn định thuốc.

Về những phương pháp trị liệu thuần tâm lý, có lẽ là phần đông trong chúng ta đã nghe nói đến ông Freud và khoa điều trị các khổ đau tâm thần bằng phân-tâm-học ( psychanalyse) do ông ta sáng chế ra, với cái hình ảnh là bệnh nhân nằm trên ghế dài (nhắm mắt) tự do nói lung tung, đôi khi điều trị viên hỏi hoặc gợi ý bằng một hai câu. Nhưng theo chỗ tôi hiểu thì phương pháp này thật phức tạp, kéo dài trong thời giờ và kết quả không đảm bảo, vì chủ trương của nó là đi tìm moi móc trong tiềm thức những khúc uẩn để đưa chúng ra ánh sáng của ý thức, nhưng ai là người thực sự hiểu được tiềm thức của tôi, kể cả chính tôi? Một trong những bất tiện khác nữa của phương pháp này là con bệnh hoàn toàn lệ thuộc điều trị viên, , nên thường xảy ra hiện tượng «chuyễn dời » (transfert ), con bệnh đâm quá lệ thuộc người trị bệnh, như đâm phải lòng chẳng hạn.

Bên cạnh phương pháp cổ truyền đó, có những phương pháp trị liệu mới, rất gần với triết học và cả với khoa tu đức của các tôn giáo; nhờ thế có thể dùng chúng làm nghệ thuật sống, áp dụng cho bất cứ ai đều là tốt. Điểm nổi bật của những phương pháp trị liệu mới này là bệnh nhân tham dự tích cực vào việc trị liệu, làm chủ việc tiến lui, thành công hay thất bại, người chữa trị chỉ đóng vai trò dẫn dắt, có thể nói là cả hai bên đều học hỏi tìm hiểu, vì chính người điều trị cũng đã áp dụng cho chính bản thân mình ( làm sao giúp người khác nếu như chính mình chưa từng thí nghiệm trên chính bản thân) . Một điều quan trọng nữa là các trường phái này tuy không phủ nhận tiềm thức, nhưng không quan tâm hoặc đả động đến nó, ít nhất là trong giai đoạn đầu của thời gian điều trị, vì họ muốn lo hiện tại thay vì tìm hiều quá khứ, muốn tăng cường khả năng tự chủ, khả năng ý thức thay vì bới móc những gì là u tối.

Sở dĩ tôi đã đề cập sơ qua về các phương pháp trị liệu tâm thần, vì ba lý do:

1) Hiện nay những khó khăn, khổ đau về mặt tâm thần, thiên hạ không còn giấu kín chúng trong thâm tâm, người ta đem chúng ra bàn gần như mỗi ngày trên truyền hình, và sách báo về các vấn đề tâm lý cũng tràn ngập trên các quầy bán sách. Như thế cũng là một điều hay mà cũng khiến bớt chú ý đến chúng hoặc khiến người phàm tục không biết đâu mà phó thân. Mà nếu không giải quyết các khổ đau nội tâm thì làm sao sống vui ? Vậy tốt nhất là nên hiểu biết một số giải pháp.

2) Những phương pháp trị liệu tâm thần không phải là lý thuyết hay xa vời nhưng thiết thực. Hiểu biết chúng, chúng ta hoặc phục hồi sức khoẻ về tâm thần, hoặc vun trồng mảnh vườn tâm lý mình, xây dựng một triết lý sống độc đáo giữa một xã hôi đang làm phân tán nhân cách. Nói cách khác dẫu như có cảm giác là mình vững mạnh về mặt tâm lý cũng cần biết các phương pháp trị liệu này.

3) Thuở xưa, các khoa tu đức giúp con người sống vui, nhưng bây giờ vì không còn mấy ai là gương mẫu hoặc chưa được cập nhật hóa nên chúng không còn lôi cuốn, trong khi đó những phương pháp trị liệu tâm thần mới giúp sống vui và chính chúng sẽ giúp trở về với những giá trị của triết học và tôn giáo.

Trong những trạng thái phân tán nhân cách như suốt ngày sống trong mộng, nửa tỉnh nửa mê, bần thần, vui quá đáng, lo âu, trầm cảm, đều có thể gọi là tâm bệnh, và cần được chữa trị, kẻo không cuộc sống trở thành đen tối, đó là những trạng thái trong đó tiềm thức trở nên quá mạnh, như nước lụt, bao phủ ý thức. Vậy tiềm thức là gì ? Chúng ta có thể ví tiềm thức như một cái nhà kho tối mù, đầy nghẹt tất cả những gì chưa được « tiêu hoá », tất cả mọi kinh nghiệm sống vui cũng như khổ, nhưng chưa sống trọn vẹn. Nhất Hạnh có một hình ảnh - mà tôi rất thích- để mô tả tiềm thức. Ông gọi đó là cái nhà hầm ( sous- sol) từ đó thỉnh thoảng khổ đau, sợ hãi mò lên nhà trên, là ý thức ( le conscient), chúng như những người khách xa lạ, kỳ cục, nhưng nếu được tiếp đón, thuần phục sẽ bớt đi sự quấy nhiễu.

Kỳ tới chúng ta sẽ bàn đến những cách thức đơn giản hữu hiệu nhằm « hóa giải » tiềm thức, và đề cập đến hai yếu tố quan trọng khác của nghệ thuật sống « có mặt », là cảm giác (sensation) và chú ý (attention), chưa bàn đến được trong kỳ này.

Mễ Duy

Lời hay Ý đẹp

Đàn ông - đàn bà

*Con ruồi nó chết vì giọt mật. Đàn bà chết vì đàn ông nhiều lời. Đàn ông chết vì vợ đẹp. Cha mẹ chết vì con bất hiếu. (Kant)

*Đàn bà lo cho tương lai mình mãi đến khi lấy chồng là hết. Đàn ông, lo tương lai, chỉ sau khi lấy vợ. (W.H.C)

*Đàn ông nói điều mình biết. Phụ nữ nói điều mình thích. (J. J. Rousseau)

*Nên khen người đàn ông khôn sau lưng họ, và chỉ nên khen người đàn bà trước mặt họ. (Tục ngữ Pháp)

*Đàn ông làm ra luật pháp, đàn bà tạo nên phong tục. (De Segur)

*Đàn ông thường yêu những kẻ mà họ không kính trọng. Đàn bà thì trái lại chỉ yêu những người mà họ cảm phục.” (Sanial Dubay)

*Muốn có hạnh phúc với người đàn ông, phải hiểu họ rất nhiều và y6u họ. Ít ít cũng được. Muốn có hạnh phúc với đàn bà, thì phải yêu họ thật nhiều và đừng nên tìm hiểu họ. (H.B - Nectar in a nutshell)

*Đàn ông yêu ái tình trước rồi cuối cùng mới yêu người đàn bà. Đàn bà thì trái lại, yêu đàn ông trước rồi cuối cùng mới yêu ái tình. (Remy De Gourmont)

*Tôi thích những người đàn bà không có dĩ vãng và những người đàn ông đầy tương lai. (Wells)

*Lúc còn là tình nhân, đàn ông là người đau khổ nhất. Lúc thành vợ thành chồng, đàn bà chịu thiệt thòi nhiều nhất. (Shakespeare)

*Đời sống của người đàn ông là Danh.; đời sống của người đàn bà là Tình. (Honore De Balzac)

*Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. (Tục ngữ Anh)

Có chăng

Nỗi niềm

Hạnh phúc?

Mary Vũ

Kính thăm các anh các chị,

Lời nói đầu tiên, chắc hẳn phải là lời van xin rất có lỗi! gửi đến các anh chị. Có thể nói rằng em út xưa nay vẫn là người có lỗi. Hứa hẹn đủ điều, mà chẳng thực hiện được bao nhiêu.

Thật ra, em có cái cố tật là nhiều khi không lượng sức mình, cứ hứa “lèo’ rồi lại để mọi chuyện trôi sông, lỡ một buổi chợ. Mời đây, em gặp anh chủ bút nhân ngày anh ra mắt sách đầu đời, được nhắc nhở là sao lâu nay cứ im tiếng.

Thú thật với các anh chị, sở dĩ lâu nay em không có ý kiến ý còng gì với nội san của mấy anh, vì tụi em lúc này lu bu lắm. Cũng cười cười nói nói thật đấy. Nhưng trong héo ngoài tươi đấy các anh chị ạ. Ai nhìn vào cứ tưởng bọn em hạnh phúc lắm. Nhưng sự thật thì hỡi ôi! Sợ lắm.

Hạnh phúc, hiều theo nghĩa nào đây. Nếu là ngày hai bữa “vỗ bụng rau bình bịch”, thì bọn em vẫn có đấy. Rất hạnh phúc là đàng khác. Nếu hiểu là con đàn cháu đống, ăn học đề huề, công thành danh toại, vv… thì tưởng cũng nên đặt lại.

Thú thật là hôm gặp các anh trong gia đình An Phong Sydney, em có hứa là kỳ này sẽ viết bài cho báo nhà. Nhưng hứa rồi mới thấy sợ. Biết viết gì đây. Đang loay hoay tìm kiếm đề tài, thì có chị bạn đến bảo: bồ hay viết lách, sao không viết về hạnh phúc cuộc đời gì cả vậy?

Vâng, hôm nay, thể theo lời yêu cầu của chị bạn, em đi siêu tầm sách báo tìm xem có chỗ nào nói về hạnh phúc là gì ... thì may quá, giở chồng sách báo cũ, bắt được mấy tư tưởng này do một bạn gửi tặng.

Tư tưởng trong sách bạn gửi cho em, không có gì mới lạ. Nhưng, mới lạ chỉ ở chỗ là nhiều khi mình quên rằng hạnh phúc là chuyện xưa như trái đất. Chỉ mới nếu mình nhìn nó theo cặp mắt mới mẻ thì mới, chứ chẳng có gì hết.

Hôm nay, bấn xúc xích về chuyện kiếm đề tài để viết cho báo, em xin mạn phép bàn về chuyện này. Đó là chuyện hạnh phúc trăm năm, hay vài năm… Xin anh chị nào biết rồi, thì cho em xin hai chữ “đại xá”. Hay ta nghe lại nếu thấy vui là được, phải không các anh chị?

Cũng xin thú thật với các anh chị thêm một điều là mỗi lần nói tiếng “hạnh phúc” lòng em thấy nó như sôi sục, dữ lắm. Mặc dù tuổi tác của bọn mình bây giờ không còn được như thế. Tiếp xúc nhiều bạn bè cùng trang lứa, ai cũng đều cùng tâm trạng như em thôi. Mỗi người kể cho em nghe thế nào là hạnh phúc, như họ quan niệm. Em nghe rất nhiều, nhưng chẳng nhớ được bao nhiêu. Có lẽ cũng tại vì trí nhớ của em bây giờ đã cùn. Vậy, để anh chủ bút được thêm dăm phút hạnh phúc, em cố nhớ và ghi lại ở đây ý kiến của nhiều bạn về hai chữ hạnh phúc như sau:

Hãy đổi cách suy tư.

Đổi cách và sống đích thực một ngày của đời mình, coi như ngày cuối cuộc đời. Tựa như những người mắc bệnh trầm kha, hết thuốc chữa. Hoặc, người vừa gặp nạn, không còn nhiều thì giờ để sống. Hãy đi đây đó, làm những việc mà lâu nay mình mong ước. Tìm đến bè bạn hoặc về với gia đình lâu nay xa cách. Bởi vì sẽ không còn cái gọi là “ngày mai” để mình thực hiện điều mình muốn làm nữa đâu.

Tập thói quen ghi nhật ký.

Hãy ghi vào tập nhỏ những gì xảy đến mỗi ngày. Ghi lời lẽ dễ thương của đứa con, bọn cháu. Bởi vì trí nhớ vẫn là trí của cõi lòng quên. Mình không thể nhớ được những lời nói nhẹ nhàng dễ mến của cháu con nếu mà không ghi. Có thế, mọi ưu tư phiền nuộn sẽ được giải toả rất nhanh.

Cứ coi mọi việc đều có lý sự của nó.

Thử nghĩ xem mình nên kể điều gì về cuộc đời mình đã sống cho con cho cháu nghe.Cả điều tầm thường lẫn việc quan trọng, cứ vẫn kể. Miễn nó làm mình sung sướng khi nhớ đến.

Đừng để chuyện nhỏ làm mình bận tâm.

Đừng những chuyện vặt vãnh làm mình bực tức nhớ dai. Bởi lẽ nó không đáng để mình ưu tư như thế. Cứ mỉm cười vẫy chào cảm tạ khi người lái xe lạ không cho mình vào chỗ đậu dù chờ quá lâu. Hắn bất lịch sự vì bị mụ vợ cằn nhằn hoặc có đang vấn đề chưa giải quyết. Bạn lỡ tầu điện ư? Bực dọc tiếc nuối đâu giải quyết được gì! Hãy làm làm ly cà phê nóng, chờ chuyến sau.

Làm công việc mà mình bỏ lâu quá.

Những việc chẳng thích làm chút nào, bây giờ là lúc nên nhúng tay mà làm. Càng trì hoãn càng làm mất nghị lực và đầu óc đâm nặng nề.

Thay đổi cố tật cùng thói quen.

Đời người dễ thành nhàm chán với các thói quen khiến mình làm như cái máy. Thành thử, nên tạo hứng khởi trong cuộc sống mà tìm ra điều mới mẻ trong cái cũ. Nếu Chủ nhật là ngày được ngủ nướng, sao không dậy sớm ra công viên mà ăn sáng. Sẽ thấy ngày dài đáng sống hơn.

Giữ vững lập trường.

Hàng xóm mới có hồ bơi. Bạn bè mua xé mới cáu cạnh ư? Kệ họ. Họ làm việc chết xác, suốt tuần mới được như thế. Dâu có thì giờ mà vui chơi chúng bạn. Lo cho gia đình, như mình đâu.

Dọn dẹp, cho đi những thứ không cần.

Quần áo hết mốt, bỏ xó cả năm trời. Đồ đạc sách báo chất đống, không dùng đến. Giữ mà làm gì. Mang cho từ thiện, giúp bạn trẻ vừa lập gia đình có hơn không? Ai sướng hơn ai?

Biết nói tiếng “không”.

Không cần làm như họ. Đời người đã quá bận rộn. Làm không hết việc. Cứ bỏ mọi chuyện, thử nghĩ đến mình. Sẽ thấy vui.

Trở về mái nhà xưa.

Nhớ yêu thương người tình như thuở mới quen. Tình yêu đôi lứa vẫn cần trau chuốt, điểm trang. Như mọi thứ dính liền cuộc đời mình.

Đừng cợt nhả với người thân.

Là người thân, ai cũng muốn được tôn kính. Được đối xử như bạn bè đầy trân quí. Quí trọng người sẽ quí trọng mình

Nói tiếng yêu đương với người nhà.

Như nói với người mình vừa mới thương yêu. Cất tiếng khen ngợi chẳng thiệt mất đi một chút gì. Có khi được khen lại, giống như thế.

Chìa vai cho bạn kê đầu.

Việc này kể ra khó làm. Nhưng nếu bạn bè cần đến, sao ta nỡ chối từ.

Liên lạc với bạn cũ.

Mất liên lạc bạn bè xưa cũ, phải chăng vì bận rộn? Cũng nên tái lập lại bang giao.

Trở về với cỏ cây.

Cũng nên tái tạo vườn nhà một ít hoa. Hoặc rau cỏ. Vì hoa cỏ làm người mình thêm phấn chấn.

Đi biển.

Ra biển, hay lên đồim leo núi là những thú tiêu khiển đem lại sự thoải mái trong tâm hồn. Gió biển, sóng vỗ, phơi nắng hay dạo bộ trên cát.. đều là dịp thư giãn, bớt căng.

Vui niềm sáng tạo.

Vẽ tranh, làm vườn, chơi nhạc, nấu nướng đều là cơ hội tạo niềm vui ít thấy.

Hít thở khi trong lành.

Du ngoạn ngoài trời hoặc mở cửa sổ để đón nhận không khí trong lành, là việc rất nên làm.

Đi bộ.

Một kiểu tập luyện để tái tạo thân xác. Ngày nay, ta có thể chữa nhiều bệnh bằng việc đi bộ, chảy mồ hôi. Mỗi ngày chừng nửa tiếng.

Mướn phim tập hoặc băng dĩa ca nhạc.

Những màn kịch hài khiến ta cười vui thoải mái là liều thuốc vô giá đem lại niềm hạnh phúc hiếm quý.

Thay đổi cách bài trí trong nhà.

Đây là cách tái tạo niềm vui ít thấy. Chẳng cần mua sắm gì thêm, chỉ cần đổi chỗ cũng đã vui.

Lâu lâu cũng nên đăng ký đi xa.

Đi nghỉ mát nơi xa, cắm trại về đêm, vv. Đều là kinh nghiệm hiếm có. Rất nên làm.

Mời bạn bè đến ăn.

Cũng nên có những buổi mời mọc bạn bè đến nhà chơi. Uống chút trà. Nhâm nhi chút bánh, rượu, thịt nướng sẽ thấy đời đáng sống hơn.

Cười nhiều lên.

Mỉm chi hay cười rộ, đều cần thiết. Cứ thử mà xem, sẽ thấy mình vui không muốn dứt.

Giúp người khác có ngày vui.

Đây là một việc khiến ta thêm bận. Bận rộn, mà vui. Sao không thử. Cứ thử tình nguyện làm việc gì đó giúp hội từ thiện, giúp người già yếu đang cần quan tâm. Cần người tiếp chuyện. Nhất nhất đều làm người khác vui. Người người nếu vui , mình sẽ vui theo.

Trên đây là những đề nghị có hơi khó làm đối với bạn nào còn ở các nước tiến chậm. Khó lòng thực hiện. Như các cụ thường nói: có thực mới vực được đạo. Dù đó là đạo Chúa hay đạo làm người. Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép, vẫn có thể thực hiện, chỉ một vài đề nghị nho nhỏ, rất vô tư. Không tốn kém lắm đâu. Nào, xin dám đề nghị các anh các chị nào lâu nay quá bận rộn với đủ thứ chuyện công-tư, đều có đủ. Cứ thử một lần xem, sẽ thây ngay thôi.

Và đó là những điều em dám mạo muội gửi đến các anh các chị. Ít ra đây cũng là bằng chứng cho thấy em đâu có quên anh chị nào đâu.

Mary Vũ.

Thiên Chúa

có can thiệp không?

Một vài suy nghĩ về

phép lạ.

______________________________________

Lê Văn Khuê 2008

Trong những năm vừa qua, khi theo dõi tình hình thế giới, tôi chứng kiến trên truyền hình cũng như trên báo chí không biết bao nhiêu là thiên tai, đại họa giết hại muôn vàn sinh mạng con người, như vụ tấn công khủng bố tòa tháp đôi ở New York ngày 11/9/2001, chiến tranh ở Afghanistan, đại họa sóng thần ở Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004 và mới đây nhất là cơn bão Nargis tại Myanmar. Chừng ấy con người với tất cả phẩm giá hiện hữu và là đỉnh cao của tạo dựng trong phút chốc trở về với hư vô. Là người công giáo tôi phải tự hỏi: Vậy Thiên Chúa Toàn Năng, Yêu thương và Nhân Hậu ở đâu mà không can thiệp để cho trái đất bớt đi những thiên tai, đại họa? Đồng thời, tôi chứng kiến chung quanh mình có những người không ngớt cầu nguyện để được lành bệnh, để tai qua nạn khỏi. Liên kết các sự kiện này lại với nhau và tôi tự vấn nạn: Hơn hai trăm ngàn người bị mất mạng trong đaị họa sóng thần năm 2004 mà không được cứu thoát thì cá nhân người bệnh này cầu xin cho hồi phục, người du khách kia cần xin đi đến nơi về đến chốn làm sao mà được toại nguyện? Đi lùi xa hơn chút nữa, sáu triệu người Do Thái là người cùng quê hương với Đức Giêsu bị tàn sát trong thảm họa Holocaust trong thế chiến thứ hai mà Thiên Chúa có ra tay can thiệp đâu mặc dù vạn vạn người trong số họ đã không ngớt cầu nguyện với Thiên Chúa là Thiên Chúa của họ và cũng của chúng ta. Vậy thì Thiên Chúa có thực sự can thiệp vào tiến trình của thiên nhiên và lịch sử của con người không? Nói cách khác, Thiên Chúa có làm phép lạ đi ngược lại định luật tự nhiên không? Và lời cầu nguyện của con người có tác dụng gì ở đây?

I. Những sự kiện và những vấn nạn.

Khi nhìn vào lịch sử hình thành của vũ trụ cũng như của sinh vật và của con người, chúng ta không thể không thấy rằng có những định luật tiến hóa phổ quát, đặc biệt định luật tuyển chọn tự nhiên (cá lớn nuốt cá bé hay mạnh được yếu thua) đã làm cho vũ trụ và thế giới có hình thái của ngày hôm nay. Quá trình tiến hóa này suy cho cùng không loại bỏ cũng không bao hàm một Đấng Tạo Dựng từ khởi nguyên hay một mục đích tối hậu. Tuy nhiên đối với người hữu thần, nếu mọi sự từ hư vô mà có thì chẳng giải thích được gì, do đó người hữu thần chúng ta tin Thiên Chúa là khởi nguyên của những định luật này. Nhung khi đã được tạo dựng thì Thiên Chúa có còn can thiệp một cách siêu nhiên vào những định luật này nữa hay không? Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo viết rằng: ”Thiên Chúa quan phòng chăm sóc mọi sự cách cụ thể và trực tiếp, từ những cái nhỏ nhất đến những biến cố vĩ đại nhất của thế giới và lịch sử” (đoạn 303). So với thực tế diễn ra trong thiên nhiên (sóng thần, bão, núi lửa, động đất) và trong lịch sử loài người (thảm họa Holocaust, cuộc xâm lăng Iraq), nói như vậy có phải là nói ngoa không? Hay sau khi đã tạo dựng vũ trụ với những định luật của nó, Thiên Chúa đã bỏ mặc cho vũ trụ tự hoạt động mà bất chấp những hậu quả. Hay Thiên Chúa bị lâm vào cảnh người phù thủy tập sự khi đã thả lũ kiêu binh ra thì không thể kềm chế chúng được nữa? Đây có phải là dấu hiệu của sự yếu kém hay thiếu thận trọng?

Điều này càng rõ ràng hơn khi chúng ta nhìn vào những thảm họa chính con người tạo ra cho con người. Thảm họa điển hình trong lịch sử là việc Đức Quốc Xã giết hại 6 triệu người Do Thái trong thế chiến thứ hai. Tại sao Thiên Chúa toàn năng, yêu thương nhân hậu lại có thể làm ngơ khi người ta mở những cái van lò khí độc để giết hàng loạt người? Nếu Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu thấy được hậu quả của thảm cảnh nầy thì Thiên Chúa chỉ cần cho Hitler bị đột quỵ là đủ cứu hàng triệu sinh mạng rồi. Nếu thiên tai (sự dữ thể lý) Thiên Chúa đã không can thiệp thì trong thảm họa do lòng ác của con người làm ra (sự dữ luân lý) thì Thiên Chúa không những không can thiệp mà lại không can thiệp được bởi vì con người là những thụ tạo thông minh và tự do, tự do đến nỗi có thể khước từ chính Đấng tạo dựng mình ra. Vậy thì Thiên Chúa cũng bó tay trước cái ác của con người.

Nếu Thiên Chúa không can thiệp cũng như Thiên Chúa bị bó tay thì phép lạ sẽ được hiểu làm sao đây và lời cầu nguyện của chúng ta có tác dụng gì? Phép lạ theo định nghĩa ngày hôm nay là một điều xảy ra đi ngược lại với định luật của tự nhiên. Ví dụ, một người bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thì đương nhiên sẽ ra đi trong một thời gian rất ngắn, nhưng không hiểu sao lại được bình phục hoàn toàn. Đó là phép lạ. Vậy Thiên Chúa có làm phép lạ không? Thiên Chúa đã không can thiệp vào những thiên tai để cứu bao nhiêu sinh mạng cũng như Thiên Chúa đã không ra tay trong thảm họa Holocaust thì lý gì mà Thiên Chúa đi ngược lại định luật tự nhiên để cứu mạng những cá nhân riêng lẻ? Hans Kung viết: “Một sự can thiệp của Thiên Chúa vào thế giới sẽ là một điều phi lý, bởi vì hậu quả sẽ không lường được nếu thực sự Thiên Chúa cho tạm ngưng một lúc những quy luật của hệ thống mà chính ngài đã đặt ra. Thiên Chúa đã tự buộc chính mình bởi những định luật giải thích mọi sự đồng thời chỉ được giải thích trong chính Ngài.“ (Hans Kung, Does God Exists, Doubleday & Company, New York 1980, trg.653).

Nếu thực sự như vậy thì lời cầu nguyện của chúng ta có tác dụng gì? Đã có người kêu lên: “Tôi đã cầu nguyện biết bao nhiêu lần mà kết quả có thấy đâu?” (Christopher Hitchens, God Is Not Great, Hachetle Book Group, New York, 2007 trg.3). Quả vậy, trong những thời kỳ các loại bệnh như dịch hạch, lao phổi hay đậu mùa hoành hành và khi mà chưa có liệu pháp, thì thử hỏi một bệnh nhân tha thiết cầu nguyện cho được bình phục thì có được Thiên Chúa nhậm lời chăng? Và nếu người đó được nhậm lời thì tại sao vô vàn bệnh nhân khác lại không được? Nếu thực sự Thiên Chúa nhậm lời hết thảy thì mỗi lần có cơn dịch hoành hành, con người cứ chạy vào nhà thờ mà cầu Chúa cho khỏe chứ bỏ công nghiên cứu liệu pháp và chữa trị làm gì cho mất công. Và như thế thì ngày nay con người đã chẳng có thuốc chống lao và cũng chẳng tiêu diệt hoàn toàn bệnh dịch hạch và đậu mùa. Cũng vậy, nếu Thiên Chúa cứ nghe con người cầu xin mà chận đứng các vụ động đất hay những cơn sóng thần thì ngay nay con người đã chẳng có máy đo địa chấn để cảnh báo trước cho người dân đối phó với thiên tai.

Đó là những sự kiện và vấn nạn về sự dữ trong thiên nhiên và sự dữ do con người làm ra mà người tín hữu ngày hôm nay không thể không đặt ra và tự đi tìm cho được câu trả lời.

II. Câu trả lời.

Phải nói ngay từ đầu là không dễ gì mà có một câu trả lời hoàn toàn thỏa đáng về sự dữ và đau khổ mà chúng ta chứng kiến mỗi ngày, mỗi giờ. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo viết: “ Nếu Thiên Chúa là cha Toàn Năng, Đấng sáng tạo nên thế giới có trật tự và tốt lành , chăm sóc mọi thụ tạo, tại sao lại có sự dữ? Trước câu hỏi không thể tránh và khẩn thiết này, vừa đau thương, vừa bí nhiệm, không thể có câu trả lời ngắn gọn và đầy đủ được”. (đoạn 309). Chính thánh Augustino cũng đã vật lộn gay gắt với câu hỏi nầy: “Tôi đã đi tìm hiểu nguồn gốc của sự dữ nhưng không tìm ra lời giải đáp”. Thực vậy, chính vì không giải thích được thực tại của đau khổ trong đời sống con người và trong lịch sử nhân loại mà nữ văn sĩ Simone de Beauvoir đi đến chỗ tuyệt vọng, nhân vật Ivan Karamozov trong tiểu thuyết “Anh Em nhà Karamazov” của Dostoevsky cũng như nhà văn Albert Camus đã nổi loạn khước từ Thiên Chúa, và biết bao người theo chân họ để trở thành vô thần (Hans Kung, On Being A Christian, Doubleday & Company, New York 1976, trg.431). Cho dù không thể ngắn gọn và đầy đủ, nhưng cũng phải tìm cho ra câu trả lời.

Theo Hans Kung, trước thảm cảnh Holocaust, người ta dễ đi đến chỗ chối bỏ sự hiện hữu cũng như quyền năng và sự yêu thương của Thiên Chúa. Nhưng chủ nghĩa vô thần có phải là lời giải đáp không? Thái độ vô thần có giải quyết tốt hơn sự hình thành của vũ trụ và của con người không? Câu trả lời là không. Và Hans Kung vì không thể giải thích được về mặt lý trí tại sao Thiên Chúa không can thiệp, Thiên Chúa không ngăn chặn thảm họa Holocaust, ông đề nghị trước những thảm cảnh tương tự chúng ta chỉ có thể có thái độ giữ im lặng và tin tưởng như ông Gióp trong Sách Cựu Ước (Hans Kung, Credo, editions du Seuil, Paris 1996 trg.120-121). Trước những tổn thất nặng nề giáng lên tài sản của ông, trước cái chết đau thương của con cái ông, trước những đớn đau nơi thân xác và thống khổ trong tâm hồn, ông vẫn một mực tin Thiên Chúa hiện diện với ông, giữ gìn ông không phải khỏi đau khổ mà ngay trong đau khổ. Đó là lòng tin thác không lay chuyển vào một Thiên Chúa là tình yêu và là ánh sáng bất chấp và ngay trong đêm tối dày đặc.

Vậy thì tại sao Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng lại không tạo dựng một thế giới thật hoàn hảo để không có một sự dữ nào xuất hiện? Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo trả lời: “Xét theo quyền năng vô biên Thiên Chúa vẫn có thể tạo dựng được điều tốt hơn. Nhưng trong sự khôn ngoan và nhân hậu vô biên của Người, Thiên Chúa đã tự ý sáng tạo một thế giới trong tiến trình hướng về sự trọn hảo tối hậu. Theo ý định của Thiên Chúa, sự tiến hóa này gồm có sự vật này xuất hiện và vật khác biến đi, có cái hoàn hảo hơn và có cái kém hơn, có xây đắp và có tàn phá trong thiên nhiên. Vì vậy bao lâu mà cuộc sáng tạo chưa đạt được sự trọn hảo của nó, thì cùng với điều tốt thể lý, cũng có sự dữ thể lý“(đoạn 310). Hồng y Christoph Schonborn, chủ tịch ủy ban soạn thảo sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo giải thích thêm: Khi nói đến Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo Toàn Năng, người ta thường nghĩ đến một Đấng vì toàn năng nên bắt buộc phải tạo ra mọi sự đều hoàn hảo. Thiên Chúa không phải là ông thợ làm đồng hồ hay là người làm nên những cái máy. Người là Đấng tạo nên những “sinh linh”, tức những thụ tạo trong trạng thái hình thành, có một khởi đầu, một giai đoạn phát triển và một kết thúc. Nói Thiên Chúa tạo nên những “sinh linh” là nói rằng thụ tạo tăng trưởng trong tìm tòi, khi thất bại khi thành công, khi gặp may khi gặp rủi, khi gặp lành khi gặp dữ, nhưng nói chung điều lành, điều may luôn luôn nhiều hơn và lớn lao hơn điều dữ (xem http://www.cardinalschonborn.com). Hồng y Chistoph Schonborn đưa ra ví dụ cơn sóng thần năm 2004. Tuy là một thảm họa tàn phá ghê gớm nhưng lại là một hiện tượng thiên nhiên cần thiết cho sự sống trên hành tinh của chúng ta, bởi vì sự di động của những mảng vỏ trái đất tạo nên sự động đất nhưng đồng thời cũng là một trong những điều kiện để trái đất có được một nhiệt độ trung bình ổn định, mà không có nó thì hẳn đã không có sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.

Một đặc tính khác của “sinh linh” trong tiến trình hoàn thiện là khả năng tự mình hoạt động, điều mà sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo gọi là “sự cộng tác của các thụ tạo”. “Thiên Chúa không chỉ cho các thụ tạo hiện hữu, nhưng cũng cho chúng phẩm giá tự mình hoạt động, làm nguyên nhân và nguyên lý cho nhau và nhờ đó mà cộng tác vào việc hoàn thành ý định của Người”. (đoạn 306) Chính vì thế mà Thiên Chúa không một mình can thiệp để tiêu diệt bệnh dịch hạch hay đậu mùa mà Người đã để cho con người tự tìm ra thuốc đặc trị, cũng như Người cũng đã không ngăn chặn các vụ động đất để cho con người tự chế ra máy đo địa chấn. Đó chính là sự mời gọi cộng tác của Thiên Chúa và sự đóng góp của con người vào công trình sáng tạo thế giới, đồng thời cũng phản ánh được điều mà Giáo Hội dạy: “Thiên Chúa đã cho sự dữ xảy ra và một cách mầu nhiệm Người đã biết cách rút lấy điều lành từ sự dữ. (đoạn 311)

Nếu thế giới trong tiến trình hướng về sự trọn hảo tối hậu theo những định luật tự nhiên do Thiên Chúa đặt ra cùng với sự cộng tác của thụ tạo thì còn có thể nói đến sự can thiệp siêu nhiên của Thiên Chúa, có thể nói đến phép lạ không? Nếu hiểu phép lạ theo nghĩa là đi ngược lại định luật tự nhiên thì, theo thiển ý, có thể không thể có phép lạ cho tập thể cũng như cho cá nhân. Tuy nhiên sách Giáo Lý Công Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hà Lan gợi ý rằng phép lạ hiểu theo nghĩa là một bệnh nhân cầu xin Chúa cho hồi phục, và trong quá trình, tìm ra được một bác sĩ giỏi chữa anh khỏi bệnh. Như vậy phép lạ xảy ra khi tìm ra được bác sĩ có chuyên môn giỏi mà không ngược lại định luật tự nhiên của bệnh tình. Ở đây không có sự can thiệp siêu nhiên của Thiên Chúa đi ngược lại định luật tự nhiên mà là sự cộng tác chuyên môn của con người.

Vậy nếu Thiên Chúa không can thiệp vào quy luật tự nhiên thì lới cầu nguyện của chúng ta có tác dụng gì nơi Thiên Chúa? Trong trường hợp bệnh nhân ở trên, rõ ràng là Chúa không can thiệp vào bệnh tình của người đó, nhưng có thể Chúa cho gặp được ông bác sĩ giỏi, là điều chẳng đi ngược lại định luật tự nhiên chút nào. Đối với người tin, thì sự gặp gỡ đó là một hồng ân của Thiên Chúa, nhưng đối với người không tin thì đó chỉ là sự trùng hợp may mắn. Theo Hans Kung, “Thiên Chúa là Đấng tự do tuyệt đối nên người có thể hành động một cách tự do, nghĩa là người hành động mà không cần một thứ phép lạ nào, mà không cần phá vỡ luật nhân quả” (Hans Kung, Does God Exist, Doubleday & Company, New York 1980, trg.653). Hơn nữa, Hans Kung còn nói rõ thêm rằng “ Thiên Chúa có thể nói với con người và trong nghĩa nầy có thể can thiệp. Nhưng đây là sự can thiệp và một hành động xảy ra trong sâu kín của một sự tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Như vậy con người có thể được Thiên Chúa nói với trong hoàn cảnh đặc biệt riêng tư của mình. Con người có thể thấu hiểu một ý tưởng, một quyết định như một sự soi sáng thực sự của Thiên Chúa cho chính mình.” (sđđ)

Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề nầy, liên quan đến việc cầu nguyện, tôi nghiệm ra rằng có hai điều chúng ta cần cầu xin nhất. Một là “Ý cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Bởi vì nhìn những thiên tai, thảm họa xảy ra lúc nầy hoặc lúc khác, nơi nầy hoặc nơi khác, chúng ta thấy bí nhiệm quá và chỉ biết xin chấp nhận. Hai là lòng tin sắt son vào những gì chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính mà chúng ta đọc lên trong Thánh Lễ ngày chủ nhật. Chính lòng tin mới mang đến cho chúng ta hy vọng mà vui sống. “Trước hết phải tìm kiếm nước Chúa và sự công chính của Người, rồi các thứ kia Người sẽ ban cho thêm”. (Mt 6,33)

Lê Văn Khuê

Anh muốn ly hôn

phải không ?

Nếu muốn ly hôn, hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh

Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi. Ðám bạn thân của tôi nhất quyết bắt tôi phải đưa nàng ra khỏi xe trên đôi tay của mình.


Do vậy, tôi đã bế nàng vào nhà. Lúc đó, nàng là một cô dâu tròn trĩnh và e thẹn, còn tôi là một chú rể rất sung sức và tràn trề hạnh phúc.


Nhưng đó là cảnh của mười năm trước. Những chuỗi ngày sau đó cũng giản dị như một cốc nước tinh khiết: chúng tôi có con, tôi bước vào thương trường và cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Khi của cải trong gia đình chúng tôi mỗi lúc một nhiều hơn cũng là lúc tình cảm giữa hai chúng tôi suy giảm dần.


Vợ tôi là một công chức nhà nước. Mỗi sáng chúng tôi cùng ra khỏi nhà với nhau và hầu như về nhà cùng một lúc. Con chúng tôi thì học tại một trường nội trú. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi nhìn bề ngoài hạnh phúc đến nỗi nhiều người phải ganh tị. Nhưng thật ra cuộc sống yên ấm đó gần như bị xáo trộn bởi những đổi thay không ngờ...

Dew đã bước vào cuộc đời tôi. Ðó là một ngày đầy nắng. Tôi đứng trước một ban công rộng lớn. Dew ôm vòng sau lưng tôi. Con tim tôi, một lần nữa, lại đắm chìm trong dòng suối yêu đương cùng nàng. Ðây là căn hộ tôi mua cho cô ấy.


Dew nói: 'Anh là mẫu đàn ông có sức cuốn hút với đàn bà nhiều nhất'. Câu nói của Dew đột nhiên nhắc tôi nhớ đến vợ mình. Hồi chúng tôi mới cưới, nàng nói: 'Mẫu đàn ông như anh, khi thành đạt sẽ rất quyến rũ với phụ nữ'. Nghĩ đến lời nói đó của vợ mình, tôi thoáng do dự. Tôi hiểu mình đang phản bội lại nàng. Nhưng tôi đã không thể cưỡng lại chính mình.


Kéo tay Dew sang một bên, tôi nói: 'Em đi mua mấy món đồ nội thất nhé? Anh có vài việc phải làm ở công ty'. Hiển nhiên là nàng thất vọng rồi bởi vì tôi đã hứa sẽ cùng đi với nàng. Ngay lúc ấy, ý nghĩ phải ly hôn xuất hiện trong tâm trí tôi mặc dù trước đây ly hôn là một điều tưởng chừng không thể.


Nhưng tôi nhận ra khó mà mở lời với vợ về chuyện này. Cho dù tôi có đề cập nó một cách nhẹ nhàng đến đâu chăng nữa, cô ấy chắc chắn sẽ bị tổn thương sâu sắc.


Công bằng mà nói, cô ấy là một người vợ tốt. Tối nào, cô ấy cũng bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối, trong khi tôi ngồi phía trước màn ảnh TV. Bữa ăn tối thường xong sớm. Sau đó, chúng tôi cùng xem TV. Không thì, tôi lại thơ thẩn bên máy tính, mường tượng thân thể của Dew. Ðó là cách tôi thư giãn.


Một ngày nọ, tôi nửa đùa nửa thật nói với vợ tôi, 'Giả dụ chúng ta phải ly hôn, em sẽ làm gì?'. Cô ấy nhìn chằm chặp tôi phải đến vài giây mà không nói lời nào. Hiển nhiên cô ấy tin rằng ly hôn là một cái gì rất xa vời với cô ấy. Tôi không hình dung được vợ tôi sẽ phản ứng thế nào một khi biết rằng tôi đang nói nghiêm túc về chuyện đó.


Luc vợ tôi bước vào phòng làm việc của tôi ở công ty thì Dew cũng vừa bước ra. Hầu như tất cả nhân viên ở văn phòng tôi đều nhìn vợ tôi với ánh mắt ra chiều thông cảm và cố giấu giếm chút gì đó khi nói chuyện với nàng. Vợ tôi dường như có nghe phong phanh vài lời bóng gió. Cô ấy chỉ mỉm cười dịu dàng với đám nhân viên, nhưng tôi đọc được nỗi đau trong đôi mắt ấy.


Một lần nữa, Dew lại nói với tôi: 'Ninh, anh ly dị cô ấy đi? Rồi chúng mình sẽ cùng chung sống với nhau'. Tôi gật đầu. Tôi biết mình không thể chần chừ thêm được nữa.


Khi vợ tôi dọn ra bàn chiếc dĩa cuối cùng, tôi nắm lấy tay cô áy. 'Anh có điều này muốn nói với em', tôi nói. Cô ấy ngồi xuống, lặng lẽ ăn.


Tôi lại nhìn thấy nỗi đau trong đôi mắt nàng. Ðột nhiên, tôi không biết phải mở miệng như thế nào. Nhưng tôi phải nói cho cô ấy biết những gì tôi đang suy nghĩ thôi. 'Anh muốn ly hôn'. Cuối cùng thì tôi cũng đặt vấn đề hết sức nặng nề này một cách thật nhẹ nhàng.



Cô ấy tỏ ra không khó chịu lắm với lời tôi nói mà chỉ hỏi nhỏ 'Tại sao?'. 'Anh nói thật đấy', tôi tránh trả lời câu hỏi của cô ấy. Cái gọi là câu trả lời của tôi đã khiến cô ta giận dữ. Cô ấy ném đôi đũa đi và hét vào mặt tôi 'Anh không phải là đàn ông!'.
Ðêm đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau. Cô ấy khóc lóc. Tôi hiểu cô ấy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với cuộc hôn nhân của chúng tôi. Nhưng tôi khó đưa ra được câu trả lời thỏa đáng bởi vì trái tim tôi đã nghiêng về Dew.

Trong tâm trạng tội lỗi tột cùng, tôi thảo đơn ly hôn ghi rõ cô ấy sẽ sở hữu căn nhà, chiếc xe hơi và 30% cổ phần trong công ty tôi. Nhìn lướt qua tờ đơn, cô ấy xé nó ra từng mảnh. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Người phụ nữ chung sống với tôi suốt mười năm nay bỗng trở nên xa lạ chỉ trong một ngày. Nhưng, tôi không thể rút lại những lời đã nói.


Cuối cùng, điều tôi mong đợi đã đến. Cô ấy òa khóc trước mặt tôi. Tiếng khóc của cô ấy thực sự là liều thuốc an thần cho tôi. Ý định ly hôn dằn vặt tôi suốt nhiều tuần qua giờ đây dường như càng trở nên rõ rệt và mạnh mẽ.


Trời khuya, tôi về nhà sau tiệc chiêu đãi khách hàng. Tôi nhìn thấy vợ tôi đang cắm cúi viết tại bàn làm việc. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nửa đêm, tỉnh giấc, tôi thấy cô ấy vẫn ngồi viết. Tôi trở mình và ngủ tiếp.


Vợ tôi đưa ra điều kiện ly hôn: Cô ấy không cần bất cứ thứ gì của tôi, nhưng tôi phải cho cô ấy thời gian một tháng trước khi chính thức ly hôn; và trong thời gian một tháng đó, chúng tôi phải sống với nhau một cuộc sống bình thường. Lý do chỉ đơn giản vì: tháng sau con trai của chúng tôi sẽ kết thúc kỳ nghỉ hè và cô ấy không muốn nó phải chứng kiến cuộc hôn nhân của chúng tôi đổ vỡ.


Cô ấy đưa cho tôi thư thỏa thuận cô ấy soạn sẵn và hỏi: 'Anh còn nhớ em đã vào phòng cô dâu trong ngày cưới như thế nào không?'.


Câu hỏi này chợt làm sống tại trong tôi tất cả những kỷ niệm tuyệt vời ngày ấy. Tôi gật đầu và nói: 'Anh còn nhớ'.


'Lúc đó, anh đã bế em trên đôi tay của anh', cô ấy tiếp tục, 'do vậy, em có một yêu cầu là anh phải bế em ra vào ngày chúng ta ly hôn. Từ giờ đến hết tháng này, anh phải bế em từ giường ngủ đến cửa nhà mình vào mỗi sáng'. Tôi mỉm cười đồng ý. Tôi biết cô ấy đang nhớ lại những chuỗi ngày ngọt ngào hạnh phúc và muốn cuộc hôn nhân của mình kết thúc lãng mạn.


Tôi kể cho Dew nghe về điều kiện ly hôn của vợ mình. Cô ấy cười to và cho rằng đó là một yêu cầu ngu xuẩn. 'Cho dù cô ta có đưa ra mánh khóe gì chăng nữa, thì vẫn phải đối mặt với kết cục ly hôn mà thôi', cô ấy nói một cách khinh bỉ. Lời nói đó của Dew ít nhiều khiến tôi cảm thấy khó chịu.


Vợ tôi và tôi đã không đụng chạm gì về thể xác kể từ khi tôi có ý định ly hôn. Chúng tôi đối xử với nhau như hai người xa lạ. Vì vậy ngày đầu tiên tôi bế cô ấy, cả hai chúng tôi tỏ ra khá lóng ngóng, vụng về. Ðứa con trai vỗ tay theo sau chúng tôi: 'Cha đang ôm mẹ trên tay'. Lời nói của con trẻ làm tim tôi đau nhói. Từ phòng ngủ đến phòng khách, sau đó mới đến cửa ra vào, tôi đã đi bộ trên mười mét với cô ấy trên tay. Cô ấy nhắm mắt và nói nhẹ nhàng, 'Chúng ta sẽ bắt đầu từ hôm nay đừng nói gì cho con hay'. Tôi gật đầu và cảm thấy chút gì đổ vỡ. Tôi đặt cô ấy xuống ở cửa ra vào. Cô ấy đứng đó chờ xe buýt, còn tôi lái xe đến công ty.


Vào ngày thứ hai, chúng tôi 'diễn' dễ dàng hơn. Cô ấy dựa vào ngực tôi. Chúng tôi quá gần nhau đến nỗi tôi có thể ngửi được mùi hương từ áo khoác của nàng. Tôi nhận ra rằng đã lâu lắm rồi tôi không nhìn kỹ người phụ nữ thân yêu của mình. Tôi nhận ra vợ tôi không còn trẻ nữa. Ðã xuất hiện một vài nếp nhăn trên gương mặt của nàng.

Ngày thứ ba, cô ấy thì thầm vào tai tôi: 'Vườn ngoài kia đang bị xói mòn đấy. Anh cẩn thận khi đi qua đó nghe'.


Ngày thứ tư khi tôi nâng cô ấy lên, tôi có cảm giác chúng tôi vẫn còn là một đôi uyên ương khăng khít và tôi đang ôm người yêu trong vòng tay âu yếm của mình. Những tơ tưởng về Dew trở nên mờ nhạt dần.


Ðến ngày thứ năm và thứ sáu, cô ấy tiếp tục dặn dò tôi vài thứ, nào là cô ấy để chiếc áo sơ mi vừa ủi ở đâu, nào là tôi phải cẩn thận hơn trong lúc nấu nướng. Tôi đã gật đầu. Cảm giác thân thiết, gần gũi lại trở nên mạnh mẽ nhiều hơn.


Nhưng tôi không nói với Dew về điều này. Tôi cảm thấy bế cô ấy dễ dàng hơn. Có lẽ mỗi ngày đều luyện tập như vậy đã làm tôi mạnh mẽ hơn. Tôi nói với cô ấy: 'Có vẻ bế em không còn khó nữa'.

Vợ tôi đang chọn váy đi làm. Tôi thì đứng đợi để bế cô ấy. Cô ấy loay hoay một lúc nhưng vẫn không tìm ra chiếc váy nào vừa vặn cả. Rồi, cô ấy thở dài, 'Mấy cái váy của em đều bị rộng ra cả rồi'. Tôi mỉm cười. Nhưng đột nhiên tôi hiểu rằng thì ra cô ấy đã ốm đi nên tôi mới bế cô ấy dễ dàng, chứ không phải vì tôi mạnh khỏe hơn trước. Tôi biết vợ mình đã chôn giấu tất cả niềm cay đắng trong tim. Tôi lại cảm thấy đau đớn. Theo phản xạ tự nhiên, tôi đưa tay chạm vào đầu cô ấy.


Ðúng lúc đó, thằng con chúng tôi chạy đến 'Cha à, đến giờ bế mẹ ra rồi' - nó nói. Ðối với nó, hình như nhìn thấy cha bế mẹ ra đã là một phần tất yếu trong cuộc sống của nó rồi. Vợ tôi ra hiệu cho nó lại gần và ôm nó thật chặt. Tôi quay mặt đi vì sợ rằng mình sẽ thay đổi quyết định vào phút chót.


Tôi ôm cô ấy trong vòng tay, bước từ phòng ngủ qua phòng khách, qua hành lang. Tay cô ấy vòng qua cổ tôi một cách nhẹ nhàng và tự nhiên. Tôi ôm cô ấy thật chặt, tưởng tượng như chúng tôi đang trở về ngày tân hôn. Nhưng tôi thật sự buồn vì vợ tôi đã gầy hơn xưa rất nhiều.


Vào ngày cuối cùng, tôi thấy khó có thể cất bước khi ôm cô ấy trong vòng tay. Con trai chúng tôi đã lên trường. Vợ tôi bảo: 'Thực ra, em mong anh sẽ ôm em trong tay đến khi nào chúng ta già'. Tôi ôm cô ấy thật chặt và nói: 'Cả em và anh đã không nhận ra rằng cuộc sống của chúng mình từ lâu đã thiếu vắng quá nhiều những thân mật, gần gũi'.


Tôi phóng ra khỏi xe thật nhanh mà không cần khóa cả cửa xe. Tôi sợ bất cứ sự chậm trễ nào của mình sẽ khiến tôi đổi ý. Tôi bước lên tàu. Dew ra mở cửa. Tôi nói với cô ấy: 'Xin lỗi, Dew, anh không thể ly hôn. Anh nói thật đấy'.


Cô ấy kinh ngạc nhìn tôi. Sau đó, Dew sờ trán tôi. 'Anh không bị sốt chứ', cô ấy hỏi. Tôi gỡ tay cô ấy ra. 'Dew, anh xin lỗi', tôi nói. 'Anh chỉ có thể xin lỗi em. Anh sẽ không ly dị. Cuộc sống hôn nhân của anh có lẽ tẻ nhạt vì cô ấy và anh không nhận ra giá trị của những điều bé nhỏ trong cuộc sống lứa đôi, chứ không phải bởi vì anh và cô ấy không còn yêu nhau nữa. Bây giờ, anh hiểu rằng bởi anh đưa cô ấy về nhà, bởi cô ấy đã sinh cho anh một đứa con, nên anh phải giữ cô ấy đến suốt đời. Vì vậy anh phải nói xin lỗi với em'.


Dew như choàng tỉnh. Cô ta cho tôi một cái tát như trời giáng rồi đóng sầm cửa lại và khóc nức nở. Tôi xuống cầu thang và lái xe đến thẳng công ty.


Khi đi ngang tiệm hoa bên đường, tôi đặt một lẵng hoa mà vợ tôi yêu thích. Cô bán hàng hỏi tôi muốn viết lời chúc gì vào tấm thiệp. Tôi mỉm cười và viết 'Anh sẽ bế em ra, vào mỗi sáng cho đến khi chúng ta già.

St

Làm gì mà ghê thế?

Maria Cathy

Các anh chị thân mến,

Lời nói đầu tiên, xin được gửi đến các anh chị, là lời xin lỗi rất trịnh trọng. Em xin lỗi là vì bẵng đi có đến mấy năm, hôm nay mới lại về với các anh chị bằng một bức thư trần tình này.

Quả thật là vì em quên. Thôi thì, một ngày có mỗi 24 tiếng, 8 tiếng dành cho công việc, 8 tiếng ngủ nghỉ, 8 tiếng còn lại là cho gia đình bạn bè và cả đến người dưng nước lã nữa chứ.

Số là hôm qua chi Mary Vũ có gọi điện thoại trách em tại sao lâu lắm rồi không thấy em viết với lách gì hết cả vậy. Em cũng đã xin lỗi chị ấy rằng thì là em ngóc đầu còn không nổi, nói gì đến chuyện viết với lại lách. Mà lúc này con cái nó lớn rồi, em đâu cần lách với len gì đâu. Mẹ chồng em cũng vô viện dưỡng lão rồi, cần gì phải lách và viết nữa cơ chứ. Nói thì nói thế chứ sao độ này em thấy không còn hứng thú gì đến chuyện viết thư viết từ cho ai. Khoẻ ghê héng mấy anh mấy chi. Lúc này bọn em biết cách viết i-meo ngay từ sở làm rồi là cứ thế đến sở thật sớm. Lợi dụng chưa có ai đến cả là mình lén viết thư thôi.

Nói thì nói thế chứ viết riết đọc riết rồi cũng thấy chán chuyện. Chán như cơm nếp nát vậy đó. Nhất là lúc này em xài hai địa chỉ i-meo thế mà vẫn không thoát được mấy cái thư rác rưởi cứ gửi tùm lum cho hết mọi người.

Ấy vậy chứ, cũng nhờ có thư “rác” mà lâu lâu em cũng lượm được những bài có ý nghĩa ra phết đó. Thôi để coi như một bằng chứng xin tạ lỗi với các anh chị, em xin đánh máy và dịch đại nơi đây một trong các thư em nhận được. Thư này nói về cách giao tiếp với mọi người mà tác giả dùng một đầu đề rất ư là nhà giáo để chỉ dạy mọi người. Thôi thì, anh chị nào từng nhận đưọc các loại thư này bằng tiếng Anh tiếng em mà thấy tiếng Việt em dịch chẳng ra làm sao, thì cũng xin cho hai chữ “đại xá” nhé. Em đi thẳng vào thân bài đây.

Có 31 cách để đối nhân xử thế ở đời. Đó là:

  1. Hãy sống thật lòng khi nói “I love you”.
  2. Khi nói câu xin lỗi, hãy nhìn thẳng vào mắt người nghe.
  3. Hãy tin tưởng vào tiếng sét ái tình.
  4. Chớ bao giờ coi thường khát vọng của người khác.
  5. Mình có thể bị tổn thương khi yêu ai say đắm. Đó là cách giúp mình trở nên toàn diện
  6. Hãy thật tình muốn giải quyết tranh chấp, đừng xúc phạm đến người khác.
  7. Chớ bao giờ đánh giá một ai qua dáng dấp bề ngoài.
  8. Nói thì cứ chầm chậm mà nói, nhưng suy nghĩ phải cho nhanh.
  9. Ai hỏi điều gì mà không muốn trả lời, hãy cười và hỏi lại: sao bạn muốn biết chuyện ấy?
  10. năng gọi điện về cho mẹ mình, ít ra lòng mình nên nghĩ về người mẹ.
  11. Khi thất bại, nhớ coi đó như kinh nghiệm tốt.
  12. Luôn nhớ 3 tiếng có chữ “trọng”: tự trọng, kính trọng người khác, nhận trọng trách về hành vi của chính mình.
  13. Chớ để tranh chấp nhỏ làm hại tình bạn cao quý.
  14. mỗi khi biết mình làm sai, hãy tìm cách sử. Nhưng phải nhanh chân.
  15. Khi nhấc máy nghe, hãy cười bởi vì người bên kia đầu giây sẽ nhận ra nụ cười của bạn
  16. Hãy lấy người nào thích trò chuyện, khi về già sẽ nhận ra chuyện trò là một ưu điểm.
  17. Hãy chấp nhận đổi thay, nhưng đừng bỏ quan điểm của mình.
  18. Hãy luôn nhớ “im lặng là vàng”.
  19. Dành nhiều thì giờ mà đọc sách. Ít xem TV
  20. Tin Thượng Đế, nhưng chớ quên khoá cửa.
  21. Khi cãi lại người yêu, hãy giải quyết bằng lý trí chứ đừng moi chuyện cũ ra nòi.
  22. Chớ lẩn tránh quá khứ.
  23. Hãy để tâm đến ý nghĩa câu mình nói.
  24. Chia sẻ hiểu biết với người khác, đó mới chuyện bền lâu. Hãy làm những gì cần làm.
  25. Đừng tin vào người nào cứ mở mắt trừng trừng khi hôn mình.
  26. Mỗi năm nên đến nơi nào mình chưa ghé.
  27. Khi kiếm ra nhiều tiền hãy làm việc thiện, đó là cách tiết kiệm hay nhất trong đời.
  28. Hiểu và lý giải đúng mọi quy tắc, kế đến hãy lo cải tiến các qui tắc ấy.
  29. Nên nhớ: Cho bao giờ cũng tốt hơn nhận.
  30. Cứ nhìn lại những gì mình quyết tâm đạt đến rồi xem đã thành công đến mức độ nào.
  31. Khi nấu nướng cũng như yêu đương, hãy coi xem mình đã đặt 100% trách nhiệm nơi thức mình xử lý chưa.

Đó mới chỉ sơ sơ có 31 điểm thôi đấy. Hy vọng các anh chị sẽ bổ túc thêm sau.

Em chào các anh chị.

Hẹn gặp các anh chị vào dịp tới.

Maria Cathy

Giọng cũ xa gần

Dân gầy phụ trách

______________________________________

*Cũng một hồi âm:

Trong cuộc sống hàng ngày, Gia đình An Phong Sydney vẫn nhận đều các thư liên lạc, thăm hỏi. Có thư viết về chuyện riêng tư, tâm sự chỉ nói cho hai người nghe thôi. Cũng có thư viết cho nhiều người đọc, dù chỉ gửi đến có một người. Có thể là bậc suýt-chút-nữa-thành-vị-vọng, như thầy 6 hụt họ Huỳnh rất ư là Có Lợi, sau đây:

“Chào Bác Lợi,

Con đã nhận được số tiền Bác gửi cho con là VND$31,350,000.

Bác cho con xin gửi đến mỗi người trong Gia đình An Phong Sydney lời cảm ơn chân thành của con vì đã ưu ái dành cho con số tiền quyên góp được trong dịp họp mặt đầu xuân Mậu Tý này để con giúp đỡ người nghèo dân tộc ít người tại đây.

Đặc biệt, con xin hết lòng cảm ơn Bác đã thương hy sinh góp nhiều công sức lo lắng để gửi tiền chỗ con một cách tốt đẹp.

Con sẽ sử dụng số tiền vào việc bác ái từ thiện cho người nghèo Ê-đê con đang phục vụ và bù lỗ một chút cho việc xây cất tu viện của cộng đoàn.

Xin Chúa chúc lành cho mọi gia đình trong Gia Đình An Phong Sydney. Chúc mọi người mạnh khoẻ, bình an và năm mới gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.

Con chảo Bác.

Con

JB. Hồ Quang Lâm, CssR

Buôn Ma Thuột.

*8 tháng 3: một ngày như mọi ngày?

Phải chăng đây là câu hỏi của các bậc nữ lưu trong nhà ngoài ngõ, ở quê nhà? Bởi, có ở quê nhà, mới có những ngày “vùng lên” như bài thơ “con nhái” dưới đây:

Em cứ ngồi ngắm hoa.

Em cứ ca cứ hát.

Anh sẽ lo rửa bát.

Anh sẽ lo quét nhà.

Anh sẽ lo giặt là*

Em uống gì anh pha.

Chợ gần hay chợ xa.

Anh lần ra được hết.

Món em ưa anh biết.

Em cứ chờ mà xem.

Em đánh phấn xoa kem.

Anh nhặt rau vo gạo.

Em ung dung đọc báo.

Anh tay nấu tay xào.

Anh tự làm không sao.

Đứng lo gì em nhé.

Tà áo em tuột chỉ.

Đưa anh khâu lại giùm.

Nho anh mua cả chùm.

Buồn mồm em cứ nếm.

Bạn gái em mà đến.

Cứ vô tư chuyện trò.

Anh tắm cho thằng cu.

Rồi anh ru nó ngủ.

Màn hình bao cầu thủ.

Nghe em hét “vào rồi”.

Hết một ngày em ơi.

Hăm bốn giờ thôi nhé.

*Ngày 8 tháng 3, ngày gì nhỉ?

Câu hỏi này, có lẽ xuất từ môi miệng các đấng phu quân nhiều hơn phụ nữ. Phụ nữ mình, thường hay hỏi những câu hỏi hóc búa hơn, như những câu ở dưới:

Vợ: Anh đang làm gì đấy?

Chồng: Có làm gì đâu!

Vợ: Có thật anh không làm gì, không? Anh đã chẳng cầm giấy giá thú đọc hằng giờ đấy là gì? Mà đọc giấy đó để làm gì cơ chứ?

Chồng: Ừ thì, anh chỉ tìm xem chỗ nào ghi ngày đáo hạn, mà thôi…

Hoặc những câu rất thường ngày, như:

Vợ: Anh có ngồi vào bàn ăn tối không đấy?

Chồng: Anh còn chọn lựa nào nữa đây, chứ!

Vợ: Chỉ cần anh trả lời: “có hay không” thôi.

Hoặc một loại hỏi và han, khác:

Vợ: Sao anh cứ để hình tôi vào bóp, làm gì thế?

Chồng: Mỗi khi có vấn đề to nhỏ, anh đều lấy bóp nhìn vào hình em, vấn đề gì rồi cũng biến

Vợ: Đó, anh thấy quyền năng của tui chưa?

Chồng: Có! Anh nhìn hình em rồi tự hỏi: có vấn đề nào to lớn hơn thế này không?

Những chuyện không thấy ai nói vào ngày 8/3:

Người em bé bỏng: “Một mai khi mình lấy nhau, em muốn chia sẻ mọi ưu tư, khúc mắc rối bời và làm nhẹ gánh cho anh, thôi.”

Chàng trai: “Em thật dễ thương, nhưng anh có ưu tư, khúc mắc nào đâu, bao giờ.”

Người em gái: “là vì ta chưa lấy nhau, đó thôi!”

Và, chuyện không nên nói vào ngày 8/3:

Chú bé: Mẹ à! Sáng nay con đang đi xe buýt thì bố bảo tránh ra nhường chỗ cho bà kia ngồi.

Người mẹ: Giỏi, làm thế mới là đứa con ngoan.

Chú bé: Lúc ấy, con ngồi trên đùi của bố mà?!

Và, câu chuyện trao đổi nam nữ:

Con gái: Chỉ hôn em một cái thôi, là em sẽ thuộc về anh, suốt đời.

Con trai: Cảm ơn em đã cảnh cáo anh trước!

*Chữ nghĩa quê nhà:

Những ai xa nhà quá lâu như bần đệ, chắc cũng thông cảm cho những thắc mắc về ngôn ngữ tên gọi, như bên dưới:


Đất nước vừa giải phóng, chính phủ có chính sách gộp các tỉnh lại với nhau để dễ cai trị. Vì vậy, một số các tỉnh được gộp lại như:
-Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế -

được đặt tên: Bình-Trị -Thiên.

-Quảng Đà = Quảng Nam, Đà Nẵng

-Long Châu Hà = Vĩnh Long, Châu Ðốc, Hà Tiên

-Hà Nam Ninh = Hà Ðông, Nam Ðịnh, Ninh Bình
-Có 3 tỉnh không thể gộp lại được với nhau là: Kontum, Plei-ku, Daklak. Vì không thể đặt tên được nên chính phủ quyết định không gộp 3 tỉnh này.

Lý do dễ hiểu là cũng có nhiều cách gộp tên, nhưng không sao công khai tuyên bố ðược:

Thử xem như dưới ðây:

-Kon-Ku-Lak
-Lak-Kon-Ku
-Ku-Kon-Lak

Hôm đó, thủ tướng Phạm Văn Đồng sau một hồi bàn luận về tỉnh Kon-Ku-Lak không đi tới đâu thì có người bạo gan ra ý kiến bỏ Kontum ra và sáp nhập Lâm đồng vào. Thủ tướng ban đầu mừng húm vì thoát được cái nạn Lak-Kon-Ku nhưng sau đó đỏ mặt vì biết bị chơi xỏ, là vì chẳng lẻ đặt tên tỉnh là Ku-Đồng-Lak hay Lak-Ku-Đồng hay tệ hơn nửa là Đồng-Lak-Ku, sao.

Ấy, đấy mới chỉ ba tỉnh gần nhau thôi, nếu thêm tỉnh Long An hay tỉnh nào khác cắc cớ hơn thì sao?

*Lại nói chuyện ngôn ngữ đời thường:

Cũng vẫn là ngôn từ “ghép rất kỹ” của các phe bạn chứ chưa là phe ta. Bà con mình cố đọc rồi sẽ hiểu tại sao các “cụ” cứ thích vắn và gọn:

Trước khi đọc bài viết phía dưới, xin vui lòng đọc và cố tìm hiểu những từ dưới đây. Khi nào không thể hiểu nổi hãy đọc tiếp. Hai từ đầu tiên có tính cách gợi ý, hướng dẫn

Cao xà lá = cao su, xà phòng, thuốc lá

điều nghiên = điều tra, nghiên cứu

cụ tỉ

cô súc

giao hợp

điều kinh

động phòng

phát tài để đầu lâu

ngoan cố

Ngày nay, ta sính dùng những chữ ghép kiểu như "phối kết hợp" hay "kỹ chiến thuật". Hay thì chưa thấy đâu nhưng đã nảy sinh những tình huống cười ra nước mắt. Có lẽ do đã từng một thời sống ở khu tập thể Cao – Xà – Lá (cao su, xà phòng, thuốc lá), nên việc gọi tắt của sếp tôi đã trở thành bậc thầy. Nhất là trong việc ghép tắt các từ, đại loại như điều nghiên (điều tra – nghiên cứu)...
Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:

Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải "cụ tỉ" và "cô súc"!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:

Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé "cụ tỉ" là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, "cô súc" có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi.
À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ.
Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:

Các cô cậu đi "giao hợp" với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt.
Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại, liền bị sếp
quát:

Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn "giao hợp"giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như "giao phối" thôi, còn "điều kinh" là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng "phát tài để đầu lâu", cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.

Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy, nên sếp có lời khen chúng tôi đã "động phòng" rất tốt. Đã nhiều lần "đúc kinh", chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết "chủ động phòng tránh" dịch rất tốt.


Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút "sáng tạo ngôn ngữ" khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng "ngoan cố". Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì
ngoan ngoãn và cố gắng!

*Chuyện đời lẫn chuyện Đạo:

Có méo mó nghề nghiệp chăng, khi ta đề cập đến những chuyện bên lề chính trị? Chắc câu trả lời sẽ là không, nếu ta nhớ lại lời phát biểu của Gorbachev, con người chủ trương đổi mới Perestroika ở Nga-la-xô năm nào, khi ông bảo: “Giáo hoàng là một trong những người làm chủ thế giới của tôi.” Thế giới mà ông nói, là “thế giới toàn cầu hoá. Và, ông còn nhấn mạnh: đó là một thế giới có những đe doạ môi trường và nghèo đói.

Với tình trạng khí hậu chuyển biến như ngày nay, có lẽ quan niệm và phát biểu của ông trùm sò Liên xô một thời, cũng có lý ấy chứ nhỉ? Có lý nhất là với các hoạt động có tầm cỡ quốc tế Đạo và đời của Đức cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị và Đức đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI, hôm nay. Phải không các tám nó?

*Thơ tình thứ thiệt.

Dân Gầy có người đồng nghiệp. Cũng làm cho chính phủ, nhưng khác bộ. Bộ phận nào, Dân Gầy cũng chẳng biết. Nhưng, có lẽ làm ở cái bộ phận có tên là “nhà nước” hay sao ấy, mà hình như luôn luôn rảnh rỗi. Có rảnh có rỗi hơi, mới năng viêt lui viết tới nhưng câu lục bát, rất trữ tình như sau:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,

cách nhau cái chỗ để phơi áo quần

Hai người nhầm lẫn tứ tung,

nàng như cũng có cái quần giống tôi

Ðể rồi có một lần phơi,

thế nào tôi lấy nhầm ngay quần nàng

Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng,

thấy nàng hé cửa gọi sang bên này

'Ấy ơi, ấy hãy vào đây,

cho em đổi lại cái quần chút coi '

'Cái quần duy nhất của em,

hôm qua anh lấy về bên ấy rồi ….'

Lần đầu nhìn thấy nàng cười

Thân tôi run rẩy như người mắc phong

Nàng che tấm vải ngang hông

Để tôi ngượng ngịu chẵng mong trả quần...

Tỉnh chiêm bao dạ bần thần..

Co' nên giữ lại cái quần làm tin

Tình yêu như thể rút thăm,

rút trúng thì sướng rút nhầm thì đau

Tình yêu như thể đi câu,

anh nào chai mặt ngồi lâu mới tài

Tình yêu như thể quan tài,

mới loanh quanh ở bên ngoài đã run
Tình yêu như thể dây thun,

lúc co lúc dãn lúc còn đứt ngay
Tình yêu như thể ông say,

lúc nào cũng tưởng đang bay trên trời
Tình yêu như thể điểm mười,

có hôm cho hết cả đời vẫn mong
Tình yêu như thể đuôi công,

trông thì đẹp đấy nhưng không ra gì
Tình yêu như thể bánh mì,

tây ta cũng thích chỉ vì nó ngon
Tình yêu như thể thỏi son,

sinh ra chỉ để làm mòn cái môi

Và, một “trự” khác cũng lại “rỗi rảnh” khá nhiều giờ, nên mới hoạ lại bài thơ ấy như sau:

Nhà tôi ở cạnh nhà nàng,
Hai đứa chàng ràng phơi áo quét sân
Nàng quét tôi ngó chết trân
Tôi quét nàng lại âm thầm mắt trao
Quét qua quét lại ngọt ngào
Chỉ bao nhiêu rác, cớ sao mãi còn
Quét từ khi tuổi còn son
Nay đã mỏi mòn vẫn quét vẫn phơi
Chỉ một điều khác mà thôi
Tôi phơi tôi quét, nàng ngồi coi phim!!!

*Những tin tức rất… mình từ nhà mình

DIA hân hạnh có được nguồn tin từ quê nhà như sau. Mời bà con đọc để thưởng lãm.

GIA ĐÌNH AN PHONG

NGOÀI TU VIỆN

Tp. HCM. Ngày 02.04.2008

CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT RỒI, ALLELUIA !

Alô ! Đây là tiếng nói của ca-pô cánh già.

Thế là Gia Đình An Phong chúng ta lại tiếp tục những sinh hoạt phụng vụ và ái hữu như những năm trước đây. Chỉ có một điều duy nhất khác biệt giữa NAY và XƯA là Gia Đình An Phong không còn Quản gia, không cần quản gia, lớn cả rồi, chúng ta tự quản tự phòng. Thay thế anh quản gia già nua, lỗi thời là một hội đồng các ca-pô, toàn thể anh em cựu đệ tử được phân làm hai cánh GIÀ và TRẺ. “Trẻ” bao gồm tất cả các bạn có học ỡ Đệ Tử Viện Thủ Đức (hoặc ở các nhà Đệ Tử khác mà thời gian tương ứng với Đệ Tử Viện Thủ Đức). “Già” bao gồm tất cả các bác chưa hề học ởĐệ Tử Viện Thủ Đức, như vậy các bạn Lăng Cù, L.V.Nghĩa, Hoàng Toán, Ng.V. Tấn v.v… đều thuộc “cánh già”, đều có chung một ca-pô là tay quản gia cũ, nay được hội đồng các ca-pô chỉ định giám quản cánh già, trong khi mỗi lớp ở Thủ Đức đều có ca-pô riêng từng lớp. Điều làm cho ca-pô cánh già áy náy là các phu nhân còn đang độ xuân thì phơi phới cũng bị ăn theo các “bố già” và bị gom vào “cánh già”.

Cách đây hai ngày, ca-pô cánh già có mở hội nghị liên tịch hiệp thương với các anh cựu tu sĩ, mới vỡ lẽ ra là các anh cũng không còn đủ sĩ số để đếm trên mười đầu ngón tay. Basile Kính đã về với Chúa. Henri Khắc quanh quẩn trong nhà với những khối u to bằng quả cà chua do bệnh “gút”, hậu quả một thời dọc ngang xây xây dựng dựng. Patrice Phúc lấy giường làm gốc. Thế là Bruno Mẫn duyệt kế hoạch sát nhập các anh cựu tu sĩ vào cánh già.

Đại khái chuyện gia đình mình hôm nay là thế. Là thư này của ca-pô cánh già hàng tháng sẽ được gửi đến từng bác già, đơn giản là để nhắc nhở các cụ về dự lễ hàng tháng. Các cụ lẩm cẩm, mù vi tính, đâu có biết meo miếc, buộc phải có tờ giấy cầm trong tay để nhớ ngày đem vợ con về lễ với Gia Đình An Phong.

Tiện đây, xin thông báo cho cánh già biết về những đổi thay bề trên của Gia Đình An Phong trong Tu Viện như sau :

Nhiệm Kỳ 2008 – 2011

A – HỘI ĐỒNG TỈNH

Giám Tỉnh: Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, phụ trách đào tạo.

Phó Giám Tỉnh: Cha Giuse Cao Đình Trị, phụ trách đời sống và các Thày.

Uỷ viên Thường Vụ : Cha Giuse Nguyễn Ngọc Bích, phụ trách Linh đạo và Tông đồ mục vụ.

Uỷ viên Đặc vụ: Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng.

Uỷ viên Đặc vụ: Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên.

Uỷ viên Đặc vụ: Thày Phêrô Phạm Công Thuận.

B – CÁC VĂN PHÒNG (không gọi là Ban nữa)

Trưởng Văn Phòng đào tạo: Cha G.Bt. Lê Đình Phương.

Trưởng văn Phòng Linh đạo: Cha GioaKim Nguyễn Đức Mầng.

Trưởng Văn Phòng Tông đồ: Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm.

Trưởng Văn Phòng Quản lý Tỉnh và Đời Sống :Cha Phaolô Trần Văn Quang.

Trưởng Văn Phòng các Thày: Thày Phêrô Phạm Công Thuận.

Trưởng văn Phòng Tỉnh : Cha Giuse Đinh Hữu Thoại.

C – BỀ TRÊN CÁC CỘNG ĐOÀN

Hà Nội: Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng.

Cửa Lò: Cha Micae Phan Tuấn Hồng.

Thái Bình: Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải.

Phú Tảo: Cha Giuse Nguyễn Văn Hội.

Huế: Cha G.Bt. Nguyễn Minh Sang.

Đà nẵng: Cha Philipphê Lê văn Vui.

Châu Ổ: Cha Micae Trương Văn Hành.

Nha Trang: Cha Antôn Nguyễn Trần Tuấn.

Tây Nguyên: Cha Giuse Trần Sĩ Tín.

Ban mê Thuột: Cha Phaolô Lê Văn Quyến.

Đà Lạt: Cha Gioan Nguyễn Xuân Thu.

Fyan: Cha Giuse Nguyễn Hưng Lợi.

Phan Thiết: Cha G.Bt. Hoàng Thanh Huê.

Phú Dòng: Cha Giuse Trần Văn Hội.

Sài Gòn: Cha Phêrô Nguyễn Duy Quang.

Mai Thôn: Cha Micae Nguyễn Hữu Phú.

Cần Giờ: Cha Giuse Nguyễn Bá Long.

Vũng Tàu – Bà Rịa: Cha Đ. Nguyễn Hữu Trung.

Mỹ Tho: Cha Luca Nguễn Hữu Khánh.

Vĩnh Long: Cha Tôma Trần Quốc Hùng.

Hiện nay DCCT đã có mặt ở 20/26 Giáo phận của Hội Thánh Việt Nam.

Thư này cũng được gửi đến Cha Bề Trên Giám Tỉnh “để kính tường” và đến hội đồng ca-pô “để biết”.

*Giòng điện thư vi tính chuyển tải:

Phải công nhận rằng từ ngày có điện thư vi tính, ban biên tập DIA đỡ vất vả khá nhiều. Dưới đây là một bằng chứng:

29.04.08

Vừa qua, Gia Đình An Phong Việt Nam với vị tân Giám tỉnh, đã qui tụ lại vào mỗi tháng như thời gian trước đây. Vì nhiều lý do, nên nòng cốt là anh em giới trẻ (nhưng cũng trên dưới 60 cả rồi!), được tính từ thời đệ tử viện Thủ Đức từ lớp Vô Nhiễm năm 1969 đến lớp cuối cùng, năm 1975. Nhà Dòng cử một thầy trợ sĩ, thầy Phạm Công Thuận (thuộc lớp Vô Nhiễm, thầy Thuận rời Đệ tử viện Vũng Tầu rồi trở lại nhà Dòng 30 năm sau chỉ muốn là tu sĩ và thầy cảm thấy hạnh phúc trong bậc trợ sĩ...) phụ trách. Do đó phưong thức hoạt động của đàn em có hơi khác với anh nguyên quản gia trước đây, nên cũng có chuyện này chuyện nô...

Dù sao cũng là một khởi đầu mới, điều quan trọng là tinh thần AN PHONG vẫn luôn là căn bản để tất cả anh em có thể gặp gỡ nhau, làm cái gì đó cho nhau và cho nhà Dòng.

Anh em đã nhận phụ trách một lớp giáo lý tân tòng tại 38 Kỳ Đồng, khai giảng đến nay vừa đúng một tháng!

Thêm vài tin tức vụn vặt. Anh em mình luôn cầu cho nhau

Jo TNHuân

*Cũng là thơ với thẩn:

Từ ngày làm chân biên tập với lại biêbn vở, bần đệ thường nhận đưọc rất nhiều ý kiến phản hồi, về đủ thứ chuyện. Từ chuyện trên trời dưới bể. Đến chuyện trời trăng đôi lức, rất nhị. Nhân. Dưới đây, là một trong những chuyện … hơi bị

Lỉnh kỉnh ấy. Xin đưọc gửi đến bạn bè người thân, để có một chút giây phút giãn xương và giãn cốt. Câu chuyện “tình yêu”:

Tình yêu như thể rút thăm,

Rút trúng thì sướng, rút nhầm thì đau.

Tình yêu như thể đi câu,

Anh nào chai mặt ngồi lâu mới tài.

Tình yêu như thể quan tài,

Mói loanh quanh ở bên ngoài đã run.

Tình yêu như thể dây thun,

Lúc co lúc dãn, lúc còn đứt ngay.

Tình yêu như thể ông say,

Lúc nào cũng tưởng đang bay trên trời.

Tình yêuy như thể điểm mười,

Có hôm cho hết cả đời vẫn mong.

Tình yêu như thể đuôi công,

Trông thì đẹp đấy, nhưng không ra gì.

Tình yêu như thể bánh mì,

Tây ta cũng thích chỉ vì nó ngon.

Tình yêu như cái môi son,

Sinh ra chỉ để làm mòn cái môi…

(nhà thơ không ghi tên)

*So sánh là so và sánh:

Có một thời, người ta cứ hay thích so sánh. So và sánh như nhìn vào “thảm cỏ tình yêu” của nhà bên cạnh. Hocặc, còn nói: nếu cột đèn biết đi, nó cũng chạy ra nước ngoài hết. Nay, thử xem cột đèn ra được nước ngoài rồi, có còn so và sánh nữa, hay khong. Xin mời bầu bạn ghé mă1t nhìn xem những sánh rất là so đo, ở bên dưới:

Quê Nhà v/s X Người

Quê nhà # QN.

Xư' người # XN.

Quê Nhà: Khổ như chó.
Xứ người: Sướng như chó.
QN: Chồng chúa vợ tôi.
XN: Chồng chúa (thì) vợ thôi.
QN: Yêu con cho roi cho vọt.
XN: Yêu con kiểu đó thì lọt vô tù.
QN: Con cái đi thưa về trình.
XN: Cha mẹ đi về một mình, con đâu?
QN: Con mời cha mẹ dùng bữa.
XN: Cha mẹ, giờ ăn, tựa cửa chờ con.
QN: Trước học lễ, sau học văn.
XN: Trước sau cũng chỉ có văn, lễ văng mất rồi!
QN: Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó là phải xong.
XN: Con đặt đâu cha mẹ ngồi đó, là êm chuyện
QN: Con cái vâng lời cha mẹ.
XN: Con cái nói gì, cha mẹ nên nghe.
QN: Chữ hiếu phải cho tròn.
XN: Đạo làm con thường méo.
QN: Trẻ cậy cha, già cậy con.
XN: Trẻ cậy cha, già cậy chú Sam.
QN: Người chết như rạ, không ma nào ngó.
XN: Khỉ chết bệnh già cũng làm thành tin.
QN: Cái nhà là nhà của ta.
XN: Cái nhà là nhà của nhà băng, ta người ở đậu, phải chăng chủ nhà?
QN: Nợ nhiều thì bị khinh khi.
XN: Nợ nhiều thì được người ta nể vì.
QN: Nợ nần sớm trả cho xong.
XN: Nợ nần trả sớm, nhà băng phạt đền.
QN: Vì nghèo mới phải đi vay.
XN: Càng giàu càng muốn đi vay trả lời.
QN: Lao động nhà nước chỉ tiêu.
XN: Lao động vì đủ thứ "bill" đòi tiền.
QN: Lao động là ép buộc.
XN: Lao động là tự chuốc.
QN: Được làm vua, thua làm giặc.
XN: Được làm vua, thua làm tiền.
QN: Phép vua thua lệ làng.
XN: Phép vua thua luật sở thuế.
QN: Chết là hết nợ
XN: Chết vẫn còn nợ.
QN: Bà con xa không bằng láng giềng gần.
XN: Láng giềng gần còn thua bà con xa.
QN: Dĩ hòa vi quí.
XN: Muốn hòa, đem nhau ra tòa.
QN: Dân chúng gầy vì thiếu ăn.
XN: Người ta mong gầy để được ăn.
QN: Dân chúng sợ đói.
XN: Người ta sợ no, bày ra đủ trò để ăn đói.
QN: Đâu cần bảo hiểm.
XN: Bảo hiểm đâu đâu cũng cần.
QN: Có đủ hai chân, đi đâu cũng tới chẳng cần ai đưa.
XN: Còn đủ hai chân, ngồi nhà lủi thủi, có chân bằng thừa.
QN: Sinh ký, tử qui, sinh ra là tạm "ngày về nhớ ghi".
XN: Sinh nhật nhớ ngày, chết rồi là hết, ma chay làm gì.
QN: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú vú dì.
XN: Sẩy cha còn mẹ, sẩy mẹ lấy gì mà bú.
QN: Kính lão mới được sống lâu, sống già thì được biết bao kẻ hầu.
XN: Về già, lạnh lẽo cô đơn, cháu con xa lánh, tủi hờn ngày đêm.
QN: Giao tiếp gái trai, tình trong như đã mặt ngoài còn lâu.
XN: Bất cứ nơi đâu, vừa quen nhau đã ôm nhau làm bừa.
QN: Cà phê nhỏ từng giọt, ta ngồi chờ, thảnh thơi.
XN: Cà phê chảy thành dòng, ta nôn nóng, đứng ngồi.
QN: Nghi can nhà nước bắt càn, chẳng cần bằng chứng chết oan là thường.
XN: Nghi can tội phạm rành rành, nhưng mà yếu lý cũng đành phải thua.

*Thêm một bài thơ… về Mẹ:

Ở Úc, cũng như phương Tây, người ta hay làm thơ để tặng người Mẹ … vẫn hiền, vào ngày Mẹ Hiền. Dưới đây là một trong các bài thơ như thế:

Happy Mother’s Day
MOTHER
By Howard Johnson
“M” is for the million things she gave me
“O” means only that she’s growing old,
“T” is for the tears she shed to save me,
“H” is for ther heart of purest gold,
“E” is for her eyes with love light shining
“R” means right and right she’ll always be
Put them together they spell “MOTHER”
A word the means the world to me.

Mừng Ngày Hiền Mẫu
Mẹ
Chuyển dịch: Thiên Duyên
“M” là triệu thứ trên đời,
Mẹ cho con cả không lời thở than
“O” là dấu vết thời gian,
Làm cho tóc mẹ ngày càng bạc thêm.
“T” là nước mắt bao đêm,
Khi con trở bệnh càng thêm lo nhiều.
“H” là bao nỗi thương yêu,
Trái tim của Mẹ đều dành cho con.
“E” là đôi mắt sáng ngời
Ấm tình mẫu tử trong hơn sao trời.
“R” là người mẹ tuyệt vời,
Bên con phân giải cạn lời thiệt hơn.
Sáu âm ghép lại thành tên
“MOTHER” – Thế giới yên bình của con!

*Ơn kêu gọi có là ơn để kêu và gọi?

Còn nhớ, cũng trong một số DIA hôm trước, Dân Gầy đã mạn phép đăng thư kêu gọi của Lm Yuse Tiến Lộc về việc giúp đỡ xây dựng nhà đệ tử/dự tập. Nay, Lm Tiến Lộc cũng lại có thư tâm tình khác, gửi người anh em như sau:

Kính gửi

Quý Ân nhân, thân hữu

Quý anh cựu tu sĩ và đệ tử DCCT Việt Nam,

Thưa quý vị và anh em than mến,

Vào Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1957 tới nay là trên 50 năm, tôi Yuse Tiến Lộc xin được có đôi hàng tâm sự với Quý vị và anh em.

Sống suốt thời đệ tử 7 năm tại Vũng Tàu, lên Nhà tập 1 năm tại Nha Trang, tiếp tục Học viện 6 năm tại Đà Lạt, đi giúp 1 năm tại Đệ tử viện Vĩnh Long, tôi được thụ phong linh mục năm 1972, tính tới nay đúng 36 năm, làm Đệ tử, Tập sinh rồi Sinh viên Học viền 14 năm liền, tôi được nuôi nấng, ăn học đầy đủ do công ơn Nhà Dòng. Để đáp trả, tôi nguyện ở lại phục vụ Nhà Dòng trong công việc đào tạo Linh mục tương lai suốt từ năm 1970 đến nay… lúc thì làm Thầy phụ tá, Cha Phó, lúc làm Giám đốc. Đi “tu huyền” về, dù không có Đệ Tử Viện, tôi vẫn tiếp tục công việc đào tạo tại tư gia nơi tôi thường trú, kết quả cũng giúp được trên một chục Linh mục tiến lên bàn thờ. Tôi nay lại được Bề trên bổ nhiệm làm Giám đốc các nhà Đệ Tử và Dự tập toàn quốc (gồm năm nhà: Hà nội, Huế, Nha Trang, Pleikly, Sài gòn) với tổng số sinh viên gần 200.

Trực tiếp lo Nhà Đệ Tử và Dự tập Sài gòn cùng với 3 Cha Phó tại Mai Thôn, tôi cũng có trách nhiệm tinh thần với 4 Nhà còn lạiđể điều hành đường lối huấn luyện cho thống nhất toàn Dòng. Mỗi Nhà đều có một Cha Phó Giám Đốc phụ trách, tổng cộng là 8 Linh mục lo công việc đào tạo nhà Đệ Tử và Dự Tập. Các nhà Hà nội, Huế, Nha Trang, Pleikly được Nhà Dòng sở tại bảo trợ nên tạm ổn định về chỗ ăn, chỗ ở do số Đệ tử ít.

Về chi phí đào tạo tại nhà Mai Thôn: Các em Ngoại trú (đang ở tại gia đình hoặc nhà trọ) tự túc, còn các em nội trú thì hàng tháng chi phí cho một người tiết kiệm lắm cũng phải hơn 1,000,000đ. Phần đóng góp của phụ huynh là 300,000đ/tháng cho 6 tháng đầu và 200.000đ/tháng cho những tháng sau đó (khoảng 20USD và 12 USD), Nhà Dòng bù đắp khoảng một phần ba ngân sách chi tiêu hàng tháng, phần còn lại do các ân nhân xa gần tuỳ hỷ đóng góp. Kết toán cuối tháng thường thâm hụt khoảng 20,000,000đ (tức 1,250USD). Do đó, sự sống luôn dựa trên Quan Phòng của Thiên Chúa từng ngày, từng tháng…, đó là chi phí ăn học và sinh hoạt khác, còn nhà ở của Đệ tử, chúng tôi chưa lo được, đang mượn tạm một số phòng tĩnh tâm của cộng đoàn Mai Thôn và làm tạm một số căn nhà lợp lá, lợp tôn, rất thiếu thốn các tiện nghi trong sinh hoạt…

Từ Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được tái lập với cha Giu-se Hoàng Phúc (cựu Giám Đốc) đã thành hình nên Gia Đình Ân Nhân Bảo Trợ Ơn Gọi Đệ Tử và Dự Tập từ hơn 5 năm qua, tạm bù lỗ một phần những thiếu trước hụt sau ấy… Tuy nhiên, với số sinh viên ngày càng đông, chi phí ngày càng tăng nên từ mấy năm nay, chúng tôi tiếp tục vận động để xin thêm ân nhân hỗ trợ việc đào tạo ơn gọi ở giai đoạn đầu tiên này… Các giai đoạn sau (Tập Viện và Học Viện) Nhà Dòng hoàn toàn lo cho các thầy sinh viên cho đến khi làm Linh mục.

Dó đó tôi, với tư cách Giám Đốc Đệ Tử Dự Tập, kính xin Quý ân nhân, Quý anh Cựu Tu Sĩ và Đệ tử DCCT quảng đại trợ giúp chúng tôi trong việc Bảo Trợ Ơn Gọi, và xây dựng Đệ Tử Dự Tập Viện

I. Việc Bảo trợ Ơn gọi:

Thể lệ và nội qui như sau:

1.Bổn phận: Cầu nguyện cho ơn gọi DCCT tại Việt Nam đang đà phát triển và rộng tay ủng hộ một số tiền tối thiểu là:

*tại Việt Nam 50,000đ/tháng hoặc 500,000đ/năm

*tại hải ngoại: 5USD/tháng hoặc 50USD/năm cho một Đệ Tử Dự Tập.

2.Quyền Lợi:

*Quý ân nhân được hưởng lợi ích lời cầu nguyện trong thánh lễ hàng ngày và một thánh lễ riêng hàng tháng.

*Một ân nhân qua đời khi được báo tin sẽ được dâng một thánh lễ riêng chỉ cho linh hồn người quá cố. Ở gần, sẽ có thánh lễ tại gia (nếu được phép của Cha Sở) và đại diện các em Đệ Tử Dự Tập phúng viếng.

3.Tài chánh:

*Tiền bạc xin góp chung cho một đại diện ở địa phương được uỷ nhiệm, xin ghi danh tánh và địa chỉ rõ ràng để chuyển về cho Ban Giám Đốc. Danh sách Quý Ân nhân sẽ được ghi trong Sổ Tri Ân lưu giữ tại Nhà Đệ Tử Dự Tập Sài gòn.

*Sau 5 năm Quý vị vị sẽ trở thành ân nhân vĩnh viễn của Dòng.

Việc xây dựng nhà Đệ Tử Dự Tập tương lai tại Mai Thôn:

Trước đây, Nhà Đệ Tử Dự Tập được đặt tại Nhà Kỳ Đồng, nay sỉ số sinh viên Học viện lên tới 100, nên Bề Trên đã di chuyển sang Cộng đoàn Mai thôn, đồng thời rời Tập Viện ra Cần Giờ; nên nhu cầu xây dựng một Đệ Tử Viện trở nên cấp thiết.

Chúng tôi một lần nữa tha thiết mong Quý Ân nhân và Quý anh Cựu Tu Sĩ, Đệ Tử DCCT tiếp tay để sớm thực hiện dự án này. Khi gửi tiền xin nêu rõ mục đích Bảo trợ Ơn Gọi hay Xây Dựng Đệ Tử Dự Tập Viện Mai Thôn.

Xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho Quý vị.

Tận tình trong J.M.J.A.

DCCT MaiThôn, ngày 14 tháng Giêng 2008

Yuse Nguyễn Văn Lộc (Tiến Lộc)

Giám Đốc Đệ Tử Dự Tập DCCT

Địa chỉ liên lạc:

1. Lm Yuse Tiến Lộc

đt: 0918 344 344

2. Lm GB Nguyễn Công Nghiễm

đt: 0914 451 400

DCCT Mai Thôn – 970D Bình Quới

Q.Bình Thạnh- TpHCM

Anh em ở Úc muốn đóng góp, xin liên lạc với

Trần Ngọc Tá

33 Goodacre Ave

Fairfield West NSW 2165

Mob: 0410 590 243

(w): 9728 9688 – 9728 9288


*Có nên cười những chuyện như sau?

Nói đến hôn nhân, người dửng dưng hoặc “phớt tỉnh Ăng Lê” hẳn cũng phải có giây phút đến buồn cười, như ri:

Cũng là hỏi đáp:

Trước ngày cưới hỏi:

Chàng: Cuối cùng rồi cũng tới đó. Khó mà chờ.

Nàng: Anh có muốn em bỏ anh không?

Chàng: Không đâu! Anh chả bao giờ nghĩ thế.

Nàng: Anh yêu em không?

Chàng: Dĩ nhiên rồi. Lúc nào anh cũng thế.

Nàng: Có khi nào anh lừa dối em không?

Chàng: Không. Sao em lại hỏi thế?

Nàng: Anh có muốn hôn em không?

Chàng: Bất cứ khi nào anh có dịp.

Nàng: Anh sẽ đánh đập em chứ?

Chàng: Có mà khùng! Anh không phải là người như thế.

Nàng: Em có nên tin anh không?

Chàng: Có.

Nàng: Anh yêu ơi…

Sau ngày hợp hôn:

Chỉ cần đọc từ dưới lên.

*Về những vần thơ:

Có những vần thơ, nghe qua chi một lần.. rồi bỏ. Nhưng cũng có những thơ vần, nghe rồi vẫn không quên. Như các vần rất thơ và …thẩn, bên dưới:

Chưa đi chưa biết Nha Trang

Đi rồi mới biết họ sang hơn mình

Sáng tắm biển, chiều tắm sình.

Có hồ nho nhỏ cho mình rửa chân.

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu

Đi rồi mới biết họ giàu hơn ta

Sáng tắm biển, chiều mát xa

Có gà móng đỏ, thả ra … đá liền.

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn

Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà

Đồ nhà tuy có hơi già

Nhưng là đồ thiệt hơn là đồ sơn.

*Không phải đồ nào cũng sơn, nhưng thiệt:

Thiệt những chuyện vui buồn rất thiệt ở quê nhà, do đại diện GĐAP VN gửi qua:

XIN MUÔN ĐỜI CHÚC TỤNG, TÔN VINH VÀ TRI ÂN CHÚA.

“ TỐT ĐẸP ”

Quý bạn thường nghe tôi nói “ Tốt Đẹp ”. Hôm nay, tôi xin được chia sẻ với quý bạn về ý nghĩa của từ “ Tốt Đẹp ” này.

Tốt Đẹp”: đây không phải là một tính từ hay trạng từ nữa, mà là một danh từ riêng. Chính vì vậy, nó được viết hoa một cách trang trọng. Ý nghĩa của từ “Tốt Đẹp” này vượt quá ý nghĩa bình thường của nó. Từ “Tốt Đẹp”, mỗi khi tôi nói, có

3 ý nghĩa: đối Thần, đối Nhânđối Thân.

*Đối Thần?

Mỗi khi vào chùa, tôi thấy quý sư và bà con Phật tử chào nhau bằng 2 tiếng “ Mô Phật ”. Họ nhắc nhở nhau hãy hướng lòng về Đức Phật để tôn thờ Ngài, để được sống theo lời Ngài dạy, giúp diệt tham, sân, si, giúp tâm được thanh tịnh, thanh thoát. Còn Công Giáo thì Chúa đã dạy “ Cấm kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ ”. Vì vậy, giữa bao yếu đuối, khó khăn, phong ba, bão táp trong cuộc sống, làm sao để mọi người có thể nhớ tới Chúa, sống kết hiệp mật thiết với Chúa, vì chỉ có Chúa mới đem đến cho mỗi người sự bình an đích thực, một cuộc sống yêu thương đầy ý nghĩa. “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” ( Gl 2 , 20 ) . Vậy, tôi phải làm sao đây?... Sau một thời gian cầu nguyện, Chúa chỉ cho tôi: “ Con hãy lật chương đầu sách Sáng Thế Ký, con thấy từ nào xuất hiện nhiều nhất, con hãy chọn từ đó”. Tôi thấy ở Kn 1 , 3 – 31: Khởi đầu công cuộc sáng tạo, mỗi ngày sau khi hoàn thành công trình của mình, Thiên Chúa đều thấy “tốt đẹp”. Và Thiên Chúa là Chân – Thiện – Mỹ, cũng là “Tốt Đẹp”. Vì thế, Chúa đã chỉ cho tôi chọn từ Tốt Đẹp (viết Hoa) để thế Húy Danh của Ngài. Chính vì vậy, khi tôi nói “Tốt Đẹp”là để nhắc nhở tôi và mọi người:

1 – hãy hướng lòng về với Chúa để CHÚC TỤNG, NGỢI KHEN, TÔN VINH và TRI ÂN NGÀI, vì Ngài đã hiến mạng sống để cứu độ chúng ta, đã và đang ban cho chúng ta quá nhiều ân phúc. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15, 13 )

2 – hãy luôn SỐNG KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA, nhờ đó chúng ta kín múc được nhiều ân thánh để giúp chúng ta vượt thắng những đam mê tội lỗi, những hờn giận, ghét ghen, những nghịch cảnh, phong ba bão tố trong cuộc sống, hầu đem lại cho mỗi người chúng ta sự bình an đích thực, niềm vui và hạnh phúc trong Chúa. “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” ( Ga 15, 3 )

Có như vậy, chúng ta mới thực sự VUI SỐNG VỚI CHÚA TRONG HIỆN TẠI, TRONG TỪNG HƠI THỞ, TỪNG PHÚT GIÂY CỦA CUỘC SỐNG. Chắc chắn cuộc đời chúng ta luôn được bình an, thanh thoát trong Chúa.

*Đối Nhân?

Đối với anh em, khi ta nói Tốt Đẹp, nhắc chúng ta nhớ rằng Chúa đang ngự nơi mỗi người anh em. Vì vậy, chúng ta không được NGHĨ XẤU, NÓI XẤULÀM XẤU đối với anh em, mà chúng ta nên NGHĨ TỐT, NÓI TỐT LÀM TỐT cho anh em của mình. Như vậy, chúng ta đang tích cực sống giới luật YÊU THƯƠNG của Chúa.“ Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy, giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.” (Ep 4 , 31- 32) “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”(Ga 13,34)

Có như vậy, chúng ta mới thực sự SỐNG YÊU THƯƠNG, SỐNG HÀI HÒA VÀ SẺ CHIA VỚI MỌI NGƯỜI.

* Còn thế nào là đối Tâhn ?

Đối với bản thân, khi nói Tốt Đẹp là mình tự nhắc mình luôn cố gắng sống đời mình mỗi ngày một tốt đẹp hơn như lòng Chúa mong muốn.

Chúa đã dạy: “các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Đấng Hoàn Thiện.” (Mt 5 , 48)

Được như vậy, chúng ta mới thực sự VUI SỐNG VỚI CHÚA VÀ VỚI ANH EM TRONG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI CỦA ĐỜI MÌNH.

* Ý cuối cùng :

· Chúng ta thấy 3 ý nghĩa: đối Thần, đối Nhân và đối Thân, đều tận cùng bằng“ – ân”. Ân ân sủng, 3 “ân” nghĩa là nhiều ân sủng, thành ra dòng sông ân sủng của Chúa. Nếu chúng ta thường xuyên sống với từ Tốt Đẹp là chúng ta được dìm trong DÒNG SÔNG ÂN SỦNG CỦA CHÚA nghĩa là ta đang sống ở Thiên Đàng Tại Thế, chứ không phải trông chờ ở đâu xa.

Giờ đây, quý bạn đã thông suốt ý nghĩa siêu nhiên của từ “Tốt Đẹp” mà tôi thường xuyên sử dụng. Kính mong quý bạn và tôi cố gắng luôn vui sống với “Tốt Đẹp.”

MẾN CHÚC QUÝ BẠN VÀ QUÝ QUYẾN LUÔN ĐƯỢC BÌNH AN, HẠNH PHÚC TRONG TỐT ĐẸP,

Xin lưu ý: Nhiều người cảm thấy ngượng miệng, không dám nói Tốt Đẹp đang khi lòng mình còn nhiều sai lỗi, gian dối, ganh ghét, hận thù, v.v… Hãy can đảm lên! Đừng e ngại! Không ai dám tự hào cho mình là hoàn toàn đâu. Mọi người đều bất toàn. Vì thế, càng nhận ra mình yếu đuối, nhiều sai lỗi, càng gặp nhiều đau khổ, thử thách, chúng ta càng phải nói Tốt Đẹp nhiều hơn nữa. Ơn Chúa sẽ giúp ta hoán cải, canh tân đời sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn, yêu thương nhiều hơn, tha thứ nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. “Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh.”(2Cr 12 , 10)

XIN MUÔN ĐỜI CHÚC TỤNG, TÔN VINH VÀ TRI ÂN CHÚA.

*Người về từ cõi … nhớ:

Còn nhớ người anh em linh mục trụ trì xứ quảng, rất ư là đông Đông… từng bị gãy chân vì tai nạn xe cộ vào độ Giáng Sinh năm 2007, nay đã bình phục. Với cây gậy chống ngang nách. Với miếng sắt xuyên thịt. Nhưng “người” đã thoát chết trong gang tấc trở trong vui mừng. Mừng vui với nhóm nhỏ gia đình An Phong nhân buổi Khilikhitô tại nhà anh chị Mai Tá. Trong buổi này, dĩ nhiên có thần tăng khi tôkhily họ Mai tên Vanh Xăng. Và thần tăng nhà họ Mai có giòng chảy nhung nhớ niềm vui sau:

“Anh chủ biên thân,

Cảm ơn anh chị. Chiều nay, hai anh em chúng tôi về lạI Melbourne. Vài ngày trên Sydney, đặc biệt là buổi tối thứ Tư 15/5 vừa qua tại nhà anh chị thật vui.

Anh em mình tiếp tục liên lạc với nhau.

Hẹn ngày giỗ Thánh Tổ 3/8/2008 này.

Thân kính

MVThịnh 18/5

*Và một thư thăm hỏi khác, từ quê hương:

Thư mang danh là của “Capô Cánh già” nhưng lại nói nhiều điều rất trẻ trung. Trẻ trung, tươi mát về tin tức. Trẻ về tinh thần, như sau:

“Gia đình An Phong Việt Nam, với tân Giám tỉnh, đã qui tụ lại mỗi tháng như thời gian trước đây. Vì nhiều lý do, nên nòng cốt là anh em giới trẻ (nhưng cũng đã trên dưới 60 cả rồi) tính từ thời Đệ tử Thủ Đức, tức từ lớp Vô Nhiễm năm 1969 đến lớp cuối cùng, năm 1975. Nhà Dòng cử một thầy trợ sĩ, thầy Phạm Công Thuận (thuộc lớp Vô Nhiễm, rời đệ tử Vũng tàu rồi trở lại nhà Dòng sau 30 năm, chỉ muốn là tu sĩ và thấy hạnh phúc trong bậc trợ sĩ…) phụ trách. Do đó, phương tức hoạt động của tụi em có hơi khác với anh nguyên quản gia trước đây, nên cũng có điều này tiếng nọ…

Dù sao cũng là mt khi đầu mi. Điu quan trng là tinh thn An Phong vn luôn là căn bn để mi anh em bt k tui tác, hoàn cnh có th gp g nhau, làm cái gì đó cho nhau và cho nhà Dòng.

Anh em đã nhn ph trách mt lp giáo lý tân tòng ti 38 K Đồng, khai ging đến nay va đúng mt tháng!

Trên đây là vài tin vn để các anh hay.

Luôn cầu cho nhau.

Thân mến,

Thành viên lớp Vô Nhiễm.

*Và một thư … luân lưu trong nhóm:

Thì ra cánh già hay cánh trẻ cũng đều có cánh. Có cánh là có bay và có nhảy. Nhảy từ đâu và đến đâu, ai biết. Nhưng nhảy cho nhiều, rồi cũng về lại chốn cũ. Với nhau. Với tình An Phong thân thương ấy, như:

Sài gòn, ngày 01/05/2008

Capô cánh già hân hạnh thông báo:

Thánh lễ tháng 5 sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật thứ 2, ngày 11/5/2008, lúc 8 giờ tại nhà nguyện Cộng Đoàn Sài gòn, 38 Kỳ Đồng. Thân mời các anh, các chị, các cháu về dự đông đủ.

Nhịp cầu nối những bờ vui

É-phê ra phết, cái lá thư tầm phào tháng trước của ca pô cánh già. Có tấm giấy cầm tay nhắc nhở, các anh già và vợ con về dự lễ đông hẳn lên. Thì bây giờ xế chiều rồi, còn gì nữa đâu mà khóc với cười, lực bất tòng tâm, có muốn chơi nữa cũng chả được, chỉ còn lại chút tình với nhau, với nhà Dòng.

Chả vậy mà Henri Khắc đang nằm bệnh viện, cũng cố lết về họp mặt, thều thào ba điều bốn chuyện rồi lại vào viện.

Chả vậy mà các cô con gái của Basile Kính vẫn hào hứng về với gia đình, với các chú các bác, các anh chị em, cho dù hôm nay bố Kính đã về thiên đàng. Hình như mẹ Kính không được khoẻ phải không? Các con chuyển lời của Gia Đình An Phong đến mẹ Kính nhé.

Chả vậy mà “mệ” Thành đường xa vạn dặm, đón xe đò từ hai giờ sáng để về kịp giờ Lễ. Thương quá “mệ” ơi, cái thân cò da bọc xương ấy.

Chả vậy mà vợ chồng Hồ Trân từ Huế vào, cũng cố dành chút thời giờ tới capô cánh già, nói lời hiệp thông mặn nồng của Huế. Rồi từ Lâm Đồng, Sĩ Danh Điểm i-meo về rối rít thăm hỏi bà con trong họ ngoài làng.

Chả vậy mà … chao ôi! Kể sao cho hết cái tình này.

Tại sao không nhỉ, Hào – Huân - Huy ơi, một Chúa nhật thứ hai nào đó, một chuyến taxi thỉnh cây đại thụ của gia đình về dự Lễ, ông cụ được dịp thấy lại khung cảnh tu viện: Nhà nguyện, Phòng chung, Cha Giám tỉnh và các cha, vv. “Nếu trái núi không đến được với Mahomet thì Mahomet phải đến với trái núi.” Kinh Coran bóng bẩy dạy như vậy. Chả là cánh già hẹn nhau hôm lễ Phục Sinh vừa qua đi thăm anh già Trần Văn Hương, thân phụ của Hào Huân Huy đang nghỉ hưu ở Thủ Đức, thề non hẹn biển, đến ngày “N” thì bỗng anh A lên cơn tăng-xiông, anh B bị gút nó hành, vịn cầu thang lần từng bước rên rỉ… không còn đủ quân số để hành quân, đành dẹp.

Thế đấy, tuổi già như ngọn đèn trước gió. Cười nói duyên dáng như Nguyễn Hữu Đắc, Lê Bá Mưu, Nguyễn Văn Thọ… nhưng thực thì “trong héo ngoài tươi”. Cả đống bệnh trong người đấy.

Lại một lá thư tầm phào của capô cánh già, nhưng xin người đọc đừng quên dắt dìu nhau về dự Lễ.

Thân ái.

*Một chút mẹ hiền nhân ngày Hiền Mẫu:

Ngày hiền mẫu, có những hình ảnh rất mẹ hiền. Đó là chuyện dĩ nhiên. Nhưng lại cũng có những vần thơ mẹ hiền, nhưng không hiền lành tử tế, như bên dưới:

Em cứ ngồi ngắm hoa.

Em cứ ca cứ hát.

Anh sẽ lo rửa bát.

Anh sẽ lo quét nhà.

Anh sẽ lo giặt là.

Em uống gì anh pha.

Chợ gần hay chợ xa.

Anh lần ra được hết.

Món em ưa anh biết.

Em cứ chờ mà xem.

Em đánh phấn xoa kem.

Anh nhặt rau vo gạo.

Em ung dung đọc báo.

Anh tay nấu tay xào.

Anh tự làm không sao.

Đừng lo gì em nhé.

Tà áo em tuột chỉ.

Đưa anh khâu lại giùm.

Nho anh mua cả chùm.

Buồn mồm em cứ nếm.

Bạn gái em mà đến.

Cứ vô tư chuyện trò.

Anh tắm cho thằng cu.

Rồi anh ru nó ngủ.

Màn hình bao cầu thủ.

Nghe em hét "vào rồi".

Hết một ngày em ơi.

24h thôi nhé. (8/3)

Thánh Tâm

tình thủy chung

Lm JB Hồ Quang Lâm

LTS-

Lại một lần nữa, người linh mục trẻ ở quê nhà đã có những tư tưởng phản hồi -trên từng cây số- về những chuyện tưởng chừng như phiếm; nhưng lại là tâm tư thiết thực. Khá phức tạp, trong cuộc đời đi Đạo. Duc in Altum xin gửi đến bạn đọc như tâm tình sẻ san của người anh em cùng nhà, nhưng ở xa, Lm JB Hồ Quang Lâm.

Kính gửi các Bác và Cô Chú,

Khi nói đến phiếm, chuyện phiếm, người ta thường nghĩ đến “chuyện đùa vui, không thiết thực, không đâu vào đâu …” (x.Từ điển TVPT, tr.710), kiểu như Bác Mười Hai có nói trong bài phiếm nọ: “Phiếm ở đây, là phiếm cho vui…” Nhưng đọc nhiều bài của tác giả chuyện phiếm, đôi khi cũng thấy đau đầu kinh khủng!

Con vừa đọc bài “Nếu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau”…, trong đó gợi lên vấn đề tình yêu đôi lứa, đến hôn nhân khác đạo, đến sự thuỷ chung – với nhau và cùng nhau với Chúa….

Lại có sự trùng hợp là chúng ta bắt đầu bước vào tháng Thánh Tâm, tháng mà Giáo Hội mời gọi chúng ta, một cách đặc biệt, chiêm ngắm tình thương vô biên, thuỷ chung của Thiên Chúa, biểu lộ nơi Người Con, qua hình ảnh trái tim như một biểu tượng.

Liên kết hai yếu tố này lại với nhau, đồng thời liên hệ đến những trường hợp cụ thể gặp phải trong cuộc sống mục vụ, con nhận thấy Nếu ngày mai lỡ chúng mình xa nhau không còn là chuyện phiếm nữa. Nó trở nên quan trọng, nghiêm túc và đáng để suy nghĩ. Tác giả bài phiếm ở trên cũng biết: khi làm việc, mục vụ hôn nhân vốn vẫn luôn có những khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức, ít là tại địa phương nơi con ở.

Ở đây con xin gợi lên một vài suy nghĩ liên quan đến điều này.

1. Nghe những bài hát trong bài viết, cách lập luận, ai cũng sẽ đồng ý với tác giả chuyện phiếm khi ông nói: “ … đôi bạn đời sẽ chẳng thể hát câu ‘xin muôn kiếp, yêu nhau mà thôi’. Ai có kinh nghiệm từng trải cũng rồi sẽ hiểu. Hiểu, như nhiều người thường bảo: “sống trước đã, triết lý sau”, là thế”. Ngay cả những người mới chập chững vào đời, chưa từng trải lắm, còn non kinh nghiệm có lẽ cũng đã bắt đầu hiểu vấn đề rồi, nói chi những người từng trải.

Dĩ nhiên, bước ít hiểu ít, bước nhiều hiểu nhiều. Phận người vốn thế. Người ta khó giữ được lời thề cách trọn vẹn vừa do bản chất yếu đuối của con người, vừa do những tác động của xã hội. Những tác động làm cho người ta thay đổi quan niệm sống. Một vị Bề trên của con chia sẻ: “Ngày nay Hình như người ta đã thay đổi quan niệm về hạnh phúc. Ngày trước, người ta quan niệm hạnh phúc là thuỷ chung với nhau, được sống với nhau đầu bạc răng long. Bây giờ người ta coi là hạnh phúc khi sở thích cá nhân được thỏa mãn”.

Và bởi quan niệm như thế, sống với nhau không hợp, không thích là ly dị. Ngày nay, người ta coi là bình thường khi nghe một nhân vật nổi tiếng nào đó ly dị, cặp bồ, lấy vợ (chồng) mới, … rồi lại ly dị … Thậm chí có nhiều nơi, người ta coi việc li dị như là một thành công của xã hội, ly dị nhiều là dấu hiệu lạc quan (!?), vì “các cá nhân trong xã hội đó đã thể hiện được sự ‘trưởng thành và tự do’ trong cuộc sống”!!!

Con có quen một gia đình người Việt ở Canada. Gia đình họ có hai người con và cả hai người con đều sống với bạn trước hôn nhân. Người mẹ chia sẻ: “Trong xã hội này, tụi nó là thế. Hợp thì nó sống, không hợp là nó đi. Ở vài năm thấy hợp thì cưới, đó là chuyện bình thường. Mình có muốn nói cũng không được”.

Mặc dù coi đó là chuyện bình thường nhưng con vẫn tin rằng trong tận đáy lòng, người mẹ ấy vẫn mong những đứa con của mình có được lối sống hôn nhân thuỷ chung và bền vững.

Và có lẽ, tất cả chúng ta ai cũng thế thôi, mong cho người thân của mình được hạnh phúc trong sự thuỷ chung, phải thế không, thưa các bác.

2. Sau khi đã nại đến luật rồi, vấn đề đặt ra là: thực tế có nguy cơ gì nơi những cuộc hôn nhân khác đạo? Bởi cuộc sống gia đình đâu chỉ giới hạn nơi sự lãng mạn, mặn mà của tình yêu, mặc dù đó vẫn luôn là yếu tố nền tảng. Nó còn phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố, đôi khi cụ thể đến mức nghiệt ngã: kế sinh nhai, mức độ khả tín của người trong cuộc, ảnh hưởng của xã hội, dòng tộc, sự khác biệt niềm tin, quan niệm sống …. Mà đụng đến những điều này, bấp bênh lắm phải không, thưa các bác.

Bác Mười Hai cũng đã nói: “Trong hành trình sống Đạo ở đời, và với đời, có những tình huống thoạt nhìn cứ tưởng như mật ngọt, rất êm xuôi. Nhưng xét kỹ, mới thấy lời thề hứa nhiều lúc cũng chẳng êm như nhiều người vẫn tưởng”.

Kinh nghiệm mục vụ, của các vị linh mục cao niên, cho thấy:

Con số gia đình tan vỡ trong các cuộc hôn nhân khác Đạo là rất lớn, có nhiều vùng trên 80%. Và người phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ trong những cuộc ly tán này thường thuộc về người có đạo. Sự khác biệt lòng tin khiến cho việc nuôi dạy con cái khó có sự nhất quán và đồng thuận. Chính vì thực tế đó, khi gặp những trường hợp hôn nhân khác Đạo, thường vẫn có một sự e ngại, thận trọng từ phía giáo quyền.

Khi nói như thế, không có nghĩa là những cuộc hôn nhân cùng đạo không đổ vỡ, không có những cuộc ly tán thương tâm. Mặt khác, vẫn phải tôn trọng đến tình yêu của người ta, và bởi đó Giáo Hội mới có những khoản luật cho phép người khác đạo kết hôn với nhau.

Thành ra, dù có e ngại, thận trọng, vẫn cứ phải tiến hành.

Bác Mười Hai cũng nói rõ, khi liên quan đến con người, đâu phải làm cho xong là được. Làm sao để có giải pháp tốt nhất cho từng trường hợp. Và đâu là chất liệu nền tảng cho những cuộc hôn nhân được bề vững? Đau đầu chứ không đơn giản, phải không thưa Bác.

3. “Ta sẽ phải sống làm sao? Có yêu nhau mãi, không? Vẫn áp dụng Lời Chúa, mà sống ư?” Đây là những câu hỏi mang tính mời gọi. Nó hướng ta trở về với Cội Nguồn hầu tìm thấy và múc lấy những giá trị thật, vĩnh cửu để xây dựng hạnh phúc gia đình.

Bước vào tháng Sáu, tháng chiêm ngắm Thánh Tâm là một lời mời gọi cụ thể. Nơi đó chúng ta bắt gặp một TÌNH YÊU ĐÍCH THẬT, với tất cả những phẩm tính cao quý của nó: sự trao hiến cách nhưng không, lòng trung tín, thuỷ chung,

Nơi Thánh Tâm, chúng ta sẽ có:

+ Nguồn mạch dồi dào để kín múc những giá trị thật xây đắp cho đời mình.

+ Khuôn mẫu sáng lạn để noi theo.

+ Nơi bình yên để náu ẩn trước

những sóng gió của cuộc đời.

……..

Trên đây, là một vài ý mọn con xin được gửi đến các bậc trưởng thượng và bà con anh em trong nhà Đạo coi như một đóng góp nhỏ vào những chuyện tuy tạm gọi là cùng phiếm với Bác Mười Hai, nhưng cũng thiết thực trong cuộc đời.

Rất mong các Bác, các đàn anh bổ sung thêm cho con.

Xin cầu chúc cho mỗi gia đình nhỏ trong đại Gia Đình An Phong chúng ta luôn hạnh phúc. Hạnh phúc dài lâu. Hạnh phúc vĩnh cửu.

JB. Hồ Quang lâm

CSsR – Việt Nam

Câu chuyện

Tâm thần.

Buổi sáng nay ngày 23 tháng năm, tôi có gặp một người khách lên văn phòng với một tinh thần nặng nề, và muốn gặp một người khác để giúp đở, Bác thành thật nói rằng tôi thật chán đời và tôi bị bệnh tâm thần, cô nhân viên volunteer bèn bối rối không biết giúp ra sao, cũng may tôi vừa mới học lớp Mental Health First Aid vào ngày hôm qua, tôi liền sử dụng những gì đã học và đả hỏi, bác có ý định tự sát không, thì bác nói đã từng nhiều lần tự sát mà không thành, lần cuối cùng là bác nhẩy xuống đường rầy xe lửa nhưng chỉ bị trầy chân mà thôi, tôi hỏi hiện tại bác còn có ý định tự sát không, bác không trả lời. tôi bèn hỏi chuyện của bác bác kẻ những chuyện rất phù hợp với những gì đã học hôm qua, bác đã uống thuốc an thần gần mười năm rồi, mỗi tháng bác đều đi bác sĩ ở bệnh viện và thử máu mổi lần gặp, bác uống rất nhiều thuốc và uống đều đặng gần mười năm rồi mà không hết bệnh, tôi có hỏi bác sĩ có tăng thuốc lên cho bác không, bác nói có tăng và hiện thời thì không tăng nữa, theo lời bác bác sợ ra ngoài đường bác sợ người khác hại bác, nhà bác đóng kín cửa sổ và không có ánh sáng, đôi lúc bác thấy những vật nhỏ thật là rõ, bác có nghĩ có người nhập vào người bác để bác nói những kẻ khác như lãnh tiền centrelink và đi làm chui, bác nói có một cái gì dó síu bác nói vể những kẻ khác. Bác có hỏi tôi có nên nói bác sĩ biết những chuyện đó không? tôi mới hỏi lại bác, bác thấy có nên nói hây không, bác trả lời là không. Bác chỉ muốn nói về căn bệnh của bác cho bác sĩ chuyên môn nghe thôi, tôi có hỏi về hoàn cảnh gia đình của bác, bác trả lời bác ở một mình, bác có con cái nhưng con cái đã bỏ bác. tới đây bác bật khóc, tôi đã chỉ bác cách ngồi relax và hít thở mà chi thủy đã dạy trong ngày training, mới đầu bác không nghe nhưng tôi vừa nói vừa làm động tác như hít thở ra thật mạnh tất là ra tiếng hít và tiếng thở, lần này bác đã làm theo, thật sự có hiệu quả bác đã khống chế được sự đau khổ trong lòng và kềm được nước mắt, tôi thực hiện biện pháp trấn an, bằng cách trấn an tôn giáo, tôi có hỏi bác theo đạo nào, bác có nói bác theo đạo phật, vị phật nào bác tin tưởng nhất đó là vị phật di lạc, tôi đã khiến khích bác tự trị vào bằng tiếp tục uống thuốc an thần thật đều đặng, hít thở để kềm chế sự sợ hãi của chính bản thân, sáng sớm mở của sổ để có ánh sáng và gió mát và tập thể dục, tôi cũng có chỉ bác những động tác thể dục hít thở vào buổi sáng mà tôi hây tập những động tác nhẽ nhàng mà hiêu quả, bác đã thực hiện theo những động tác tuy nó rất vụng về và hơi cứng nhắc, tôi chỉ bác thả lỏng ngươì ra, bác đã làm đúng theo tôi chỉ, và cuối củng tôi đã hỏi bác có thường đi chùa không bác nói bác rất thường đi, tôi có khuyến kích bác nên đi và làm phụ giúp như trồng cây cho chùa hây tham gia giúp những công việc trong chùa. Và hãy đạt niềm tin vào phật di lạc va niệm kinh phật di lạc, tại sao vậy bởi vì bác có niềm tin vào vi phật hây mỉm cười này. Tôi đã có giảng tí xíu phật pháp cho bác và để bác tăng niểm tin và để có một mục đích sống. bác đã mỉm cười một nụ cười hiếm hoi mà lần đầu tôi mới thấy nụ cươì đó, điều đó đồng nghĩa tôi đã giúp một người bệnh. một cảm giác mà tôi không thể tả được, tôi đã lập lại bác muốn hết bênh bác nên uống thuốc đều đặng và gặp chuyên môn để giúp đở, bác nên hít thở để cho tâm hồn bình yên và tập thể dục mà con đả chỉ cho bác và cuối cùng bác hãy đặt niềm tin vào vị phật mà bác đã tin tưởng trong lòng. trước khi về bác đả mỉm cười lần cuối và cám ơn em đã giúp bác. Thật ra tôi đang rất bận công việc của tôi mà tôi đả bỏ ra cả tiếng mấy đồng hồ để giúp bác, thật ra chúng ta sống trong đời có những cơ hội làm việc tốt rất hiếm đôi lúc chúng ta vì những chuyện công việc, chuyện riêng tư chúng ta đã bỏ rất nhiều điều mà chúng ta nên làm. Nếu trước đây tôi chưa học qua khóa này tôi sẽ tránh xa ra những ngươì bi bệnh tâm thần, sau khi khóa học này cái nhìn của tôi đã hoàn toàn khác và sẵng sàng giúp nếu tôi có cơ hội. Tôi rất mong muốn mọi người nên học khoá học này để giúp cho bản thân, người thân, bạn bè và cuối cùng cho xã hội. xã hội càng lúc càng nhiều tâm bệnh. Theo cái nhìn của tôi Bác có thể phục hồi rất cao, nếu có ngươì thân giúp đở tuy nhiên con cái không hiểu biết và đã bỏ rơi mẹ trong lúc khó khăn nhất, tôi thường hây nói một câu hoạn nạn mới thấy chân tình, mà chân tình thì không nhiều, tôi đã từng trải qua những khó khăn nhất trong đời người, và đã không nhận được chân tình trong đời và còn nhận được sự ngược lại. cũng may tôi còn trẻ bằng vào nghị lực tôi đã vượt qua, và thắng được chính bản thân mình, thắng đươc sự sợ hãi trong lòng, trong đời người ai cũng có ích nhiều lần trải qua những vấp ngã trong đời, chúng ta nên giúp nhau và những người khác để vượt qua những khó khăn nhất trong đời.

Alan Tang

Ngày 23 tháng Năm.